Cây Xanh

Hoàng thảo kèn là lan gì – cách trồng lan hoàng thảo kèn tại nhà

Hoàng Thảo Kèn là một trong những loài phong lan quý và rất hiếm ở nước ta hiện nay. Theo số liệu thống kê chung của các loài lan trong tự nhiên, thì số lượng lan hoàng thảo kèn còn rất ít. Điều này khiến cho các tín đồ yêu thích Lan muốn săn lùng để sở hữu loại Lan này càng khó hơn. Tuy nhiên nếu bạn thật sự yêu thích loại Lan này, WikiHow Việt Nam sẽ chia sẻ cho bạn cách trồng Hoàng Thảo Kèn tại nhà.

Với các bạn nào chưa từng biết về loại Lan này hãy cùng tìm hiểu xem Hoàng Thảo Kèn là Lan gì ? Nó được trồng và chăm sóc như thế nào để có thể ra hoa đẹp nhé.

Tìm hiểu chi tiết về Hoàng Thảo Kèn

Lan Hoàng Thảo Kèn là gì

Lan Hoàng Thảo Kèn thuộc chi lan Hoàng Thảo ( có tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum ). Loài Lan này chúng thường xuất hiện ở các khu vực Tam Đảo Vĩnh Phúc và ở vùng Tây Nguyên.

Đặc điểm Hoàng Thảo Kèn

Thân của loài hoa này là hình trụ, nhẵn, thon dài ( chiều dài thân khoảng 50-80cm ), và  dáng rũ xuống. Lá của Hoàng Thảo Kèn có hình dạng dài, hẹp và  lá của chúng sẽ bắt đầu rụng vào mùa thu đông. Hoa Lan Hoàng Thảo Kèn Mùi thơm rất nồng nàn quyến rũ. Hoa có màu sắc rất bắt mắt, cánh hoa khá to và màu tím là màu chủ đạo. Chúng sẽ chuyển dần từ nhạt sang đậm, kèn hoa có màu trắng. Hoa sẽ nở thành từng chùm , mỗi chùm có từ 2 – 3 hoa. Các hoa tập trung  ở các mắt, chúng  có thời gian trổ hoa rất lâu.

Xem thêm Các loại Lan rừng đẹp – Tên các loại Lan rừng thường gặp

Thời điểm trồng và ghép Hoàng Thảo Kèn 

Lan Hoàng Thảo Kèn  là một trong những loài hoa phong lan có khả năng thuần rất khó. Thời gian tốt nhất trong năm để trồng chúng là từ tháng giêng đến tháng 3 (âm lịch ). Hoặc bắt đầu trồng vào tháng 11 âm lịch khi thời tiết bắt đầu lạnh.

Thời điểm để ghép Hoàng Thảo Kèn tốt nhất và vào tháng 11 hàng năm. Ở Thời điểm này lan bắt đầu vàng lá và thắt ngọn để chuẩn bị rụng lá, các mầm ngủ của lan chưa chồi ra. Lúc này các rễ sẽ ngừng phát triển để nuôi các mầm ngủ. Do đó, trong quá trình trồng chúng ta cắt tỉa rễ, tách gốc thì nó sẽ không ảnh hưởng đến các mắt ngủ. Lúc này các mắt ngủ luôn được an toàn, ngọn và thân cây cũng không bị thối.

Cách chọn giống Hoàng Thảo Kèn

Để đảm bảo có một chậu lan chất lượng và phát triển khỏe mạnh thì điều đầu tiên mà bạn cần chú ý đó là khâu chọn giống tốt. Một cá thể giống tốt cần đảm bảo các yếu tố như sau:

Xem thêm :  Cá thể rùa răng được vqg hà tĩnh tiếp nhận quý hiếm cỡ nào?

Bộ rễ của cây phải nguyên vẹn và còn tươi tốt, thân bánh tẻ. Bạn Không chọn những cây có bộ rễ khô héo vì đây sẽ là những cây kém chất lượng, chúng nên được loại bỏ hoặc cắt bỏ rễ đi.

Phần lá của cây phải xanh và lá không bị cong vênh. Cành hoa của cây giống nên to mập, không có quá nhiều nhánh. Chọn được những cá thể giống như vậy cây sẽ cho ra những nhánh  hoa chất lượng nhất.

Khi bạn có ý định chọn hoa để chơi  vào các dịp lễ tết thì nên chọn trước những cây giống ghép đã có ⅔ nụ sắp trổ để bạn tập trung chăm sóc vào việc kích hoa để hoa nở đúng dịp bạn muốn.

Xem thêm Các loại địa Lan quý – Thống kê tên các loại địa Lan truyền thống mới nhất

Cách chọn giá thể

Chọn giá thể để trồng là điều quan trọng nhất trong việc trồng lan Hoàng Thảo Kèn.  Dựa vào đặc điểm của Hoàng Thảo Kèn là ưa ẩm nhưng không chiu được úng nước  nên giá thể được chọn phải thoát nước tốt. Lưu ý : Sau khi tưới 2 giờ thì giá thể phải thoát hết nước chỉ giữ ẩm lại thôi.

Những điều cần chú ý khi trồng Hoàng Thảo Kèn tại nhà

Khi  mầm non của cây  bị thối, lá cây ngả sang màu vàng là dấu hiệu của việc thừa nước ở lan Hoàng Thảo Kèn. Lúc này, bạn phải ngừng việc tưới nước, đồng thời hút ẩm cho cây ngay. Khi thấy lá bị vàng một nửa hoặc lá có thể cháy đen thì đó là dấu hiệu của Hoàng Thảo Kèn bị sốc thuốc.

Đối với lan Hoàng Thảo Kèn có 2 cách ghép cho bạn lựa chọn. Đó là phương pháp ghép chậu hoặc phương pháp ghép gỗ. Tùy vào yêu cầu mà chúng ta có thể chọn giá thể gỗ hoặc chậu để ghép cây. Nguyên liệu để trồng thích hợp cho loại lan này là xơ dừa, củi than, vỏ thông, …

Phương pháp ghép gỗ lũa

Thành phẩm từ phương pháp ghép này sẽ đẹp và có thẩm mỹ cao hơn. Gỗ dùng để ghép lan thường dùng là các loại gỗ có độ bền cao như gỗ vải,gỗ nhãn, gỗ khế….Các loại gỗ này nên được tách vỏ và xử lý qua nước vôi hoặc có thể  luộc kỹ để tránh vi khuẩn ẩm mốc trước khi đưa vào để ghép lan.

Hiện nay, Các bạn cũng có thể dễ dàng mua được các giá thể làm sẵn ở các tiệm lan. Hoặc tự mình làm ra với nguyên liệu có sẵn tại nhà.

Ưu điểm

Khi bạn ghép lan Hoàng Thảo Kèn trên gỗ lũa là thoát nước tốt. Cây ít khi bị thối gốc rễ và nhìn sẽ đẹp, tính thẩm mỹ cao.

Nhược điểm

Giá thể nhanh bị khô, nếu không được tưới thường xuyên cây sẽ bị còi cọc và yếu hơn cây được trồng trong chậu.

Phương pháp ghép chậu

Chậu dùng để ghép lan bạn nên sử dụng các loại chậu làm từ đất nung. Loại này rất dễ tìm vì có bán sẵn rất nhiều. Tùy theo nhu cầu của cây mà bạn nên sử dụng kích thước và hình dáng chậu sao cho phù hợp. Giá thể thường dùng là vỏ cây thông, vỏ xơ dừa, than củi…hoặc phân dê đã được xử lý.

Ưu điểm

Khi loài Lan này được ghép trong chậu thì cây sẽ phát triển tốt hơn. Dễ bón phân cho cây và có thẻ giữ ẩm tốt.

Nhược điểm

Cây được trồng trong chậu sẽ giữ được rất nhiều nước nên hạn chế việc tưới tắm thường xuyên. Nếu không có thể làm cây bị úng và dễ chết.

Các bước trồng Hoàng Thảo Kèn tại nhà 

Cách trồng cũng phải áp dụng riêng cho từng vùng đất trồng, từng miền có khí hậu khác nhau. Phương pháp Cắt ghép là được sử dụng để trồng hoa.

Bước 1

Cây giống được chọn để trồng nên để khô ráo trước khi mang về. Tốt nhất bạn nên treo lên nơi thoáng mát trước 2 ngày không được tưới nước.

Bước 2

Phải Cắt bỏ những phần rễ thừa đã khô, xử lý vệ sinh giá thể trồng lan. Lưu ý là Giá thể trồng lan Hoàng Thảo Kèn phải thoát nước tốt như chậu đất nung thủng, chậu nhựa có lỗ thủng…

Bước 3

Đặt 1 miếng xốp xuống đáy chậu và cắm một cây thép xuyên qua miếng xốp xuống dưới đáy chậu sao cho cây thép chắc chắn. Cây thép này có tác dụng sẽ cố định được gốc lan đã được cấy ghép vào chậu. Sau đó bạn cho giá thể vỏ thông trộn với phân dê đã qua xử lý vào đầy gần tới mép chậu.

Bước 4

Bạn đặt gốc lan vào và cố đinh vào thân cây thép bằng cách dùng các kẹp bướm hoặc dây thép nhỏ. Phải Để gốc lan chạm với giá thể và không được vùi gốc vào giá thể.

Bước 5

Tưới nước để giữ ẩm cho gốc ghép mỗi ngày một lần. Phun xịt phân bón NPK để kích mọc mầm non. Ban đầu ban pha theo tỷ lệ 30-10-10. Sau khi ổn định gốc bạn nên thay đổi tỷ lệ thành 20-20-20.

Kinh nghiệm chăm sóc lan Hoàng Thảo Kèn

Chế độ chăm sóc của bạn ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh và nở hoa đẹp hay không của lan Hoàng Thảo Kèn. Dưới đây là một số lưu ý trong việc chăm bón loài lan Hoàng Thảo Kèn, các bạn cùng tham khảo nhé!

Về ánh sáng và nhiệt độ

Đây là loại lan chịu được nhiệt độ lạnh khá tốt,chúng ưa ánh sáng nhưng không chịu được ánh nắng trực tiếp. Vì vậy bạn nên lựa chọn nơi để chậu lan có mức độ ánh sáng vừa phải, thoáng gió, tránh những nơi có nhiệt độ cao.  Nhiệt độ trung bình cho lan Hoàng THảo Kèn  từ 10 – 16 °C, đây là nhiệt độ lý tưởng nhất cho cây phát triển.

Độ ẩm phù hợp cho Lan

Độ ẩm phù hợp cho cây trong mùa hè là 80%, mùa đông là 60 %. Tùy vào các mùa trong năm mà chúng ta cung cấp nước phù hợp cho chúng. Mùa xuân nên tưới nước mỗi tuần 1 lần, vào mùa hè và  thu bạn nên tưới nước nhiều hơn. Vì trong thời gian này cây sinh trưởng mạnh nhất. Còn về mùa đông nên hạn chế tưới nước. Chỉ nên tưới khi rễ cây khá khô và nên dùng bình phun xịt lên thân và rễ.

Lưu ý khi tưới, không nên tưới trực tiếp lên ngọn cây sẽ gây việc úng nước, và cây dễ chết. Khi cây rụng lá thì nên ngưng tưới nước nhé vì đây là thời điểm cây chuẩn bị ra hoa.

Phòng trị sâu bệnh trên Lan Hoàng Thảo Kèn

Cần chú trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên ngừa sâu bệnh cho cây trước khi bệnh xuất hiện. Các bệnh thường gặp ở lan này như : sâu, rệp, nấm… vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 (mùa mưa ) hàng năm. Bạn cần chú ý quan sát nhiều vì đây là khoảng thời gian sâu bệnh phát triển nhiều nhất.

Khi thấy các biểu hiện trên cây như cháy lá, thắt nõn, đốm trên lá, sâu ăn lá, rệp… thì nên có biện pháp phun xịt thuốc kịp thời. Để tránh tình trạng bệnh nặng hơn và lây lan sang cây khác.

Cách chăm Lan Hoàng Thảo Kèn nở hoa đúng tết

Khoảng thời gian cuối tháng 11 âm lịch là thời gian phù hợp để chăm sóc cho hoa nở đúng vào dịp tết. Bạn nên chọn gốc lan to, bánh tẻ và chưa ra hoa nếu được gốc già đã rụng hết lá càng tốt vì đây là gốc đã vào ngủ đông. Chăm sóc gốc lan này khi mới mua về từ 1 – 2 tuần theo như hướng dẫn như trên rồi có thể bắt đầu đánh thức lan.

Bổ sung phân NPK theo đúng tỷ lệ 10-30-10 pha loãng ra rồi dùng bình phun xịt lên thân và rễ cây để kích nụ hoa nhú lên. Thời điểm kích hoa vào cuối năm khi cây trút hết lá, ngưng tưới nước và tránh nắng cho cây để kích nụ nở hoa. Khi bắt đầu có nắng cây sẽ bắt đầu nhú hoa, như vậy hoa sẽ nở đúng vào dịp tết .

Tùy theo đặc tính của từng loại lan mà ta có những cách chăm sóc khác nhau. Trên đây là những thông tin tổng quan về loài Lan Hoàng Thảo Kèn. Cách trồng và chăm sóc Lan Hoàng Thảo Kèn cũng như trị bệnh cho Lan.

Hy vọng sẽ giúp cho các bạn yêu lan tham khảo và có thêm một loại lan quý hiếm. Bổ sung vào bộ sưu tập trong vườn lan nhà mình. Chúc các bạn thành công và có thêm những chậu lan lan Hoàng Thảo Kèn đẹp và giá trị nhất.

Rate this post


CUỐI TUẦN EM TRI ÂN|| HOÀNG THẢO KÈN


Kênh HOÀNG THẢO KÈN sẽ cung cấp tới các bác yêu lan những dòng lan quý hiếm, lan đẹp các vùng miền

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button