Cây Xanh

Cách trồng lan cầm cù “cực đơn giản” ai cũng có thể trồng

Được gọi là cây Lan cẩm cù nhưng thực chất đây không phải là cây thuộc họ Phong lan như nhiều người nghĩ.  Cây được trồng bằng giá thể và chăm sóc cầu kỳ giống như họ Lan nên thường quen gọi là cây Lan cẩm cù, tuy giá trị rất nhỏ không thể sánh được với họ lan nhưng lại là thú vui tao nhã của người chơi cây. Họ chơi cây không vì lợi nhuận mà vì tình yêu thực sự đối với loài hoa xinh đẹp này.

I. Giới thiệu về cây Cẩm cù

  • Tên thường gọi:

    Cây lan cẩm cù

  • Tên gọi khác:

    Cây lan sao, cây lan cầu lông, cây lan anh đào, cây lan cẩm cù trái tim

  • Tên khoa học:

    Hoya carnosa

  • Họ thực vật:

    Thuộc họ Asclepiadaceae – họ Thiên lý

  • Nguồn gốc xuất xứ:

    Hầu hết các loài lan là có nguồn gốc từ châu Á

  • Phân bố:

    Lan cẩm cù phân bố rải rác khắp thế giới nhưng nhiều nhất vẫn là khu vực nhiệt đới: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, In-đô-nê-xi-a,Việt Nam, Polynesia, New Guinea và Úc. 

  • Màu sắc của hoa:

    Màu trắng, hồng, đỏ, vàng, tím…

  • Phân loại:

    Có thể phân loại theo màu sắc và hình dáng của hoa và lá như sau: cẩm cù lá tim, cẩm cù lá xoăn, cẩm cù lá to hoặc lá nhỏ, cẩm cù tên lửa…

Cây lan cẩm cù

II. Đặc điểm của cây Lan cẩm cù

  • Hình dáng bên ngoài:

    Lan cẩm cù là loại cây thân dây leo nhỏ, mềm dẻo với nhiều đốt trên thân dây và rễ phụ ra từ các đốt này.

  • Kích thước:

    Chiều dài của dây nếu để leo tự nhiên khoảng 5 – 7m, chiều dài các đốt khoảng 8 – 15cm tùy từng loại giống.

  • Lá:

    Tùy từng loại giống cây mà có hình dáng lá khác nhau, có loại lá hình bầu dục, loại lá hình tròn, loại lá hình trái tim, loại lá xoăn. Nhưng nhìn chung lá cây lan cẩm cù có dày có hình bầu dục, chỉ có gân giữa, chóp lá hơi nhọn màu xanh đậm hoặc nhạt tùy vào vị trí đặt cây nơi có ánh  sáng hoặc thiếu ánh sáng.

  • Hoa:

    Hoa lan cẩm cù cũng có nhiều hình dạng khác nhau, có thể là hình cầu, hình ngôi sao năm cánh, hình tên lửa…Chúng nằm chung trên một vòi mọc ra từ các kẽ lá dài khoảng 5 – 10cm, vòi hoa càng dài tức là đã nở nhiều lứa hoa.  Hoa rất đa dạng về màu sắc  như: trắng, hồng, tím, đỏ, vàng…và có mùi thơm thoang thoảng làm đủ làm say đắm người yêu hoa. 

  • Quả:

    Quả cẩm cù chỉ có ở các cây tự nhiên trong rừng, quả nhỏ thon hơi dài khoảng 1cm có lông mềm bao phủ, bên trong chứa 1 – 2 hạt nhỏ. Rất ít khi thấy quả cẩm cù trên cây cảnh bởi trong quá trình chăm sóc nếu để quả sẽ làm cây thiếu dinh dưỡng.

Xem thêm :  Cá mó là cá sông hay biển? cá mó làm món gì ngon?

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Lan cẩm cù

1. Ý nghĩa phong thủy

Cây lan cẩm cù  leo, bám tốt trên mọi mặt phẳng tường, leo trên đá, leo lên cây và thích nghi được với mọi điều kiện thời tiết. Điều đó chứng minh cho sức sống mãnh liệt, dẻo dai, luôn tiến về phía trước để nhận lấy những điều tốt đẹp. Do đó, trồng cây cẩm cù trong khuôn viên nhà sẽ giúp gia chủ thu hút được vượng khí, đem đến nhiều tài lộc, gia đình ấm êm, hạnh phúc. 

2. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Thân cây lan cẩm cù có ưu điểm là leo bám tốt, lá xanh bóng và nhiều hình dáng đẹp mắt, hoa cũng mang vẻ đẹp tự nhiên hoang dại, màu sắc nhã nhặn nên rất được ưa chuộng trồng làm cây nội thất. 

Cây được trồng trong chậu, giỏ treo trang trí cho khuôn viên rộng như: ban công, sân thượng, mái vòm, cạnh cửa sổ nhà ở, biệt thự, quán cà phê… Tạo cho không gian thêm phần lung linh màu sắc. 

Lan cẩm cù cũng được trồng ở chân tường leo lên mái nhà hoặc từ trên ban công leo rủ xuống tạo thành thảm xanh chống nóng vào mùa hè và tránh gió vào mùa đông.  

3. Tác dụng chữa bệnh

Cây lan cẩm cù cũng được công nhận là một vị thuốc đông y chữa bệnh đem lại hiệu quả khá tốt. Theo đông y, cây cẩm cù thường được dùng toàn thân để chữa bệnh, cây có vị đắng tính mát nên có tác dụng giải độc, hạ sốt và tiêu viêm nhanh chóng. Toàn cây được rửa sạch, phơi khô sắc uống được dùng để chữa các chứng bệnh ở thể nhẹ như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan, sốt cao không rõ nguyên nhân và một số bệnh viêm ở các cơ quan khác…

4. Tác dụng khác

Ngoài những công dụng trên, hoa lan cẩm cù còn được dùng để kết thành những bó hoa cưới giúp cô dâu thêm lộng lẫy và hạnh phúc trong ngày cưới. Không những thế, bó hoa còn mang ý nghĩa gắn kết đôi vợ chồng trẻ sống mãi bên nhau.

Tìm hiểu về cây cẩm cù

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Lan cẩm cù

1. Cách trồng cây

  • Cách nhân, chọn giống và cách thực hiện

Cây lan cẩm cù được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt, giâm lá, giâm cành và tách mầm trong đó tách mầm  là phương pháp nhanh và hay dùng nhất. 

Gieo hạt: Khi gieo cần chọn những quả cẩm cù đã già khô, hạt chắc mẩy để ngâm hạt trong khoảng 8 – 12 giờ rồi vớt ráo và ủ khô bằng khăn vải hoặc bao tải mềm đến khi nứt nanh mới đem gieo. 

Xem thêm :  Rắn sữa- milk snake

Đối với phương pháp giâm lá: chọn chiếc lá cẩm cù to từ độ tuổi bánh tẻ trở lên, vặt lá để cả cuống cắm cuống lá xuống sâu khoảng 2 – 3cm vào khay hoặc chậu đất. Có thể cắm nghiêng hoặc thẳng tùy ý, đất giâm phải là đất đã có đủ dinh dưỡng rồi đợi khoảng 1- 2 tháng là rễ mọc ra từ cuống lá này. 

Đối với cách giâm cành: cắt dây cẩm cù thành đoạn dài khoảng 20 – 30cm, mỗi đoạn có khoảng 2 – 4 mắt lá, khi giâm rễ sẽ ra từ những kẽ mắt ấy

Một phương pháp nữa cũng hay dùng đó là tách mầm: chọn mầm cây không quá non dài khoảng 50 – 70cm, giâm sâu xuống khoảng 2 mắt (đốt lá) rồi rễ sẽ ra từ những đốt lá đó. Cách này đảm bảo cho cây cẩm cù con không bị héo chết và còn sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh. 

  • Chất trồng

Chất trồng cây cẩm cù phải đảm bảo tơi xốp thường dùng xỉ than, xơ dừa nghiền nhỏ (mùn dừa) và phân chuồng hoai mục (phân bò, gà). Ngoài ra, cũng có thể trồng cẩm cù bằng giá thể giống như cây thuộc họ Phong Lan đó là mùn dừa, gỗ khô mục hoặc than cục trộn với 40 – 50% do trấu tạo cho hỗn hợp chất trồng luôn tơi xốp. 

Dụng cụ trồng là giỏ, khay bằng mùn dừa ép, chậu nhựa đáy đục lỗ, phần trên miệng chậu có giá sắt treo  để tạo cho cây cẩm cù leo bám tốt. 

2. Cách chăm sóc cây

  • Tưới nước

Cẩm cù thường ưa  ẩm nhưng cũng không nên tưới quá nhiều, có loại giống thì chịu hạn tốt nhưng khi sống trong điều kiện độ ẩm cao lại kém sinh trưởng. Trung bình nên tưới mỗi ngày một lần, nên tưới vào lá để nước giỏ giọt xuống gốc chứ không nên tưới thẳng vào gốc. 

Nước tưới là nước giếng  sạch, không nên dùng nước mưa bởi có độ đạm cao sẽ làm chết cây con. Nếu trồng trong nhà kính nên có hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc phun sương, nếu không trang bị được nhà kính  thì phải di chuyển cây nếu gặp thời tiết bất lợi. 

  • Bón phân

Khi trồng cây cẩm cù đã lót phân rồi thì chỉ nên bón bằng các loại phân bón lá hữu cơ dạng lỏng cứ 2 tháng bón một lần hoặc khi thay đổi màu sắc lá. Nếu thay chậu to hơn có thể trộn phân hữu cơ vào chất trồng rồi mới sang chậu, có thể dùng phân chậm tan để rễ hấp thụ từ từ tránh bị ngộ độc phân. 

  • Ánh sáng

Cây cối rất cần ánh sáng để quang hợp nhưng còn tùy thuộc vào từng loại cây khác nhau thì cần có lượng ánh sáng khác nhau. Riêng các cây thuộc họ lan là cần ánh sáng tán xạ, cây lan cẩm cù cũng vậy chỉ cần lượng sáng khoảng 40 – 50% nhưng cũng không nên để  cây trong bóng râm quá lâu sẽ làm lá cây bị vàng, cây yếu ớt kém sức sống. 

  • Nhiệt độ và ẩm độ
Xem thêm :  Bạn đã biết cách bảo quản khoai tây tươi trong mùa giãn cách chưa?

Cẩm cù là cây đặc thù của vùng nhiệt đới nên nhiệt độ cao hay thấp không ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng của cây, chỉ có mùa đông nhiệt độ xuống thấp thì cây kém ra hoa hơn mùa hè. 

Độ ẩm là yếu tố chi phối nhiều đến sự phát triển của cây, nếu độ ẩm thấp lá bị mất nước nhanh làm dây còi cọc thiếu sức sống. Do đó, khi chăm sóc nên tạo độ ẩm phù hợp để cây trổ hoa và kết quả một cách tốt nhất.

  • Bệnh và phòng bệnh

Cây lan cẩm cù sinh trưởng nhanh thường ít bị sâu hại lá, chỉ có loài nấm gây đốm đen hoặc đốm nâu trên lá làm lá bị bệnh vàng đi nhanh chóng rồi rụng hoặc cây chết nhanh. 

Cách phòng bệnh cho cây lan cẩm cù là vặt bỏ lá bị bệnh đốt dưới nhiệt độ cao, nếu cây vàng lá toàn bộ có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trị các loại nấm: Ridomil Gold 68 WP, Dipomate 80WP, Carbenzim 500FL, hỗn hợp Carbenzim với Dipomate…

 Khi dùng thuốc BVTV phải tuân thủ nguyên tắc: đem cây ra xa khu dân cư hoặc khu nuôi trồng cây giống lan cẩm cù cũng như các loại hoa khác, dùng thuốc đúng liều lượng, đúng cách, đúng nồng độ cho phép.   

Ngoài ra, nên dọn dẹp vườn ươm cây cẩm cù sạch sẽ nhặt bỏ lá già thối trên chậu cây tránh vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Cách trồng và chăm sóc cây lan cẩm cù không quá khó nhưng phải để ý từng chi tiết rất nhỏ, nếu bạn đam mê cây cảnh bạn sẽ làm tốt điều đó. Bởi bên cạnh giá trị về kinh tế còn là thú vui tao nhã đem lại niềm vui và hạnh phúc cho cả người chơi cây lẫn người chiêm ngưỡng.  

5/5 – (2 bình chọn)


Cách làm lan cẩm cù ra hoa – cách chăm sóc lan cẩm cù ra nhiều hoa


Cách làm lan cẩm cù ra hoa cách chăm sóc lan cẩm cù ra nhiều hoa.
Hoa lan cẩm cù có ý nghĩa may mắn, mang đến thông điệp yêu thương gửi đến những người thương yêu. Không chỉ thế, cẩm cù còn có tác dụng tích cực về mặt phong thủy. Mang lại may mắn, thu hút vượng khí vào nhà.
Hãy cùng theo dõi video để tham khảo cách chăm sóc lan cẩm cù thế nào nhé.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button