Kỹ Năng Sống

Soạn bài chiếu dời đô ngữ văn 8 của lý công uẩn

Bạn đang xem: soạn bài chiếu dời đô ngữ văn 8 của lý công uẩn Tại Website chongthamvietnam.vn

Đề bài: Soạn Bài Chiếu Dời Đô Ngữ Văn 8 Của Lý Công Uẩn

Bài Làm

Câu 1:

– Mở đầu Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô: ” Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô”. Đây là đoạn trích có tính chất nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ ở những phần tiếp theo.

– Thời nhà Thương năm lần dời đô, nhà Chu ba lần dời đô mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho các thế hệ sau. Việc dời đô vừa tuân theo mệnh trời ( phù hợp với quy luật khách quan ) vừa thuận theo ý dân ( phù hợp với nguyện vọng của nhân dân )

– Kết quả của việc dời đô là làm cho đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng.

– Việc dẫn số liệu cụ thể về các lần dời đô của hai triều đại Thương, Chu nhằm chuẩn bị lí lẽ cho phần sau ; Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô, ai cũng biết ; các cuộc dời đô đó đều đem lại những kết quả tốt đẹp. Vì vậy, việc Lí Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái quy luật.

Câu 2:

– Sau khi viện dẫn sử sách Trung Quốc. Lí Công Uẩn phê phán hai triều đại Đinh, Lê: “cứ đóng yên đô thành ở vùng núi Hoa Lư”Hai nhà Đinh, Lê không theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”. Tứ là hai nhà Đinh, Lê đã phạm những sai lầm: không theo mệnh trời (không phù hợp với quy luật khách quan), không biết theo cái đúng của người xưa và hậu quả là triều đại ngắn ngủi, nhân dân thì khổ cực, vạn vật không thích nghi, không thể phát triển trong một vùng đất chật chội.

– Thực ra hai triều đại Đinh, Lê vẫn phải dựa vào vùng núi Hoa Lư để đóng đô chứng tỏ thế và lực của hai triều đại ấy chưa đủ mạnh để ra nơi đồng bằng, đất phẳng, nơi trung tâm của đất nước mà vẫn còn phải dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở. Đến thời Lí, trong đà phát triển đi lên cuả lịch sử thì việc đóng đô ở Hoa Lư là không còn phù hợp nữa.

Câu 3: Đoạn văn tiếp theo viết về thành Đại La có những thuận lợi để có thể chọn làm nơi đóng đô:

– Về vị trí địa lí: ở nơi trung tâm đất trời, mở ra bốn hướng nam bắc tây đông ; có núi lại có sông; dất rộng mà bằng phẳng ; cao mà thoáng ; tránh được nạn lụt lội, chật chội.

– Về vị thế chính trị, văn hoá: là đầu mối giao lưu, “ chốn hội tụ của tám phương”, là mảnh đất hưng thịnh, “muôn vật cũng phong phú tốt tươi”.

–> Về tất cả các mặt, thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước.

Câu 4: Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình:

a) Nhận xét gì về trình tự lập luận của tác giả:

– Nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ.

— Soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều đại Đinh và Lê để chỉ rõ thực tế ấy không còn phù hợp đối với sự phát triển của đất nước, nhất thiết phải dời đô

– Đi đến kết luận: Khẳng định thành đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô.

–> Kết cấu 3 đoạn nói trên là rất tiêu biểu cho kết cấu nghị luận, trình tự lập luận trên là rất chặt chẽ.

b) Lời ban bố mệnh lệnh lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại. Đặc biệt, kết thúc bài chiếu, nhà vua không ra lệnh mà lại hỏi ý kiến của quần thần: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”

– Lí Công Uẩn hoàn toàn có thể ra lệnh nhưng ông là nhà vua khởi nghiệp, thân dân, dân chủ và khôn khéo. Việc dời đô, việc chọn thành đại La là theo mệnh trời, hợp lòng người, thiên thời, địa lợi, nhân hoà gồm đủ, là lẽ phải hiển nhiên, là yêu cầu của lịch sử. Thế nhưng ông vẫn muốn nghe ý kiến bàn bạc của quần thần, vẫn muốn ý nguyện của riêng của nhà vua trở thành ý nguyện chung của trăm họ. Kết thúc ấy làm cho bài chiếu mang tính chất mệnh lệnh nghiêm khắc, độc thoại trở thành đối thoại, có phần cởi mở, dân chủ, tạo ra sự đồng cảm, ở mức độ nhất định giữa vua và dân và bầy tôi. Bài Chiếu dời đô thuyết phục người nghe bằng lí lẽ chặt chẽ và bằng tình cảm chân thành. Nguyện vọng dời đô của Lí Thái Tổ phù hợp với lòng dân.

Câu 5: Chiếu dời đô phản ánh độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt vì:

– Dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lí đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thếvà lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc.

– Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập, tự cường.


Chiếu dời đô – Ngữ văn 8 – Cô Phạm Lan Anh (HAY NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 8 Chiếu dời đô
Chiếu dời đô là bài học hay trong chương trình Ngữ văn 8. Video bài giảng này, cô sẽ giúp các em nắm vững được kiến thức trọng tâm bài học. Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung bài đọc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.Từ đó, các em cảm nhận và rút ra nhận xét gì qua tác phẩm. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của VietJack tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan8, chieudoido
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 8 Cô Lan Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VOVyAP1mkNnbprT5u56lcT

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm :  Những bài hát về phụ nữ ngày 8/3 hay, ý nghĩa

Related Articles

Back to top button