Tổng Hợp

Cách nuôi ong mật tại nhà

Nuôi ong để lấy mật là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của mật ong là nguồn ong giống, đồng thời phải đòi hỏi người nuôi ong phải có nhiều kinh nghiệm. Để hiểu hơn về cách nuôi ong mật tại nhà, xin các bạn hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Cách nuôi ong mật tại nhà

Giới thiệu đặc tính 

  • Ong mật: Thường là sống theo bầy gồm các loại như: Ong chúa, ong đực và ong thợ.

  • Ong chúa: Ong chúa đẻ trung bình từ 400 đến 600 trứng/ngày đêm. Ong chúa thường là loài lớn nhất đàng và có chức năng sinh sản và điều tiết hoạt động trong đàng ong

  • Ong đực: Có màu đen có chức năng giao phối với ong chúa. Nó sống khoảng 50 đến 60 ngày. Khi hoàn thành việc giao phối ong đực sẽ chết. Trường hợp thiếu thức ăn thì ong đực sẽ phải rời khỏi tổ. 

  • Ong thợ: Với số lượng đông nhất trong ổ có nhiệm vụ là nuôi ấu trùng, thu mật và phấn hoa… Thời gian sống thông thường từ 5 đến 8 tuần. Ong thợ còn được chia ra làm một số loại như làm nhiệm vụ trinh sát, tìm nguồn mật và phấn hoa.

Địa điểm nuôi ong mật

Người nuôi ong cần phải có kinh nghiệm chọn địa điểm nuôi ong sao cho phù hợp như: Vị trí phải gần nguồn mật phấn hoa, nơi yên tĩnh, ít chim chóc, nơi không có dịch bệnh và địa hình thoáng mát, yên tĩnh, tránh xa nhà máy hoặc nơi có phun thuốc trừ sâu.

Thùng nuôi ong 

Sử dụng loại thùng gỗ có kích thước tầm 45cm x 25cm. Bạn hãy sơn màu cho thùng để ong dễ nhận biết tổ của mình và chống ẩm mốc.

Thùng nuôi ong bạn cần đặt ở vị trí thoáng mát, cách mặt đất khoảng 30cm, cửa tổ ong quay về hướng nam để giúp tránh nắng và rét. Mỗi thùng đặt từ 5 đến 6 cầu ong và các thùng ong cách nhau 3 đến 4m.

Chỗ đặt thùng ong cần bằng phẳng, thông thoáng, khô ráo, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, không bị ngập lụt vào mùa mưa. Trong điều kiện có đầy đủ nguồn mật và phấn hoa thì nên bố trí đặt đàn ong với mật độ 40 đàn/heta, khoảng cách giữa các đàn tối thiểu là 2km đối với những đàn có quy mô tối đa khoảng 100 thùng.

Cách chăm sóc ong mật tại nhà 

  • Như các bạn đã biết thì thức ăn chính của ong trong tự nhiên là mật và phấn hoa. Vì thế mà bạn hãy đặt những thùng ong ở gần những nơi có nguồn hoa tự nhiên, để giúp ong có nguồn thức ăn ổn định. 

  • Vào mùa đông, không có nguồn hoa hay bị mưa rét ong mật sẽ không thể bay đi kiếm mật. Lúc này các bạn cần phải cho ong mật ăn các loại phấn hoa, Vitamin và nước đường để đàn ong không bị đói dẫn đến tình trạng rã đàn và chết.

  • Thức ăn cho ong mật có thể pha trộn theo tỉ lệ như sau: 20 lít nước, 10kg phấn hoa mật ong, 40kg đường, 1kg sữa chua, 25kg bột đậu nành, 50g bột vi lượng.

  • Trong thời gian nuôi ong bạn chú ý cần phải thay cầu ong định kỳ. Vì sau khi dùng một thời gian sẽ bị bẩn do tích trữ phân ong, điều này sẽ làm cho ong chúa không thể đẻ trứng vào được và sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bầy ong.

Cách thu hoạch mật ong tại nhà

Chuẩn bị dụng cụ

Rửa sạch cũng như phơi khô máy quay mật, dao cắt vít nắp, lưới lọc mật và đồ chứa mật ong. Nơi quay mật phải sạch sẽ, nên quay mật ong vào buổi sáng để mật đặc hơn và không lẫn mật mới lấy về.

Các bước thu hoạch mật

Rũ ong khỏi cầu, sau đó dùng dao sắc hớt nhẹ vít nắp lỗ tổ ong mật và đưa dao từ dưới lên trên để tránh làm vỡ các lỗ tổ. Đặt các cầu ong mật đã cắt vào khung máy quay mật, quay đều tay với tốc độ tăng dần, cho đến khi hết mật thì giảm dần tốc độ để bánh tổ không bị vỡ ra và ấu trùng không bị văng ra ngoài. Trả bánh tổ ong đã quay vào đàn để ong tiếp tục ủ ấm ấu trùng.

Lọc mật ong bằng vải màn hoặc lưới Inox có mặt lưới từ 8 đến 32 lỗ/cm2. Bảo quản mật trong can hoặc chai có nút đậy kín. Để nơi khô ráo, thoáng mát và không nên để gần các chất có mùi như dầu hoả hay mắm tôm.

Bài viết trên đây cũng đã giới thiệu cách nuôi ong mật tại nhà.Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ học được cách nuôi ong tại nhà mà không cần phải mua mật ong bên ngoài nữa nhé!


Kỹ thuật nuôi ong mật. Bài học của người mới nuôi ong thường gặp phải


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Ngứa Mắt Trái Có Điềm Gì

Related Articles

Back to top button