Tổng Hợp

Khởi ngữ là gì? tác dụng của khởi ngữ? ví dụ, bài tập về khởi ngữ

Khởi ngữ là một thành phần cấu tạo nên câu trong tiếng Việt. Vậy khởi ngữ là gì? Nó có tác dụng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá và tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết sau đây nhé!

khởi ngữ là gì

Khởi ngữ là gì?

Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 đã đưa ra định nghĩa về khởi ngữ như sau: “Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Thông thường trước khởi ngữ sẽ xuất hiện các quan hệ từ như: đối, với, về, đối với,…”. 

Trong câu, khởi ngữ có thể đảm nhận chức năng cú pháp cụ thể hoặc không. Nếu có, khởi ngữ được dùng để nhấn mạnh. Nếu không thì nó được dùng để nêu lên sự tình của vấn đề được đề cập đến.

Ví dụ về khởi ngữ

  1. Về đề xuất tăng lương, tôi sẽ xem xét và thông báo sau cho mọi người. 

  2. Về các môn xã hội, Hoa là người học tốt nhất!

  3. Đối với tôi, chuyện đó thật bất ngờ!

  4. Đối với những học sinh nghèo có thành tích tốt, nhà trường sẽ tổ chức một buổi tuyên dương và trao thưởng riêng. 

  5. Đối với tôi, sự chăm chỉ là “chìa khóa” giúp mở ra mọi thành công. 

  6. Nghèo, tôi cũng đã nghèo lắm rồi!

Tác dụng của khởi ngữ là gì?

  • Có tác dụng nhấn mạnh một nội dung, một thông điệp nào đó được đề cập đến trong câu. Lúc này, khởi ngữ có mối liên hệ mật thiết với các thành phần chính của câu để tạo sự nổi bật cho ý nghĩa của câu. 

  • Nêu lên đề tài hoặc một nội dung chuẩn bị được nói đến trong câu. Nó được xem là một cách hay để mở đầu câu chuyện, giúp người nghe trong tư thế sẵn sàng đón nhận một sự việc nào đó mà người nói sắp thể hiện. 

khởi ngữ là gì

Phân loại khởi ngữ

Có 2 loại khởi ngữ sau: 

  • Khởi ngữ không đảm nhận chức năng cú pháp cụ thể: Loại khởi ngữ này có tác dụng chính là nêu bật chủ đề, nội dung dung chính của sự việc, hành động sắp được đề cập đến. Ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ. 

Ví dụ: Về t.a.i n.ạ.n đó, chúng tôi chân thành xin lỗi. 

  • Khởi ngữ đảm nhận chức năng cú pháp trong câu đi sau: Lúc này, khởi ngữ có tác dụng chính là nhấn mạnh một bộ phận nào đó của câu hoặc nhấn mạnh toàn bộ câu để thể hiện ý nghĩa sâu xa. Khởi ngữ sẽ giữ chức vụ tương đương với các thành phần câu như: chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ hay trạng ngữ,…

Xem thêm :  Bài tập kế toán xây dựng cơ bản

Dấu hiệu đặc trưng giúp nhận biết khởi ngữ là gì?

Để có thể dễ dàng nhận biết khởi ngữ trong câu, chúng ta có thể dựa vào một số dấu hiệu nhận biết sau đây: 

  • Trước khởi ngữ luôn có các quan hệ từ như: đối, còn, và, với,… 

  • Phía sau khởi ngữ có thể kết hợp với trợ từ “thì”

  • Khởi ngữ thường sẽ đứng đầu câu hoặc đứng trước chủ ngữ. Nó cũng có thể đứng tách biệt hoặc gắn bó trực tiếp với các thành phần khác của câu. 

Một số lưu ý khi sử dụng khởi ngữ

  • Khởi ngữ có thể có quan hệ trực tiếp với yếu tố nào đó trong thành phần câu. Nhưng nó cũng có thể có mối quan hệ gián tiếp với nội dung của phần câu còn lại. 

Ví dụ: 

  1. Khổ, tôi cũng đã khổ lắm rồi! (Quan hệ trực tiếp)

  2. Bài báo này, tôi vừa mới đọc nó hôm qua. (Quan hệ trực tiếp, được lặp lại bằng cách dùng từ thay thế). 

  3. Làm khí tượng, ở được trên cao thế mới là lý tưởng chứ! (Quan hệ gián tiếp). 

  • Cần phải phân biệt được chủ ngữ và khởi ngữ trong câu.

Rất nhiều người nhầm lẫn và không phân biệt được đâu là chủ ngữ và đâu là khởi ngữ. Hãy nhớ rằng, chủ ngữ là thành phần chính của câu nhưng khởi ngữ chỉ là một thành phần phụ.

Để các bạn hiểu rõ hơn, chúng ta cùng xét 2 ví dụ sau: 

  1. Bài hát này nghe rất hay. (“bài hát này” giữ vai trò là chủ ngữ trong câu). 

  2. Bài hát này, nghe rất hay. (“bài hát này” giữ vai trò là khởi ngữ trong câu). 

Chúng ta có thể thấy rằng khởi ngữ được tách với các thành phần khác của câu bằng dấu phẩy nhưng chủ ngữ thì không. Đây cũng được xem là một dấu hiệu để nhận biết khởi ngữ trong câu. 

  • Phân biệt khởi ngữ với các thành phần biệt lập

Rất nhiều bạn bị nhầm lẫn giữa khởi ngữ với các thành phần biệt lập. Vậy điểm khác biệt giữa các thành phần biệt lập và khởi ngữ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Thành phần biệt lập

Khởi ngữ

Định nghĩa

Đây là thành phần không liên quan đến các thành phần chính trong câu. Nếu lược bỏ, nó cũng không gây ảnh hưởng đến ý nghĩa diễn đạt của câu. 

Xem thêm :  Cách xin lỗi người yêu khiến người ấy không nỡ giận bạn nữa

Thành phần biệt lập gồm có: phụ chú, từ cảm thán,… để diễn tả thái độ cũng như sự đáng giá của người nói. 

Đứng tách biệt với thành phần chính của câu. 

Nếu bỏ khởi ngữ đi, câu sẽ không còn đầy đủ ý nghĩa nữa. 

Dấu hiệu nhận biết

Thường xuất hiện các từ thể hiện cảm xúc và thái độ như: hỡi, trời ơi, chao ôi,… 

Những từ dùng để gọi – đáp như: dạ, vâng,..

Từ thể hiện sự nhận định như: chắc chắn, chắc hẳn, này,… 

Từ thể hiện ý kiến cá nhân như: theo tôi, theo ý kiến của tôi,.. 

Thường xuất hiện các từ, quan hệ từ như: điều này, đối với, về,…

– Ngăn cách với các thành phần chính trong câu bằng dấu phẩy. 

Ví dụ

Chao ôi! Cậu bé đó thật đáng thương!

=> Nếu bỏ thành phần biệt lập “Chao ôi!” đi thì câu nói đó vẫn có ý nghĩa cụ thể. 

Về lỗi lầm này, anh hoàn toàn phải chịu trách nhiệm. 

=> Nếu bỏ khởi ngữ “về chuyện này” thì phần nội dung còn lại sẽ không thể diễn tả đầy đủ ý nghĩa câu được. 

Các dạng bài tập về khởi ngữ

Dạng 1: Đặt câu có chứa khởi ngữ

Với dạng bài tập này, bạn cần phải hiểu rõ khởi ngữ là gì và các dấu hiệu nhận biết khởi ngữ để từ đó có thể đặt câu đúng và chính xác hơn nhé. 

Ví dụ: 

  1. Cuốn truyện Conan này, tôi đã mua cách đây 10 năm rồi!

  2. Nhậu nhẹt, ông ấy suốt ngày chỉ biết nhậu nhẹt và chửi mắng vợ con.

  3. Với tôi thanh xuân là những cánh phượng đỏ được kẹp trong cuốn sổ nhỏ. 

  4. Với mỗi chúng ta, chăm chỉ và kiên trì là hai yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. 

Dạng 2: Nhận biết khởi ngữ trong câu.

  1. Về trí thông minh, thì nó là nhất.

  2. Đối với những người xung quanh chúng ta, nếu không tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa…

  3. Vâng! Ông Giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì đó là sung sướng.

  4. Ông Giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.

  5. Nhìn cảnh ấy, mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy ai đó đang bóp nghẹt trái tim mình.

  6. Còn mắt tôi thì chắc các chiến sĩ bảo “cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.

Xem thêm :  Vi cá mập có tác dụng gì? giá bán, cách dùng nơi mua tp hcm, hà nội

Lưu ý: những từ được in đậm là thành phần khởi ngữ

Dạng 3: Tìm và cho biết tác dụng của khởi ngữ

  1. Ông cứ đừng vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này làm ông khổ tâm hết sức.

    => Khởi ngữ trong câu trên là “điều này”, nó có tác dụng là nhấn mạnh và gây chú ý cho người đọc điều mà tác giả muốn nói đến

  2. Tôi đi đến đâu thì người ta đều thương. Còn nó, nó đi đến đâu người ta đều ghét tuy không ai nói ra.

    => Khởi ngữ trong câu trên là “còn nó”, có tác dụng duy trì chủ đề và liên kết phát triển chủ đề của đoạn văn.

Dạng 4: Chuyển câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ và ngược lại

  1. Chuyển câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ: 

    • Xác định chủ đề của câu là gì?

    • Đưa chủ đề đó lên đầu câu. Có thể thêm vào trước nó các quan hệ từ hoặc thêm trợ từ “thì” ở đằng sau. 

    • Có thể đặt dấu phẩy để ngăn cách khởi ngữ với thành phần chính của câu. 

    Ví dụ: Tôi nghe bài hát này rồi!

    => Về bài hát này, tôi đã nghe rồi!

  2. Chuyển câu có khởi ngữ thành câu không có khởi ngữ

    Đưa khởi ngữ trở thành thành phần chính của câu. Đồng thời lược bỏ những từ ngữ trước khởi ngữ (nếu có) và lược bỏ dấu phẩy trước chủ ngữ đi. 

Ví dụ: Cháo, cô ấy không ăn. Sữa, cô ấy không uống. 

=> Cô ấy không ăn cháo, không uống sữa. 

Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi khởi ngữ là gì và kiến thức liên quan đến thành phần câu này. Hy vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho quá trình học tập của các bạn!

Bài viết tham khảo: Barista là gì? Thu nhập của barista bao nhiêu? Tiềm năng phát triển

5/5 – (1 bình chọn)


Khởi Ngữ – Ngữ văn lớp 9 – cô giáo Chử Thu Trang


Bài giảng: Khởi Ngữ
Kiến thức ngữ văn lớp 9
Cô giáo Chử Thu Trang
Bài học thuộc khóa học văn cơ bản lớp 9 của trung tâm Dạy tốt
Subcribe kênh để theo dõi những bài giảng mới nhất của Dạy tốt nhé các em: https://goo.gl/FtJtUI
Facebook kênh ôn thi vào lớp 10: https://www.facebook.com/kenhonthivao10/
Xem thêm các đề thi vào lớp 10 tại: https://thivao10.net

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button