Kỹ Năng Sống

Chuyên đề ôn tập tiếng việt lớp 9

Ngày đăng: 10/08/2015, 19:48

ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC PHÂN M ÔN TIẾNG VIỆT LỚP 9 Chuyên đề cáp huyện (2014) Ngữ văn là một trong 3 môn học quyết định kết quả kì thi tuyển sinh vào 10. Trong đó, phân môn Tiếng việt đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi nó có đặc trưng gần giống như môn toán ngắn gọn rõ ràng chắc chắn là ăn điểm.và điểm tiếng việt khoảng 2 điểm trong tổng 10 điểm của đề thi. Qua thực tế học sinh làm bài, đặc biệt là qua các kì kiểm tra thi cử, các em thường bộc lộ một số hạn chế cả về kiến thức và kĩ năng làm bài. 1. Về kiến thức: – Không nhớ chính xác khái niệm – Xác định sai kiến thức trong khi làm bài 2. Về kĩ năng: – Không đọc kĩ đề để xác định yêu cầu của đề bài trước khi làm dẫn đến bài viết thiếu ý người ta hỏi 3 ý nhưng chỉ trả lời một hai ý:VD người ta yêu cầu viết đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ và gạch chân học sinh lại viết nhưng không gạch chân B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ PHẦN I: THỐNG KÊ CÁC ĐƠN VỊ TIẾNG VIỆT CẦN ÔN TẬP. I. Hoạt động giao tiếp – Các phương châm hội thoại – Xưng hô trong hội thoại – Lời dẫn trực tiếp lời dẫn dán tiếp II. Từ vựng 1 Từ xét về cấu tạo gồm: – Từ đơn – Từ ghép – Từ láy 2. Từ xét về nghĩa – Nghĩa của từ: – Từ nhiều nghĩa – Thành ngữ. – Từ đồng nghĩa. – Từ trái nghĩa – Từ đồng âm. – Cấp độ khái quát nghĩa của từ: – Trường từ vựng 3. Từ xét về nguồn gốc – Từ toàn dân: – Từ địa phương, biệt ngữ xã hội – Thuật ngữ 4. Sự phát triển và mở rộng vốn từ. 5.Các biện pháp tu từ từ vựng – So sánh: – 1 – – Nhân hoá. – Ẩn dụ. – Hoán dụ. – Nói quá: – Nói giảm nói tránh: – Điệp ngữ: – Chơi chữ: 6. Trau dồi vốn từ III. Ngữ pháp 1 Từ loại tiếng Việt – Danh từ – Cụm danh từ – Động từ- Cụm động từ – Tính từ – Cụm tính từ – Số từ – Lượng từ – Chỉ từ – Phó từ – Đại từ – Quan hệ từ – Trợ từ – Thán từ – Tình thái từ 1.Câu a.Các thành phần câu – Các thành phần chính: + Chủ ngữ. + Vị ngữ. – Thành phần phụ: + Trạng ngữ +. Khởi ngữ b. Các thành phần biệt lập: – Thành phần tình thái: – Thành phần cảm thán: – Thành phần gọi đáp: – Thành phần phụ chú: 2. Các loại câu. a. Chia theo cấu trúc ngữ pháp – Câu đơn: – Câu ghép: – Câu rút gọn: – Câu đặc biệt: b.Chia theo mục đích nói – Câu trần thuật – Câu nghi vấn: – Câu cấu khiến: – Câu cảm thán; c. Chia theo cách khác – 2 – – Câu phủ định; – Câu chủ động – Câu bị động: . III.Nghĩa tường minh và hàm ý IV. Liên kết câu liên kết đoạn văn Vậy với hệ thống kiến thức rông như vậy ta phải làm thế nào? Tôi xin vào PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC: Quá trình ôn tập, củng cố kiến thức Tiếng Việt cần được tiến hành theo hai bước: – Bước 1: Hệ thống ôn tập củng cố phần lí thuyết – Bước 2: . Rèn kĩ năng làm bài tập. Trong đó, bước rèn kĩ năng làm bài cần chú ý ở nhiều mức độ như nhận biết , vân dụng BƯỚC I: HỆ THỐNG ÔN TẬP, CỦNG CỐ LÝ THUYẾT Đây là bước ôn tập quan trọng. Như trên đã nói, nếu ôn tập, củng cố kiến thức lý thuyết tốt sẽ tạo nền móng vững chắc cho các bước tiếp theo. Song, ôn tập như thế nào mới là điều quan trọng, bởi nếu không có phương pháp đúng ta sẽ dạy lại giáo án mà ta đã dạy trên lớp. Như thế, vừa không đủ thời gian lại vừa không hiệu quả. Theo tôi, ta nên ôn tập, củng cố kiến thức lý thuyết bằng cách hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng hệ thống khái niệm các đơn vị tiếng việt mà giáo viên đưa ra ngay từ ở nhà trong giờ giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS hay có thể cho từng nhóm học sinh kiểm tra sự chuẩn bị bài của nhau và cho các em hệ thống lại như vậy vừa khác sâu vừa nhanh Sau đây là toàn bộ phần lý thuyết tiếng việt được tôi hệ thống lại: I. Hoạt động giao tiếp *Các phương châm hội thoại 1. Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đúng với yêu cầu của giao tiếp. không thừa, không thiếu. VD “Lợn cưới, áo mới” gây cười được vì cả hai nhân vật trong truyện đều nói nhiều hơn những gì cần nói.Chi tiết:“con lợn cưới của tôi” và “từ lúc tôi mặc cái áo mới này” là thừa so với yêu cầu giao tiếp. Những chi tiết thừa này tạo nên tiếng cười phê phán tính hay khoe của. b. Khi An hỏi “học bôi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời của Ba không mang đầy đủ nội dung mà An cần biết. Chi tiết “ở dưới nước” là vừa thừa vừa thiếu, vì ngay trong nghĩa câu “bơi” đã hàm nghĩa “ở dưới nước” rồi. 2. Phương châm về chất: Trong giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. a.Trong truyện dân gian “Quả bí khổng lồ”, anh chàng khoe cái nồi là để chế nhạo anh chàng khoe quả bí khoác lác. *Nhiều thành ngữ phê phán việc giao tiếp không tuân thủ phương châm về chất: +Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác. +Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ. +Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt. +Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lý lẽ gì cả. +Khua môi múa mép: ba hoa, khoác lác, phô trương. +Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực. – 3 – +Hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa. 3.Phương châm quan hệ: Trong giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Ví dụ: Thành ngữ “Ông nói gà bà nói vịt” 4. Phương châm về cách thức: Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ. Ví dụ: . +Thành ngữ “dây cà ra dây muống chỉ cách nói dài dòng,rườm rà. +Thành ngữ “lúng búng như ngậm hột thị” chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch. +Hoặc câu “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” có thể hiểu mơ hồ theo 2 cách sau: (1) Tôi đồng ý với những nhận định (của ai đó) về truyện ngắn của ông ấy. (2) Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn (nào đó) của ông ấy. 5.Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. Ví dụ: Trong mẫu chuyện “Người ăn xin”,cả hai nhân vật người ăn xin và cậu bé đề u cảm thấy mình đã nhận đượctừ người kia một cái gì đó. 6.Nguyên nhân vi pham phương châm hội thoại – Người nói vô ý vụng về thiếu văn hoá giao tiếp – Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn – Người nói muốn gây chú ý buộc người nghe hiểu theo một hàm ý * Xưng hô trong hội thoại – Tiếng việt có hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú,tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. – Người nói cần căn cứ vào đối tượng và đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp * Lời dẫn trực tiếp lời dẫn gián tiếp. – Dẫn trực tiếp: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. – Dẫn gián tiếp: thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoạc nhân vật có điều chỉnh ch thích hợp, lời dãn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. II. Từ vựng Tiếng Việt A.Từ xét về cấu tạo 1. Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng. VD: Nhà, cây, trời, đất, đi, chạy… 2. Từ phức: Là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. VD: Quần áo, chăn màn, trầm bổng, câu lạc bộ, bâng khuâng… Từ phức có 2 loại: * Từ ghép: Gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. – Tác dụng: Dùng để định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu các đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật. * Từ láy: Gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. – Vai trò: Tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả thơ ca… có tác dụng gợi hình gợi cảm. – 4 – B.Từ xét về nguồn gốc 1. Từ mượn: Là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. *Ví dụ: Cửu Long, du kích, hi sinh 2.Từ ngữ địa ph ương: Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở 1 hoặc 1 số địa phương nhất định. * Ví dụ: “ Rứa là hết chiều ni em đi mãi Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!” ( Tố Hữu – Đi đi em) – 3 từ trên (rứa, ni, chi) chỉ được sử dụng ở miền Trung. *Một số từ địa phương khác: Các vùng miền Ví dụ Từ địa phương Từ toàn dân Bắc Bộ biu điện bưu điện Nam Bộ dề, dui về, vui Nam Trung Bộ béng bánh Thừa Thiên Huế té ngã 3. Biệt ngữ xã hội: – Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. * Ví dụ: – Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài kiểm tra toán. – Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp. + Ngỗng: điểm 2 + trúng tủ: đúng vào bài mình đã chuẩn bị tốt ( Được dùng trong tầng lớp học sinh, sinh viên ) *Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội: – Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp . – Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc 2 lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật. – Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương đương để sử dụng khi cần thiết. 4. Thuật ngữ. – Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường dùng trong các văn bản khoa học công nghệ. C. Từ xét về nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 1. Nghĩa của từ: Là nội dung (sự vật, tính chất,hoạt động ,quan hệ) mà từ biểu thị. Ví dụ: Bàn, ghế, sách… 2. Từ nhiều nghĩavà hiện t ượng chuyển nghĩa của từ: -Từ nhiều nghĩa là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa – 5 – – Hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng biến đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa(nghĩa gốc – nghĩa chuyển , nghĩa đen nghĩa bóng) 3.Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. VD: xinh- đẹp, ăn- xơi – Từ đồng nghĩa có thể chia thành hai loại chính: + Từ đồng nghĩa hoàn toàn VD: quả- trái, mẹ- má… + Đồng nghĩa không hoàn toàn: VD: khuất núi- qua đời, chết- hi sinh… 4. Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau trên một cơ sở chung nào đó. VD: cao- thấp, béo- gầy, xấu- tốt… 5. Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. VD: – Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. – Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. 6. Cấp độ khái quát nghĩa của từ: – Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. – Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. – Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. – Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác. VD: Động vật: thú, chim, cá + Thú: voi, hươu… + Chim: tu hú, sáo…. + Cá: cá rô, cá thu… 7. Tr ường từ vựng: Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. C. Một số biện pháp tu từ từ vựng 1. So sánh: – Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gơi cảm cho sự diễn đạt. * Cấu tạo của phép so sánh So sánh 4 yếu tố: – Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh. – Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh). – Từ so sánh. – Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh. Ta có sơ đồ sau : Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Vế A (Sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (Sự vật dùng để làm chuẩn so sánh) Mặt trời Trẻ em xuống biển như như hòn lửa búp trên cành – 6 – + Trong 4 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt + Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm vì phương diện so sánh (còn gọi là mặt so sánh) không lộ ra do đó sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn. * Các kiểu so sánh a. So sánh ngang bằng b. So sánh hơn kém * Tác dụng của so sánh + So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả. 2. Ẩn dụ: – Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.” Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì : lấy tên mặt trời gọi Bác. Mặt trời Bác có sự tương đồng về công lao giá trị. * Các kiểu ẩn dụ + Ẩn dụ hình tượng. + Ẩn dụ cách thức. + Ẩn dụ phẩm chất. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. *Tác dụng của ẩn dụ Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận – đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe. 3. Nhân hóa : – Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. * Các kiểu nhân hoá + Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người + Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất sự vật. + Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người * Tác dụng của phép nhân hoá – Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; là cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn. 4. Hoán dụ: – Gọi tên sự vật khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt – 7 – * Các kiểu hoán dụ + Lấy bộ phận để gọi toàn thể: Ví dụ lấy Anh ấy là một tay bong rổ cừ khôi. + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: Quê hương cũng nhớ thương anh. + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Áo chàm đưa buổi phân li + Lấy cái cụ thể để gọi caí trừu tượng: Tôi kể ngày xưa chuyên Mị châu/Trái tim lầm chỗ để trên đầu. 5. Nói quá: – Biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm 6. Nói giảm, nói tránh – Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn ghê sợ tránh thô tục, thiếu lịch sự 7. Điệp ngữ: – Lặp lai từ ngữ kiểu câu làm nổi bật ý, gây cảm súc mạnh – Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, tạo cho câu văn câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giầu âm điệu, nhịp nhàng, hoặc hào hùng mạnh mẽ 8. Chơi chữ : – Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị * Các lối chơi chữ : + Dùng từ đồng nghĩa, dùng từ trái nghĩa + Dùng lối nói lái + Dùng lối đồng âm: + Chơ chữ điệp phụ âm đầu D. Sự phát triển và mở rộng vốn từ + Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc làm cho một từ có thể có nhiều nghĩa, tăng khả năng diễn đạt của ngôn ngữ. + Phát triển số lượng các từ ngữ: – Tạo thêm từ ngữ mới bằng cách ghép các từ đã có sẵn thành những từ mang nét nghĩa mới hoàn toàn. – Mượn từ của tiếng nước ngoài. E.Trau dồi vốn từ: – Rèn luyện nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. – Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết làm tăng vốn từ. III. Ngữ pháp A.Từ loại tiếng việt 1. Danh từ a) Khái niệm: Danh từ là từ chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm. b) Các loại danh từ: – Danh từ chỉ sự vật: + Danh từ chung: Là những danh từ có thể dùng làm tên gọi cho một loạt sự vật cùng loại. VD: bàn, ghế, quần, áo, sách, bút + Danh từ riêng: Là những danh từ dùng làm tên gọi riêng cho từng cá thể, sự vật, người, địa phương, cơ quan, tổ chức. VD: Hoàng, Trang, Hà nội, Trường THCS Ba Đình – Danh từ chỉ đơn vị: – 8 – + Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ). VD: cái, con, hòn, viên, tấm, bức, bọn, nhóm + Danh từ chỉ đơn vị quy ước (Danh từ chỉ đơn vị chính xác và danh từ chỉ đơn vị ước chừng). 2. Động từ a) Khái niệm: Động từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Động từ có khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, cứ, còn, hãy, đừng, chớ và thường làm vị ngữ trong câu. b) Các loại động từ: Động từ tình thái, động từ hành động trạng thái, 3. Tính từ a) Khái niệm: Là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ đặc điểm, tính chất. Tính từ có khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, rất, lắm, quá. Thường làm vị ngữ trong câu hoặc phụ ngữ trong cụm danh từ và cụm động từ. b) Các loại tính từ: Tính từ không đi kèm các từ chỉ mức độ và tính từ có thể đi kèm các từ chỉ mức độ. 4. Số từ: Là những từ chỉ số lượng hoặc số thứ tự. 5. Đại từ là những từ dùng để thay thế cho người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến hoặc dùng để hỏi. Đại từ không có nghĩa cố định, nghĩa của đại từ phụ thuộc vào nghĩa của từ ngữ mà nó thay thế. 6. Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều một cách khái quát. 7. Chỉ từ là những từ dùng để chỏ vào sự vật xác định sự vật theo các vị trí không gian thời gian. 8. Phó từ là những từ chuyên đi kèm để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ 9. Quan hệ từ là những từ dùng nối các bộ phận của câu, các câu, các đoạn với nhau để biểu thị các quan hệ khác nhau giữa chúng. 10. Trợ từ là các từ chuyên đi kèm các từ ngữ khác để nhấn mạnh hoặc để nêu ý nghĩa đánh giá sự vật, sự việc được các từ ngữ đó biểu thị. Trợ từ không có khả năng làm thành một câu độc lập. Ví dụ: những, có, chính đích, ngay, 11. Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt. Thán từ gồm 2 loại chính: – Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi, – Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng , dạ , ừ. 12. Tình thái từ là những từ dùng để tạo các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. B.Cụm từ. 1. Cụm danh từ * Khái niệm: là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ. VD: Một túp lều nát trên bờ biển. * Mô hình của cụm danh từ: Gồm có phần trước, phần trung tâm và phần sau. – Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số lượng. – Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian. VD: Một chàng dế thanh niên cường tráng. – 9 – số từ trung tâm Phụ sau 2. Cụm đông từ * Khái niệm: là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ. VD: Góp cho đất nước mình núi Bút, non Nghiên. * Mô hình của cụm động từ: Gồm có phần trước, phần trung tâm và phần sau. – Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa về quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự – Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân VD: Chưa tìm được ngay câu trả lời. PT PTT Phụ sau 3. Cụm tính từ * Khái niệm: là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành . Cụm tính từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình tính từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một tính từ. VD: Thơm dịu ngọt cốm mới. * Mô hình của cụm tính từ: Gồm có phần trước, phần trung tâm và phần sau. – Các phụ ngữ ở phần trước biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất – Các phụ ngữ ở phần sau biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ VD: Đang trẻ như một thanh niên PT PTT Phần sau C. Thành phần câu *Thành phần chính và thành phần phụ 1. Các thành phần chính. – Chủ ngữ: Nêu lên sự vật, hiện tượng có đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái được nói đến ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi ai, con gì, cái gì. – Vị ngữ: Nêu lên đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng được nói đến ở chủ ngữ, có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian. Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi làm gì, như thế nào, là gì, 2. Các thành phần phụ. – Trạng ngữ là thành phần nêu lên hoàn cảnh, thời gian, không gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức của sự việc được diễn đạt trong câu. – Khởi ngữ: Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với. *. Các thành phần biệt lập. 1. Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. * Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như: – chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, ( chỉ độ in cậy cao). – hình như, dường như, hầu như, có vẻ như, (chỉ độ tin cậy thấp) VD: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. * Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói, như: – theo tôi, ý ông ấy, theo anh – 10 – […]… phường bán thịt cũng tay buôn người (Nguyễn Du) 5.Tay ta tay búa tay cày Tay gươm tay súng dựng xây nước nhà (Tố Hữu ) 6 .Tập tầm vông tay nào không tay nào có Tập tầm vó tay nào có tay nào không (Đồng dao) 7.Một tay gây dựng cơ đồ, Bấy lâu bể sở sông Ngô tung hoành (Nguyễn Du) 8 .Đề huề lưng túi gió trăng, – 16 – Sau chân theo một vài thằng con con (Nguyễn Du) 9. Năm em HS lớp 9A có chân trong đội tuyển… vậy, chúng tôi không còn gặp nhau nữa BƯỚC 2: RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP Sau khi đã hướng dẫn học sinh ôn tập , củng cố lí thuyết giáo viên cho học sinh làm bài tâp Trước tiên giáo viên cho học sinh làm toàn bộ bài tập trong phần bài học và bài tập của SGK vì một vài năm nay đề thi hay lấy trong SGK, sau đó có thể lấy cả bên ngoài để củng cố cho HS * Phương pháp thực hiện: – Giáo viên ra bài tập, hướng dẫn… chứng của tình trạng suy thoái kinh tế c.Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã hoạt động rất có hiệu quả trong lĩnh vực cho vay vốn d.Ngân hàng máu trong các bệnh viện luôn ở trong tình trạng khan hiếm e.Mỗi nhà trường đều có ngân hàng đề thi để sử dụng trong kiểm tra kiến thức của HS g.Anh ấy bị sốt đến 40 độ h.Hiện nay cơn sốt đất không còn nữa i.Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô về… lạ lùng Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) b) Giàu, tôi cũng giàu rồi (Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng) – 23 – c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp…(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ) d)Ông cứ đứng vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm Điều này ông khổ tâm hết sức (Lim… -Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết (PClịch sự) -Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý (PC cách thức) -Mồm loa mép giải:lắm lời, đanh đá, nói át người khác (PC lịch sự) – 28 – -Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh không muốn tham dự vào một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi (PC quan hệ) -Nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói không khéo,… như dùi đục chấm mắm cáy Bài 7.Các câu tục ngữ, ca dao sau khuyên chúng ta điều gì? Các câu ấy có liên quan đến phương châm hội thoại nào? a.Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn tiếng nói dịu dàng dễ nghe b.Vàng thì thử lửa, thử than, Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời c.Chẳng được miếng thịt miếng xôi, Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng d.Một lời nói quan tiền thúng thóc, một lời nói… sau: Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời… Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường… (Việt Bắc- Tố Hữu) Cách xưng hô Bác, Người, Ông Cụ giống nhau ở điểm nào? Chỉ ra sự khác nhau về sắc thái biểu cảm của các từ đó Bài 12 Các thành ngữ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Chuyện ông chẳng bà chuộc”, “Ông nói gà, bà nói vịt”… dùng để chỉ những tình huống… Gióng, từ xưng hô mà đứa bé dùng để gọi mẹ mình là theo cách gọi thông thường Nhưng khi xưng hô với sứ giả thì sử dụng những từ ta- ông Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé khác thường Bài 11 – Trong phần trích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, cách xưng hô Bác, Người, Ông Cụ giống nhau ở chỗ: Đều chỉ Hồ Chủ Tịch với tư cách một công dân Thể hiện sự thành kính đối với Hồ Chủ Tịch – Sự khác… Bài tập 1 a Phép tu từ ẩn dụ : “ hoa” -> Thuý Kiều và cuộc đời nàng “ cây, lá” -> gia đình T Kiều -> Kiều bán mình để cứu gia đình b So sánh tu từ : tiếng đàn với tiếng hạc… tiếng suối, Tiếng gió, Tiếng trời đổ mưa *Giúp người đọc hình dung cụ thể âm thanh tiếng đàn của Kiều cũng như nỗi lòng nàng Kiều c Nói quá, ẩn dụ “ Làn thu thuỷ nét xuân sơn” ,nhân hoá “ hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” -> Kiều… thoại về chất Bài 3 Tất cả đều vi phạm phương châm hội thoại về chất -ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác – ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ – ăn không nói có: nói vu khống, bịa đặt – cãi chày cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả – khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương -nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực – hứa hươu hứa . ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 9 Chuyên đề cáp huyện (2014) Ngữ văn là một trong 3 môn học quyết định kết quả kì thi tuyển sinh vào 10. Trong đó, phân môn Tiếng việt. thành phần khởi ngữ và gạch chân học sinh lại viết nhưng không gạch chân B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ PHẦN I: THỐNG KÊ CÁC ĐƠN VỊ TIẾNG VIỆT CẦN ÔN TẬP. I. Hoạt động giao tiếp – Các phương châm hội thoại -. văn Vậy với hệ thống kiến thức rông như vậy ta phải làm thế nào? Tôi xin vào PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC: Quá trình ôn tập, củng cố kiến thức Tiếng Việt cần được tiến hành theo

Xem thêm :  10 bài thơ đường hay nhất mọi thời đại ai cũng phải đọc một lần


Lớp 9| Ngữ văn | Ôn tập phần tiếng Việt | Lớp học không khoảng cách | HOCMAI – VTC


? Phụ huynh và các em học sinh tham khảo lộ trình học tốt lớp 9 tại: https://hocmai.link/hoctot2021202201
? Danh sách phát đầy đủ các môn khối 9 tại:
+ Môn Toán: https://hocmai.link/LHKKCbaigiangtoan
+ Môn Ngữ văn: https://hocmai.link/LHKKCbaigiangvan
+ Môn Tiếng Anh: https://hocmai.link/LHKKCbaigianganh
+ Môn Lịch Sử: https://hocmai.link/LHKKCbaigiangsu

► Lớp 9| Ngữ văn | Ôn tập phần tiếng Việt | Lớp học không khoảng cách | HOCMAI VTC
► SUBSCRIBE: http://bit.ly/youtubeHOCMAI
► THAM KHẢO CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT: http://bit.ly/chuongtrinhhoctotbutphadiemso1920
►Hotline : 19006933 nhánh 2
► Page: facebook.com/THCS.Tieuhoc

⏰ Lịch phát sóng \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button