Cây Xanh

【1️⃣】 cách bảo quản khoai lang được tươi lâu, không bị mọc mầm

Công nghệ mới về bảo quản các loại củ

1. Bảo quản khoai lang tươi
Khoai lang tươi là một trong những loại củ khó bảo quản vì khoai chứa lượng nước quá cao (80% trọng lượng) cho nên trong điều kiện nhiệt độ cao, các hoạt động sinh lý chuyển hoá mạnh, làm cho lượng tinh bột tiêu hao nhanh chóng. Vỏ khoai mỏng, tác dụng bảo vệ kém, dễ xây xát, dễ thối, sâu bọ dễ xâm nhập, gây ra hiện tượng khoai hà. (do con Silasphoccmicalius họ Cuculionidac, bộ Coleoptera) gây thối rỗng, nấm mốc phát triển. Khoai lang là loại củ không chịu được thời tiết quá nóng lạnh. Người ta có thể bảo quản khoai lang theo mấy cách sau đây:
+ Bảo quản trong hầm đào sâu dưới đất: người ta chọn đất ở nơi cao ráo, sạch sẽ không có nước ngầm, đào hầm theo kiểu lòng chum có nắp đậy kín và có rãnh thoát nước. Hầm đào xong phải để khô mới chứa khoai. Khoai thu hoạch về chọn củ tốt, không xây sát, ít lấm đất, không có củ hà, nhập kho vào những ngày khô lạnh, và thận trọng khi vận chuyển vào hầm. Một tháng đầu mở cửa 1 – 2 lần để thoát nhiệt độ trong hầm, tránh bốc nóng. Nếu ẩm độ trong hầm quá cao phải dùng chất hút ẩm.
+ Bảo quản trong hầm bán lộ thiên: Hầm này cũng chọn chỗ đất cao và khô, không có mạch nước ngầm, hầm đào sâu trên 1 m, phía trên mặt hầu đắp 1 bức tường đất quanh miệng hầm, có chứa một cửa để lên xuống, phải có nắp đập kín và có mái che mưa.
Bảo quản bằng 2 cách này cách ly được với môi trường và khoai giữ được lâu hơn.
– Bảo quản bằng cách ủ cát khô: Đây là phương pháp bảo quản tương đối kín cũng giống như trong hầm kín nhưng đơn giản và dễ làm, song bảo quản bằng cách ủ cát khô có nhược điểm là không được kín hoàn toàn, nên nó vẫn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ bên ngoài.
Chọn những củ khoai còn nguyên vẹn, vỏ không bị xây sát xếp thành từng luống có chiều rộng 1,2 – 1,5 m, còn chiều dài tuỳ theo số lượng khoai nhiều hay ít. Khi xếp khoai phải thật nhẹ nhàng, tránh cọ sát. Xếp đầu củ quay ra ngoài, từ dưới lên trên. Nếu khoai đóng trong sọt thì để nguyên và chồng 2 – 3 sọt lên nhau, sau đó lấy cát khô phủ kín lên khoai, trường hợp bảo quản ngoài trời phải làm lán che mưa nắng.
Ngoài ra khoai lang có thể bảo quản thoáng nếu thời gian bảo quản ngắn chỉ khoảng 10 – 15 ngày. Khi bảo quản thoáng cũng phải chọn những củ khoai có phẩm chất tốt, đều nhau và xếp thành từng luống hoặc từng đống và phải để ở nơi cao ráo, thoáng mát, hết sức tránh chỗ nắng hắt vào và không có mưa dột.
2. Bảo quản khoai mì tươi (sắn)
Khoai mì tươi là loại khó bảo quản nhất vì một mặt do hoạt động sinh lý hoá của củ sau khi tách khỏi cây gây nên hiện tượng “chảy nhựa” tinh bột biến thành cellulose làm cho l củ mì bị hoá xơ, cứng sưng đắng. Ngoài ra, củ mì còn thường bị thối nẫu khi bảo quản, do ảnh hưởng của nhiệt độ cao hoặc do vi sinh vật phá hại. Vì vậy để tránh hiện tượng chảy nhựa, thối nẫu là vấn đề khó khăn hiện nay còn đang nghiên cứu giải quyết. Hiện nay theo kinh nghiệm, người ta dùng các hình thức sau:
– Bảo quản trong hầm đất: Đào một hầm đất sâu 0,5 – 0,8 m ở nơi đất khô ráo, không có nước ngầm, rộng hay hẹp tuỳ theo số lượng củ bảo quản. Chọn những củ tốt, đều nhau, không bị dập gẫy, xây sát vỏ… xếp vào hầm, sau đó lấy phên hoặc ván gỗ đậy kín và lấp đất lên trên, hoặc nhổ cả cụm để nguyên rễ đem xếp vào trong hầm đất hoặc nơi khô ráo rồi phủ đất bịt kín lại.
Xung quanh hầm cần làm rãnh thoát nước và mặt hầm che kín bằng vải nhựa P.V.C hoặc làm lán an toàn chống nắng mưa. Phương pháp này có thể bảo quản củ mì trong khoảng 20-30 ngày.
Cũng có thể áp dụng kinh nghiệm vùi củ trong cát khô như bảo quản khoai lang tươi.
– Gần đây có thể áp dụng phương pháp bảo quản thoáng và nhúng qua nước vôi hoặc dung dịch CuSO4 1%. Sắn sau khi thu hoạch về rũ sạch đất, đem nhúng qua nước vôi hoặc dung dịch CuSO4 1% để hạn chế hiện tượng “chảy nhựa” và thối nẫu, sau đó đem sắn bảo quản ở nơi thoáng mát, cao ráo và nên để tránh ánh nắng.
2. Bảo quản sắn củ và sắn thái lát khô
Sắn củ và sắn lát khô hoặc củ khô là sản phẩm sơ chế, nó không còn là cơ thể sống nữa nên quá trình hô hấp không xảy ra, nhưng quá trình trao đổi khí lại xảy ra mạnh mẽ vì diện tiếp xúc với không khí lớn, nên khả năng hút ẩm của nó rất lớn. Khả năng bảo vệ và chống đỡ đối với các ảnh hưởng xấu của môi trường rất yếu, dễ bị sâu mọt, nấm mốc phá hoại. Do đó để bảo quản tốt phải thực hiện bịt kín, không cho tiếp xúc với không khí bên ngoài. Sản phẩm phải đảm bảo thật khô ròn, có mùi thơm trên bề mặt có lớp bột trắng mịn. Phải nhập kho vào lúc nóng, chọn những ngày nắng ráo để đổ sắn lát vào bảo quản, xếp thành từng lớp dày 20-30 cm, nén cho chặt, và bịt kín hoàn toàn. Trong điều kiện gia đình có thể dùng vựa bằng cót quây thành 2 lớp cách nhau 20 cm, ở giữa 2 lớp có lót trấu khô sạch, hoặc rơm khô làm lớp cách ẩm cách nhiệt. Đáy vựa cũng trải một lớp trấu rồi dùng cót hoặc bao tải phủ lên rồi mới đổ khoai, mì lát vào bảo quản. Nhập xong có thể phủ lên trên lớp bao tải và 1 lớp trấu nữa và bịt kín hoàn toàn. Cách bảo quản này có thể giữ hàng năm không bị mốc.
Với khối lượng ít có thể bảo quản trong chum vại đã được phơi khô hoặc trong những thùng gỗ, thùng tôn đã dán kín các khe hở.
Nếu phải bảo quản lâu, có thể sau vài tháng dỡ trấu ra để kiểm tra và hót lớp trên mặt chừng 50 cm đem phơi lại, sau đó lại phủ kín như cũ
4. Thu hoạch và bảo quản khoai tây
4. 1. Thu hoạch
Chuẩn bị trước dụng cụ thu hoạch và các phương tiện vận chuyển. Thu hoạch vào ngày nắng khô để dễ dàng cho việc chọn củ giống và bảo quản.
Trước khi thu hoạch phải loại bỏ các khóm không đạt liêu chuẩn để chọn củ giống ngay tại ruộng.
Khi thu hoạch phi tránh mòi sây sát tới củ, không dùng nước để rửa củ.
* Kỹ thuật thu hoạch :
– Một tuần trước khi thu hoạch cần cắt bỏ thân lá (trời nắng khô). Cần phải củ tại ruộng ngay sau khì thu hoạch. Phân loại củ theo tiêu chuẩn củ giống hoác khoai thương phẩm.
+ Thu hoạch làm giống không được lấy củ quá to, dị hình.
+ Loại bỏ các củ bị sây sát vỏ và những củ không nguyên vẹn.
+ Trong quá trình vận chuyển phi nhẹ nhàng, tránh sây sát cho củ và vỏ củ.
+ Trước khi đưa vào kho phải tiến hành xử lý kho và xử lý củ giống (làm sạch đất phơi nắng nhẹ cho se vỏ củ).
4. 2. Bảo quản
Có 2 cách bảo quản :
a.Bảo quản kho tự nhiên :
* ưu điểm : Chi phí kho rẻ, diện tích bảo quản không hạn chế, lượng giống bảo quản được nhiều.
Trong kho tự nhiên cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau :
– Kho làm ở vị trí cao và thoáng, có thể lắp đặt quạt thông gió, làm nhiều cửa hoặc tạo hệ thống ánh sáng nhân tạo để điều chỉnh ánh sáng trong quá trình bảo quản.
Phải chú ý : tránh để mưa dột và ánh sáng trực tiếp chiếu vào kho.
– Trong kho xếp đặt các giàn bảo quản (giàn bằng tre, nứa, gỗ). Kích thước, chiều rộng và chiều cao giàn phụ thuộc vào diện tích và chiều cao của kho bo qun. Tuy nhiên, tầng giàn dưới cũng nên cách mặt đất 35-40cm và giữa các tầng cách nhau 40cm. Giàn không nên làm quá cao để dễ đi lại đo củ giống, loại bỏ củ thối, phát hiện và phòng trừ sâu hại , bón 140- 1 50kg N/ha. Hiệu quả của công thức 60kg N/ha là cao nhất thứ đến là 90kg/ha.
Tuy vậy, xét một cách toàn diện chúng tôi thấy tuỳ theo điều kiện đất đai, phân hữu cơ, giống nên bón mức từ 1 20- 140kg nha, không nên vượt quá 1 50kg N/ha để đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Cải bắp cõng rấl mẫn cảm với các nguyên tố vi lượng, đất thiếu ma giê (Mg) lá bị thay đổi mầu sắc, ảnh hưởng đến sinh trưởng cây.

Xem thêm :  Mít trà cú là ai? mít trà cú kinh doanh gì mà giàu đến vậy?


Mẹo bảo quản khoai lang không bị khô héo và dùng được lâu hơn


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button