Tổng Hợp

Bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi: 10 cách trị bỏng từ nguyên liệu đơn giản tại nhà

Bỏng là tai nạn phổ biến nhất thường gặp ở nhà. Tuy nhiên bỏng có 4 cấp độ và chỉ có bỏng độ 1 và độ 2 với đường kính vết bỏng nhỏ hơn 2.5cm mới có thể tự xử lý tại nhà. Trong dân gian có truyền tai nhau một số mẹo đơn giản để xử lý vết bỏng như bôi kem đánh răng, hay lòng trắng trứng,… Vậy các cách xử trí đó có đúng không và khi bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

Các cấp độ bỏng

Những tai nạn như bỏng do tiếp xúc da với vật nóng, bỏng bô xe máy, bỏng trong lúc nấu ăn hay bỏng do nước sôi đổ vào người đều rất đau, rát và khó chịu. Bỏng được phân loại tùy theo mức độ nghiêm trọng:

  • Bỏng cấp độ 1: chỉ tổn thương lớp ngoài cùng của da. Da bị đỏ, sưng nhẹ, không bị phồng rộp và gần như không để lại sẹo.
  • Bỏng cấp độ 2: ảnh hưởng đến lớp da sâu hơn. Da bị đỏ, sưng và phồng rộp.
  • Bỏng cấp độ 3: da bị tổn thương sâu vào lớp bên trong, dây thần kinh tại khu vực bỏng bị tê liệt, vùng da bị bỏng thường có màu trắng, xám hoặc đen. Bỏng độ 3 phải yêu cầu điều trị tại bệnh viện.
  • Bỏng cấp độ 4: đây là cấp độ nghiêm trọng nhất, những tổn thương ăn sâu đến tận gân, xương.

Với bỏng cấp độ 1 và độ 2 với đường kính vết bỏng nhỏ hơn 2.5cm mới có thể tự xử lý tại nhà.

Cách xử trí vết bỏng nhẹ

  • Rửa vết bỏng dưới nước mát: bước xử trí đầu tiên khi bị bỏng nhẹ là để vết thương dưới vòi nước mát trong khoảng 20 phút. Bước xử lý này vừa giúp làm mát da, làm dịu vết bỏng vừa ngăn ngừa tổn thương các lớp da sâu hơn.
  • Làm sạch vết bỏng: sau khi rửa vết bỏng dưới nước mát, cần phải làm sạch vết bỏng bằng xà phòng kháng khuẩn nhẹ. Làm sạch vết bỏng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vì nếu nhiễm trùng phát triển trong vết bỏng có thể làm chậm quá trình chữa lành.
  • Băng bó vết bỏng: chỉ áp dụng nếu vết bỏng hở, ở vị trí dễ bị cọ xát hoặc vết phồng rộp bắt đầu vỡ, rò dịch. Khi đó băng bó vết bỏng có thể giúp ngừa nhiễm khuẩn. Lưu ý chỉ nên quấn băng lỏng lẻo.
Xem thêm :  7 tuổi đứa trẻ này đã nổi tiếng và được mệnh danh là 'cậu bé đẹp trai nhất thế giới', hiện tại ra sao?

Sau các bước xử trí cơ bản trên, người bị nạn cần sử dụng một số loại kem/gel bôi để ngăn chặn nhiễm khuẩn, thúc đẩy vùng da tổn thương nhanh lành.

Bị bỏng bôi gì?

  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh: khi vết bỏng có mụn nước vỡ, nên bôi kem/thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương và giúp vết bỏng mau lành. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc như Bacitracin hay Neosporin bôi lên chỗ vết bỏng và dùng băng gạc vô trùng để che lại.
  • Hong khô vết bỏng: Bôi kem silver sulfadiazine 1% (Silvirin, Silvadene) lên vết bỏn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy vết thương nhanh lành. Cần bôi kem bằng dụng cụ vô trùng. Lấy que đè lưỡi vô trùng mua ở hiệu thuốc để bôi một lớp dày kem lên vết bỏng.
  • Bôi nha đam: nha đam là thành phần phổ biến trong các loại mỹ phẩm, kem chống nắng, dưỡng ẩm. Nha đam có đặc tính kháng khuẩn, thúc đẩy tuần hoàn máu và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, nha đam khá hiệu quả trong việc chữa các vết bỏng độ 1 hoặc độ 2. Bạn có thể bôi một lớp gel nha đam trực tiếp lên vùng da bị bỏng hoặc nếu dùng nha đam tươi thì bôi nhựa từ lá la đam.

  Nha đam khá hiệu quả trong việc chữa các vết bỏng độ 1 hoặc độ 2

  • Bôi mật ong: mật ong có tính kháng viêm, kháng nấm tự nhiên. Bôi mật ong vào một miếng băng, sau đó đặt lên vết bỏng có tác dụng làm dịu vùng da bị bỏng, giúp khử trùng khu vực bị thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Các loại gel/kem bôi lành thương và hạn chế sẹo xấu: nếu bạn bị các vết bỏng hở, đặc biệt nếu vị trí vết bỏng ở các vị trí có thể ảnh hưởng đến ngoại hình thì nên sử dụng các loại kem/gel bôi thúc đẩy nhanh quá trình lành thương và hạn chế sẹo xấu.
Xem thêm :  Top 10 tài liệu đồ án quản trị mạng hay nhất

Healit gel được nhập khẩu từ Cộng hòa Séc là sản phẩm có 2 công dụng kể trên. Với thành phần co-polymer HEMA-HAS có khả năng thu hồi các gốc tự do sinh ra tại vết bỏng, từ đó giảm viêm, phù nề và thúc đẩy nhanh quá trình lành thương. Không những thế, việc kiểm soát tốt nồng độ gốc tự do ROS sinh ra tại vết thương cũng làm giảm rõ rệt tình trạng lắng đọng quá mức collagen. Nhờ đó mà tạo sẹo mỏng, đồng nhất với các vùng da xung quanh, ngăn ngừa tạo sẹo lồi, sẹo phì đại.

Gel trị vết thương hở liệu pháp đột phá từ Châu Âu

Khả năng hút nước, dịch tại vết thương của thành phần hydrogel macrogol 300 trong Healit còn giúp duy trì độ ẩm, pH sinh lý. Do đó sẽ giúp vết bỏng được giữ ẩm, không đóng vảy, không bị co kéo và giảm đau tại chỗ rõ rệt.

Bên cạnh một số phương pháp trị bỏng tại nhà nêu trên, trong dân gian còn lưu truyền một số mẹo vặt khác. Tuy nhiên những biện pháp này không có cơ sở khoa học, thậm chí còn khiến cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bị bỏng bôi gì làm vết thương lâu lành

  • Bơ, các loại dầu như dầu dừa: không hề có bằng chứng khoa học nào cho thấy bôi bơ, dầu làm dịu vết bỏng. Mặt khác, chúng còn có đặc tính giữ nhiệt và có thể khiến cho vết bỏng tồi tệ hơn. Bơ, dầu cũng chứa nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng vết bỏng.
  • Lòng trắng trứng: lòng trắng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vết bỏng. Không những thế, trứng gà còn có thể gây dị ứng da mức độ nhẹ đến vừa.
  • Kem đánh răng: một biện pháp xử lý tại nhà rất phổ biến với mục đích để làm dịu vết bỏng. Tuy nhiên thực chất kem đánh răng còn gây kích ứng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng.
Xem thêm :  Đánh giá máy câu Shimano Twin Power 2020

Kem đánh răng còn gây kích ứng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng

  • Đá lạnh: chỉ nên rửa vùng da bị bỏng dưới vòi nước mát, hoặc ngâm trong chậu nước lạnh. Tuyệt đối không được chườm trực tiếp đá lạnh lên vết bỏng vì sẽ gây ra tình trạng bỏng lạnh.

Ngoài ra, một số nguyên tắc xử trí khi bị bỏng đó là: tránh ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vết bỏng vì khi lớp ngoài cùng của da bị tổn thương, da sẽ trở nên rất nhạy cảm. Tránh chạm chỗ da phồng rộp vì nếu vỡ các nốt phỏng thì sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng. Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Motrin, Advil) hay naproxen (Aleve) nếu người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu.

Trên đây là toàn bộ lưu ý về cách xử trí các trường hợp bỏng nhẹ độ 1 và độ 2 mà bài viết “bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi” cung cấp cho độc giả. Lưu ý, với các trường hợp bỏng nặng độ 3, độ 4 sau các bước sơ cứu cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để được Dược sĩ tư vấn, độc giả liên hệ tổng đài 1900.2153

Xem thêm thông tin chi tiết gel bôi bỏng Healit tại đây:

Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-burns#dont-use

 

 

 


Mẹo sơ cứu bỏng không để lại sẹo | Làm gì khi bị bỏng? | Bị bỏng bôi gì nhanh khỏi?


Bác sĩ Nguyễn Hồng Phong hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng bô, bỏng nước sôi, bỏng dầu mỡ không để lại sẹo.
Mẹo sơ cứu bỏng không để lại sẹo | Làm gì khi bị bỏng? | Bị bỏng bôi gì nhanh khỏi?
Đăng ký kênh: http://bit.ly/RatLaHaySub
sơcứubỏng trịsẹo rấtlàhay bácsĩnguyễnhồngphong bibongboiginhanhkhoi bibongboxemay
bibongphailamgi

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button