Cây Xanh

Cây cơm cháy có tác dụng gì? và một số bài thuốc quý

cây cơm cháy là dược liệu mọc hoang ở nhiều nơi, có nhiều công dụng điều trị bệnh hiệu quả như hỗ trợ trị đau nhức xương khớp, gãy xương, mụn nhọt ngoài da,…Cùng tìm hiểu chi tiết về dược liệu trong bài viết dưới đây của Metaherb.

Tên gọi: Sóc dịch, thuốc mọi, tiếp cốt thảo (cỏ nối liền xương)…

Tên khoa học: Sambucus javanica

Họ: Adoxaceae

Đặc điểm dược liệu cây cơm cháy

1. Mô tả

Cơm cháy là loài cây thân xốp, nhẵn, có thể cao đến 3m và có màu lục nhạt. Cành cây khá to, phía bên trong rỗng nhưng lại có tủy trắng xốp, ở ngoài bề mặt có nhiều lỗ bì. Lá mọc đối, mềm, kép lông chim lẻ gồm 3 – 9 lá chét. Lá có chiều dài khoảng 8 – 15cm, rộng từ 3 – 5cm, ở mép lá có khía răng, mặt trên cuống có rãnh, loe rộng dần xuống phía gốc và tạo thành bẹ.

Cây cơm cháy

Hoa cây khá nhỏ, mọc thành xim nom như tán kép, có màu trắng, không có cuống. Quả có hình cầu, lúc xanh có màu đỏ, sau đó chín thì chuyển sang màu đen. Trong quả chứa 3 hạt dẹt. Cây ra hoa vào tháng 5 đến tháng 9, kết quả vào tháng 9 đến tháng 11.

2. Phân bố

Ở nước ta, cây cơm cháy thường mọc hoang ở vùng rừng núi, ven sông suối, bờ khe, trải dài từ Bắc vào Nam.

3. Bộ phận dùng

Lá, vỏ cây, quả, hoa là những bộ phận của cây cơm cháy được sử dụng để làm dược liệu.

4. Thu hái, chế biến, bảo quản

  • Thu hái: Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch cây cơm cháy là vào mùa hè – thu.
  • Chế biến: Loại thảo dược này có thể được dùng ở cả dạng tươi và khô. Nếu sử dụng ở dạng khô, sau khi thu hái mang dược liệu về rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô.
  • Bảo quản: Sau khi sơ chế, cho vào trong túi kín để bảo quản. Đặt dược liệu ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, mối mọt.

5. Thành phần hóa học

Kết quả nghiên cứu của nền y học hiện đại cho thấy cây cơm cháy có chứa các thành phần hóa học sau đây: Acid ursol, A-amyrin galmitate, Stigmasterol, Tanin, Camposterol. Các hoạt chất này đều đóng vai trò nhất định trong các bài thuốc điều trị bệnh ở người.

Vị thuốc cây cơm cháy

1. Tính vị

Tính ấm, vị chua.

2. Tác dụng dược lý

Nghiên cứu của các chuyên gia đông y đã chỉ ra rằng, cây cơm cháy thích hợp để điều trị tình trạng cước khí phù thũng, chữa chứng đau nhức, kiết lỵ, hoàng đản, phong chấn, viêm khí quản mạn tính, mụn nhọt lở loét… Ngoài ra, có thể nấu nước lá cây cơm cháy để tắm cho phụ nữ mới sinh hoặc dùng để đắp nóng lên vú để trị sưng vú.

Xem thêm :  Mèo ai cập sphynx không lông – giống mèo xấu xí trị giá ngàn đô đắt nhất thế giới

Công dụng trị bệnh của cây cơm cháy

3. Cách dùng và liều dùng

Người bệnh có thể sử dụng dược liệu ở dạng tươi hoặc sau khi đã phơi khô.

Đối với dạng tươi, nên sử dụng hết dược liệu trong ngày. Đặc biệt, nếu dùng ở dạng thuốc sắc bệnh nhân chỉ nên sử dụng với liều lượng 10 – 12g/ngày.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây cơm cháy

1. Trị ghẻ lở, vết thương

Cơm cháy có tính sát khuẩn khá cao, nhờ đó mà hỗ trợ điều trị tình trạng ghẻ lở, vết thương ngoài da hiệu quả. Để áp dụng bài thuốc này, người bệnh thực hiện theo cách sau: Chuẩn bị khoảng 20g lá cơm cháy mang đi rửa sạch. Cho vào ấm và sắc lên với nước thật đặc. Dùng nước này để rửa vào vết thương, cứ thực hiện cách này liên tục khoảng 5 ngày để mang đến tác dụng tốt.

2. Chữa chứng tiểu rắt

Tiểu rắt hay còn gọi là tiểu nhỏ giọt là tình trạng nhiều người gặp phải, đặc biệt là ở những người có chức năng thận đã suy giảm. Trước khi áp dụng bài thuốc này, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để phát hiện cũng như có phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Dưới đây là bài thuốc điều trị tiểu giắt người bệnh có thể tham khảo và thực hiện tại nhà:

Lấy khoảng 90 – 120g rễ cây cơm cháy đem rửa sạch với nước, cho vào nồi và hầm với 200g thịt lợn. Khi đã được hầm kỹ, chia lượng thức ăn này thành 2 lần dùng hoặc ăn nhiều lần trong ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài khoảng 10 ngày.

Tiểu dắt

3. Trị mẩn ngứa do thời tiết

Trị mẩn ngứa bằng cơm cháy là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhanh chóng và dễ áp dụng. Người bệnh thực hiện bài thuốc như sau: Chuẩn bị 30g lá cây cơm cháy. Sau khi được rửa sạch thì cho chúng vào ấm và nấu lên cùng với 800ml nước. Đun với ngọn lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc đặc sánh lại thì tắt bếp. Chờ cho nguội bớt rồi dùng nước thuốc rửa lên vùng da bị tổn thương. Hoặc có thể lấy nước thuốc pha với nước lạnh để tắm thường xuyên. Nó cũng sẽ mang đến tác dụng tốt.

Xem thêm :  Con rùa ăn gì?

4. Chữa chấn thương, bầm tím, đau nhức người do bị ngã

Đây là bài thuốc trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, cách áp dụng khá phức tạp, người bệnh có thể thực hiện bài thuốc theo 2 cách sau đây:

Cách 1:

Bệnh nhân chuẩn bị khoảng 20g rễ cây cơm cháy, cho vào nồi rồi nấu lên với 500ml nước và 200ml rượu. Đun với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước trong nồi còn khoảng 200ml thì tắt bếp và nhắc xuống. Tiếp theo, lọc bỏ bã, cho thêm 30g đường trắng vào nước thuốc rồi khuấy đều để uống. Áp dụng bài thuốc trong vòng 5 ngày.

Cách 2:

Người bệnh dùng 20g rễ cây cam cháy giã nát, thêm chút rượu, trộn đều rồi sao nóng. Đắp hỗn hợp lên chỗ sưng và lấy băng cố định lại. Cứ 3 tiếng sau thì thay thuốc, ngày đắp 2 lần để nó đạt hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý đến nhiệt độ của thuốc, tránh đắp nóng quá sẽ gây bỏng da.

5. Hỗ trợ điều trị phong thấp, khớp xương sưng đau

Cơm cháy là một trong những dược liệu hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng đau nhức xương khớp. Để giảm các chứng bệnh này, người bệnh thực hiện theo cách sau: Lấy 20 – 30g rễ cây cơm cháy đem đi rửa sạch, cho vào ấm rồi sắc lên với 700 ml nước. Dùng nước thuốc sắc được để uống hàng ngày và có thể lấy nước thuốc đặc để rửa lên vùng da cần điều trị.

Đau nhức xương khớp

6. Chữa gãy xương

Đối với trường hợp này, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý y tế chuyên nghiệp. Ngoài ra, trong trường hợp chưa thể đến bệnh viện ngay, người bệnh có thể tham khảo cách sơ cứu từ dược liệu cơm cháy như sau: Lấy lá và rễ cây cơm cháy để giã nát, đắp vào chỗ xương bị gãy. Sau đó lấy băng băng lại để cố định.

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ cây cơm cháy

Bất cứ dược liệu nào cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cơ thể nếu không được sử dụng đúng cách. Vị thuốc cây cơm cháy cũng không ngoại lệ. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý dưới đây khi sử dụng dược liệu:

  • Cây cơm cháy không chứa thành phần độc tố, tuy nhiên dùng quá nhiều có thể khiến bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ. Cụ thể, nếu dùng với liều lượng 3g/kg trọng lượng cơ thể sẽ gây ỉa lỏng, đái nhiều, nôn mửa…
  • Phụ nữ có thai, đang trong giai đoạn cho con bú không nên sử dụng dược liệu.
  • Các bài thuốc từ cây cơm cháy chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc.
  • Cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cũng như tập luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể cũng như đẩy lùi bệnh hiệu quả.
Xem thêm :  Cách nuôi gà con tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Trên đây là các thông tin khái quát về cây cơm cháy và một số bài thuốc từ loại thảo dược này. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được các dược sĩ Metaherb sớm phản hồi.


Cây Cơm Cháy ( Tiếp Cốt Thảo) Chữa Mần Ngứa, Tê Mỏi gân xương. Rất Hay


Cây Cơm Cháy ( Tiếp Cốt Thảo) Chữa Mần Ngứa, Tê Mỏi gân xương. Rất HayLH 0982.957.282 \r
Cảm ơn các bạn đã theo dõi hãy ấn Đăng ký để ủng hộ kênh Và nhận được nhiều Thông Tin Bổ ích \r
Đăng ký mua hàng giảm giá ở đây\r
https://thaoduocso1.vn/ \r
Fanpage : https://www.facebook.com/thaoduocso1.vn/\r
Youtube http://bit.ly/2pgSp51\r
G+ http://bit.ly/2p5DHuO\r
Website http://thaoduocso1.vn http://thuocnambitruyen.com/\r
twitter https://twitter.com/skttinh?lang=vi\r
https://www.facebook.com/thaoduocso1.net/\r

Cây tiếp cốt thảo cây mọc hoang ở vùng núi cao, các tỉnh miền núi phía Bắc khí hậu lạnh, ẩm như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang… và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc Đông y. Đào lấy rễ về rửa sạch, ngâm nước một lúc, ủ mềm, thái lát mỏng, phơi khô hoặc tẩm rượu sao qua.
Trong Dược học cổ truyền tiếp cốt thảo có vị đắng, tính hơi hàn, quy hai kinh can, thận. Tác dụng thông điều huyết mạch, chỉ thống, trị phong thấp, chấn thương, xương khớp sưng đau, an thai, chỉ huyết. Dùng tốt trong các trường hợp động thai, đau bụng, ra huyết. Liều dùng 612g dưới dạng thuốc sắc, thuốc hoàn tán hoặc thuốc rượu. Ít khi dùng riêng, thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác, dùng trong những trường hợp sau:

Hiện tại thảo dược nguyễn thi đang cung cấp tất cả các loại thảo dược trên được thu hái trực tiếp của người dân đi rừng ở các vùng núi chí linh hải dương, côn sơn, lạng sơn, hòa bình.. và các vùng núi phía bắc , nếu bà con, cô bác, anh chị , các bạn muốn dùng các bài thuốc trên hoặc quan tâm tới sản phẩm xin hãy liên hệ 0982.957.282\r
\r
thaoduocso1.vn NguyễnThi thuocnambitruyen.com

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button