Tổng Hợp

Các ký hiệu khí nén, thủy lực phổ biến trong bản vẽ

Để hình thành nên một hệ thống thủy lực, khí nén bất kỳ, người ta đều cần có bản vẽ kỹ thuật có thể được vẽ tay hoặc được mô phỏng trên các ứng dụng phần mềm. Bước đầu tiên mà chúng ta cần làm đó là đọc, hiểu những ký hiệu thủy lực khí nén thường được sử dụng trên bảng vẽ. Công việc này rất quan trọng để giúp có được 1 bảng vẽ chính xác, đáp ứng các yêu cầu của người dùng, nhanh chóng và tiết kiệm các chi phí.

ký hiệu thủy lực khí nén

Quy ước chung về ký hiệu thủy lực, khí nén

Tất cả các phân tử trong hệ thống khí, thủy lực đều sẽ được đại diện bởi các đường nét, ký hiệu, biểu tượng. Chúng được các hãng sản xuất, giới kỹ thuật, kỹ sư công nhận và sử dụng chung.

Không phải bất kỳ các biểu tượng hay ký tự nào cũng có thể đại diện cho các phần tử thủy lực, khí nén mà chúng phải đảm bảo đơn giản, ngắn gọn sao cho người đọc bản vẽ, khách hàng có thể hình dung được thiết bị, phần tử đang nói đến. Các ký hiệu thiết bị có thể được kết hợp với nhau để hình thành 1 tổ hợp, 1 cụm thiết bị , ví dụ như trạm nguồn… Tùy theo nhu cầu, mục đích mà chúng ta có thể linh hoạt sử dụng các ký hiệu này.

Có rất nhiều người cho rằng ký hiệu phần tử sẽ thể hiện kích thước của phần tử ở trên thực tế. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Chúng ta không thể gán kích thước của van 1 chiều vào ký hiệu của nó trên bản vẽ chi tiết mạch thủy lực. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể gắn hướng nhìn cho bất kỳ các phần tử nào. Trên bản vẽ kỹ thuật, vị trí của các phần tử trên bản vẽ không thể hiện cụ thể vị trí vật lý của phần tử.

Các quy ước về ký hiệu này không chỉ được tuân thủ nghiêm túc tại các nhà máy hay trong đội ngũ kỹ sư mà còn đối với các khách hàng bởi vì việc đọc hiểu bản vẽ rất quan trọng. Hiện nay, người ta chọn tiêu chuẩn kỹ thuật ISO 1219 của Anh để dùng trong thiết kế bản vẽ thủy lực, khí nén.

Các ký hiệu khí nén, thủy lực

Nếu trong bảng vẽ ta bắt gặp ký hiệu mũi tên thì điều đó đại diện cho phần tử đó có thể điều chỉnh được, có thể thay đổi giá trị được. Nó thường đi kèm với ký hiệu của van tiết lưu, bơm…

ký hiệu phần tử điều chỉnh lưu lượng áp suất

Ký hiệu xi lanh

Xi lanh khí nén hay xi lanh dầu đều đóng vai trò là 1 chấp hành quan trọng. Chính vì thế mà người dùng cần chú ý đến ký hiệu xi lanh khí nén, dầu…

Xem Thêm :   Kích thước cửa phòng ngủ chuẩn phong thủy theo thước lỗ ban

Xem thêm :  Xuất File Pdf Trong Illustrator ? Cách Xuất File Pdf Trong Ai

+ Đối với các xi lanh đơn, xi lanh 1 chiều thì chúng ta chỉ thấy có 1 cửa dầu vào duy nhất. Đây cũng là điểm để phân biệt với xi lanh 2 chiều.

ký hiệu xi lanh 1 chiều

+ Ký hiệu xi lanh 2 chiều, xi lanh tác động kép sẽ cho thấy rõ 2 đường cấp dầu vào.

ký hiệu xi lanh tác động kép

+ Đối với các xi lanh được gắn cùng với giảm chấn để đáp ứng với những vận tốc chuyển động nhanh thì ký hiệu đặc biệt hơn. Thường thì các giảm chấn phụ kiện này sẽ lắp ở 5% hành trình cuối.

ký hiệu xi lanh có giảm chấn cuối hành trình

Ký hiệu đường ống dầu

Ống dầu thực hiện chức năng vận chuyển dầu từ nguồn cấp đến các thiết bị. Bên cạnh đó, nó còn giúp chứa đựng 1 lượng dầu dự trữ. Ký hiệu của đường ống dầu là 1 đường thẳng kéo dài. Đó có thể là ống xả, ống hút dầu hoặc ống đẩy. Lưu ý cho các bạn biết đó là, ký hiệu này chỉ đại diện cho phần tử là đường ống, không biểu thị thông số áp suất bên trong.

ký hiệu đường ống

Trong khi đó, đường ống hồi dầu sẽ là những đoạn thẳng ngắn, đứt đoạn được cách nhau bằng 1 khoảng trắng nhỏ. Nó là đường dầu từ các phần tử thủy lực dẫn về bể chứa.

ký hiệu đường hơi trong mạch thủy lực

Ký hiệu các loại van thủy lực, khí nén

Có rất nhiều loại van thủy lực, khí nén được sử dụng trong 1 hệ thống làm việc, tuy nhiên, chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu những ký hiệu loại van thông dụng nhất.

+ Van phân phối dòng

Van 3/2 là loại van phân phối có 2 vị trí làm việc là trái phải và 3 cửa van lần lượt là: cửa vào, cửa làm việc, cửa xả. Trên ký hiệu hình chữ nhật của van, ta thấy rõ 2 vị trí và các cửa 1, 3 nằm cạnh nhau.

ký hiệu van phân phối 3/2

Van phân phối 4/ 3 thì phức tạp hơn với 3 vị trí làm việc: Trái, phải, giữa và cửa làm việc A, B, cửa T xả, cửa P vào.

ký hiệu van phân phối 4/3

Tương tự như vậy, ta có ký hiệu của van phân phối 5/2 chuyên dùng cho các hệ thống xi lanh khí, dầu có chuyển động tiến lùi nhanh, liên tục.

ký hiệu van phân phối 5/2

+ Van một chiều

Van một chiều là loại van bảo vệ bơm, nguồn hiệu quả khi chỉ có khí, dầu đi theo 1 chiều duy nhất, ngăn chặn việc chảy ngược dòng.

Ký hiệu của van gồm 1 hình tròn và một mũi chóp hướng từ trái sang phải.

ký hiệu van 1 chiều

Loại van 1 chiều định áp thì hoạt động của nó đặc biệt hơn, nó chỉ mở cửa van cho dòng chất đi qua 1 chiều khi áp suất của dòng đạt mức nhất định

Ký hiệu của van tương tự với loại một chiều thông thường đã nói ở trên nhưng lại có thêm 1 lò xo, khách hàng chú ý để phân biệt nhé.

ký hiệu van một chiều định áp

+ Van tiết lưu

Nhiệm vụ của van này đó là điều chỉnh lưu lượng của dòng chất qua van thông qua đó, người dùng có thể điều chỉnh được vận tốc của ben khí nén, ben dầu. Có 3 loại van tiết lưu như sau:

Ký hiệu van tiết lưu cố định: gồm 2 cung tròn đối xứng với nhau qua 1 trục thẳng.

ký hiệu van tiết lưu cố định

Ký hiệu của van tiết lưu có điều chỉnh tương tự loại van cố định nhưng có 1 đường mũi tên chéo đi xuyên qua. Mũi tên này gọi là mũi tên hiệu chỉnh.

Xem Thêm :   Kỹ thuật thi công đá Granite

Xem thêm :  Massage Sala – Tại nhà, tận nơi, tận tâm

ký hiệu van tiết lưu có điều chỉnh

Van tiết lưu 1 chiều là sự kết hợp 2 trong 1 của van một chiều và van điều chỉnh lưu lượng. Đây là một loại van công nghiệp được sử dụng rất phổ biến trong các hệ thống khí, dầu phức tạp.

ký hiệu van tiết lưu 1 chiều

Ký hiệu của nó gồm: 1 hình vuông lớn, bên trong có chứa ký hiệu của van 1 chiều và van tiết lưu có điều chỉnh.

+ Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo thêm một số ký hiệu van khác như:

Tham khảo: Giải thích các loại ký hiệu van khí nén, van thủy lực

ký hiệu van giảm áp
ký hiệu van an toàn

Ký hiệu bơm thủy lực, motor thủy lực

+ Ký hiệu bơm thủy lực

Bơm là 1 thiết bị trung tâm, thực hiện nhiệm vụ hút dầu từ bể chứa để đẩy đi vào đường ống, cung cấp cho hệ thống hoạt động. Hầu hết trong các bản vẽ của hệ thống thủy lực luôn xuất hiện ký hiệu của bơm với 1 hình tròn nhỏ, có 1 tam giác đỉnh nhọn hướng ra ngoài.

ký hiệu bơm thủy lực

Đối với những bơm dầu thủy lực loại có thể điều chỉnh được lưu lượng chất lỏng qua bơm thì ký hiệu sẽ khác. Đó là 1 hình tròn với 2 tam giác ở trong có đỉnh hướng ra ngoài và đặt đối xứng nhau, và một mũi tên xuyên chéo qua tâm.

Như chúng ta đã biết, bơm dầu có thể vận hành ở cả 2 chế độ thuận nghịch. Điều này có nghĩa là bơm ngoài việc hoạt động chế độ bình thường thì nó có thể chạy ở chế độ động cơ dầu. Và vì vậy mà trong 1 số bản vẽ bạn sẽ thường gặp ký hiệu này.

ký hiệu bơm thủy lực thuận nghịch

+ Ký hiệu động cơ thủy lực

Động cơ thủy lực là phần tử cơ bắp trong hệ thống khi nó tạo nên các chuyển động quay để truyền cho các thiết bị vận hành. Ký hiệu của động cơ thông thường sẽ gồm: 1 vòng tròn, bên trong có 1 tam giác mà đỉnh nhọn hướng vào trong.

Ký hiệu của động cơ điện thủy lực đó là 1 hình tròn và có chữ M in hoa ở phía trong như sau:

ký hiệu động cơ điện

Còn đối với các động cơ chạy bằng dầu diezen thì người ta sẽ ký hiệu bằng hình chữ nhật nhỏ, bên trong có 1 chữ M in hoa để có thể dễ dàng phân biệt:

ký hiệu động cơ diesen

Ký hiệu bộ lọc dầu

Bộ lọc dầu là 1 phần tử trong hệ thống, giúp nâng cao chất lượng của dầu, khí nén làm việc.

Dòng lưu chất bẩn sau khi đi qua các bộ lọc sẽ bị giữ lại những tạp chất gây hại như: hạt kim loại, sợi ni lông, vụn giấy, đất cát… Nếu dòng chất đi vào hệ thống lẫn các tạp chất thì sẽ gây nguy hại cho các thiết bị, hệ thống như: ăn mòn, tắc nghẽn hay nặng nề hơn như xâm thực, phá hủy.

ký hiệu bộ lọc

Lưu ý: Chất lượng của khí nén hay dầu sẽ phụ thuộc vào kích thước của lỗ lưới lọc cũng như lõi lọc.

Ký hiệu đồng hồ đo lưu lượng của dầu

Nếu bạn muốn kiểm soát lưu lượng dầu trong hệ thống để kịp thời điều chỉnh hoạt động của các thiết bị cơ cấu, chấp hành thì bạn chắc chắn phải cần đến đồng hồ đo lưu lượng của dầu. Tùy theo quy mô, cấu trúc của mạch thủy lực mà số lượng đồng hồ đo lưu lượng này sẽ từ 1 cái trở lên.

Xem Thêm :   Top 6 ngôi chùa cầu tài lộc linh thiêng nhất Việt Nam

Xem thêm :  SQlite Trong Android (Phần 3)

Ký hiệu của nó như sau:

ký hiệu đồng hồ đo lưu lượng

Ký hiệu bộ làm mát dầu

Nhiệt cao là một vấn đề nan giải đối với các hệ thống thủy lực. Bởi nó có thể làm giảm tuổi thọ dầu, tăng nguy cơ cháy nổ, tăng tốc độ oxi hóa và hỏng hóc thiết bị Chính vì thế mà rất nhiều người đã phải tìm các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục.

Dầu nóng được xi lanh, thiết bị chấp hành xả ra sẽ theo đường ống để đi tới bộ làm mát dầu. Tại đây, tùy theo đó là quạt tản nhiệt hay OR mà nó sẽ dùng gió hoặc dùng nước để làm giảm nhiệt của dầu. Sau đó, dầu sẽ được hồi về thùng chứa để bắt đầu 1 chu kỳ làm việc mới.

Thiết bị này không chỉ làm giảm nhiệt độ của dầu mà còn giúp tăng tính sẵn sàng làm việc của hệ thống, tăng thời gian làm việc và giảm thời gian nghỉ.

Bộ làm mát dầu thủy lực được phân chia thành 2 loại: Két tản nhiệt bằng gió, bộ tản nhiệt bằng nước. Chúng được ký hiệu chung, có dạng hình thoi với mũi tên đầu tam giác hướng ra ngoài.

ký hiệu bộ làm mát dầu thủy lực

Ký hiệu công tắc áp suất

Công tắc áp suất hay còn được gọi với 1 cái tên khác là rơ le áp suất, là thiết bị rất quen thuộc với chúng ta khi nó được lắp trong hệ thống thủy lực và hệ thống khí nén.

Nhiệm vụ của thiết bị này trong hệ thống đó là chuyển đổi tín hiệu áp suất thành sự đóng ngắt ON hoặc OFF của mạch điện. Nhờ có khả năng phát hiện sự thay đổi áp suất một cách nhanh chóng, chính xác nên các công tắc điện có thể đóng mở một cách linh hoạt. Vì vậy mà nó được sử dụng rất nhiều trong hệ thống phòng cháy chữa cháy, máy nén khí, hệ thống bơm nước, dầu và hóa chất, hệ thống cấp nước và thoát nước trong nhà máy, khu chung cư…

Ký hiệu của công tắc áp suất trong bản vẽ là một hình hộp chữ nhật với 3 chấm tròn màu đen và 1 thanh dài ở bên trong.

ký hiệu công tắc áp suất

Ký hiệu bộ sấy nhiệt

Trong 1 số hệ thống khí nén, việc lắp đặt bộ sấy nhiệt là điều cần thiết. Nó có chức năng sấy khô khí đã được nén tại các bước trước đó trong chu kỳ. Bộ sấy nhiệt có thể loại bỏ hoàn toàn nước có trong khí nén đặc biệt là ngay cả khi nước còn ở dạng hơi. Hoạt động của nó là sấy khô khí đến mức nhiệt độ điểm sương để các hạt sương sẽ được ngưng tụ thành giọt nước và được dẫn thoát ra ngoài qua thiết bị bẫy nước. Nhờ có bộ sấy nhiệt mà nguy cơ bị oxi hóa, gỉ sắt đã giảm đi, cung cấp nguồn khí sạch, đạt tiêu chuẩn cho 1 số dây chuyền làm việc. Bên cạnh đó, thiết bị còn giúp hệ thống làm việc hiệu quả hơn.

Ký hiệu của bộ sấy nhiệt có hình thoi, bên trong có 2 tam giác được đối đỉnh và nối bằng 1 đường thẳng.

ký hiệu bộ sấy khí

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Mẹo Xây Dựng

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button