Cây Xanh

Bệnh bại huyết trên vịt

Bại huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây lây lan khá rộng trên vịt, ngan. Nếu vịt phát bệnh cùng lúc với bệnh tụ huyết trùng hoặc khuẩn E.coli thì tỉ lệ chết khá cao. Trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh bại huyết trên vịt sẽ giúp bà con có cách phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Chủ động phòng ngừa bệnh là cách để bảo đảm hiệu suất chăn nuôi vịt.

1. Nguyên nhân gây bệnh bại huyết trên vịt

Bại huyết trên vịt, ngan là căn bệnh được gây ra bởi vi khuẩn Riemerella anatipestifer. Loại vi khuẩn G (-) này có khả năng lây bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp. Vịt, ngan bị tổn thương trên da, lông hư hỏng dễ có nguy cơ mắc bệnh.

Bại huyết thường bùng phát sau nhiều ngày mưa kéo dài, khi thời tiết ẩm ướt. Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi. Thông thường, vịt và ngan con từ 1 đến 8 tuần tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất và tỉ lệ chết cao.

2. Triệu chứng vịt mắc bệnh bại huyết

Vịt mắc bệnh ở thể cấp tính thường chết đột ngột dù chưa kịp biểu hiện triệu chứng, tỷ lệ chết thường đạt 5 – 10%. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tỷ lệ chết lên đến 50 – 100% nếu bệnh bại huyết ghép thêm bệnh E.coli, tụ huyết trùng.

Vịt mắc bệnh ở thể mãn tính:

  • Sốt cao, ủ rũ

  • Chảy nước mắt, nước mũi

  • Khó thở, vịt phải vươn cao cổ lên để thở

  • Tiêu chảy ra phân màu xanh xám

  • Ngoẹo cổ, sưng phù đầu

  • Đầu cổ bị run, đầu lắc lư khi đi, chân đi khập khiễng thành vòng, vịt đi lết chân kéo lê về phía sau thân.

  • Vịt bị viêm khớp, đi lại khó khăn, thường nằm bệt, duỗi chân sau.

  • Lông vịt bẩn, xơ xác, rụng thành mảng.

  • Khi bị kích động, vịt chạy loạng choạng 1 đoạn rồi ngã nhào, nằm ngửa đầu ngoẹo về phía sau, chân đạp trên không hoặc vịt bơi thành vòng tròn trên mặt nước.

  • Ở vịt đẻ, ống dẫn trứng bị viêm, bên trong xuất hiện nhiều dịch màu vàng.

Xem thêm :  Chó salo là gì? chó salo bao nhiêu ngày thì lấy giống?

3. Bệnh tích khi vịt mắc bệnh bại huyết

Khi vịt bệnh chết, mổ vịt thấy bệnh tích bên trong bao gồm:

  • Viêm màng tim có dịch vàng, viêm bao tiêm có sợi tơ huyết

  • Màng bao tiêm màu trắng đục, dịch thẩm xuất màu vàng

  • Sưng gan, xuất huyết hoại tử lấm tấm và phủ một lớp màu trắng đục trên bề mặt gan

  • Gan không bám dính vào cơ quan khác

  • Viêm túi khí dày lên, đặc, dai, chắc, màu hơi đục, đặc biệt là các túi khí ở gần phổi

  • Viêm xoang, phổi sung huyết

  • Phì đại lá lách, có dạng dài, hơi mất màu hoặc lá lách có dạng mặt đá hoa.

4. Cách điều trị bệnh bại huyết trên vịt

Khi phát hiện vịt mắc bệnh bại huyết, bà con cần xử lý theo các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh và sát trùng chuồng trại

Bước 2: Sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh. Đối với kháng sinh dạng tiêm, người chăn nuôi sử dụng 1 trong các phác đồ sau:

  • Phác đồ 1: Tiêm liên tục 3 ngày các loại thuốc Gentamyxin 10% + Lincomycin + Dexamethason + Hạ Sốt.

  • Phác đồ 2: Tiêm liên tục 3 ngày Gentamyxin 10% + Ceptifua + Dexamethason + Hạ Sốt

Đối với kháng sinh uống, bà con trộn vào thức ăn hoặc cho uống liên tục từ 3 đến 5 ngày các loại thuốc sau: Amoxycoli 50% hoặc Enroflon 10% kết hợp với Colistin.

Bước 3: Xử lý các triệu chứng và tăng sức đề kháng cho vịt:

  • Cho vịt dùng liên tục từ 7 đến 10 ngày hoặc đến khi đàn vịt khôi phục hoàn toàn với các loại giúp tăng sức đề kháng sau: Giải Gluco-KC, Oresol, Bio Metasal, B Complex…

  • Giải độc gan thận cho vịt với một trong các loại Bio-Sorbitol+B12, Superliv… Cho vịt dùng liên tục đến khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn.

Xem thêm :  Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

5. Phương pháp phòng ngừa vịt mắc bệnh bại huyết

Để công tác phòng chống bệnh bại huyết trên vịt đạt kết quả cao thì bà con hãy tiến hành thực hiện các bước sau:

  • Tạo hàng rào cách ly nơi chăn nuôi vịt với môi trường bên ngoài để ngăn chặn người và động vật lạ vào nơi chăn nuôi.

    Rắc vôi bột quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày khoảng 2cm để tạo thành vành đai để loại trừ nguyên nhân gây bệnh.

  • Đảm bảo mật độ chăn thả, chuồng nuôi cần thông thoáng, đáp ứng nhiệt độ.

    Định kỳ sát trùng chuồng trại mỗi tuần từ 2 đến 3 lần.

  • Vệ sinh xử lý môi trường nước chăn thả vịt với các chế phẩm sinh học nhằm hạn chế mầm bệnh.

  • Dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh cho vịt từ 1 đến 10 ngày tuổi hoặc khi thay đổi thời tiết, độ ẩm tăng cao.

  • Bổ sung thuốc bổ định kỳ cho đàn vịt với các chất như vitamin B1, B Complex, điện giải Gluco-KC…

  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ và đúng quy trình cho đàn vịt với các bệnh như viêm gan, rụt mỏ, cúm gia cầm, dịch tả…

Bại huyết trên gia cầm nói chung và trên vịt nói riêng là căn bệnh nguy hiểm. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bà con biết thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh bại huyết trên vịt. Bà con hãy chú ý theo dõi, chăm sóc đàn vịt cẩn thận nhằm phát hiện bệnh sớm để không thiệt hại nhiều về kinh tế. Cửa hàng thuốc thú y Toàn Phát luôn sẵn sàng đồng hành và tư vấn tận tình giúp người chăn nuôi đạt năng suất kinh tế cao nhất.

Xem thêm :  Cách trồng củ khoai tây làm cảnh, cách trồng bonsai khoai tây dễ


Ecoli & Bại huyết vịt & Bại huyết ghép Ecoli chẩn đoán phân biệt 3 bệnh này


Rất nhiều người nhầm lẫn giữa 3 bệnh của con vịt, ngan đó là Ecoli, Bại huyết và bệnh bại huyết ghép Ecoli kéo màng. Từ đó điều trị sai cách có thể gây chết vịt và tốn kém tiền của.
Mình sẽ quay video 3 nhà khác nhau bao gồm thăm khám, chỉ ra triệu chứng và mổ khám bệnh tích từ đó giúp chẩn đoán phân biệt chính xác hơn nhằm đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và tối ưu nhất.
Mình tổng kết thành bảng ở gần cuối video mọi người có thể chụp lại ❤
Nếu các bạn cảm thấy hay, hữu ích thì hãy Like và chia sẻ video nào cho mọi người biết đến nhé
❤Và đừng quên đăng ký kênh youtube:Thú y xóm để nhận được những Video mới nhất về chăn nuôi thú y, bệnh vật nuôi và các phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Mọi thắc mắc, đóng góp vui lòng liên hệ SĐT hoặc Zalo 0983024793
baihuyet ecoli ecolibaihuyet

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button