Cây Xanh

Phối giống chó và những điều cần biết khi phối giống chó

Trong tự nhiên, loài chó hoang dã giao phối và sinh đẻ rất thuận lợi. Tuy nhiên việc này lại xảy ra hơi bừa phứa. Chính vì vậy, một khi đã nuôi và chăm sóc chó cẩn thận thì không thể để chó đực cái với nhau trong khoảng không gian chung được. Điều này sẽ dẫn đến cứ một chu kỳ nhất định lại có thể thụ thai.

Do đó, hỗ trợ phối giống chó là rất cần thiết. Chủ nhân của những chú chó nên có kinh nghiệm trong kỹ thuật và thao tác hỗ trợ phối giống. Sieupet.com xin giới thiệu về phối giống chó và những điều cần thiết khi phối giống.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỐI GIỐNG CHÓ

Có rất nhiều phương pháp phối giống chó. Các phương pháp này thường được nhiều người chuyên phối giống chó sử dụng. Mỗi phương pháp có một ưu điểm khác nhau, dùng trong các trường hợp khác nhau. Tuy vậy, tất cả các phương pháp đều hướng đến việc tạo ra những thế hệ cún cưng tốt nhất và khỏe mạnh nhất.

Hiện nay có ba phương pháp phối giống chó phổ biến nhất. Theo thứ tự, lần lượt là : Out-crossing, Line-breeding và In-breeding. Out-crossing dùng trong trường hợp phối chó cùng giống khác huyết thống.

Line-Breeding dùng để phối những con chó cùng giống có huyết thống gần nhau. Và In-Breeding dùng để lai tạo các con chó có huyết thống gần nhau. Tùy theo nhu cầu của chủ chó và mục đích phối giống mà người phối giống chó sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Phương pháp phối giống chó Out-crossing:

Trước hết là Out-crossing. Trong tiếng Việt, đây được hiểu là việc phối các con chó cùng giống nhưng khác huyết thống. Phương pháp này được coi là cách tìm ra được những tính trạng tốt nhất trong quá trình nhân giống. Đây cũng đồng thời là phương pháp lai tạo phổ biến nhất được nhiều người nuôi chó sử dụng. Đối với chó có cùng phả hệ, thực hiện phương pháp lai giống này giữa các con không có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời.

Phương pháp này có thể đem lại nhiều đặc tính mới. Trong quá trình lai tạo, vai trò của chó bố và chó mẹ là ngang nhau trong việc quyết định các đặc điểm của chó con. Cùng với đó, cặp gien của chó con sẽ thừa hưởng một gien từ bố và một gien từ mẹ. Do đó, chó con được tạo ra có quỹ gien đa dạng hơn và khả năng miễn dịch cao hơn.

Các chó con được lai tạo ra vẫn đảm bảo tính thuần chủng. Tuy nhiên, nhược điểm ở đây là gì? Do nguồn gien không cùng huyết thống nên mức độ khác biệt về gien cũng rất lớn. Chính vì vậy, tính đồng nhất gien sẽ không cao.

Cùng với đó, đôi lúc, các điểm không mong muốn có thể xuất hiện cùng lúc. Khi lai tạo, người ta mong muốn khắc phục một số nhược điểm. Tuy nhiên, đôi lúc, thực tế lại không được như vậy. Đây cũng là điểm trừ lớn nhất của phương pháp này.

Phương pháp phối giống chó Line-breeding:

Tiếp đến là nhân giống chó bằng phương pháp Line-breeding. Đây là phương pháp lai tạo các con chó của cùng một giống và có huyết thống gần nhau. Các con chó này có đặc điểm hình thể và tính khí nổi bật. Chúng ít di truyền bệnh tật sang các thế hệ sau nhưng vẫn không tránh khỏi một số lỗi. Khi nhân giống chó theo phương pháp Line-breeding, cần phải cân nhắc kỹ. Lí do là bởi các đặc điểm mong muốn cũng như không mong muốn đều có khả năng xảy ra.

Phương pháp này giúp chọn lọc những gien tốt từ những con chó có họ hàng với nhau. Nó cũng góp phần tạo ra những gien thuần mà không làm mất đi tính đa dạng hóa. Điều này giúp chó con tạo ra khỏe mạnh và có khả năng kháng nhiều bệnh hơn. Điểm trừ của phương pháp này là nó chỉ giúp làm chậm lại chứ không ngăn chặn sự sụt giảm tính đa dạng của quỹ gien.

Phương pháp phối giống chó In-breeding:

Cuối cùng là phương pháp nhân giống chó In-breeding. Đây là sự lai tạo giữa các con có huyết thống gần nhau. Phương pháp này đòi hỏi phải được thực hiện bởi các nhà phối giống chó có nhiều kinh nghiệm. In-breeding giúp tạo ra những con chó có đặc điểm gần với đặc điểm của loài nhất. Các nhà khoa học ghép cặp các con chó cùng huyết thống và chung một số đặc điểm mong muốn. Cứ tiếp tục như thế, sau khoảng một hoặc hai thế hệ, các tính trạng ấy trở nên “đồng trội”.

Với phương pháp này, người ta tạo ra được những con chó giống với mức độ thuần chủng cao. Vì là gien thuần nên các nhà lai tạo chó có thể phán đoán được những đặc điểm ở chó con được sinh ra. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có rất nhiều nhược điểm.

Đầu tiên, nếu lặp đi lặp lại cách này quá nhiều lần, tính đa dạng gien sẽ bị suy giảm. Thêm vào đó, hệ miễn dịch của chó con cũng kém mạnh mẽ hơn. Chưa kể đến những con chó có gien “đồng lặn” sẽ rất yếu và chết đi. Số lượng chó con trong ổ với khả năng sống sót thấp hơn các phương pháp khác.

DẤU HIỆU PHÁT DỤC Ở CHÓ VÀ CÁCH XỬ LÍ ĐỂ PHỐI GIỐNG CHÓ HỮU HIỆU

Thời kì động dục là giai đoạn mà chó chưa triệt sản đều phải trải qua. Thời kì này rất quan trọng vì nó làm cho chó có khả năng sinh sản và mang thai chó con. Thời kì động dục ở chó cũng giống như thời kì kinh nguyệt ở con người. Hooc-môn trong cơ thể chó thay đổi. Ở chó bắt đầu xuất hiện những sự khác thường trên cơ thể và hành vi trong giai đoạn này.

Xem thêm :  Tuts cách vẽ hoa tử đằng đơn giản chi tiết

Chó đực phát dục

Chó đực luôn sẵn sàng để phối giống. Do đó thời điểm chó đực phát dục không xác định được cụ thể. Thời điểm thích hợp để cho chó đực có thể bắt đầu giao phối là ít nhất 1 năm trở đi, tốt nhất là trên 14 tháng. Nếu phối giống khi chó non hơn, chó sẽ bị ảnh hưởng xấu về cả ngoại hình lẫn nội tạng. Chó đực để phối giống phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn đã quy định. Thông thường, người ta chọn những con có nguồn gien tốt. Chó phải khỏe mạnh, không bệnh tật, thân thể nở nang và chân cứng cáp,…

Khi chọn được một chú chó để đưa đi phối giống, ta phải tăng khẩu phần ăn bổ dưỡng hơn cho chó. Có như vậy, chó mới khỏe mạnh và đảm bảo những lần phối giống sau này.

Chó cái phát dục

Còn ở kỳ phát dục của chó cái, có những dấu hiệu riêng dễ nhận ra. Thời kỳ động dục như một khuôn mẫu. Trong tuần đầu tiên sẽ thấy âm hộ chó sưng lên và chảy máu. Khoảng 1 – 2 tuần sau, máu sẽ giảm dần rồi ngừng hẳn. Trung tuần sẽ là thời điểm trứng rụng. Đây cũng là khoảng thời gian có tỉ lệ đậu thai cao nhất.

Lúc này, chó sẽ có hứng thú với việc tìm “bạn trai”. Nếu bạn không muốn chó có thai thì phải thắt chặt an toàn. Sau 2 – 3 tuần, kinh nguyệt có thể trở lại nhưng sẽ ít đi và ngừng hẳn. Tuy nhiên, âm hộ vẫn sẽ nở to hơn bình thường trong vài tuần tiếp theo.

Việc chảy máu ở âm hộ nên được lưu ý. Đây là dấu hiện cho thấy chó của bạn sẽ sớm bước vào kỳ động dục. Cùng với đó, khi chó chính thức bước sang giai đoạn này, lượng máu sẽ giảm nhiều. Dịch máu lúc này chuyển sang màu hơi nâu. Nên để ý vì đôi lúc có những trường hợp chó liếm đi lượng máu cơ thể đào thải.

Hãy lót chỗ nằm bằng một tấm vải hoặc khăn trắng để dễ quan sát hơn. Bạn cũng nên ghi lại những ngày chó bị ra máu. Việc nhân giống phù hợp nhất vào ngày thứ 10 hoặc 11. Khi bước vào thời kì động dục, chó sẽ liên tục liếm âm hộ. Việc đặt một tấm vải trắng sẽ rất hữu ích trong việc quan sát kinh nguyệt.

Biểu hiện của chó cái phát dục

Trong thời gian động dục, chó sẽ bắt đầu cư xử bất thường. Cụ thể, chó ở trước thềm giai đoạn này thường hay căng thẳng, nhạy cảm và dễ bị kích động. Một số con sủa nhiều hơn hoặc tỏ ra hung hăng khi ai đó ở gần. Một hành vi nữa là chó cái bắt đầu cưỡi lên những con chó khác. Thậm chí đôi khi chó còn cưỡi lên chân bạn.

Một cách nhận biết khác là nhìn vào đuôi chó. Khi chó cái bước vào thời kỳ động dục, đuôi của chúng thường cong sang một bên. Hành động này để việc phối ngẫu diễn ra dễ dàng hơn. Hành vi này tương đối phổ biến và được gọi là “phất cờ”.

Cách tốt nhất để biết được thời kỳ động cục của chó là đưa đến những cơ sở y tế gần đó để kiểm tra. Cách này đảm bảo sự an toàn và độ chính xác cao. Đồng thời bạn có thể nhận được những lời khuyên hữu ích từ các bác sĩ thú y về giai đoạn này ở chó.

Chó cái không chịu đực

Tuy nhiên, có một số trường hợp chó cái không chịu đực. Nghĩa là chó cái bước vào thời kì động dục nhưng không giao phối với chó đực. Có nhiều nguyên nhân cho hành vi kì lạ này.

Trước hết có thể do chó cái không “ưng” chú chó cùng mình phối giống nên cương quyết từ chối. Trong trường hợp này nên lựa chọn cho nó một chú chó khác. Đơn giản hơn thì chỉ cần thả ra để nó tự đi kiếm “bạn tình”. Nguyên nhân thứ hai là vì không phải tới kì động dục mà do mắc bệnh. Có nhiều loại bệnh có đặc tính khá giống với những biểu hiện khi phát dục.

Chẳng hạn như căn bệnh bọc mủ tử cung. Bệnh thường xuất hiện ở chó lớn tuổi và triệu chứng khá giống biểu hiện động dục. Những biểu hiện trùng khớp gồm có sưng âm hộ và lúc có lúc không dịch thải ra.

Trong một số trường hợp kinh khủng hơn, dạ chó bị lấp đầy mủ. Khi ấy chó bị nhiễm độc và vi khuẩn mang độc tố sẽ xâm nhập vào dòng máu. Gặp trường hợp này nên mang chó đi khám ngay vì có nguy cơ cao bị bọc mủ tử cung.

Dù là dấu hiệu nào thì cũng không được chủ quan mà nên tìm ngay tới những trung tâm y tế gần đó. Đội ngũ bác sĩ thú y, nhân viên sẽ có những câu trả lời và lời khuyên xác đáng nhất.

CÁCH XỬ LÍ KHI CHÓ PHÁT DỤC

Cách đơn giản và hiệu quả nhất để xử lí chó khi chúng phát dục là thiến hoặc triệt sản.

Thiến chó

Thiến là một phẫu thuật nhằm cắt bỏ tinh hoàn. Đây cũng đồng nghĩa với việc cắt bỏ nguồn cung cấp testoterone và khả năng sinh sản tinh trùng. Thời gian tốt nhất để thiến là khoảng từ 4 – 6 tháng. Thiến con vật lớn tuổi hơn cũng không khác lắm. Tuy nhiên thiến càng muộn thì việc ngăn chặn những thói hư không mong muốn càng dễ thất bại.

Xem thêm :  Cây vạn niên tùng giá bao nhiêu hcm

Thiến có khá nhiều ưu điểm. Thiến chó đực sẽ không còn khả năng sinh sản và đi theo con cái. Chó sẽ ít đi lang thang cũng như quan tâm đến chiến đấu. Ngoài ra, thiến chó có khả năng phòng và giảm bện do testosterone và các bệnh liên quan đến tinh hoàn, mào tinh.

Thiến là một phẫu thuật rất đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng. Thêm vào đó, thiến chó không tốn kém nhiều về kinh tế mà vẫn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, khi thực hiện một ca phẫu thuật đơn giản như vậy nhưng cũng cần người thực hiện chuyên nghiệp.

Những công việc như gây mê, gây tê, tay nghề và điều kiện phẫu thuật, giám sát. Theo dõi và chăm sóc đều cần có một đội ngũ chuyên gia. Bạn có thể đi tới những trung tâm y tế để nhận được câu trả lời chi tiết hơn về vấn đề này.

Triệt sản chó đực

Ngoài thiến, người ta còn sử dụng phương pháp triệt sản. Triệt sản chó đực gồm ba cách : tiêm hóa chất, thắt ống dẫn tinh và cắt bỏ tinh hoàn.

Trước hết là triệt sản chó đực bằng cách tiêm hóa chất. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách tiêm vào chó một loại hóa chất là Chlorhexidine gluconate, Formaldehyde loãng hoặc Kẽm gluconate… Các bác sĩ sẽ tiêm nó  vào tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn. Từ đó gây nên một phản ứng viêm cục bộ nghiêm trọng, làm mất đi hoàn toàn khả năng sinh sản tinh trùng.

Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm riêng. Sau một thời gian dài sử dụng, nhiều người nhận ra hiệu quả của nó không cao. Hơn thế, nó còn làm giảm đáng kể sự tiết testosterone từ tinh hoàn.

Ở cách thắt ống dẫn tinh cũng là một cách khá phổ biến và phải phẫu thuật. Đây không phải một phương pháp quá khó nhưng chi phí thì không hề nhỏ. Tuy nhiên sau khi thắt ống dẫn tinh, đôi lúc vẫn xảy ra những trường hợp ngoài mong muốn.

Cuối cùng là cắt bỏ tinh hoàn. Chó đực được triệt bằng cách rạch một đường nhỏ ở bìu dài và cắt bỏ cả hai tinh hoàn. Đây là cách mang lại hiệu quả triệt để nhất.

Triệt sản chó cái

Thời gian triệt sản cho chó cái là từ 1 năm tuổi trở lên. Nếu như làm phẫu thuật hoặc tiêm thuốc trước 1 năm có thể gây ra những tác động xấu đến phát triển của chó sau này. Có ba cách triệt sản phổ biến.

Phương pháp tiêm thuốc cũng bao gồm những loại thuốc như đối với chó đực. Tuy nhiên, phương pháp này khá hại cho sức khỏe của chó. Ngoài ra sau khi tiêm còn có nhiều tác dụng phụ và không thực sự triệt để.

Cách thứ hai là thắt ống dẫn trứng. Cách này đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên y tế tay nghề cao. Do việc thực hiện hơi khó khăn nên mọi chi phí cũng hơi tốn kém một chút. Tuy nhiên đây cũng không phải phương pháp đem lại kết quả triệt để nhất. Đôi khi vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ.

Phương pháp cuối cùng là phương pháp đã được đề cập đến ở trên : cắt tử cung và buồng trứng. Nếu triệt sản ở chó đực là cắt bỏ tinh hoàn thì triệt sản chó cái là cắt bỏ tử cung và buồng trứng.

Thủ thuật này được thực hiện bằng cách rạch một vết ở bụng hoặc sườn sau rồi cắt bỏ hai bộ phận nêu trên. Điều này ngăn chó cái không mang thai và ham muốn khi tới kỳ động dục. Đây là phương pháp triệt để nhất.

Lưu ý sau khi triệt sản

Một điều cần lưu ý là nếu chó cái đã triệt sản nhưng lại có máu thải ra từ cơ thể như dấu hiệu của thời kỳ động dục thì hãy mang nó đi khám ngay. Chó có thể đã mắc các chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hay bệnh về hoa liễu.

Nhìn chung, sau khi phẫu thuật, chó có thể được giữ lại trong phòng phẫu thuật một thời gian. Hành động này nhằm theo dõi sự phục hồi của chúng sau gây mê và phẫu thuật, đồng thời hỗ trợ thuốc giảm đau đúng lúc.

Chó có thể có một vài vết chỉ khâu. Số chỉ này sẽ được cắt bỏ sau khoảng 7 – 10 ngày. Hầu hết các trường hợp chó sẽ khỏe lại sau khoảng 5 – 6 ngày phẫu thuật. Trong khoảng thời gian 5 – 6 ngày này, chó cần một chế độ dinh dưỡng hợp lí. Do đó đòi hỏi người nuôi phải chú trọng trong việc chăm sóc.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI PHỐI GIỐNG CHÓ

Trước khi đưa ra quyết định về việc phối giống chó, người nuôi cũng cần luu ý một số điều. Các trường hợp phối giống cần xem xét các điều sau. Về chu kỳ sinh sản của chó, người phối lẫn chủ chó cần có kiến thức căn bản. Về mùa giao phối cũng là một yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó, theo dõi các lứa sinh đẻ cũng là điều cần thiết.

Quá trình theo dõi và chăm sóc sau phối giống cần đặc biệt chú ý. Chó sau sinh có thể gặp nhiều vấn đề. Kể cả chó mẹ lẫn chó con đều mang nhiều nguy cơ nếu không được chăm sóc kĩ. Có một số lưu ý về việc các thay đổi của chó mẹ trước và sau khi sinh. Chủ chó cũng nên tham khảo và lưu ý lại để tránh bỡ ngỡ khi phối giống lần đầu.

Xem thêm :  Hướng dẫn cách nuôi ong mật tại nhà hiệu quả cao, hướng dẫn nuôi ong căn bản bạn cần biết

Cần chú ý chu kỳ sinh sản của chó khi phối giống chó

Đầu tiên, mỗi người cần hiểu về chu kỳ sinh sản của chó. Chó cái đến lúc rụng trứng cũng là lúc cơ thể đã sẵn sàng để sinh sản. Khi ấy, nồng độ estrogen trong máu sẽ tăng cao và thúc đẩy trứng rụng khỏi buồng.

Khoảng thời gian này nếu tiến hành giao phối, trứng sẽ được thụ tinh và hình thành phôi thai. Chó cái thường bước vào giai đoạn động dục khi nằm trong tuổi dậy thì. Tùy từng loài mà độ tuổi dậy thì rơi vào khoảng 6 – 24 tháng tuổi. Giống chó nhỏ thường sẽ động dục sớm hơn so với những giống chó lớn.

Cần chú ý mùa giao phối khi phối giống chó

Vậy khi nào kỳ động dục xảy ra? Chó thường động dục khoảng hai lần trong năm. Khoảng cách giữa mỗi lần trung bình độ 6 tháng. Thời gian động dục cũng phụ thuộc ít nhiều vào giống chó.

Mặc dù đa số giống chó đều động dục khoảng hai lần một năm. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, tùy vào giống chó mà hooc-môn ít hay nhiều thì chó cái có thể động dục thường xuyên hơn. Một số chó cái lại có thời kỳ động dục đều đặn sáu tháng một. Trong khi đó một số ít khác có tần suất cao hơn.

Nếu 4 – 8 tháng mới xảy ra chu kỳ động dục cũng không phải là điều đáng lo. Loài chó có thời gian động dục khá dài, khoảng từ ba đến bốn tuần. Vì vậy khi cần phối giống chó, chủ nuôi cần chú ý đến quãng thời gian có thể giao phối. Tùy theo mỗi cá thể mà cần có sự theo dõi thường xuyên về mùa phát dục của chó.

Phối giống chó: Chó giao phối mấy lần thì được?

Không có một câu trả lời xác đáng nhất cho câu hỏi chó phối giống mấy lần thì được. Lời khuyên đưa ra đều là khoảng 2 đến 3 lần. Cùng với đó là thời gian phối giống nên rơi vào kỳ kinh nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Cũng có một vài trường hợp hi hữu chó mang thai vào kỳ kinh đầu tiên. Tuy nhiên nên hạn chế vì chó còn non và dễ bị thương hay chết khi sinh nở.

Cũng tùy theo giống chó, tuổi của chó và sức khỏe của chó. Trong trường hợp chó có sức khỏe yếu hoặc đang bệnh tật cần tránh phối giống. Một số chủ chó chưa nắm vững kiến thức hoặc đặt nhu cầu phối giống quá nhiều. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chó. Phối giống khi chó bệnh làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh. Hoặc có thể gây ảnh hưởng tính mạng cho chó mẹ.

Chăm sóc chó mẹ trong thời gian mang thai

Cuối cùng là cần lưu ý chăm sóc chó mẹ trong thời gian mang thai. Trước khi đưa chó mẹ đi phối giống cần đưa đi khám thú y. Bạn cần kiểm tra tổng thể và xét nghiệm máu để chắc chắn rằng nó không mắc bệnh truyền nhiễm. Cần cho chó ăn kiêng khoảng 6 tháng trước phối giống. Việc làm này để tránh thừa cân, gây ra biến chứng. Trong quá trình nên có sự theo dõi của những người có kinh nghiệm phối giống chó.

Tiếp đó, cần phải tiêm vắc xin cho chó cũng như xử lý ngay ký sinh trùng. Dinh dưỡng cho chó mẹ khi mang thai cũng rất quan trọng, đòi hỏi chủ nuôi phải chăm sóc và quan tâm. Một vài con chó chó có hiện tượng giảm cân dù được cho ăn nhiều hơn. Đây là lúc bổ sung thức ăn đóng hộp như Alpo hay Pedigree.

Bạn cũng nên đưa chó đi kiểm tra bác sĩ thú y định kỳ khoảng 1 tháng một lần. Trong quá trình giao phối và mang thai, không cần thiết phải cho chó luyện tập tăng cường. Trong khoảng thời gian chó cái mang thai cũng nên tách riêng nó ra khỏi những con chó khác. Điều này giúp bảo vệ chó mẹ khỏi việc tiếp xúc vi rut Herpes ở chó.

Chăm sóc chó mẹ khi sinh nở

Khi chó mẹ sinh, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị chu đáo mọi thứ. Về nơi sinh thì cần không thấm nước và dễ dàng làm sạch, không có gió lùa, yên tĩnh. Nên chuẩn bị giường lót và để chó quen với nó.

Khi sinh, hãy giúp chó mẹ có tâm lí thoải mái nhất và vuốt ve bụng chó để quá trình diễn ra thuận lợi hơn. Bạn có thể tốn kha khá thời gian cho việc này. Hãy để không gian riêng cho nó nhưng vẫn đảm bảo kiểm tra thường xuyên. Khi chó mẹ đã sinh xong, mọi biểu hiện lạ trước đó sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp ngoại lệ.

Nhưng những điều này sẽ nhanh chóng biến mất nên cũng không cần lo lắng nhiều. Nhìn chung, chủ chó cần chủ động tìm hiểu và chuẩn bị kĩ lưỡng cho những quá trình này trước. Khoảng thời gian chó mang thai nên làm theo những chỉ định của các bác sĩ thú y.

Tư Vấn Mua Bán & Phối Giống Chó Cảnh: 0838 336 888

Đó là những thông tin về những lưu ý của phối giống chó. Những điều trên đây đều mang tính chất tham khảo. Sieupet.com đưa ra với hi vọng bạn sẽ sử dụng những thông tin trên một cách linh hoạt và bổ ích.

Nguồn: https://sieupet.com/phoi-giong-cho.html

Fivestar: 

Average:

3.5

(

17

votes)


Tí thì hụt( khi anh bạn đã quá khát)


Giao phối, duy trì nòi giống loài chó, bảo sao dắt

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button