Tổng Hợp

Trở thành triệu phú nhờ nuôi chồn mốc lớn || Chia sẻ kỹ thuật nuôi chồn hương chi tiết nhất

Trở thành triệu phú nhờ nuôi chồn mốc lớn || Chia sẻ kỹ thuật nuôi chồn hương chi tiết nhất
Cách nuôi cầy vòi mốc hiệu quả cao là kỹ thuật nuôi cầy vòi mốc của các trại nuôi chồn mốc hiện nay. Chồn mốc lớn hay còn được gọi là cầy vòi mốc, điểm mạnh của con chồn mốc là ham ăn, nhanh lớn, trọng lượng cao hơn so với chồn hương.
Đây là loài ăn đêm, trong quá trình chăn nuôi anh Dũng (Tuyên Quang ) phát hiện thức ăn ưa thích của cầy vòi mốc là các loại quả có vị ngọt như chuối, mít, dứa… đây là nguồn thức ăn sẵn có trong vườn nhà, tại địa phương dễ kiếm và giá rất rẻ. Vào các tháng hiếm quả, anh và gia đình cho cầy vòi mốc ăn cả côn trùng, thịt, vào mùa đông thì nấu cháo thịt cho cầy ăn. Đối với cầy vòi trong giai đoạn hậu bị sinh sản không nên cho ăn quá nhiều đặc biệt là các chất giàu tinh bột, nếu chúng ta nuôi quá mập dễ gây ra hiện tượng vô sinh ở con cái và ảnh hưởng đến tính hăng trong mùa động dục của con đực. Khi bước vào giai đoạn ghép đôi bà con cần bổ sung dinh dưỡng cho chồn đực và khi chồn cái mang thai bà con cần bổ sung canxi và chất tanh cho chúng.
Về chuồng trại nuôi chồn mốc, anh Dũng chia sẻ: Có thể làm các ô chuồng nuôi chồn mốc bằng nhiều vật liệu khác nhau như tre, gỗ, xây bằng tường gạch hoặc ghép bằng sắt. Bên trong ô chuồng nuôi bà con bố trí máng ăn và máng uống để chồn ăn uống tự do. Diện tích ô chuồng nuôi có thể khác nhau tùy thuộc vào mục đích nuôi. Nếu nuôi lấy thịt và nuôi giai đoạn tách mẹ thì không cần diện tích nhiều, nếu nuôi cầy làm giống sinh sản thì cần nhiều diện tích hơn.
Ngoài nguồn thức ăn dễ kiếm và chuồng trại không cần cầu kỳ như trên, anh Dũng cho biết nuôi chồn còn có thêm nhiều ưu điểm khác nữa như nuôi cầy mốc ít bị bệnh tật, cho đến nay chưa xảy ra dịch bệnh lây lan trên đàn chồn của anh. Lợi nhuận đem lại từ con chồn cao hơn so với các vật nuôi khác.
Chồn mốc lớn là loài động vật có khả năng miễn dịch cao, chịu được thời tiết khắc nghiệp. Tuy nhiên khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 10 – 15 độ C, cần cho rơm vào ô chuồng nuôi và phủ bạt lên ô chuồng nuôi, kết hợp che chắn kỹ bên ngoài chuồng nuôi tránh gió lùa trực tiếp vào trại. Bên cạnh đó nguồn thức ăn luôn sạch sẽ và thường xuyên vệ sinh dọn chuồng trại 2- 3 ngày 1 lần là cách phòng bệnh hiệu quả cho đàn chồn mà anh Dũng thường làm.

Xem Thêm :   Thỏ giống thịt: TOP 10 loại thỏ tốt nhất để nuôi tại nhà

Xem thêm :  Gợi ý mâm cúng khai trương đơn giản cho quán ăn, cửa hàng mới

============================
Cảm ơn các bạn đã ủng hộ và đón xem video của LamNongTV
Nhấn like và Subcribe để theo dõi Clip mới nhất của LamNongTV nhé:
♫ Subscribe : https://www.youtube.com/channel/UC7fviECW0bRPcbvdaAwn-mA?sub_confirmation=1

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN XIN LIÊN HỆ: 039.878.89.89.
Fanpage: https://www.facebook.com/LamNongTV .
Zalo: 039.878.89.89

BẢN QUYỀN VIDEO THUỘC VIÊN NGHIÊN CỨU SINH HỌC ỨNG DỤNG.
Số điện thoại liên hệ: 0886 550 986
Zalo: 0886 550 986
Fanpage: https://www.facebook.com/VBiovn .
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
———————
#lamnongtv #làmnôngcùngchuyêngia #làmnôngtv

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Làm Vườn

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button