Tổng Hợp

Hướng dẫn hạch toán kế toán xây dựng

Hạch toán Kế toán xây dựng Báo cáo tài chính

Hướng dẫn hạch toán kế toán xây dựng

Hướng dẫn hạch toán kế toán xây dựng là tài liệu hướng dẫn kế toán rất chất lượng dành cho các bạn tham khảo, giúp các bạn không cần phải thấy khó hiểu, vò đầu bứt tai với các phương pháp kê khai, kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp, quản lý và quản trị vật tư trong kế toán xây dựng,…. từ đó công tác làm Báo cáo tài chính cũng được suôn sẻ và chính xác hơn. Mời các bạn tham khảo.

Cách hạch toán trong công ty xây dựng

Các nghiệp vụ kế toán trong công ty thương mại

Bản thuyết minh báo cáo tài chính

KẾ TOÁN XÂY DỰNG

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi phí và công dụng của chi phí trong sản xuất.

Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ hay từng giai đoạn, từng quy trình công nghệ riêng biệt. Tuỳ theo quy trình công nghệ sản xuất của sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu của công tác tính giá thành sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng nhóm sản phẩm, từng mặt hàng, sản phẩm, từng bộ phận, cụm chi tiết hoặc chi tiết sản phẩm.

Xem Thêm :   Thơ đêm buồn tâm trạng cô đơn, một mình lẻ loi hay ý nghĩa nhất

Xem thêm :  Bảng màu sơn ô tô – Hướng dẫn đọc code màu xe màu sơn ô tô

Hướng dẫn hạch toán kế toán xây dựng
Sơ đồ hướng dẫn hạch toán kế toán xây dựng

Trong sản xuất xây lắp, do đặc điểm sản phẩm có tính đơn chiếc nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thường là theo đơn đặt hàng hoặc cũng có thể đó là một hạng mục công trình, một bộ phận của một hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình, một ngôi nhà trong dãy nhà.

Nội dung các khoản mục chi phí cấu thành giá thành sản phẩm xây lắp.

Giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm các khoản mục chi phí có liên quan đến việc thi công xây lắp công trình, nội dung các khoản mục bao gồm:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm:

Tất cả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như:

– Chi phí nhân công trực tiếp:

Gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, bao gồm:

Ngoài các khoản tiền lương và phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị thuộc biên chế quản lý của DNXL, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm khoản phải trả cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương của công nhân khi vận chuyển vật liệu ngoài cự ly công trường, lương nhân viên thu mua bảo quản bốc dỡ vật liệu trước khi đến kho công trường, lương công nhân tát nước vét bùn khi thi công gặp trời mưa hay mạch nước ngầm và tiền lương của các bộ phận khác (sản xuất phụ, xây lắp phụ, nhân viên bảo vệ, quản lý …).

Xem Thêm :   Nguyễn Trãi với tập thơ Ức Trai thi tập – Tập thơ chữ Hán đặc sắc

Xem thêm :  5 địa chỉ bán bánh cupcake sinh nhật đẹp

Mặt khác, chi phí nhân công trực tiếp cũng không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính trên tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp thi công xây lắp.

Chi phí nhân công trực tiếp cũng không tính tiền ăn giữa ca của công nhân viên trực tiếp xây lắp. Các khoản này được tính vào khoản mục chi phí sản xuất chung.

Trong trường hợp trong DNXL có các hoạt động khác mang tính chất công nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ thì vẫn được tính vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.

– Chi phí sử dụng máy thi công:

Đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện việc xây lắp theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thi công bằng thủ công vừa kết hợp thi công bằng máy, trong giá thành xây lắp còn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công.

Chi phí sử dụng máy thi công gồm hai loại chi phí là chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.

Các chi thường xuyên được tính trực tiếp một lần vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ còn chi phí tạm thời không hạch toán một lần vào chi phí sử dụng máy thi công mà được tính phân bổ dần theo thời gian sử dụng các công trình tạm hoặc theo thời gian thi công trên công trường (thời gian nào ngắn hơn sẽ được chọn làm tiêu thức để phân bổ). Xác định số phân bổ hàng tháng như sau:

Xem Thêm :   Cách cải thiện khả năng giao tiếp dành cho người làm IT – Blog

Xem thêm :  Bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi: 10 cách trị bỏng từ nguyên liệu đơn giản tại nhà

Chi phí tạm thời cũng có thể được tiến hành trích trước vào chi phí sử dụng máy thi công. Khi sử dụng xong công trình tạm, số chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh với chi phí trích trước được xử lý theo quy định.

Chi phí sử dụng máy thi công không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công – khoản này được tính vào chi phí sản xuất chung. Chi phí sử dụng máy thi công cũng không bao gồm các khoản sau: lương công nhân vận chuyển, phân phối vật liệu cho máy; vật liệu là đối tượng chế biến của máy, các chi phí xảy ra trong quá trình máy ngừng sản xuất, các chi phí lắp đặt lần đầu cho máy móc thi công, chi phí sử dụng máy móc thiết bị khác và các chi phí có tính chất quản lý, phục vụ chung.

Trường hợp doanh nghiệp thi công toàn bằng thủ công hoặc thi công toàn bằng máy, các chi phí phát sinh không đưa vào khoản mục chi phí sử dụng máy thi công mà được tập hợp vào các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button