Tổng Hợp

Yếu tố văn hóa trong đàm phán quốc tế

Kết quả hình ảnh cho international cultural

Văn hóa là gì?

Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách “Culture, a critical review of concept and definitions” (Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa), trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau. Với một số lượng nhiều như vậy chứng tỏ khái niệm về văn hóa là một chủ đề rất rộng, còn nhiều thứ khiến chúng ta tranh cãi và phải tìm hiều. Ở trong bối cảnh về không gian và thời gian khác nhau thì tương đồng với đó là những khái niệm văn hóa phù hợp riêng với bối cảnh không gian và thời gian đó.

Trong tìm hiểu yếu tố về văn hóa trong đàm phán, nhóm thuyết trình chỉ lược qua những khái niệm văn hóa được sử dụng nhiều ở Việt Nam và chỉ ra đâu là khái niệm văn hóa mà nhóm lựa chọn là làm cơ sở để phân tích yếu tố văn hóa trong đàm phán.

Khái niệm đầu tiên mà nhóm thuyết trình đề cập đến là của Hồ Chí Minh, ông cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[1] theo cách hiểu đơn giản, văn hóa là do con người tạo ra nhằm phục vụ cho mục đích cao nhất của mình là sinh tồn.

Franz Boas  là một nhà khoa học tự nhiên, nhưng ông lại bị hấp dẫn bởi con người ở đây về dáng vẻ, ngôn ngữ và dĩ nhiên về lối sống truyền thống của họ. Sau một chuyến nghiên cứu ông quyết định gắn liện với sự nghiệp nghiên cứu về nhân học. Trong nghiên cứu văn hóa của mình ông đã đưa ra khái niệm về văn hóa của mình, theo đó văn hóa được định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau”[2]

Năm 1994 UNESCO đưa ra khái niệm văn hóa, mà ngày nay nó được chấp nhận và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Nhóm nhận thấy khái niệm văn hóa của UNESCO là một khái niệm phù hợp để xem xét yếu tố văn hóa trong đàm phán – UNESCO định nghĩa rằng “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng […]

“[…] Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.”[3]

Theo định nghĩa này, văn hóa không phải là một lĩnh vực riệng biệt. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển.

Khi nào thì đàm phán có gắn với yếu tố văn hóa?

Mỗi chủ thể tham gia đàm phán sống trong những hoàn cảnh địa lý và lịch sử khác nhau, từng nhóm dân cư khác nhau đã tạo nên những giá trị văn hóa riêng biệt, in đậm dấu ấn của họ từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nói đến yếu tố địa lý, nó bức tường vô hình ngăn cản sự giao lưu văn hóa một cách tương đối giữa các khu vực văn hóa trên thế giới. Yếu tố không gian kết hợp với yếu tố thời gian đủ dài sẽ làm cho sự khác biệt về văn hóa càng lớn, trong thực tiễn phát triển của lịch sử loài người là minh chứng rõ nét. Cụ thể chính là những vùng văn hóa lớn thường được chúng ta phân biệt ra như văn hóa phương Đông khác so với văn hóa phương Tây, văn hóa của cộng đồng miến núi khác với văn hóa của cộng đồng người dân sông ở ven biển, văn hóa những người sống vùng xứ lạnh khác văn hóa người ở vùng nhiệt đới,… những không gian địa lý khác nhau sẽ quy định nên những vùng văn hóa khác nhau, quy định nên những nét riêng biệt về ngôn ngữ, lối sống, tín ngưỡng, tốn giao, cách cư xử, những chuẩn mực đặc thù,… của riêng từng cộng đồng, chính nó là nhân tố tạo nên sự đa dang văn hóa trên thế giới ngày nay.

Phần này cần phân tích thêm yếu tố giao tiếp liên văn hóa trong quá trình đàm phán.  Trong công trình “ The silent language” của nhà nhân học Edward T. Hall ông đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm “giao tiếp liên văn hóa” trong đó ông tập trung bàn về yếu tố không gian và thời gian trong giao tiếp. Ông chia ra làm 2 loại giao tiếp có yếu tố văn hóa đó là giao tiếp nội văn hóa (intracultural communication) tức là giao tiếp  giữa các thành viên trong cùng một nền văn hóa và giao tiếp liên văn hóa (intercultural communication) [4] giao tiếp xảy ra giữa các thành viên đến từ những nên văn hóa khác nhau. Chính yếu tố giao tiếp liên văn hóa trọng đàm phán đã tự làm cho đàm phán mang yếu tố văn hóa trong bản thân mình.

Những sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp là gì?

Những thành tố của văn hóa sẽ tạo ra những khác biệt trong giao tiếp. Ở chừng mực nào, người ta có thể hiểu được những người thuộc về một nền văn hóa và phương thức sống hoàn toàn xa lạ nhưng nói chung chúng ta không thể hiểu được những người thuộc về một nền văn hóa hay phương thức sống xa lạ, bởi cách thức tư duy và hành động của họ là hoàn toàn khác về nguyên tắc, không có điểm nào chung với cách thức tư  duy và hành động  trong nền văn hóa của mình. Khi tham gia vào giao tiếp chủ thể sẽ bị những thành tố văn hóa quy định nên tính riêng biệt chỉ họ, đó là ngôn ngữ, tôn giáo, giáo dục, giá trị và thái độ, phong tục và cách cư xử, thẩm mỹ[5] chính sự khác nhau giữa các thành tố của các nền văn hóa mà cac hủ thể tham gia vào giao tiếp  tạo nên sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp.

Xem Thêm :   CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ CỦA GIA ĐÌNH Trong 30 ngày

Xem thêm :  Review 6 quán mì quảng đà lạt ngon chuẩn vị như ở xứ quảng

Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất của văn hóa, trong giao tiếp nó là phương tiện truyền đạt thông tin và ý tưởng. Giao tiếp liên văn hóa bắt buộc các chủ thể phải giao tiếp với nhau và mỗi chủ thể lại mang những một ngôn ngữ của riêng mình. Gây ra những khó khăn rất nhiều trong giao tiếp, đặc biệt là không hiểu được những gì mà chủ thể bên cạnh đang giao tiếp gì với mình. Đề khắc phục điều này cần phải thông thao được ngôn ngữ của chủ thể còn lại, làm được điều này mang lại 4 lợi ích; trao đổi trực tiếp và hiểu rõ ràng, dễ làm việc với đối tác vì cùng chung ngôn ngữ, hiểu và đánh gia đúng bản chất, hiểu và thích nghi với văn hóa đối tác.

Tôn giáo là do con người sáng tạo ra, tư duy của tôn giáo tương đồng với với tư duy và cách sắp đặt của người tạo ra nó. Có nhiều loại tôn giáo khác nhau đến từ khắp nơi trên thế giới; Phật giáo, Kito giáo, Hồi giáo, Khổng giáo, Ấn Độ giáo,… mỗi tôn giáo có những đức tin riêng, triết lý riêng ảnh hưởng đến đời sống, niềm tin, giá trị và thái độ, cách cư xử của người tin vào tôn giáo đó. Tôn giáo gắn liền với một vùng văn hóa, một cộng đồng người,.. hình thành và phát triển trong nó  và từ đó tôn giáo quy định nên phong cách, cách thức suy nghĩ vào giao tiếp của mỗi cá nhân trong xã hội.

Giá trị và thái độ là hai yếu tố quan trọng của văn hóa. Giá trị là những quan niệm làm căn cứ để con người đánh giá đúng sai, tốt xấu, quan trọng và không quan trọng. Thái độ là những khuynh hướng không thay đổi của sự cảm nhận hành xử theo một hướng xác định đối với một đối tượng. Trong giao tiếp liên văn hóa mỗi cá nhân mang trong mình những nét riêng biệt về giá trị và thái độ, nó có thể là yếu tố mang tính cá nhân nhưng nó cũng có thể là đặc trưng cho văn hóa của một vùng văn hóa. Những nét khác biệt luôn làm chúng ta khó khăn trong giao tiếp vì mỗi cá nhân ở vùng văn hóa khác nhau mang trong minh những thước đo và chuẩn mực về giá trị và thái độ khác nhau.

Phong tục và cách cư xử  được biểu hiện rõ nét nhất trong cách sống, cách sinh hoạt của người dân trong cộng đồng. Những phong tục và cách cử xử được áp dụng trong một thời gian dài ở một không gian nhất định sẽ tạo nên chuẩn mực đặc thù của nó, tạo nên nét riêng biệt giữa các cộng động văn hóa với nhau. Trong giao tiếp phong tục và cách ứng xử sẽ quy định mức độ giao tiếp đi vào chiều sâu hay chiều rộng, kéo dài thời gian hay trong một thời gian ngắn gọn.

Thẩm mỹ được hiểu đơn giản là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp, điều này ảnh hưởng đến giá trị và thái độ của con người ở các quốc gia khác nhau. Ở những nền văn hóa khác nhau thước đo về cái đẹp là khác nhau, đẹp đối với người này nhưng đối với người khác cái đẹp đó chỉ là tương đối và ngược lại.

Giáo dục là quá trình hoạt động của ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tri thức về tự nhiên hay xã hội, cũng như các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống. Phần lớn tính đến thời điểm hiện tại, mỗi bản thân chúng ta chịu ảnh hường phần lớn từ sự giáo dục và những người như thế được gọi là những người “được giáo dục” . Tùy vào mức độ chuyên sâu hay thời gian giáo dục, tùy vào từng phẩm chất cá nhân trong quá trình tiếp nhận tri thức mà mức độ biểu hiện của thành tố giáo dục của văn hóa ở mỗi cá nhân là nhiều hay ít, đậm hay nhạt.

Văn hóa có ý nghĩa như thế nào trong đàm phán quốc tế?

Văn hóa quyết định chúng ta nên chọn địa điểm nào để đàm phán, đàm với phong cách như thế nào và dùng ngôn ngữ gì để giao tiếp

Địa điểm đàm phán là một trong những khâu chuẩn bị đầu tiên mà các nhà đàm phán dành cho đối tác của mình. Với đối tác có nét văn hóa và phong cách làm việc trẻ trung, họ ưa thích những nơi mang sự đổi mới, và không quá cầu kì với không gian đàm phán. Những đối tác lớn tuổi và có phong cách làm việc trầm ổn thì họ lại muốn một không gian yên tĩnh. Hay như người Nhật, họ ưa thích những gì thân thuộc về gia đình, sự ấm cúng và gần gũi. Những nét văn hóa còn tùy thuộc vào cá nhân người tham gia đàm phán. Mỗi người sẽ ưa thích một phong cách khác nhau, và điều này đòi hỏi các nhà đàm phán phải linh hoạt. Không gian tốt là một trong những yếu tố làm nên đàm phán thành công.

Trong đàm phán quốc tế, thời gian cũng là một yếu tố không thể xem nhẹ. Mặt khác, yếu tố thời gian cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa. Từ xưa đến nay, đúng giờ luôn là một trong những yếu tố để đánh giá tính nghiêm túc và sự kỉ luật. Đặc biệt ở các quốc gia châu Âu hay Nhật Bản, Hàn Quốc…thời gian chính xác được tính bằng giây. Việc bạn đến muộn, dù là trong một cuộc họp hay một buổi hẹn cũng được xem là thiếu tôn trọng đối phương. Thế nhưng điều này lại hoàn toàn ngược lại ở các quốc gia Nam Mỹ. Ví dụ điển hình ở Chile, người có hẹn có thể đến muộn hơn từ 15-20 phút, thậm chí là 30 phút. Nhiều người quan niệm rằng họ nên đến muộn hơn để đối phương (hoặc đối tác, chủ bữa tiệc) có thể chuẩn bị một cách chu đáo nhất. Ở Ecuador, quan niệm đúng giờ hoàn toàn khác các quốc gia khác trên thế giới. Họ cho rằng đúng giờ là khi bạn đến trễ hơn 15-20 phút. Đến sớm quá hoặc đến đúng giờ được mời thậm chí còn có thể bị xem là vội vàng hoặc ‘háo ăn’. Có thể xem đây là một trong những văn hóa rất khác biệt. Chính điều này làm nên nét riêng cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Cũng vì thế mà chúng ta không nên áp dụng cứng nhắc văn hóa của nước này vào để hiểu văn hóa của một quốc gia khác, nhất là trong đàm phán quốc tế.

Cách ứng xử

Văn hóa ứng xử là hành vi giao tiếp và đối xử giữa con người với con người. Văn hóa ứng xử được hình thành bởi phong tục, tập quán, môi trường sống và được bồi đắp theo thời gian. Vì thế, với mỗi nền văn hóa khác nhau lại hình thành cách ứng xử khác nhau. Ví dụ cùng là chào hỏi, với người phương Tây khi gặp nhau họ bắt tay hoặc ôm hôn. Tuy nhiên với các nước phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam, do ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo, coi trọng lễ giáo và tôn ti trật tự nên tùy cấp bậc, địa vị khác nhau mà có những cách chào khác nhau, thông thường lời chào được thể hiện bằng ngôn từ, lời nói. Ngày nay, do ảnh hưởng bởi xu thế toàn cầu hóa, ở Việt Nam, chào hỏi bằng “cái bắt tay” cũng đã trở nên khá là phổ biến. Trong đàm phán, việc tìm hiểu kĩ lưỡng văn hóa của đối tác là rất cần thiết. Điều này giúp các nhà đàm phán có cách ứng xử sao cho phù hợp, đem lại thuận lợi cho cuộc đàm phán.

Xem Thêm :   Hướng dẫn chi tiết chế độ dinh dưỡng cho bà bầu để mẹ và bé mạnh khoẻ

Xem thêm :  Cách làm cà tím nướng mỡ hành bằng nồi chiên không dầu, lò nướng, lò vi sóng

=> Văn hóa là một phần của quá trình đàm phán quyết định thành công hay thất bại của đàm phán. Một phần hiểu biết của bạn về đối tác sẽ cho họ cảm giác được tôn trọng, được coi trọng và vui vẻ hợp tác. Đó là điều mà mỗi người đàm phán điều mong muốn.

Phong cách đàm phán

Với mỗi ưu thế mà nhà đàm phán có, hay đối tác mà họ đang đàm phán là đối tác cũ hay đối tác mới, sẽ cho các nhà đàm phán quyết định lựa chọn phong cách đàm phán của mình là mềm dẻo hay cứng rắn. Và mỗi nét văn hóa riêng sẽ cho phong cách đàm phán riêng. Xem xét phong cách đàm phán của đối tác để đưa ra ứng xử tốt nhất cho bản thân các nhà đàm phán.

Nét văn hóa phương Đông như ở Việt Nam hay Trung Quốc ưa thích kiểu nói chuyện ẩn dụ và khá rườm rà. Còn với người Mỹ họ thích nói trực tiếp thẳng vào vấn đề. Phong cách nói chuyện không phù hợp đàm phán thành công sẽ không cao, cũng tạo ra sự nhàm chán trong quá trình nói chuyện.

Ngôn ngữ giao tiếp

Văn hóa khác nhau sẽ có những ngôn ngữ giao tiếp khác nhau và điều này quá rõ ràng khi trên thế giới có khoảng 5000 ngôn ngữ. Nét văn hóa riêng biệt hình thành nên các ngôn ngữ khác nhau với những biểu cảm sắc thái khác nhau.

Tiếng Việt khá phức tạp và một cảm xúc có thể được thể hiện dưới nhiều ngôn từ. Nhưng tiếng Anh lại giới hạn điều này và ưa cách nói ngắn gọn.

Sự tinh tế trong việc sử dụng ngôn ngữ là những lưu ý tối thiểu nhất cho mỗi nhà đàm phán để đàm phán thành công. Tính đa dạng ý nghĩa trong ngôn từ tạo nên các cách hiểu khác nhau. Nếu chúng ta hợp tác với nước ngoài thì hợp đồng sẽ được viết bằng tiếng anh, và việc bạn hiểu sai từ sẽ ảnh hưởng đến lợi ích sau này của chính doanh nghiệp.

Trong đàm phán với các đối tác nước ngoài ngôn ngữ là một yếu tố quyết định sự thành công. Bạn không thể sử dụng tiếng mẹ đẻ để nói chuyện với họ – người chả hiểu bạn nói gì. Chúng ta có thể sử dụng cùng một loại ngôn ngữ phổ thông như tiếng Anh. Tuy nhiên bạn có thể tạo ấn tượng với đối tác bằng cách nói chuyện bằng tiếng của nước họ. Điều này tạo cảm giác gần gũi hơn. => Muốn đàm phán thành công hãy chú ý tới ngôn ngữ giao tiếp.

Văn hóa là một phần của quá trình đàm phán quyết định thành công hay thất bại của đàm phán. Một phần hiểu biết của bạn về đối tác sẽ cho họ cảm giác được tôn trọng, được coi trọng và vui vẻ hợp tác. Đó là điều mà mỗi người đàm phán điều mong muốn.

Khó khăn và rào cản trong đàm phán và cách khắc phục

* Rào cản về ngôn ngữ:

Ngôn ngữ của nhân loại khá đa dạng và phong phú. Chúng ta không thể học hết và cũng không thể hiểu hết tất cả ngôn ngữ trên thế giới. Kể cả trong đàm phán quốc tế hiện nay, tiếng anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến thì việc có thể hiểu chính xác điều mà đối tác nói cũng vẫn là một vấn đề khó khăn.

=> Vì thế, để khắc phục rào cản về ngôn ngữ, chúng ta cần tích cực trau dồi ngoại ngữ đồng thời bồi đắp thêm các kiến thức về văn hóa nước bạn để có cách ứng xử phù hợp trong đàm phán. Hoặc giả sử, nếu đối tác của bạn có gặp hạn chế hoặc trở ngại trong giao tiếp bằng ngoại ngữ, hãy thông cảm, tôn trọng và bày tỏ sự thiện chí của mình bằng cách nói những từ ngữ dễ hiểu hơn, tích cực lắng nghe hơn và giải thích một cách cặn kẽ hơn.

* Sự đa dạng văn hóa:

Con người ở mọi nơi trên thế giới đều có nhiều điểm tương đồng với nhau như đều muốn được yêu thương, quan tâm đến sự tôn trọng của người khác và của bản thân, và không thích cảm giác bị người khác lợi dụng.

Nhưng mặt khác, kể cả những người có cùng điểm xuất phát, họ vẫn hoàn toàn khác biệt. Một số người trong chúng ta có tính thoải mái, người khác lại hay e thẹn; một số ăn nói thẳng thắn và suy luận, số khác lại chú ý đến hình thể và dễ xúc động hơn; có những người lỗ mãng, thẳng thừng, có những người lại thiên về cách nói ý tứ và lịch thiệp; một số thích sự va chạm, những người khác lại tránh né sự việc bằng mọi cách. Là những nhà đàm phán, mỗi người khác nhau đều có những mối quan tâm và phong cách giao tiếp hoàn toàn khác nhau. Họ có thể bị thuyết phục bởi các sự việc khác nhau, và họ cũng có thể có nhiều cách đưa ra quyết định khác nhau.

Để điều tiết các điểm giống và khác khi đàm phán với nhiều người khác nhau, chúng ta cần:

Chậm rãi, từng bước một ( Tìm hiểu đối phương). Trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, tìm hiểu các giá trị, nhận thức, mối quan tâm, các quy tắc liên quan đến hành vi, và tâm trạng của những người mà chúng ta đang đàm phán là điều rất cần thiết. Hãy thích nghi với hoàn cảnh. Nếu bạn đàm phán với một ai đó, chính họ là người mà bạn cần cố gắng gây ảnh hưởng. Cách suy nghĩ của bạn và đối phương càng có nhiều tương đồng, xác suất thoả thuận thành công càng lớn. Một số khác biệt thông thường có thể tạo ra sự khác biệt trong đàm phán bao gồm:

  • Tốc độ: nhanh hay chậm?
  • Thủ tục : nhiều hay ít?
  • Mức độ tiếp cận trong lúc nói chuyện: thân mật hay giữ khoảng cách?
  • Thỏa thuận miệng và bằng văn bản: cái nào mang tính chất ràng buộc và bao hàm hơn?
  • Mức độ thẳng thắn trong giao tiếp: nói thẳng hay ý tứ?
  • Thời gian: ngắn hạn hay dài hạn?
  • Phạm vi mối quan hệ: chỉ là quan hệ làm ăn hay bao gồm tất cả các quan hệ?
  • Địa điểm giao dịch mong muốn: riêng tư hay công cộng?
  • Người tham gia đàm phán: ngang bằng về vai vế hay là người có khả năng nhất được bổ nhiệm?
  • Tính vững chắc của cam kết: văn bản chắc chắn hay hàm ý linh hoạt?

Chú ý đến những sự khác biệt về đức tin và thói quen, nhưng tránh đưa ra những đặc điểm rập khuôn về các cá nhân( Tôn trọng sự khác biệt). Các nhóm và địa điểm khác nhau sẽ có những thói quen và đức tin khác nhau. Hãy hiểu biết và tôn trọng họ, nhưng hãy luôn cân nhắc khi đưa ra bất kỳ giả định nào về từng cá nhân. Thái độ, sở thích và những đặc điểm khác của một cá nhân thường khác hoàn toàn với những thành viên trong nhóm. Ví dụ, người Nhật “bình thường” nói chung có khuynh hướng thích các phương pháp giao tiếp và đàm phán gián tiếp hơn, nhưng xét về phương diện từng cá nhân, người Nhật vẫn có đủ toàn bộ các phong cách đàm phán. Có một bộ trưởng xuất chúng của Chính phủ Nhật nổi tiếng vì phong cách đàm phán xấc xược “kiểu Mỹ” nhưng cũng không hoàn toàn giống với bất kỳ kiểu điển hình nào của nhiều người Mỹ. Một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ thường có khả năng thu thập thông tin theo cách cởi mở và ít máy móc hơn so với nam giới, họ nhạy cảm hơn đối với các mối quan hệ, và hoạt động theo một nguyên tắc đạo đức thiên nhiều về sự quan tâm và nghĩa vụ đối với người khác, đồng thời ít tuân theo quy luật và quyền lợi cá nhân. Tuy nhiên, những số liệu giống nhau này lại cho thấy rằng có nhiều cá nhân của từng giới tính lại có cách làm khác. Đưa ra một giả định về một người nào đó dựa trên đặc điểm của toàn nhóm là hoàn toàn sai và nhiều rủi ro trong thực tế. Cá tính của đối tượng bị bỏ qua. Chúng ta không nên giả định rằng đức tin và thói quen của chúng ta được quyết định bởi cả nhóm; đây được xem là sự thiếu tôn trọng khi đưa ra nhận định về người khác. Mỗi người trong chúng ta đều chịu ảnh hưởng bởi vô số các khía cạnh trong môi trường chúng ta đang sống và được dạy dỗ, bởi tính đồng nhất về văn hóa và nhóm, nhưng chúng ta không có cách nào đoán trước với từng cá nhân.

Xem Thêm :   Hồ sơ xin việc online gồm những gì? Cách tạo hồ sơ xin việc online chuẩn nhất

Xem thêm :  Full performance review of 2002 Honda SL230

Hãy đặt câu hỏi với các giả định của bạn và lắng nghe một cách tích cực ( Biết hỏi và lắng nghe). Khi đưa ra một giả định bất kỳ về người khác – dù theo giả định của bạn, họ cũng giống như bạn hoặc khác với bạn hoàn toàn – hãy cứ đặt câu hỏi. Khi biết rằng họ hoàn toàn chẳng giống những gì bạn trông chờ, hãy vẫn cứ thoải mái. Sự bất đồng lớn giữa các nền văn hóa sẽ cho bạn những hiểu biết ban đầu về những khác biệt mà bạn nên xem xét, nhưng hãy nhớ rằng tất cả chúng ta đều có những sở thích và phẩm chất đặc trưng không trùng khớp với bất kỳ khuôn mẫu chuẩn mực nào.

* Mù văn hóa:

Có hiện tượng mù văn hóa là do không hiểu, không nếm trải, không thực hành các “trò chơi ngôn ngữ” và các phương thức sống theo văn hóa cùng các truyền thống, thói quen, tập quán của nền văn hóa ấy. Bệnh “mù văn hóa” (trong đó có “mù ngôn ngữ”), hay việc không thể nhận thức được văn hóa, theo L.Wittgenstein, có thể là nguyên nhân ban đầu dẫn đến sự xung đột giữa các phương thức sống theo văn hóa hay giữa các thế giới quan văn hóa. Đây là vấn đề đầu tiên thường gặp trong giao tiếp liên văn hóa cũng là vấn đề thường gặp trong đàm phán quốc tế.

Để giải quyết vấn đề này, để vượt qua hiện tượng “mù văn hóa” hay việc không thể nhận thức được văn hóa, chúng ta không chỉ cần phải tìm hiểu nền văn hóa đó cùng với thế giới quan và phương thức sống của nó, không chỉ cần phải biết ngôn ngữ của nó, mà đặc biệt, phải tham gia trực tiếp vào các “trò chơi ngôn ngữ” và phương thức sống của nó theo phương châm “học qua thực hành” (“learning by doing”) và phải nghiên cứu một cách cơ bản nền văn hóa đó. Giải pháp này có thể thực hiện được, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi con người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau – nhờ các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ tin học – có được cơ hội ngày càng lớn để giao lưu, đối thoại, để tham quan, học hỏi trong thực tế, để sống, để trải nghiệm trực tiếp và để có những hiểu biết về các nền văn hóa, các cộng đồng văn hóa khác.

* Nhận thức không đúng về văn hóa:

Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này chính là ở tư duy chủ quan, khi người ta tìm cách nhận diện, nhận định và tìm hiểu những người đến từ các nền văn hóa khác hay cộng đồng văn hóa khác xuất phát từ lập trường chủ quan của mình, từ nền văn hóa của mình, từ phương thức sống và thế giới quan của nền văn hóa đó với tư cách “bộ lọc” các giá trị văn hóa. Nói cách khác, nó xuất hiện khi người ta cố gắng nhìn nhận những người xa lạ chỉ bằng “đôi mắt” của chính mình hay của chính cộng đồng văn hóa của mình, tức là chỉ căn cứ vào các tiêu chí phân biệt đúng sai của cộng đồng văn hóa mình. Mặc dù sự nhận thức không đúng về văn hóa có thể có nguyên nhân khách quan, như trình độ hạn chế về ngôn ngữ, về tri thức hay thông tin sai lạc, nhưng về cơ bản, là do nguyên nhân chủ quan, là kết quả của lối suy luận chủ quan theo kiểu “lấy cái tôi làm trung tâm”. Có thể nói, sự không hiểu biết hay hiểu biết không đúng về nền văn hóa khác đều là những vấn đề không thể xem thường của sự giao tiếp liên văn hóa. Chúng có thể trở thành những nguyên nhân không thể lường trước dẫn đến các cuộc xung đột không đáng có giữa các thế giới quan văn hóa khác nhau.

 Cần có thái độ khoan dung văn hóa, không hạ thấp các giá trị văn hóa khác và tôn trọng sự khác biệt.

Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Trần Quốc Vượng(2012), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất giáo dục
  • Nguyễn Văn Hiệu, Franz Boas, Trung tâm văn hóa học lý luận và ứng dụng, truy cập

http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/vu-tru-quan-phuong-dong/530.html

  • Nguyễn Hòa(2011), Phân tích giao tiếp liên văn hóa, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 27
  • Khái niệm và các yếu tố của văn hóa, truy cập http://quantri.vn/dict/details/165-khai-niem-va-cac-yeu-to-van-hoa
  • Vũ Thái Hà(2007), Để thành công trong đàm phán (Getting to Yes), Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Vũ Hảo, Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa: một số vấn đề triết học,truy cập

http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-hoc-ung-dung/van-hoa-giao-tiep/1207-nguyen-vu-hao-giao-tiep-lien-van-hoa-trong-boi-canh-toan-cau-hoa-mot-so-van-de-triet-hoc.html

[1] Trần Quốc Vượng(2012), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất giáo dục, tr.20

[2] Nguyễn Văn Hiệu, Franz Boas, Trung tâm văn hóa học lý luận và ứng dụng, truy cập ngày 14/5/2017

http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/vu-tru-quan-phuong-dong/530.html

[3]  Trần Quốc Vượng(2012), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất giáo dục, tr.22

[4] Nguyễn Hòa(2011), Phân tích giao tiếp liên văn hóa, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 27, tr.77-78

[5] Khái niệm và các yếu tố của văn hóa, truy cập ngày 14/5/2017 tại

http://quantri.vn/dict/details/165-khai-niem-va-cac-yeu-to-van-hoa

Share this:

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button