Kỹ Năng Sống

Tác phẩm hịch tướng sĩ


Số 5, 1955
Trang 31-39

BÀI “HỊCH
TƯỚNG SĨ” CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO
VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ THỊNH CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN

 Trần
Đức Thảo

 

Một bài viết bằng Hán văn có thuộc về
văn học Việt nam hay không, đó là một vấn đề phức tạp; muốn giải
đáp, phải đi sâu vào định nghĩa và quan niệm văn học nói chung: vì
một mặt thì ngôn ngữ là yếu tố căn bản để định nghĩa một nền văn học
dân tộc; nhưng, một mặt khác, đấy không phải là một yếu tố độc nhất,
và xét đến nội dung thì nếu không nhận bài Hịch của Trần Hưng Đạo
vào văn học Việt nam thì cũng khó lòng mà đưa nó vào văn học Trung
Hoa. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi không có ý mở một
cuộc thảo luận rộng rãi đến thế. Đây chỉ nhằm đi đến một nhận định
cụ thể về giá trị bài Hịch tướng sĩ. Dù có được kể vào văn học Việt
nam hay không, bài ấy cũng đánh dấu một bước quyết định trong cuông
cuộc xây dựng tinh thần dân tộc, phản ánh một thời đại vinh quang
trong lịch sử Việt nam. Vậy chúng ta hãy nhận đây là một tác phẩm
thiên tài của văn hoá dân tộc, và đi vào nội dung cụ thể.

 Bài
Hịch của Trần Hưng Đạo là một sản phẩm điển hình của tinh thần quốc
gia phong kiến. Đứng về mặt giá trị tư tưởng, nó tỏ lòng ái quốc,
tinh thần hy sinh và quyết chí tiêu diệt xâm lăng. Nhưng xét đến nội
dung thiết thực và động cơ tư tưởng, thì chúng ta lại thấy biểu lộ
một cách có thể nói là “trắng trợn”, những ý nghĩ của một giai cấp
chuyên môn bóc lột. Đành rằng đoạn đầu có nêu gương hy sinh của
những anh hùng thời xưa, “bỏ mình vì nước”, nhưng đến mấy đoạn sau
lại thấy rõ cái “nước” đây chỉ được quan niệm như tổng số những thái
ấp và bổng lộc của bọn phong kiến thống trị, mà chúng cần phải bảo
vệ để hưởng một đời phú quí xa hoa với vợ con. Không có một câu nói
đến những nỗi gian khổ của nhân dân, không được một câu biểu lộ tư
tưởng cứu dân. Một thế kỷ rưỡi về sau, Nguyễn Trãi mở đầu bài Bình
Ngô đại cáo, lấy ngay dân sinh làm lý do biện chính quyền thống trị
của giai cấp phong kiến dân tộc:

Những mối lo lắng của Trần Hưng Đạo
kêu gọi tướng sĩ, quy lại chỉ là sợ mất địa vị bóc lột nhân dân:
“Đến lúc bấy giờ, thầy trò ta bị bắt, đau đớn lắm thay! Chẳng những
thái ấp của ta bị tước, mà bổng lộc của các ngươi cũng về tay kẻ
khác”.

 Đây thật là tư tưởng phong kiến thuần
tuý. Tuy nhiên chúng ta vẫn thông cảm với những lời cương quyết của
vị anh hùng, đại diện cho tinh thần bất khuất của dân tộc. Đọc bài
Hịch của Trần Hưng Đạo, chúng ta lại nhớ lại cuộc kháng chiến anh
dũng của toàn dân chống giặc Nguyên. Và hình ảnh chiến thắng vĩ đại
của dân tộc trong lịch sử lại là một nguồn cảm xúc chân chính, củng
cố lập trường dân tộc bấy giờ. Sở dĩ như thế, căn bản là vì trong
một thời gian, quyền lợi của giai cấp phong kiến còn phù hợp với
quyền lợi của nhân dân, nhà nước phong kiến đã lãnh đạo một cách
xứng đáng cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nhưng đó mới là lý luận một
cách chung chung. Cần phải đi vào nội dung cụ thể và phân tích toàn
bộ xã hội phong kiến đương thời và nguyên nhân giá trị chân chính
của bài Hịch tướng sĩ.

 

 I. Xã hội
Việt nam trong giai đoạn thịnh của chế độ phong kiến

Để nhận định rõ về tính chất xã hội
phong kiến đời Trần, chúng ta phải nhắc sơ qua quá trình phát triển
của chế độ phong kiến dân tộc.

 1.     
Quý tộc và nhân dân trong công
cuộc xây dựng chính quyền quốc gia

 Trong thời Bắc thuộc, giai cấp phong
kiến Việt nam lúc đầu xuất hiện như một ngành phụ của giai cấp phong
kiến thực dân, nhưng dần dần củng cố quyền lợi riêng và xây dựng địa
vị dân tộc, nhờ phong trào nhân dân chống chế độ quan lại thực dân.
Đến khi công trình giải phóng dân tộc thành công, do mười thế kỷ đấu
tranh anh dũng của nhân dân, bọn phong kiến dân tộc trở thành giai
cấp thống trị và chia nhau đất nước. Chế độ phong kiến Việt nam xã
hội dưới hình thức sơ kỳ, tức là hình thức lãnh chủ: một phần lớn
ruộng đất bị tập trung trong những thái ấp dưới quyền chiếm hữu của
lãnh chủ bóc lột nông nô và gia nô. Nhờ cơ sở kinh tế tự túc tự cấp
và quyền hành vô kiểm soát đối với nông nô và gia nô, bọn lãnh chủ
có tổ chức võ trang và nắm quyền tự trị địa phương. Tất nhiên quyền
tự trị đó cũng là tương đối, vì bọn lãnh chủ nhỏ phải thần phục bọn
lãnh chủ lớn. Nhưng bọn này, có quân đội mạnh, trở nên bá chủ từng
khu vực quan trọng và tranh giành nhau đất nước – đây là thời kỳ
Thập nhị sứ quân.

 Nhưng vì cuộc chiến thắng của dân
tộc, đánh đổ chế độ quan lại thực dân, đã phá bớt một tầng áp bức
bóc lột, và giải phóng sức sản xuất của toàn bộ xã hội, những tầng
lớp bình dân cũng được phát triển. Những lớp này gồm những nông dân
tự do, thợ và chủ thủ công, thương nhân và tiểu địa chủ bóc lột tá
điền. Lãnh chủ bóc lột nông nô hay địa chủ bóc lột tá điền cũng đều
là phong kiến bóc lột tô. Nhưng bọn địa chủ thường thì không có đặc
quyền chính trị và tổ chức võ trang, vậy dễ bị bọn quý tộc áp bức.
Đặc biệt là bọn tiểu địa chủ trong thời phong kiến lãnh chủ, phải
coi như là một tầng lớp bình dân.

 Những tầng lớp nông dân tư hữu (bần,
trung, phú nông) và tiểu địa chủ, tuy nói chung vẫn sống theo kiểu
gia đình tự túc, tự cấp, và trao đổi trong phạm vi thông xã, nhưng
vì tổ chức tiểu qui mô, ít nhiều cũng phải mang nông phẩm ra chợ để
đổi lấy công phẩm. Họ là cơ sở phát triển của công thương nghiệp tư
nhân. Tức là lực lượng của quần chúng nhân dân là lực lượng của kinh
tế hàng hoá, thúc đẩy luồng giao thông vận tải giữa các địa phương,
và làm vỡ lở tổ chức tự chủ hẹp hòi của những thái ấp phân tán.
Quyền lợi của những người bình dân đòi hỏi một chính quyền quốc gia
bảo đảm tự do trao đổi hàng hoá trong toàn quốc và an ninh trong xã
hội nói chung. Mâu thuẫn căn bản giữa kinh tế hàng hoá và kinh tế
thái ấp phát hiệnt rong cuộc đấu tranh giữa quần chúng nhân dân và
bọn lãnh chủ địa phương chủ nghĩa.

 Cứ xét tương quan lực lượng giữa
triều đình và bọn quý tộc địa phương, thì rõ rằng rằng bản thân nhà
vua cũng chỉ là một chúa phong kiến giữa những chúa phong kiến khác,
vậy dù có nhiều thái ấp hơn, cũng không đủ sức để thống trị bọn chúa
kia, nếu không dựa vào quần chúng nhân dân. Thực tế thì lực lượng
quyết định, bảo đảm uy thế của chính quyền quốc gia, chính là lực
lượng của mọi tầng lớp bình dân, chủ yếu là nông dân tự do, đóng
thuế, đi phục dịch và đi lính cho triều đình. Bọn lãnh chủ quý tộc
thì dựa vào chế độ chiễm hữu nông nô và gia nô để giữ quyền tự trị
địa phương và tổ chức quân đội riêng. Nông nô và gia nô không có tên
trong sổ trường tịch: họ là cơ sở riêng của mỗi lãnh chủ. Bộ đội của
nhà nước căn bản là một bộ đội nông dân tự do bảo vệ nền dân tộc
thống nhất chống những âm mưu chia rẽ của bọn lãnh chủ quý tộc. Vì
thế mà nhà Lý, tổ chức cơ sở của chính quyền quốc gia, đã cấm không
cho tư nhân mua hoàng nam tức là dân tự do từ 18 tuổi. Nếu để bọn
lãnh chủ biến họ thành nông nô hay gia nô thì họ không còn nhiệm vụ
đối với triều đình nữa. Rõ ràng rằng quan hệ giữa chính quyền quốc
gia trung ương và uy quyền phong kiến địa phương là được xây dựng
trên quan hệ giữa quần chúng nhân dân và giai cấp lãnh chủ quý tộc.

Xem thêm :  Soạn bài lớp 9: luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn

 Tất nhiên cuộc đấu tranh của mọi tầng
lớp bình dân chống bọn quý tộc địa phương chủ nghĩa, lại dựa vào
cuộc đấu tranh sâu hơn nữa của nông nô và gia nô chống chế độ phong
kiến lãnh chủ. Chính những nông nô và gia nô không chịu được ách áp
bức bóc lột của bọn lãnh chủ và trốn khỏi các thái ấp, là một nguồn
lực lượng luôn luôn tăng cường quần chúng nhân dân và là đội quân
tiền phong trong những cuộc bạo động. Vậy chúng ta có thể nói rằng:
mâu thuẫn chính thúc đẩy cuộc tiến hoá của xã hội phong kiến sơ kỳ,
đưa đến quốc gia tập quyền, là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân, chủ
yếu là nông dân, tự do và không tự do, và giai cấp lãnh chủ quý tộc.
Sự nghiệp thống nhất dân tộc là sự nghiệp của nhân dân.

 *
*    *

 


2. Kinh tế thái ấp và kinh tế hàng hoá
phát triển song song trong giai đoạn thịnh của chế độ phong kiến.

 Tuy nhiên, trong giai đoạn thịnh của
chế độ phong kiến, mâu thuẫn nói trên vẫn bị thống nhất dưới quyền
thống trị của bọn lãnh chủ quý tộc. Từ đời Thập nhị sứ quân, những
tầng lớp bình dân càng ngày càng phát triển, gây cơ sở thống nhất
quốc gia, làm giảm bớt uy quyền của bọn quý tộc, nhưng bọn này vẫn
giữ cơ sở địa phương, những thái ấp lớn và đặc quyền chính trị. Đời
nhà Trần, bọn vương hầu vẫn có quân đội riêng, đồng thời lại giữ đặc
quyền được bổ vào những trọng chức trong triều đình và được đi trấn
những địa phương quan trọng. Tức là chế độ căn bản vẫn giữ tính chất
phân quyền, giai cấp thống trị vẫn là giai cấp lãnh chủ quý tộc.

 Đến đời nhà Lê, các tầng lớp bình dân
đã lên mạnh, kinh tế thái ấp hết tác dụng tích cực, chế độ lãnh chủ
bóc lột nông nô phải nhường chỗ cho chế độ địa chủ bóc lột tá điền,
một hình thức suy đồi của chế độ phong kiến. Bộ máy nhà nước không
còn ở trong tay bọn quý tộc điạ phương, nhưng được tập trung dưới
quyền tuyệt đối của nhà vua: tức là dưới áp lực của nhân dân, giai
cấp phong kiến đã phải bỏ một số đặc quyền chính trị địa phương chủ
nghĩa,và công nhận nền dân tộc thống nhất; đồng thời chúng lại tập
trung lực lượng để cố bám lấy chính quyền và kéo dài một chế độ suy
đồi dưới hình thức quốc gia tập quyền. Chế độ nhà Trần chưa phải là
tập quyền, nó còn là một hình thức quân chủ phong kiến phân quyền,
sắp chuyển sang tập quyền. Nghĩa là bộ máy nhà nước xây dựng trên cơ
sở nhân dân, với tác dụng là trấn áp những xu hướng chia rẽ của bọn
quý tộc điạ phương, lại vẫn nằm trong tay bọn này. Chế độ phong kiến
còn ở trong thời kỳ thịnh, và bọn lãnh chủ còn đủ sức để thống nhất
những mâu thuẫn trong xã hội và lãnh đạo công trình xây dựng lực
lượng dân tộc và chiến đấu chống ngoại xâm.

 Sở dĩ như thế là vì kinh tế thái ấp
hãy còn tác dụng thúc đẩy sự phát triển của sức sản xuất. Từ ngày
giải phóng, dưới quyền lãnh đạo của giai cấp phong kiến lãnh chủ,
nông nghiệp luôn luôn tiến bộ, nhiều công trình thuỷ lợi được thực
hiện, diện tích giồng giọt được mở rộng, công thương nghiệp càng
ngày càng phát đạt. Trong cuộc phát triển chung của sức sản xuất,
bọn thống trị chiếm nhiều lời nhất, nhưng các tầng lớp bình dân cũng
được một phần, tức là càng ngày càng lên. Nhà Lý còn phải bảo hộ dân
tự do bằng cách cấm không cho mua hoàng nam. Đến nhà Trần thì không
thấy nói đến lệnh cấm ấy nữa. Chúng ta cỏ thể hiểu rằng hết nhà Lý
thì quần chúng nhân dân đã khá mạnh, nhà nước phong kiến không cần
phải bảo hộ họ nữa, thậm chí còn có xu hướng thu dụng những phần tử
mạnh dạn nhất, tức là những đám dân nghèo lưu vong và biến họ thành
nông nô hay gia nô, để tránh những cuộc bạo động. Sở dĩ mà còn dùng
được phương pháp đó, cũng là vì kinh tế thái ấp còn khả năng phát
triển song song với sức sản xuất của xã hội. Đời Trần sơ là thời kỳ
toàn thịnh của chế độ phong kiến dân tộc. Một mặt thì tổ chức thái
ấp được sử dụng triệt để bằng cách khuyến khích bọn vương hầu, công
chúa, phó mã triệu tập những dân nghèo lưu vong làm nô tỳ để khai
khẩn đất hoang và lập thành biệt trang. Một mặt khác thì việc mở
rộng thành Thăng Long và tổ chức các phố xá thành 61 phường chuyên
nghiệp chứng minh một bước tiến bộ của kinh tế hàng hoá. Hệ thống đê
điều được xây đắp lần đầu tiên trên sông Nhị, sông Mã và sông Chu,
chứng minh cụ thể sự phát triển nhanh chóng của toàn bộ nền sản xuất
dân tộc. Tức là lực lượng nhân dân tuy đã lên cao nhưng chưa đi dến
chỗ đối kháng sắc bén với chế độ thái ấp. Quyền lợi của nhân dân và
quyền lợi của giai cấp thống trị tuy căn bản là đối lập, nhưng đồng
thời lại được thống nhất một cách chặt chẽ: đó là điều kiện chủ yếu
đã gây tinh thần đoàn kết cao độ trong dân tộc trước những cuộc xâm
lăng của giặc Nguyên.

3.     
Tác dụng của chế độ phong kiến
lãnh chủ trong lịch sử dân tộc

Đây lại xuất hiện một vấn đề khó khăn.
Theo nhận xét thông thường thì xã hội Việt nam cuối thời Bắc thuộc
đã đi đến một hình thức phong kiến tập quyền, với bộ máy cai trị của
bọn quan lại thực dân. Vậy đúng lẽ thì sau khi phong trào giải phóng
dân tộc thành công, sức sản xuất cũng được giải phóng, cuộc tiến hoá
phải kết thúc giai đoạn lãnh chủ bóc lột nông nô, củng cố bộ máy tập
quyền, đào sâu mâu thuẫn giữa kinh tế hàng hoá và kinh tế địa chủ,
và qua những cuộc nông dân khỏi nghĩa, hạn chế chế độ bóc lột tô.
Đây trái lại, bọn phong kiến dân tộc lại phát triển kinh tế thái ấp,
lập một chế độ lãnh chủ quý tộc phân quyền, chế độ này căn bản lại
được duy trì đến nhà Trần. Vậy cứ xét hình thức bề ngoài thì hình
như phong trào giải phóng dân tộc, một khi đã thành công, lại đưa xã
hội vào một bước lùi. Nhưng nếu thế thì vì đâu mà chế độ phong kiến
dân tộc, chính trong giai đoạn phân quyền của nó, lại có tác dụng
thúc đẩy sự phát triển của sức sản xuất?

Xem thêm :  List 31 lời chúc đi du học hay và ý nghĩa nhất dành cho bạn bè và người thân

 Tuy tài liệu còn rất thiếu sót nhưng
đây cũng có thể đề ra một vài ý kiến để thảo luận. Theo ý chúng tôi
thì bộ máy tập quyền của bọn quan lại thực dân chỉ là một hiện tượng
nông cạn, không thể nào định nghĩa thực chất của xã hội Việt nam
cuối thời Bắc thuộc. Đành rằng xung quanh những phủ và đồn thực dân,
những thái ấp phong kiến đã phát triển, đồng thời cũng đã xuất hiện
một số nông dân tư hữu, nhưng không có lý do gì cho phép chúng ta
nói rằng xã hội cũ đã bị phá bỏ ở cơ sở nông thôn, xa những nơi
trung tâm của bộ máy cai trị thực dân. Tất nhiên ở miền núi thì bọn
tù trưởng vẫn giữ nguyên chế độ trước, hiện giờ còn kéo dài ở nhiều
vùng thiểu số, đặc biệt là ở những khu vực người Mường. Nhưng ngay ở
đồng bằng, sự thay đổi theo ý chúng tôi, cũng có hời hợt. Đây phải
xét lại sơ qua quá trình tiến triển của xã hội Việt nam từ đời lạc
hầu, lạc tướng.

 Xã hội Việt nam trước thời Bắc thuộc
là một xã hội thị tộc tan rã, tiền nô lệ. Tức là trong đó đã có
nhiều nô lệ, nhưng quan hệ chiếm hữu nô lệ chưa phải là quan hệ sản
xuất chính, chế độ xã hội chưa phải là chế độ chiếm hữu nô lệ. Trạng
thái của sức sản xuất chưa cho phép thoát khỏi phạm vi chế độ thị
tộc nói chung. Trong những công cụ đào được ở Đông sơ, và thuộc về
thời đó, đã có một vài lưỡi cuốc và thuổng bằng đồng, nhưng chưa có
lưỡi cày. Một mặt khác thì sử cũ cũng chép rằng đến đời Tích quang,
Nhâm điền, đân Giao chỉ, Cửu châu mới bắt đầu biết cày bằng trâu bò.
Tức là đến đầu công nguyên sức sản xuất còn ở tình trạng nông nghiệp
sơ kỳ, giồng giọt bằng cuốc thuổng. Vậy trước thời Bắc thuộc, chế độ
nước An Lạc chỉ có thể là một chế độ quân chủ bộ lạc, vì chưa có cơ
sở để đặt một bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ, đánh đổ những giới
hạn hẹp hòi của chế độ thị tộc. Trong lịch sử thế giới, bộ máy nhà
nước chiếm hữu nô lệ là xây dựng trên cơ sở nông nghiệp phát triển,
nhờ kỹ thuật cày bằng trâu bò. Tức là trước thời Bắc thuộc, chế độ
sở hữu vẫn còn ở trong phạm vi thị tộc, tuy thực tế thì quyền sở hữu
cộng đồng của thị tộc chỉ còn là một hình thức, và bọn tộc trưởng và
gia trưởng đã chiếm quyền phân phối và sử dụng của công như của
riêng. Vì chính cái quyền chiếm đoạt đó vẫn còn dựa vào cơ sở thị
tộc, tức là dựa vào quan hệ liên đới cộng đồng giữa dân trong thị
tộc. Quan hệ liên đới này vẫn là quan hệ căn bản trong xã hội và hạn
chế phương thức sản xuất một cách rất là chặt chẽ. Ruộng đất của mỗi
thị tộc được tổ chức thành một hay một số công xã tự chủ, dưới quyền
chiếm đoạt của bọn tộc trưởng và gia trưởng. Đồng thời vì sức sản
xuất đã phát triển đến kỹ thuật đổ đồng, và nhờ đó đã phát sinh một
luồng trao đổi giữa các địa phương, bọn gia trưởng và tộc trưởng
cũng có tổ chức cống nạp cho bọn lạc hầu, lạc tướng, lạc vương.
Nhưng cơ sở sản xuất vẫn bị hạn chế trong phạm vi làng xã, và bọn
tộc trưởng và gia trưởng lại bảo vệ quyền tự trị của chúng bằng cách
cản trở sự giao thông trao đổi và duy trì kỹ thuật sản xuất trong
trạng thái cựu truyền.

 Đến đời nhà Hán ở Trung hoa, thương
mại quốc tế phát triển trên thế giới, bờ biển Việt nam thành một
trung tâm đi lại và trao đổi hàng hoá giữa Trung hoa, Mã lai, Ấn độ,
và Tây phương. Đó là điều kiện căn bản để thúc đẩy sự phát triển của
sức sản xuất và phá vỡ những giới hạn hẹp hòi của chế độ thị tộc.
Nhưng đồng thời bọn quan lại Trung hoa lại đến chiếm đất nước và đặt
một chế độ thực dân, cản trở cuộc tiến hoá của xã hội Việt nam. Lúc
đầu thì chúng giữ nguyên tổ chức lạc hầu, lạc tướng để bắt bọn này
cống nạp người của cho chúng. Chế độ chiếm hữu nô lệ, bấy giờ đã đến
thời kỳ toàn thịnh ở Trung hoa[1]
sát nhập vào đất Giao chỉ, Cửu châu một cách rất là hạn chế, tức là
nói chung vẫn duy trì những giới hạn hẹp hòi của phương thức sản
xuất cũ. Đến đời Tích quang và Nhâm diên, bọn thực dân mới bắt đầu
đặt cơ sở điền trang bằng cách cướp ruộng công xã. Nhưng sự thay đổi
còn rất là hời hợt, không xứng đáng với những đòi hỏi phát triển của
sức sản xuất, đồng thời lại tằng cường phương thức áp bức bóc lột và
uy hiếp trực tiếp nhân dân thị tộc. Nhưng những đám nô lệ mới đã
vùng dậy, lôi cuốn các thị tộc dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, và
sau cuộc khởi nghĩa đó, bọn quan lại thực dân đã bắt buộc phải bãi
bỏ quyền thống trị của bọn lạc hầu, lạc tướng và đặt một bộ máy cai
trị thống nhất đến cấp huyện. Từ đấy bọn chủ nô và sau này là phong
kiến thực dân, và tay sai của chúgn tiếp tục chiếm đoạt ruộng đất
của các thị tộc xung quanh những trung tâm hành chính và quân sự của
chế độ thống trị. Nhưng ngoài những khu vực đó, thì tổ chức công xã
vẫn được bảo tồn vì bọn quan lại thực dân dựa vào đấy để bóc lọt
nhân dân các địa phương. Một khi đã đánh đổ bọn lạc hầu lạc tướng,
chúng lại trực tiếp lợi dụng cơ sở của bọn này ở các làng xã, tức là
bắt bọn tộc trưởng và gia trưởng đi thu thuế, bắt phu, bắt lính, bắt
nô lệ cho chúng. Tất nhiên trong quá trình tiến triển, bọn chủ nô và
phong kiến dân tộc cũng dần dần lấn về các địa phương nói chung. Chế
độ công xã càng ngày càng tan rã nhưng căn bản vẫn được duy trì:
bằng chứng là đến cuối thời Bắc thuộc, bộ máy thực dân vẫn chỉ có tổ
chức ở cấp huyện, tức là vẫn sử dụng tổ chức thị tộc ở xã. Mãi đến
thời Khúc Hoạ mơi thấy chép đến việc đặt lệnh trưởng ở xã, và đấy
cũng là bước đầu của chế độ phong kiến dân tộc.

 Nói tóm lại, trong thời Bắc thuộc, xã
hội Việt nam có chuyển sang chế độ phong kiến phần nào mà sự biến
chuyển đó liên quan với quyền lợi thực dân. Một mặt khác thì giai
cấp phong kiến dân tộc đã dựa vào những cuộc khởi nghĩa của nhân dân
để phát triển ít nhiều, nhưng sự thay đổi nói chung còn là nông cạn,
chưa đi sâu vào cơ sở địa phương. Xét đến căn bản và toàn bộ, chế độ
quan lại thực dân đã cản trở sự phát triển của sức sản xuất, kìm hãm
cuộc tiến hoá của xã hội.

 Đến khi cuộc đấu tranh của nhân dân
Việt nam kết hợp với phong trào nông dân Trung hoa, đã giải phóng
đất nước, chế độ thị tộc còn tồn tại ở các làng xã tất nhiên cũng
phải sụp đổ. Vì chế độ ấy, từ lâu đã hoàn toàn mâu thuẫn với trạng
thái của sức sản xuất, đặc biệt là kỹ thuật đồ sắt và cày bằng trâu
bò, và sở dĩ nó đã kéo dài đến thế, cũng chỉ là vì nó đã được bọn
quan lại thực dân bảo thủ.

Xem thêm :  Nhà thơ phan huyền thư và những bài thơ đi cùng năm tháng (tiếp)

 Trong điều kiện lịch sử bấy giờ, công
cuộc giải phóng sức sản xuất phải thông qua một thình thức phong
kiến lãnh chủ. Cuối thời nhà Đường, nhân dân Trung hoa nổi dậy khắp
nơi, chống triều đình thối nát, nhân dân Việt nam cũng khởi nghĩa và
đập tan chế độ thực dân. Bọn phong kiến Việt nam, nhờ đó thoát khỏi
ách đô hộ của bọn quan lại Trung hoa, lại lợi dụng ngay tình hình
rối ren, và trong hai chục năm, cuối thế kỷ thứ IX và đầu thế kỷ thứ
X, đua nhau cướp ruộng của các công xã, biến một phần dân thị tộc
thành nông nô hay gia nô. Và để củng cố quyền áp bức bóc lột của
chúng, chúng lại cấu kết với bọn thực dân cũ: năm 906, Khúc thừa Du
dựa vào phong trào nhân dân lên cầm quyền, nhưng lại nhận chức Tiết
độ sứ, tức là một chức thực dân, vì còn muốn duy trị bộ máy cai trị
cũ. Nhưng ở các địa phương, cuộc đấu tranh của nhân dân giải phóng
dân tộc đã đánh đổ những giới hạn hẹp hòi của tổ chức công xã thị
tộc. Khúc Hạo, lên thế cha làm Tiết độ sứ không thể dựa vào cơ sở cũ
của chính quyền thực dân, tức là uy thế của bọn tộc trưởng, gia
trưởng, vậy đã phải đặt lệnh trưởng ở xã, để thu hút trong khuôn khổ
chế độ phong kiến những sức sản xuất mới được giải phóng, và bảo đảm
những quyền lợi mà bọn phong kiến dân tộc mới chiếm đoạt ở các địa
phương. Nhò cơ sở được xây dựng ở cấp xã, giai cấp phong kiến dân
tộc lên mạnh và có đủ sức để lãnh đạo phong trào nhân dân hoàn thành
sự nghiệp giải phóng dân tộc. Sau khi Khúc thừa Mỹ thất bại trước
giặc Nam Hán, Dương diên Nghệ nổi dậy hiệu triệu nhân dân đánh đuổi
bọn xâm lăng. Họ Dương lên cầm quyền cũng chỉ tự xưng là Tiết độ sứ,
tức là vẫn còn dựa vào lớp quan lại trước. Nhưng vì bọn này càng
ngày càng bị thế kém trước sự phát triển của giai cấp phong kiến dân
tộc, chúng đã phản lại chính quyền mới, âm mưu lập lại chế độ thực
dân: Kiều công Tiễn giết Dương diên Nghệ, cướp lấy chính quyền và
xin thần thuộc nhà Nam Hán. Nhưng từ mấy chục năm, chế độ phong kiến
dân tộc đã bắt rễ sâu bền trong đất nước: Ngô Quyền nổi dậy giết
Kiều công Tiễn, lãnh đạo toàn dân bảo vệ tổ quốc và tiêu diệt giặc
xâm lăng ở sông Bạch đằng. Sau cuộc chiến thằng lịch sử của dân tộc,
bọn quan lại thực dân cũ đã hết ảnh hưởng, giai cấp phong kiến Việt
nam xác định lập trường độc lập: họ Ngô xưng vương, đóng đô ở Loa
thành, địa điểm cũ của An dương vương, và đặt quan chế, lễ nghi theo
truyền thống các triều Trung hoa.

 Nhưng cùng với lớp quan lại cũ, thực
chất của bộ máy cai trị tập quyền đã bị tan rã. Vì bộ máy này trước
kia là dựa vào lực lượng ngoại tộc, bây giờ lại không có cơ sở trong
nước. Với những sức sản xuất còn lạc hậu, mới thoát khỏi những cản
trở hẹp hòi của chế độ thực dân thị tộc, kinh tế quốc dân phải trải
qua một giai đoạn phát triển những đại điền trang phong kiến. Trên
cơ sở đó, chỉ có thể xây dựng một chế độ lãnh chủ phân quyền. Vậy bộ
máy nhà nước mà họ Ngô đặt ra chỉ là một hình thức nông cạn, dựa vào
uy tín cá nhân của vị anh hùng dân tộc. Và đến lúc Ngô Quyền chết
thì bọn thổ hào nổi dậy vùng vẫy khắp nơi, gây tình trạng cát cứ đời
Thập nhị sứ quân.

 Xem như thế thì giai cấp phong kiến
dân tộc tuy có trách nhiệm lãnh đạo, nhưng căn bản là không có tinh
thần đấu tranh triệt để, và luôn luôn tìm cách thoả hiệp với chế độ
cũ. Sở dĩ chúng ta đã đi đến lập trường độc lập là vì đến một lúc
nào đấy chúng đã chiếm đoạt nhiều quyền lợi quá, vậy không thể nào
dung túng được bọn thực dân nữa. Mà một khi công cuộc giải phóng dân
tộc thành công, nhờ công trình đấu tranh bền bỉ của nhân dân, bọn
phong kiến thống trị cũng chỉ biết đua nhau chia xẻ đất nước. – Tuy
nhiên kinh tế thái ấp có tính cách tiến bộ đối với kinh tế thị tộc.
Đành rằng bộ máy cai trị tập quyền bị phá vỡ, nhưng căn bản là nông
nghiệp ở các làng xã được phát triển. Vì chế độ quan lại thực dân
bảo tồn tổ chức thị tộc, chế độ lãnh chủ dân tộc là hình thức tất
yếu để giải phóng sức sản xuất.

 Đây cũng phải nhận rõ: công trình
giải phóng sức sản xuất căn bản là ở phong trào nhân dân đánh đổ chế
độ thực dân, làm chế độ thị tộc ở xã mất chỗ dựa. Nhưng công cuộc
giải phóng phải thông qua hình thức lãnh chủ. Với trạng thái của sức
sản xuất lúc bấy giờ, nông dân chưa có thể tổ chức nông nghiệp tự
canh thành phương thức sản xuất chính, để thế vào phương thức sản
xuất thị tộc. Mà chính trong quá trình chiếm đoạt của bọn phong kiến
dân tộc, lợi dụng tình hình rối loạn để cướp ruộng đất thị tộc, quan
hệ liên đới cộng đồng thị tộc lại bị phá huỷ. Một phần dân thị tộc
thì bị bắt làm nông nô hay gia nô, nhưng phần còn lại đã trở thành
nông dân tự do trong xã hội phong kiến, và đặt cơ sở để phát triển
kinh tế hàng hoá, thống nhất dân tộc và xây dựng quốc gia. Tức là
hình thức phong kiến lãnh chủ lúc bấy giờ là hình thức phát triển
của lực lượng dân tộc nói chung, và đó là tác dụng của nó trong lịch
sử. Nhưng tất nhiên đấy cũng còn là hình thức. Vì xét đến cơ sở và
nội dung, thì vai trò quyết định là ở cuộc đấu tranh bền bỉ của nhân
dân lao động giải phóng đất nước và mở đường phát triển cho những
sức sản xuất của xã hội.

[1] Theo một
tài liệu của Viện khoa học Liên Xô, chế độ chiễm hữu nô lệ ở
Trung Quốc đến đời Ngũ Hồ mới bắt đầu chuyển sang chế độ
phong kiến.

 


Trở vế trang
chủ Trần Đức Thảo

Trần Hữu Dũng cho lên mạng ngày 7-3-07

 

 


Hịch tướng sĩ – Ngữ văn 8 – Cô Phạm Lan Anh (DỄ HIỂU NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 8 Hịch tướng sĩ
Video hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu về bài Hịch tướng sĩ . Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung bài đọc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.Từ đó, các em cảm nhận và rút ra nhận xét gì qua tác phẩm. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của VietJack tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan8, hichtuongsi
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 8 Cô Lan Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VOVyAP1mkNnbprT5u56lcT
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 8 Cô Giang Ly:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7V9IfdRJFZieNOSym2Tpg3C
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 8 Cô Vương Thị Hạnh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VrxEM_uz4qNx4ekYsAsRt9

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button