Tổng Hợp

biểu tượng trăng, hồn, máu trong thơ hàn mặc tử

Ngày đăng: 01/11/2014, 12:45

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÊ THU HƢƠNG BIỂU TƢỢNG TRĂNG, HỒN, MÁU TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, tháng 05 năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÊ THU HƢƠNG BIỂU TƢỢNG TRĂNG, HỒN, MÁU TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Công Tho Sơn La, tháng 05 năm 2014 LỜI CẢM ƠN Khóa Luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Công Tho – Giảng viên bộ môn Văn học Việt Nam – Khoa Ngữ văn, sự quan tâm của phòng Nghiên cứu khoa học, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Thư viện nhà trường cùng các thầy cô giáo bộ môn tiếng Việt, Trường Đại học Tây Bắc. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ đó! Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Công Tho người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Lê Thu Hƣơng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 5 5. Ý nghĩa của đề tài 6 6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 6 7. Cấu trúc của đề tài 7 Chƣơng 1: NHƢ ̃ NG VÂ ́ N ĐÊ ̀ CHUNG 8 1. Vài nét về Hàn Mặc Tử 8 2. Khái niệm biểu tượng và biểu tượng Trăng, Hồn, Máu 11 2.1. Khái niệm biểu tượng 11 2.2. Biểu tượng Trăng 12 2.3. Biểu tượng Hồn 13 2.4. Biểu tượng Máu 15 Chƣơng 2: BIỂU TƢỢNG TRĂNG, HỒN, MÁU TRONG THƠ HÀN MĂ ̣ C TỬ 18 1. Biểu tượng Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử 18 1.1.Trăng – mối lương duyên kì ngộ 18 1.2. Trăng – người bạn tâm giao 22 1.3. Trăng – huyền ảo, ma quái, rùng rợn 26 1.4. Trăng – nhân vật huyền thoại 28 2. Biểu tượng Hồn 30 2.1. Hồn – biểu tượng của sự sống 30 2.2. Hồn trong thơ Hàn Mặc Tử mang màu sắc Thiên Chúa giáo 32 2.3. Hồn là tâm trạng, cảm xúc 33 3. Biểu tương Máu trong thơ Hàn Mặc Tử 38 3.1. Máu – nguồn sinh lực của sự sống 38 3.2. Máu – ẩn dụ về cái chết 41 KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hàn Mặc Tử là một nhà thơ có số phận kì lạ và đau thương. Đường thơ bất tận và đường đời ngắn ngủi của Hàn Mặc Tử chập nhau trong khoảng mười năm, để lại những tiếng thơ bất hủ cho hậu thế. Hàn Mặc Tử chính thức gia nhập phong trào “Thơ mới” năm 1936 với tập thơ Gái quê, ông được xem là nhà thơ lạ nhất trong phong trào “Thơ mới” (1932-1945), người cai trị Trường thơ Loạn của các nhà thơ Bình Định. Trong bài viết Hàn Mặc Tử, anh là ai? (Văn Nghệ Bình Định – 1988 – Số 18 (Xuân Mậu Thìn) nhà thơ Chế Lan Viên đã phân tích rất hay về Hàn Mặc Tử khiến người đọc phải đặt ra câu hỏi: Không biết sự tồn tại của ông là huyền thoại hay hiện thực? Ông là thiên tài hay là kẻ mê hoặc điên loạn?. Nhưng dù Hàn Mặc Tử là người như thế nào, có một điều không thể phủ nhận: ông đã để lại một dấu ấn không phai mờ trong lịch sử văn chương Việt Nam thế kỉ XX. Trên hành trình tinh thần của Hàn Mặc Tử, thơ ca chính là sự cứu rỗi của linh hồn để anh hòa với thiên nhiên, tìm đến cõi vĩnh hằng của thể xác. Thế giới thi ca của Hàn Mặc Tử luôn ám ảnh bởi các yếu tố Trăng, Hồn, Máu. Đó là những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, xuyên suốt trong cảm hứng thi ca của Hàn Mặc Tử, chính những điều ấy đã tạo ra một giọng thơ đặc biệt và không chia sẻ âm hưởng với bất kì ai. Hơn một nửa thế kỉ đã trôi qua từ khi chúng ta phải đau xót tiễn đưa một tài năng thơ lạ lùng, phức tạp đầy bí ẩn trong phong trào thơ mới 1932 – 1945. Đó là nhà thơ Hàn Mặc Tử. Bên bờ biển Quy Nhơn xanh thẳm với muôn ngàn con sóng vỗ dào dạt, cái nắng quyện vào cái gió của mảnh đất miền Trung mặn mà, chính là nơi thi sĩ đi vào cõi vĩnh hằng, giã từ trần gian với một tâm hồn thanh khiết. Ông chỉ có mặt trên cuộc đời với khoảng thời gian ngắn ngủi trong quằn quại đau đớn với căn bệnh quái ác nhưng ông đã sống và cống hiến hết mình cho khát vọng văn chương làm nên một sức sáng tạo kì lạ: Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ, sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu tôi, đã vui, buồn, giận hờn đến gần 2 như đứt sự sống. Một nguồn thơ được nuôi dưỡng bằng tất cả tinh huyết, bằng giọt lệ cạn khô, bằng giằng xé đau đớn trong bệnh tật để say sưa rung động trong một trái tim khổ đau. Nhà thơ Chế Lan Viên đã hơn một lần khẳng định thiên tài hiếm thấy này: “Tử là một đỉnh cao lòa chói trong văn học thế kỉ thậm chí qua các thế kỉ. Trước không có ai, sau không có ai Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi lòa chói rực rỡ của mình” [16]. Ngôi sao ấy đã bay vào vũ trụ bao la, đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vệt sáng của nó vẫn còn chứa một sức đê mê huyền ảo thấp thoáng hiện lên trong từng thi phẩm tạo nên sức cuốn hút lạ kì. Những cung đàn vui, buồn, giận hờn, sự quằn quại và đau đớn đến tê liệt thể xác và tâm hồn, những khát khao và những lời cầu nguyện đều in dấu trong thơ ông. Những biểu tượng trong thơ Hàn Mặc Tử được coi là những biểu tượng tượng lạ lùng, đầy bí ẩn. Thơ ông đã đi từ cuộc đời đến những cõi xa xôi, mơ mộng, huyền ảo. Thơ đem đến cho tâm hồn Hàn Mặc Tử những phút giây sáng láng, đê mê, một sức sáng tạo tràn đầy lúc êm dịu, lúc day dứt, lúc mãnh liệt như những con sóng ào ạt xô bờ, lúc tê tái, buốt giá như băng tuyết. Nghiên cứu về những biểu tượng Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn Mặc Tử là ngược dòng quá khứ trở về với cõi xa xưa trong cuộc đời một con người bất hạnh, tìm về cội nguồn trong sự sáng tạo bất diệt và nguồn sống mãnh liệt của thơ ca. Với những lí do như đã trình bày tôi mạnh dạn chọn vấn đề Biểu tượng Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn Mặc Tử làm vấn đề nghiên cứu. Với hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hữu ích trong việc tìm hiểu thế giới thơ Hàn Mặc Tử một cách có hiệu quả hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có thể nói từ trước tới nay việc nghiên cứu về Hàn Mặc Tử là một hoạt động diễn ra khá sôi nổi trong giới phê bình văn học. Về biểu tượng Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn Mặc Tử mặc dù đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm xem xét ở góc độ này hoặc góc độ khác nhưng do mục đích của từng công trình khác nhau nên sự quan tâm chưa được sâu rộng. 3 Năm 1941, công trình nghiên cứu của Trần Thanh Mại Hàn Mặc Tử thân thế và thi văn một công trình có quy mô và chuyên biệt đầu tiên viết về Hàn Mặc Tử. Tác giả đã đi sâu phân tích từng cử chỉ tính tình của thi sĩ từng giai đoạn trong cuộc đời nhà thơ và coi đó như “những cái vòng của sợi dây chuyền để mà ảnh hưởng cái đích mà người viết sách muốn đi đến để cắt nghĩa thi phẩm của nhà thơ” [8]. Trần Thanh Mại đã đi sâu nghiên cứu theo một hướng mới là tiếp cận nghiên cứu số phận đời tư đau khổ, bệnh hoạn, những mối tình dở, những đêm trăng sáng, màu trắng tinh khiết đến hãi hùng của dòng sông, của lấp loáng bờ cát trắng trải dài. Tuy nhiên trong công trình nghiên cứu của ông vẫn mang những trăn trở mà chính ông cũng không thể lí giải hết được. Nhưng công trình nghiên cứu của ông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đã đem đến cho độc giả một cái nhìn tổng quan nhất về thơ Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên trong việc sưu tầm và công bố những tư liệu về Hàn Mặc Tử của ông có đôi chút sơ xuất nên Quách Tấn đã phát đơn kiện và vụ án Hàn Mặc Tử gây xôn xao dư luận và có không ít những bất bình trong giới văn nghệ sĩ. Với tác giả thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh và Hoài Chân thực sự đã rất nhạy cảm tinh tế khi đi vào thế giới thơ Hàn Mặc Tử: “ngót một tháng trời tôi đã đọc thơ Hàn Mặc Tử. Tôi đã đi theo Hàn Mặc Tử từ lối thơ Đường đến vở kịch bằng thơ Quần Tiên Hội. Và tôi đã mệt lả… chính những lời Hàn Mặc Tử nói trong tựa “thơ điên”: “vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến càng đi xa càng ớn lạnh”[11]. Có rất nhiều công trình nghiên cứu cùng những khẳng định đánh giá của các nhà nghiên cứu văn học trước năm 1945. Đó là những đóng góp đầu tiên khai phá mở đường cho độc giả đi vào thế giới thơ kì lạ, là những viên gạch đầu tiên xây lên bức tường thành vĩ đại trong hồn thơ Hàn Mặc Tử. Nguyễn Tấn Long trong Việt Nam thi nhân tiền chiến đã nói về những thẩm định của các nhà nghiên cứu về Hàn Mặc Tử: “có những kẻ chiêm ngưỡng thơ Hàn Mặc Tử như một tâm hồn cảm xúc đầy âm nhạc và màu sắc. Có kẻ mượn phân tâm học để mổ xẻ thơ Hàn Mặc Tử bằng kết tinh của nhân vật bệnh 4 hoạn, có kẻ ca tụng thơ Hàn Mặc Tử như một sức sống chân thật và mãnh liệt của cuộc đời” [7]. Ta có thể nhìn lại bức tranh toàn cảnh về các công trình nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử theo những khuynh hướng sau: Thứ nhất là nhóm các bài viết theo lối phê bình khách quan: Những công trình nghiên cứu theo hướng này chủ yếu thiên về đời tư với căn bệnh hoạn của Hàn Mặc Tử và những mối tình chớm nở của thi sĩ mà rất ít nói đến sự nghiệp văn chương tiêu biểu là những công trình nghiên cứu của Hoàng Trọng Miên Những ngày sống chung với Hàn Mặc Tử ở Sài Gòn, Ngọc Sương với Tưởng niệm Hàn Mặc Tử Phan Công Thiện với Một định mệnh đeo riết bên mình Hàn Mặc Tử và Xin chút long để lại lối xưa của Đào Trường Phúc… Thứ hai là nhóm các bài viết về Hàn Mặc Tử trong mối quan hệ với một số tôn giáo như Thiên Chúa giáo, đạo Phật, đạo giáo. Về phương diện này đã gây ra nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề “chất Đạo” và “chất Đời” trong thơ Hàn Mặc Tử. Những công trình nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại ở mức đặt ra vấn đề đức tin trong thơ Hàn Mặc Tử mà chưa thể lí giải được vì sao lại có sự hài hòa giữa một bên là yêu cầu đức tin tuyệt đối và một bên là sự phóng túng của tâm hồn thi sĩ khát khao giao cảm với cuộc đời. Với công trình Đức tin trong hồn thơ Hàn Mặc Tử Đặng Tiến đã có phần hơi cực đoan khi nhận định: Toàn bộ thi phẩm của Hàn Mặc Tử là tiếng vọng của thánh tự, Hàn Mặc Tử đã phải sống cuộc đời đau thương của một người tín đồ để được tồn sinh sau khi cái chết được phục sinh trong thế giới khải huyền. Theo cách hiểu quan điểm tôn giáo thần bí siêu hình Dũng Lạc Trần Cao Tường đã chọn hướng tiếp cận hiện tượng Hàn Mặc Tử để nhận ra cái huyền bí ở bên kia cõi chết. Tuy chưa có sức thuyết phục về mặt khoa học nhưng cũng là một hướng nghiên cứu mới Bước sang thập kỉ 80, không khí của thời kì đổi mới như đem một luồng sinh khí mới mạnh mẽ và khoáng đạt hơn so với thời kì trước. 5 Lê Đình Kị cho rằng trong Thơ Điên có nỗi đau của riêng Hàn Mặc Tử hòa vào nỗi đau chung của đất nước. Đây thực sự là một cái nhìn hết sức mới mẻ về Hàn Mặc Tử và Thơ Điên. Khuynh hướng nghiên cứu theo kiểu sưu tầm tư liệu về cuộc đời cũng như thơ ca Hàn Mặc Tử là khuynh hướng tiêu biểu. Với công trình nghiên cứu của Phạm Xuân Tuyển Đi tìm chân dung Hàn Mặc Tử (1997). Sau bao tháng ngày tìm về với lối xưa, chốn cũ đi theo những dấu chân, những con đường mà nhà thơ đã đi qua tác giả Phạm Xuân Tuyển đã thu nhặt tập hợp những thi liệu quý giá ấy để làm nên công trình tương đối trọn vẹn về bức chân dung cuộc đời Hàn Mặc Tử. Có thể nói đây là một tài liệu rất quý phục vụ cho việc nghiên cứu và tìm hiểu về tác giả Hàn Mặc Tử. Ngoài ra, còn một số bài viết rất có ý nghĩa cần nói tới như: Hàn Mặc Tử, hương thơm và mật đắng của Trần Thị Huyền Trang (1991), Hàn Mặc Tử, thi sĩ đồng trinh của Nguyễn Thụy Kha (1993)… 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Trong đề tài này tôi sẽ tập trung khảo sát những biểu tượng Trăng, Hồn và Máu trong thơ Hàn Mặc Tử (biểu hiện thông qua những hình tượng thơ, cảm hứng nghệ thuật, hình thức nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong thơ ), từ đó để làm rõ: Biểu tượng Trăng, Hồn và Máu trong thơ Hàn Mặc Tử. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Dựa trên sự khảo sát một số tác phẩm của nhà thơ tập: Thơ Điên, Lệ Thanh thi tập, Gái quê, Đau thương, Xuân Như Ý, Thượng Thanh Khí, Cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ cùng một số đoạn văn, thư từ do Hàn Mặc Tử viết và được sưu tầm lại. 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4.1. Mục đích Mục đích của đề tài là trên cơ sở nguồn ngữ liệu thơ Hàn Mặc Tử tìm hiểu thêm để làm rõ thêm ý nghĩa các biểu tượng Trăng, Hồn và Máu trong thơ Hàn Mặc Tử. […]… thuyết về biểu tượng Trăng, Hồn, Máu – Thấy được một cách tổng quan về hệ thống biểu tượng Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn Mặc Tử 5 Ý nghĩa của đề tài 5.1 Ý nghĩa lí luận Nghiên cứu đề tài Biểu tượng Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn Mặc Tử , tôi chọn cách tiếp cận với thế giới biểu tượng nghệ thuật mới mẻ trong dòng văn học đương đại, khai thác những đặc sắc và những đặc trưng thẩm mỹ của một phong cách thơ. .. trong biểu tượng Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn Mặc Tử, thấy được những khám phá sáng tạo phi thường của nhà thơ 6.2 Phƣơng pháp so sánh Trong quá trình phân tích Biểu tượng Trăng, Hồn và Máu trong thơ Hàn Mặc Tử, tôi tiến hành liên hệ, so sánh điểm khác biệt của ông với các nhà thơ khác Như vậy sẽ giúp cho đề tài thêm sức thuyết phục và góp phần khẳng định tài năng cùng những đóng góp của Hàn Mặc Tử. .. chóc, thương vong… Máu trong thơ Hàn Mặc Tử là biểu tượng của sự sống, niềm đam mê và gắn với mặt trời 17 Chƣơng 2 BIỂU TƢỢNG TRĂNG, HỒN, MÁU TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ 1 Biểu tƣợng Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử 1.1.Trăng – mối lƣơng duyên kì ngộ Trăng không phải là ám ảnh của bệnh cùi như Trần Thanh Mại và một số người đã nhận định Trăng nơi Hàn Mặc Tử có nguồn gốc sâu xa hơn, gắn bó với tuổi thơ Con người nào… 2: Biểu tượng Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn Mặc Tử 7 ́ Chƣơng 1: NHƢ̃ NG VÂN ĐỀ CHUNG 1 Vài nét về Hàn Mặc Tử Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định Tổ tiên Hàn Mặc. .. hiện trong thơ của mình Nó bắt đầu xuất hiện và xuất hiện ngày càng nhiều Tập thơ Điên Đau thương, đã có 12 bài viết về máu trên tổng số 53 bài thơ Nói như Hoài Thanh, Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam thì Hàn Mặc Tử đi trong trăng, há miệng cho máu tung ra biển cả, cho hồn văng ra và rú lên những tiếng ghê người”[2; 205] Đọc thơ Điên của ông, ta bắt gặp những câu thơ đầy máu Máu trong thơ Hàn Mặc Tử. .. chơi dưới trăng Sa Kỳ thủa nhỏ ấy, mà nguồn thơ Hàn luôn luôn bị quyến dụ bởi tầng cao: Gió nâng khúc hát lên cao vút Vần thơ uốn éo lách rừng mây (Ngủ với trăng) Đó chính là “lý thuyết thơ trong vũ trụ mới của Hàn Mặc Tử Theo lời Nguyễn Bá Tín – em trai Hàn Mặc Tử kể lại trong cuốn Hàn Mặc Tử anh tôi thì từ những ngày thơ ấu, Trăng đã gắn bó với Hàn Mặc Tử, ông đã từng mải mê ngắm Trăng một mình trên… được coi là những biểu tượng tượng lạ lùng, đầy bí ẩn Thơ ông đã đi từ cuộc đời đến những cõi xa xôi, mơ mộng, huyền ảo Thơ đem đến cho tâm hồn Hàn Mặc Tử những phút giây sáng láng, đê mê, một sức sáng tạo tràn đầy lúc êm dịu, lúc day dứt, lúc mãnh liệt như những con sóng ào ạt xô bờ, lúc tê tái, buốt giá như băng tuyết Nghiên cứu về những biểu tượng Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn Mặc Tử là ngược dòng… là một biểu tượng lớn trong văn hóa thế giới Tùy quan niệm mỗi bộ tộc, mỗi vùng mà Hồn được biểu trưng qua những hình ảnh khác nhau, Hồn là biểu tượng của tâm linh, là hơi thở, là sinh khí của một con người Nói một cách chung nhất, Hồn là nguyên khí của một sinh thể Cùng một dòng chảy bất tận ấy, Hồn trong thơ Hàn Mặc Tử đã kế thừa và phát triển thành những cái rất riêng, rất lạ Đọc thơ Hàn Mặc Tử, người… Tử là biểu tượng của sự sống, niềm đam mê và gắn với mặt trời Tiểu kết 15 Hàn Mặc Tử là một tài năng thơ lạ lùng, phức tạp đầy bí ẩn trong phong trào thơ mới Ông chỉ có mặt trên cuộc đời với khoảng thời gian ngắn ngủi trong quằn quại đau đớn với căn bệnh quái ác nhưng ông đã sống và cống hiến hết mình cho khát vọng văn chương làm nên một sức sáng tạo kì lạ Những biểu tượng trong thơ Hàn Mặc Tử được… Tín đã viết về vùng trăng Sa Kỳ của anh mình với một bút pháp đầy thơ mộng Với Hàn Mạc Tử, trăng Sa Kỳ không còn là trăng nữa mà đã hoá thành thơ Nói đúng ra, trăng Sa Kỳ là điểm tựa đầu tiên, để Hàn Mặc Tử xây dựng cõi thơ, cõi hư ảo của mình Trong bài thơ văn xuôi Chơi giữa mùa trăng (có thể coi là bản tuyên ngôn thơ của Hàn Mặc Tử) Hàn đã ghi lại những thắc mắc về bản chất Trăng : Cuộc gặp gỡ đầu . về Hàn Mặc Tử 8 2. Khái niệm biểu tượng và biểu tượng Trăng, Hồn, Máu 11 2.1. Khái niệm biểu tượng 11 2.2. Biểu tượng Trăng 12 2.3. Biểu tượng Hồn 13 2.4. Biểu tượng Máu 15 Chƣơng 2: BIỂU. về biểu tượng Trăng, Hồn, Máu. – Thấy được một cách tổng quan về hệ thống biểu tượng Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn Mặc Tử. 5. Ý nghĩa của đề tài 5.1. Ý nghĩa lí luận Nghiên cứu đề tài Biểu. đặc sắc trong biểu tượng Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn Mặc Tử, thấy được những khám phá sáng tạo phi thường của nhà thơ. 6.2. Phƣơng pháp so sánh Trong quá trình phân tích Biểu tượng Trăng,

Xem Thêm :   THẾ NÀO LÀ ĐẶT CÂU HỎI ĐÚNG?

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  7 ứng dụng xem video trực tuyến cùng bạn bè tốt nhất mà bạn nên biết

Related Articles

Back to top button