Cây Xanh

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Việc trồng cây trong nhà mang lại sức sống mới cho chúng ta là rất cần thiết, cây xanh góp phần cải thiện môi trường, duy trì oxy và lọc không khí rất tốt…đặc biệt là cây lưỡi hổ một dạng cây bụi thấp nhưng hiệu quả mà chúng mà lại to lớn vô cùng. Bài viết dưới đây sẽ mô tả về cây lưỡi hổ cũng như hướng dẫn cách chăm sóc cây xanh tốt

Đơn giá trên chưa bao gồm chậu và phí vận chuyển. Cây cao từ 40cm-60cm

 Cây Lưỡi hổ chịu được râm mát và có thể sống ở nơi có ánh sáng trực tiếp, người ta thường trồng cây này để làm cảnh trang trí trong nội thất, hoặc để trên bàn làm việc. Cây lưỡi hổ dễ trồng và ít chăm sóc

cách chăm sóc cây lưỡi hổ

               

THÔNG TIN

Tên cây: cây lưỡi hổ

Tên gọi khác: cây lưỡi cọp, lưỡi mèo,lưỡi hổ, cây hổ vỹ, cây hổ thiệt

Tên khoa học: Sansevieria trifasciata, là một loài của chi Sansevieria.

 

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY

+ Cây lưỡi hổ là cây bụi nhỏ thường sống và phát triển mạnh ở nơi râm mát và ẩm ướt, cây lưỡi hổ mọc ở rừng rậm, hoặc bên bờ hồ, khe suối. Lưỡi hổ hầu như không có thân, chỉ phát triển gốc rễ ở dưới mặt đất và phần lá, hoa phía trên. Lá cây này mọng nước và thuộc lá đơn, điều đặt biệt cây lưỡi hổ có lá mọc trực tiếp từ gốc rễ và phát triển theo hướng thẳng đứng lên. Đầu lá vuốt nhọn như một mũi mác. Lá dài từ 30cm đến 1m, lá dạng bẹ không có cuốn. đường kính lá từ 3cm-8cm. Phiến lá  trơn bóng không có gân, hai mép nguyên. Lá có màu xanh nâu, loang lổ, viền lá màu vàng tươi, giống như bộ lông của con hổ. Hoa, quả, hạt: Cụm hoa có chung cuống, mập, tròn, màu xanh bóng, cao 30cm có lá bắc. Lưỡi Hổ có hoa nhỏ, mọc thành chùm hướng lên trên màu trắng ngà. Hoa có mùi thơm nhẹ, khi cây đủ điều kiện thì sẽ ra hoa. Lưỡi hổ thường được nhân giống bằng cách tách cây con hoặc giâm đoạn lá của cây.

Cách Chăm Sóc Cây Lưỡi Hổ

Hình ảnh: Thân cây, lá, và hoa của cây lưỡi hổ

 

Ý NGHĨA CỦA CÂY VÀ CÔNG DỤNG

+ Theo báo cáo của NASA đã công bố rằng Cây Lưỡi Hổ là loài có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ chất gây ô nhiểm, cải thiện không gian sống, Lưỡi Hổ hấp thụ tốt độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde. Với một phòng 75m² chỉ cần 4 lá của 1 Cây Lưỡi Hổ là đủ giữ cho căn phòng hết ô nhiễm.   

+ Lưỡi hổ còn được nhiều người sử dụng nhờ vẻ đẹp sang trọng của cây, nhất là những cây được trồng vào chậu đặt ở phòng khách hay phòng họp, trước văn phòng công ty…Nói cách khác đây là cây cảnh được chọn làm cây nội thất đẹp và được sử dụng nhiều nhất trong những cây có tác dụng tương tự.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Hình ảnh: cây lưỡi hổ được trồng chậu sứ trắng trang trí văn phòng công ty

+ Thị trường hiện nay còn có loại lưỡi hổ thái lan, lưỡi hổ đài loan, với kích thướt nhỏ gọn và sử dụng chủ yếu để trang trí trên bàn làm việc, kệ sách, những nơi có diện tích chật hẹp…

Cách Chăm Sóc Cây Lưỡi Hổ

Hình ảnh: Cây lưỡi hổ nhỏ trồng chậu, thường dùng để trên bàn làm việc, cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy

 

+ Ngoài ra cây lưỡi hổ còn được trồng trang trí trong sân vườn, dọc tường rào, hay trồng trong bồn hoa, làm nền, trông phối kết tạo mảng xanh…

Cách Chăm Sóc Cây Lưỡi Hổ

Hình ảnh: Bồn hoa lưỡi hổ

 

+ Cây được dùng để chúc may mắn đến với đối tác, người thân, bạn bè. Mừng tân gia an cư lạc nghiệp. Mừng năm mới phát tài phát lộc. Mừng năm mới phát tài phát lộc. Cây Lưỡi Hổ thể hiện một sự cầu tiến, không ngừng vươn lên trong cuộc sống. 

  + Theo nhiều nền văn hóa phương Đông và phương Tây, Cây Lưỡi Hổ là loài cây phong thủy có tác dụng trừ tà xua đuổi ma quỹ, chống lại sự bỏ bùa.Con ở Châu Á cây được tựng trưng cho sức mạnh thống trị và biểu tượng của loài Hổ hùng mạnh.

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

+ Tùy theo vị trí trồng của loại cây này mà ta có chế độ chăm sóc khác nhau.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

+ Lưỡi hổ trồng nhiều ở nơi thoáng mát và bán râm, cho nên trước khi trồng cần lựa chọn vị trí trồng hợp lý, nếu trồng ở bồn, ngoài sân vườn thì nên chọn loại đất sạch, trộn với chất hữu cơ. Còn khi ta trồng vào chậu thì nên chọn loại đất tơi xốp dễ thoát nước và dễ hấp thu, chậu trồng cũng phải có kích thướt phù hợp để cho cây phát triển lâu dài.Chậu có lỗ thoát nước

+ Lưỡi hổ còn được trồng nước dạng thủy canh, loại này cũng trang trí ở bàn làm việc là chính, thường được trồng vào chậu thủy tinh, với kiểu trồng này các bạn nên lưu ý giữ mực nước cố định cho cây, thường xuyên bón phân thủy canh để cây phát triển ổn định.

+ Lưu ý những cây trồng trong nhà không nên tưới nước nhiều cây sẽ bị úng, 1 tuần chỉ cần tưới 1 đến 2 lần là được. và định kỳ 1 tuần mang cây ra ngoài hứng ánh nắng khoảng 8 tiếng vào buổi sáng để cho cây quang hợp và duy trì sự phát triển

+ Cây lưỡi hổ phát triển chậm nhưng mau phân nhánh tạo mầm cây con. Với điều kiện thuận lợi trong thời gian ngắn từ 1 cây lưỡi hổ sẽ mọc thành nhiều cây bên cạnh tạo bụi lớn. Cây này có nguồn gốc hoang dã, nên khả năng chống chịu hạn hán, sâu bệnh rất tốt. Vì thế nếu cây đang trồng ngoài sân vườn thì không cần phải chăm sóc nhiều, để cây phát triển tự nhiên, việc cần làm là tưới nước dưỡng ẩm.

+ Cây ít bị sâu bệnh, thường xuyên cắt bỏ thu dọn những lá giá úa bên dưới. 

Lưỡi hổ được nhân giống bằng 2 cách: Tách cây con từ bụi cây mẹ (được gọi là phân chia) hoặc giâm cành lá.

– Trong hai cách trên thì phân chia chúng thành nhiều cá thể mới là hiệu quả nhất. Với phương pháp này ta tiến hành bất cứ thời điểm nào. Cây sống khỏe, mau ra rễ mới, sinh trưởng nhanh chóng và đặc biệt vẫn giữ được màu sắc từ cây mẹ

– Khi giâm cành lá. Sẽ có nhiều khuyết điểm. Cây chậm ra rễ phát triển thành mầm mới, khả năng sinh tồn kém, lâu cho thành quả, và những cây con sẽ biến đổi màu sắc

cây lưỡi hổ

cây lưới hổ

cây lưỡi hổ

cây lưỡi hổ

GÓC TƯ VẤN

HOA LỄ ( dùng để cúng vái, cầu khẩn…)

– Hoa Huệ, ngọc lan và các loài hoa có hương thơm: làm thành bó hoặc bày đĩa để trên bàn thờ (kiêng kỵ các loài hoa nở đêm như: Nhài, Quỳnh…vì thiếu tinh khiết)

– Với người cao tuổi, bề trên, khách quý, bố mẹ, chú bác..trong các dịp mừng sinh nhật, mừng thọ, gặp gỡ thì tặng các loại hoa như lay ơn, hồng nhung, cúc vàng, loa kèn…thể hiện sự kính trọng, biết ơn. Cây vạn tuế, cúc vạn thọ, cúc vàng, trúc phật bà. Cây đại lộc: tặng các cụ cao tuổi: ý chúc các cụ trường thọ, phúc lộc toàn gia.

Các loại hoa giả, hoa giấy, hoa nhung dù có đẹp đến đâu, cũng chỉ là để cho nhau, tặng nhau chơi bời, trang trí…Nó không có ý nghĩa gì về tình cảm thầm kín gửi gắm bên trong

Từ thực tế cuộc sống, màu sắc hoa có thể quy ước như sau:

+ Màu trắng: tinh khiết, trinh bạch, trong trắng

+ Màu vàng: hân hoan, kính trọng, vui mừng

+ Màu xanh: thanh xuân, cường trắng, trẻ trung

+ Màu tím: thủy chung, tín nghĩa, nhớ nhung

+ Màu đỏ, hồng: bình đẳng, huynh đệ, êm ái, mến yêu

+ Màu xám: u buồn, trắc trở, đau thương

+ Màu đen: tang tóc, tai họa, rắc rối, chẳng lành

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: http://chohoaonline.com/

 http://giadinhnongdan.com/

Email: Chohoaonline@gmail.com

Điện thoại: 0977.749.704 – 0902.956.937. 

 


Hướng dẫn chăm sóc cây Lưỡi hổ đúng cách để cây xanh tốt sớm ra hoa


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh
Xem thêm :  Nuôi gà đông tảo như thế nào

Related Articles

Back to top button