Kỹ Năng Sống

Giáo án chủ đề : giao thông ( mẫu giáo 4-5 tuổi)

GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ : GIAO THÔNG ( MẪU GIÁO 4-5 TUỔI)

Thời gian thực hiện: ( 4 tuần- Từ ngày 18/3/2019 – 12/4/2019)

                  

I. Mục tiêu

1. Phát triển thể chất:

+ Phát triển vận động.

– Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động : Bật nhảy từ trên cao xuống 30 – 35cm, Nhảy lò cò 3m, Chạy 15m trong 10 giây.

– Trẻ kiểm soát được các vận động khi chạy, nhảy

+ Dinh dưỡng sức khỏe

Trẻ biết một số trường hợp khẩn cấp cần gọi người giúp đỡ

2. Phát triển nhận thức

– Trẻ biết tên gọi của 1 số PTGT phổ biến và nêu được đặc điểm cấu tạo, sự giống và khác nhau giữa các PTGT

– Trẻ phân biệt được các đối tượng theo 1 – 2 dấu hiệu.

– Trẻ hiểu biết về 1 số luật GT cần thiết và ý nghĩa của việc chấp hành LLATGT

– Trẻ nhận biết phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác, biết đo độ dài 2 đối tượng bằng 1 đơn vị đo, biết tách gộp nhóm đối tượng thành 2 phần.

3. Phát triển ngôn ngữ

– Trẻ biết lắng nghe kể chuyện đọc thơ và trả lời câu hỏi theo nội dung bài thơ, câu truyện, bắt chước giọng nói, điệu bộ của các nhân vật trong truyện nhổ củ cải

– Trẻ biết nói rõ để người khác nghe có thể hiểu được, biết điều chỉnh giọng nói phù hợp.

4. Phát triển tình cảm xã hội

– Chấp hành luật lệ ATGT đường bộ

– Trẻ biết một số quy định nơi công cộng.

5. Phát triển thẩm mỹ

– Trẻ chú ý nghe, tỏ ra thích thú hát vỗ tay nhún nhảy theo giai điệu bài hát, bản nhạc.

– Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện  sắc thái của bài hát

– Trẻ có một số kỹ năng tạo hình đơn giản: Như cắt dán đèn giao thông, cắt dán ô tô.

* CHUẨN  BỊ CỦA GIÁO VIÊN

– Lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, trang trí nhóm lớp theo chủ đề: Giao thông.

– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh về chủ đề : Giao thông.

– Chuẩn bị giấy,kéo, hồ dán tranh thơ, tranh truyện

– Tạo góc mở cho trẻ tham gia vào hoạt động

– Chuẩn bị nhạc các bài hát theo chủ đề giao thông

 

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC

        Tuần                      

 

 

 

 Thứ

 

Tuần 1:

Xe đạp, xe máy, ô tô

Tuần 2:

Bé đi tàu hỏa

Tuần 3:

Bé đi tàu thủy

Tuần 4:

Luật giao thông

Hai

DDSK

 Một số trường hợp khẩn cấp cần gọi người giúp đỡ

VĐCB

Bật nhảy từ trên cao xuống 30 – 35 cm

 

VĐCB

Chạy 15m trong 10 giây

 

VĐCB

Nhảy lò cò 3m

Ba

KPKH

Một số phương tiện giao thông đường bộ

KPKH

Phân nhóm các phương tiện giao thông

Tạo hình

Vẽ thuyền trên biển ( ĐT)

PTKNXH

Một số quy định nơi công cộng

Đóng kịch

Qua đường

      Truyện

Kiến con đi ô tô

Thơ

 

      Giúp bà

 Tạo hình

   Cắt dán ô tô

Năm

Toán:

Phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác

Toán

Chắp ghép các hình từ các nguyên vật liệu để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu

Toán:

Đo độ dài 2 đối tượng bằng 1 đơn vị đo

Toán

Tách gộp nhóm đối tượng thành 2 phần

 

Sáu

 

Tạo hình Cắt dán đèn giao thông ( M)

 

Âm nhạc

 Vận động : Em đi qua ngã tư đường phố

Âm nhạc

Dạy hát: Em đi chơi thuyền

Âm nhạc

Nghe hát : anh phi công ơi

 

                            

 

 

 

 

 

CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1

Nhánh : Xe đạp, xe máy, ô tô

( Thời gian thực hiện từ 18/03/2019  – 22/03/2019)

 

          Thứ

Thời điểm

Thứ 2

     ( 18/03)

Thứ 3

   ( 19/03)

Thứ 4

    ( 20/03)

Thứ 5

( 21/03)

Thứ 6

   ( 22/03)

Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

 

 

– Cô đón trẻ vào lớp trẻ biết cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.

– Hướng trẻ vào các góc chơi

– Thể dục sáng: Tập theo nhịp đếm của cô,tập cùng cô kết hợp với bài : “ Em đi qua ngã tư đường phố”.

 

 

Hoạt động học

 

 

DDSK

Một số trường hợp khẩn cấp cần gọi người giúp đỡ

 KPKH

Một số phương tiện giao thông đường bộ

Đóng kịch

 Qua đường

 Toán

Phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác.

Tạo hình

Cắt dán đèn giao thông

 

 

Chơi, hoạt động ở các góc

 

 

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, con vật…,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về chủ đề.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu về các loại ptgt.

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

Chơi ngoài trời

 

 

 

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Cáo và thỏ, Ô tô và chim sẻ.Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu phát triển sáng tạo : Lá cây, phấn…

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

Ăn, ngủ

– Trẻ ngồi vào bàn ăn cơm ngay ngắn, không đùa nghịch với bạn, không nói chuyện trong khi ăn, ăn hết suất, giữ gìn vệ sinh trong khi ăn.

– Trẻ biết mời cô và các bạn, biết tên một số món ăn hàng ngày

– Trẻ ngủ đủ, ngủ sâu giấc, tạo cho trẻ có giấc ngủ ngon, thoải mái

Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện về chủ đề , tô sách chủ đề.

– Dạy trẻ: Đọc thơ, Kể chuyện, dạy trẻ hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”. Em đi chơi thuyền. Chơi theo ý thích

Nêu gương  thứ 6, tặng phiếu bé ngoan

Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ

– Vệ sinh cá nhân cho trẻ đầu tóc, quần áo gọn gàng

– Trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân, và biết chào hỏi lễ phép với cô giáo, bố mẹ, các bạn trước khi ra về.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Đón trẻ – Chơi – Thể dục sáng – Trả trẻ.

Thời điểm

Nội dung

Mục đích yêu cầu

Chuẩn bị

Tiến hành tổ chức

Đón trẻ

– Trẻ tự  chào hỏi cô giáo và bố mẹ.

– Quan tâm nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

– Đón trẻ với thái độ ân cần, niềm nở, giáo dục trẻ thói quen hành vi lễ giáo.

 

– Trẻ biết chào ông bà, bố mẹ,cô giáo lễ phép.

– Thích đến lớp đến trường.

– Biết chọn góc chơi.

– Vệ sinh phòng lớp sạch sẽ gọn gàng chuẩn bị nước uống

– Cô đến sớm mở cửa thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ

– Đón trẻ tận tay phụ huynh tạo cho trẻ sự thoải mái khi đến lớp tranh thủ trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, đặc điểm riêng của trẻ.

– Cô nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

Chơi

 

– Hướng trẻ đến các góc chơi.

– Chơi theo ý thích

 

– Trẻ biết tự vào góc chơi lựa chọn đồ dùng đồ chơi.

– Giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

– Biết chơi đoàn kết với các bạn

– Nghe nhạc chủ đề động vật

 

– Đồ dùng đồ chơi các góc

 

– Cô hướng dẫn trẻ về các góc chơi

– Trẻ tự chọn đồ chơi, góc chơi

– Cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ chơi

– Cô bao quát trẻ chơi

– Trẻ tự thu dọn đồ dùng đồ chơi sau khi chơi xong

 

Thể dục sáng

– Tập theo nhịp hô và tập cùng cô theo nhịp bài hát : “Em đi qua ngã tư đường phố”

 

– Trẻ tập nhịp nhàng theo đĩa.

– Tập động tác ứng với lời ca một cách nhịp nhàng.

– Tập động tác đúng nhịp hô.

– Rèn tính tập thể, tạo tâm trạng thoải mái, phấn khởi bước vào ngày mới

– Băng, đĩa, gậy.

– Sân tập sạch sẽ gọn gàng.

 

* Khởi động: Cho trẻ chạy theo vòng tròn và đi theo các kiểu chân.

* Trọng động:

– Hô hấp: Gà gáy 5 lần

– ĐT Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao

– ĐT chân: Khuỵu gối hai tay đưa ra trước.

– ĐT bụng: Đứng cúi người tay chạm ngón chân

– ĐT Bật nhảy tại chỗ.

* Hồi tĩnh : Đi nhẹ nhàng.

Trẻ chuẩn bị ra về và

trả trẻ

– Trẻ giúp cô dọn dẹp, sắp xếp đồ chơi gọn gàng lên giá

– Vệ sinh cá nhân trẻ, trẻ quần áo, đầu tóc gọn gàng. Nhắc nhở trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân và biết chào hỏi lễ phép trước khi ra về.

– Trẻ biết cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.

– Trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ

– Giá để đồ chơi, rổ.

– Khăn sạch, nước sạch

– Đồ dùng cá nhân : Ba lô, mũ, giầy, dép.

– Cô giáo nhắc trẻ sắp đến giờ chuẩn bị ra về để trẻ tự thu dọn đồ dùng, đồ chơi cất vào rổ, xếp lên giá gọn gàng.

– Cô buộc tóc gọn gàng cho trẻ, trẻ tự lau mặt rửa tay nếu bị bẩn

– Nhắc trẻ tự lấy đồ dùng cá nhân và chào hỏi lễ phép trước khi ra về

– Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày

 

 

Thứ 2 ngày 18 tháng 03 năm 2019

 

I. Hoạt động học.

                                               Lĩnh vực phát triển thể chất

DDSK : Một số trường hợp khẩn cấp cần gọi người giúp đỡ

1. Mục đích yêu cầu.  

a. Kiến thức

– Trẻ biết và nhận ra một số trường hợp khẩn cấp như bị lạc, có người lạ đến nhà, cháy…

– Trẻ biết một số cách sử lý khi gặp các tình huống trên (Nhờ người sự giúp đỡ hoặc gọi số điện thoại khẩn cấp…)

– Trẻ biết một số điện thoại khẩn như số 113 ( Cảnh sát ), 114 ( Cứu hỏa ), 115( Cứu thương )

– Trẻ biết gọi người giúp đỡ khi gặp những trường hợp khẩn cấp.

b. Kĩ năng

– Trẻ sử dụng ngôn ngữ lưu loát để trả lời các câu hỏi của cô

– Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.

c. Thái độ

Qua bài học trẻ biết nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ

– Biết bình tĩnh để tìm cách giải quyết khi gặp các trường hợp khẩn cấp

– Trẻ hứng thú với trò chơi.

2. Chuẩn bị.

+ Đồ dùng của cô

– Video: Bạn nhỏ bị lạc, có người lạ đến nhà

– Video đám cháy

– Lớp học gọn gàng sạch sẽ

+ Đồ dùng của trẻ

– Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái

3. Tiến hành tổ chức.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

Cô chào tất cả các con hôm nay chúng  mình sẽ trải nghiệm một ngày cùng bạn Bo trong chương trình Con đã lớn khôn. Và bây giờ xin mời các con tham gia cuộc trải nghiệm cùng Bo trong trương trình Con đã lớn khôn

( Bật nhạc con đã lớn khôn )

– Lắng nghe hình như có tiếng gì các bạn?

– Tiếng khóc của bạn Bo. Không biết vì sao bo lại khóc chúng mình cùng xem nào.

* Hoạt động 2: Một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ

* Trường hợp 1: Bị lạc

( Cho trẻ xem đoạn video đến đoạn Bo bị lạc mẹ và khóc )

– Vì sao bạn Bo khóc?

– Nếu con là bạn Bo khi bị lạc mẹ con sẽ làm như thế nào? ( Hỏi 3-4 trẻ )

– Cô thấy ý kiến của tất cả các bạn đều hợp lý và có nhiều cách làm các bạn đưa ra khi bị lạc mẹ vậy bây giờ cùng xem bạn Bo sẽ làm như thế nào?

– Bạn Bo đã được ai giúp đỡ?

– Khi có người giúp đỡ chúng mình phải nói như thế nào?

– Trong lớp chúng mình bạn nào nhớ được số điện thoại của bố mẹ nào? ( 2-3 trẻ )

– Ngoài nhớ được số điện thoại ra thì chúng mình còn phải nhớ địa chỉ của ai?

( Cô kiểm chứng lại số điện thoại và địa chỉ nhà )

– Trong đoạn video vì sao bạn Bo lại bị lạc mẹ?

– Để không bao giờ bị lạc bố mẹ khi đi ra đường, đi chợ hay đi siêu thị chúng mình phải làm gì?

– Khi nhận được sự giúp đỡ thì chúng mình phải nói gì?

– Và bây giờ chúng mình cùng xem tiếp đoạn video xem bạn Bo tìm thấy mẹ của mình chưa nhé

–  Giáo dục trẻ khi đi ra đường cùng với bố mẹ hay những người thân trong gia đình chúng mình nhớ phải đi sát cạnh người thân, không được mải chơi, nếu bị lạc chúng mình sẽ tìm người giúp đỡ hoặc đứng im một chỗ để bố mẹ đến tìm và một điều nữa là hôm nay về các con hãy nhớ thật kĩ số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ của gia đình mình nhá

* Trường hợp 2: Người lạ đến nhà

– Vậy là bạn Bo đã tìm được mẹ rồi nhưng về đến nhà mẹ bạn Bo lại đi có việc bạn Bo ở nhà cùng với bạn của mình chúng mình xem điều gì sảy ra khi Bo ở nhà không có mẹ nhá.

( Cho trẻ xem đến đoạn gõ cửa thì dừng video )

– Chúng mình cùng đoán xem bạn bo sẽ làm gì khi có người gõ cửa?

– Nếu là con thì con sẽ làm gì?

– Vì sao người lạ con lại không ra mở cửa?

– Vừa rồi các con đã đoán rất nhiều ý kiến xem bạn Bo đã làm gì khi có tiếng gõ cửa của người lạ rồi để kiểm chứng xem bạn Bo đã làm gì thì chúng mình cùng xem tiếp nào?

– Các con ạ không chỉ ở nhà đâu mà ở trên lớp khi có người lạ đến đón thì chúng mình sẽ làm gì?

– Và khi ra đường có người lạ cho kẹo rủ đi cùng thì chúng mình sẽ làm gì?

– Nếu người lạ cố tình dắt con đi con phải làm như thế nào?

– Các bạn sẽ kêu lên như thế nào?

* Giáo dục trẻ: Các bạn nhớ nhé khi có người lạ đến lớp đón hay có người lạ đến nhà thì chúng mình không được mở cửa hay theo đi. Nếu người lạ vẫn cố kéo chúng mình theo thì chúng mình phải kêu lên và nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh các bạn đã nhớ chưa nào.

– Vừa rồi các con đã được cùng trải nghiệm với bạn Bo trong chương trình con đã lớn khôn chúng mình đã được biết về 2 trường hợp khẩn cấp cần người giúp đỡ ngoài ra trong cuộc sống còn rất nhiều các trường hợp nguy hiểm khác bạn nào thử kể tên các trường hợp nguy hiểm khác cho cô biết nào?

– Vậy hôm nay bạn Bo mời các bạn cùng tham gia một trò chơi đó là trò chơi ‘ Những chú lính cứu hỏa tài ba ’

* Trường hợp 3: Cháy

– Những chú lính cứu hỏa xuất hiện khi nào?

– Nếu như gặp cháy thì chúng mình phải làm như thế nào?

– Đúng rồi chúng mình phải gọi người đến giúp hoặc các bạn phải gọi ngay đến số điện thoại nào đây? Các con cùng đọc to nào

( Cô có hình ảnh xe cứu hỏa và số điện thoại 114 trên màn chiếu)

* Mở rộng: Còn có số điện thoại của cứu thương là ( 115 ) cảnh sát cơ động ( 113 )

– Vậy trường hợp nào chúng mình phải gọi 115?

– Trường hợp nào chúng mình gọi 113?

* Giáo dục trẻ: Không được nghịch điện, lửa dễ gây cháy

– Nào bây giờ là lúc chúng mình sẽ làm những chú lính cứu hỏa tài ba nào.

( Trên màn chiếu là đám cháy trẻ là những chú lính cứu hỏa đến cứu hỏa )

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

– Tiếng khóc ạ

 

 

 

 

 

– Bị lạc mẹ ạ

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

 

 

 

– Cô nhân viên bán hàng

– Trẻ trả lời

 

– 1, 2 trẻ nói

 

– Địa chỉ của gia đình mình

 

 

– Không đi cùng mẹ

– Luôn đi theo sát bố mẹ ông bà ạ

– Cảm ơn ạ

 

 

 

 

– Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

– Trẻ xem

 

– 1, 2 trẻ trả lời

– Con sẽ không mở cửa ạ

– Vì người lạ sẽ bắt cóc

 

 

– Không đi theo ạ

 

– Không được nhận kẹo và không đi theo ạ

– Phải kêu lên ạ

 

– Cứu cháu với

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

– Cháy, ngã chảy máu…

 

 

 

 

– Khi có nhà bị cháy

– Chạy khỏi đám cháy hoặc gọi người giúp đỡ hoặc gọi điện cho cứu hỏa

 

– 114 ạ

 

 

– Khi bị ốm, ngã..

– Khi có người lạ đến nhà

– Trẻ chơi

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Kéo co Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, …,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về một số ptgt.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu tranh về các loại ptgt

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe có nhiều khu khác nhau, biết đặt tên cho góc chơi.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Mèo đuổi chuột”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện với trẻ về chủ đề

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

 

 

 

Thứ 3 ngày 19 tháng 03 năm 2019

I. Hoạt động học.

                                               Lĩnh vực phát triển nhận thức

KPKH: Một số phương tiện giao thông đường bộ

 

1. Mục đích yêu cầu

a. Kiến thức

– Trẻ biết tên, một số đặc điểm cơ bản và tác dụng của phương tiện giao thông đường bộ, biết so sánh điển giống và khác nhau giữa các loại ptgt

b. Kĩ năng

– Rèn cho trẻ khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định ở trẻ

– Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng

c. Thái độ

– Giáo dục: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. Biết được một số qui định giao thông đường bộ

2.. Chuẩn bị

+ Đồ dùng của cô

– Hình ảnh slide Ô tô, xe đạp, xe máy, .

– Bài hát, câu đố về ptgt

+ Đồ dùng của trẻ

– Trang phục gọn gàng . Tâm thế thoải mái.

3. Tiến hành tổ chức. 

Hoạt động của cô

 Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1:  Gây hứng thú

– Lớp hát bài: “Em tập lái ô tô”

– Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát

* Hoạt động 2: Trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường bộ

– Cô đọc câu đố (Cô đố, cô đố):

“Xe gì hai bánh

Đạp chạy bon bon

Chuông kêu kính coong

Đứng yên thì đổ”

– Đó là xe gì?

– Nhìn xem cô có hình ảnh gì đây?

– Xe đạp gồm có những bộ phận nào?

– Dùng để làm gì?

– Xe đạp chạy nhanh hay chạy chậm?

– Tại sao xe đạp lại chạy chậm?

– Ngoài chiếc xe đạp các con vừa thấy cô còn có 1 số loại xe đạp khác các con cùng xem nhé. Trẻ xem hình ảnh mở rộng về các loại xe đạp.

– Xe đạp thuộc phương tiện giao thông đường nào?

– Cô lại có 1 câu đố nữa, các con nghe nhé.

               “Xe gì hai bánh

                 Tiếng kêu bình bịch

                 Chạy bon bon.

– Đố là xe gì?

– Nhìn xem cô có hình ảnh gì?

– Xe máy có những phần nào?

– Xe máy thuộc phương tiện giao thông đường nào?

– Các con ơi, vậy xe máy dùng để làm gì?

– Xe máy chở được mấy người?

– Khi ngồi trên xe máy thì mọi người phải thực hiện những qui định gì?

– Nó nhờ vào cái gì để chạy?

– Tiếng còi của xe máy kêu như thế nào?

– Đố các bạn đây là xe gì ?

– Ô tô con có đặc điểm như thế nào?

– Thuộc phương tiện giao thông đường nào?

– Ô tô con dùng để làm gì?

– Ô tô con nhờ vào cái gì để chạy?

– Ngoài ô tô con ra cô còn một loại ô tô khác nữa các con cùng xem nhé ( Xem hình ảnh ô tô tải và đọc tên xe).

* Hoạt động 3 : So sánh, mở rộng

.

– Xe đạp và xe máy có điểm gì khác nhau ? và giống nhau ?

 Cô khái quát lại.

– Xe ô tô con và xe máy có đặc điểm nào giống nhau ?

– Khác nhau điểm nào ?

– Hôm nay cô và các con vừa tìm hiểu về các phương tiện giao thông đường nào?

– Ngoài xe đạp, xe máy, ô tô thuộc phương tiện giao thông đường bộ, con hãy kể cho cô và các bạn biết một số phương tiện giao thông đường bộ mà con biết?

(Trẻ xem hình ảnh mở rộng các ptgt đường bộ)

– Vậy khi ngồi trên các phương tiện này các con phải ngồi như thế nào?

– Khi đi bộ thì các con đi như thế nào?

– Khi đi qua ngã tư đường phố muốn qua đường thì các con đi như thế nào?

– Giáo dục: Các con biết không, các loại phương tiện giao thông giúp mọi người đi lại dễ dàng. Ngày nay, do nhu cầu trong cuộc sống nên xe cộ có rất nhiều nên khi đi đường, qua đường, ngồi xe… nếu không chấp hành tốt các quy định giao thông sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, khi đi xe thì phải đội mũ bảo hiểm, không đùa nghịch các con nhé!

Hoạt động 4: Ôn luyện củng cố

– Cho trẻ làm tiếng còi của các phương tiện giao thông theo hiệu lệnh của cô. vừa làm vừa chạy vòng quanh xe đạp chạy chậm ôtô chạy nhanh  dần..

* Kết thúc : Nhận xét tuyên dương

 

– Cả lớp hát cùng cô.

 

 

 

 

– Đố gì, đố gì!

 

 

 

 

– Xe đạp.

– Xe đạp.

– Trẻ trả lời

– Chở người, chở hàng hóa.

– Trẻ trả lời.

– Vì phải đạp bằng chân.

– Trẻ quan sát

 

 

– Đường bộ.

 

 

 

 

 

– Xe máy.

 

– Xe máy có khung, bánh xe, ống khói, đầu xe…

– Đường bộ.

– Chở người và hàng.

– 2 người.

– Đội mũ bảo hiểm, không chở 3.

– Động cơ máy..

– Pim pim pim.

 

 

– Trẻ so sánh.

 

 

 

– Trẻ quan sát ô tô.

 

 

 

 

 

 

– Ô tô có 4 bánh, có đầu xe, kính, cửa…

– Đường bộ.

– Chở người .

– Xăng, dầu.

 

– Trẻ quan sát

 

 

– Trẻ trả lời

 

 

 

 

– Trẻ trả lời

 

 

 

– Trẻ chơi theo yêu cầu.

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Kéo co Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, …,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về một số ptgt.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu tranh về các loại ptgt

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe có nhiều khu khác nhau, biết đặt tên cho góc chơi.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Mèo đuổi chuột”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Kể chuyện cho trẻ nghe

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

Thứ 4 ngày 20 tháng 03 năm 2019

I. Hoạt động học .

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

Đóng kịch truyện: Qua đường

1. Mục đích yêu cầu

a. Kiến thức

– Trẻ biết tên truyện, biết tên các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung câu truyện.

– Trẻ biết diễn biến trình tự nội dung câu truyện qua diễn đạt giọng của từng nhân vật trong truyện.

– Trẻ thể hiện tình tiết câu truyện qua nhập vai diễn nhân vật.

b. Kỹ năng

– Rèn trẻ kĩ năng thể hiện được ngữ điệu của các nhân vật qua nhập vai diễn đạt lời thoại nhân vật.

– Rèn luyện kĩ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, diễn đạt đủ câu, rõ ràng.

c. Thái độ

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động

  • Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. Còn bé khi qua đường phải có người lớn dắt, thực hiện theo tín hiệu đèn giao thông, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới được đi.

2. Chuẩn bị

* Đồ dùng của cô:

– Sile hình ảnh minh họa nội dung câu truyện

* Đồ dùng của trẻ:

– Tập đóng kịch, trang phục gọn gàng.

3. Tiến hành tổ chức.

Hoạt động của cô giáo

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

– Cả lớp đứng lại gần bên cô và hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố”

– Trò chuện về nội dung bài hát

* Hoạt động 2: Kể chuyện diễn cảm

– Cô kể kết hợp tranh minh họa nội dung truyện trên sile.                                

+ Cô vừa kể câu chuyện gì? ( Qua đường)

+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

* Hoạt động 3: Đàm thoại, trích dẫn

– Trong truyện có những nhân vật nào ?
Vào một buổi sáng mùa xuân ấm áp, hai chị em thỏ nâu và thỏ trắng xin phép mẹ đi chơi.
– Thế mẹ đã dặn hai chị em thỏ thế nào ?
Ra đường được ngắm trời đất và hít thở không khí trong lành, hai chị em thỏ cười ríu rít.
– Thế rồi hai chị em đã làm gì ?
Thỏ trắng đã kéo chị thỏ nâu chạy ào sang đường mà chẳng chú ý gì cả.
– Các con có biết « chạy ào » có nghĩa là gì không ?
->Cô giải nghĩa : « chạy ào » là chạy rất nhanh, không chú ý trước sau.
– Khi hai chị em thỏ chạy ào sang đường như vậy thì chuyện gì đã xảy ra ?
Bỗng kít…kít… tiếng một loại xe phanh gấp nghe rợn cả người.
– Bác Gấu lái xe tải đã nói gì với hai chị em ?
Cho trẻ nhắc lại lời của bác gấu
– Ai biết « phanh gấp » có nghĩa là gì ?
-> Cô giải nghĩa : « Phanh gấp » là phanh vội, phanh rất nhanh làm xe dừng lại ngay lập tức.
Chú cảnh sát giao thông Thỏ Xám đã đến và dắt hai chị em thỏ quay lại vỉ hè.
– Chú cảnh sát giao thông đã nói gì với hai chị em thỏ ? Trẻ nhắc lại lời chú cảnh sát ?
– Nếu là các con, con sẽ sang đường như thế nào ?
-> Giáo dục trẻ : Còn bé khi qua đường phải có người lớn dắt, thực hiện theo tín hiệu đèn giao thông, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới được đi

* Hoạt động 4: Trẻ đóng kịch

– Cho trẻ tập đóng kịch

+ Cho trẻ nhận vai: Thỏ trắng, Thỏ nâu, Bác Gấu, Chú cảnh sát giao thông thỏ xám

+ Cô dẫn truyện

( Cho trẻ đóng kịch 2 lần)

* Kết thúc hát bài: Em đi qua ngã tư đường phố

 

– Cả lớp đứng hát 1 lần

– Cá nhân 2-3 trẻ trả lời

 

 – Trẻ nghe cô kể chuyện

 

– 2-3 trẻ trả lời cá nhân

 

– 1-2 trẻ trả lời

 

 

– 1-2 trẻ trả lời

– 1-2 trẻ trả lời

 

 

 

– 1-2 trẻ trả lời

 

 

– 1-2 trẻ trả lời

– Cả lớp trả lời

– 1-2 trẻ trả lời

 

 

 

 

– Cả lớp trả lời

– 1-2 trẻ trả lời

 

 

– Trẻ nhận vai đóng kịch 2 lần

 

 

– Cả lớp hát 1 lần

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Kéo co Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, …,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về một số ptgt.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu tranh về các loại ptgt

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe có nhiều khu khác nhau, biết đặt tên cho góc chơi.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Mèo đuổi chuột”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện với trẻ về chủ đề

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

Thứ 5 ngày 21 tháng 03 năm 2019

I. Hoạt động học .

Lĩnh vực phát triển nhận thức

Toán: Phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác

 

1. Mục đích yêu cầu:

a. Kiến thức:

– Trẻ nhận biết, phân biệt được hình tròn, hình vuông, hình tam giác.

– Biết được đặc điểm cơ bản: Hình tròn có đường bao cong, lăn được; hình vuông, hình tam giác có đường bao thẳng, không lăn được.

b. Kỹ năng:

Phát triển khả năng tư duy cho trẻ

– Rèn cho trẻ quan sát có chủ định của trẻ

c. Thái độ:

– Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động

2. Chuẩn bị:

* Đồ dùng của cô

 Hình tròn, hình vuông, hình tam giác nhạc sôi động

– Màn hình máy chiếu  

* Đồ dùng của trẻ

– Mỗi trẻ một hình tròn, hình vuông , hình tam giác

3.Tiến hành tổ chức

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Ôn nhận biết hình tròn hình vuông

– Cô trò chuyện cùng trẻ

– Cô cho trẻ đi siêu thị

Trong siêu thị có những đồ dùng đồ chơi nào có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác.

– Cô hỏi 3 – 4 trẻ

– Tặng cho mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác.

* Hoạt động 2: Phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác

– Trẻ về chỗ ngồi

– Trong rổ của chúng mình có gì?

– Chúng mình cùng chơi với các hình nào?

* Hình tròn

– Bạn nào có nhận xét gì về hình tròn ?

(2-3 trẻ)

– Để biết bạn nào nói đúng chúng mình cùng lăn hình tròn

– Hình tròn có lăn được không ? Vì sao ?

– Chúng mình lấy ngón tay trỏ của chúng mình vẽ đường bao cong tròn nào?

 Khái quát : Hình tròn là hình có đường bao cong tròn khép kín, lăn được(Cho trẻ nhắc lại)

*Nhận xét hình vuông

– Còn hình vuông thì sao

– Theo các con hình vuông có lăn được không?( Trẻ lăn)

– Vì sao hình vuông  không  lăn được? (Hỏi 2 – 3 trẻ)

*Cô khái quát lại: Hình vuông có đường bao thẳng có 4 cạnh và 4 góc bằng nhau,không lăn được

* Nhận xét hình tam giác

– Hình tam giác thì như nào? Có lăn được không? Vì sao?

* Cô khái quát : Hình tam giác có đường bao thẳng có 3 cạnh và 3 góc không lăn được

Kết luận:

– Hình tròn có đường bao cong tròn khép kín,lăn được

– Hình vuông  và hình tam giác có đường bao thẳng, có cạnh không lăn được .

Hoạt động 3: Luyện tập củng cố

Trò chơi 1:Chiếc hộp kỳ diệu

– Cô phổ biến cách chơi,

– Cho trẻ chơi 2 – 3 lần

Trò chơi 2: Tạo nhóm

– Cô  phổ biến luật chơi và cách chơi

– Trẻ chơi 1-2 lần

* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương

 

 – Trẻ quan sát

 

 

 

 – Trẻ trả lời

 

 

 

 – Trẻ về chỗ U

 

–  Trẻ trả lời

 

– Trẻ chơi hình

 

–  Hình tròn lăn được

 

– Trẻ trả lời

– Trẻ làm theo yêu cầu

 

 – Trẻ lắng nghe

– Trẻ nhắc lại

 

 

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

– Trẻ trả lời

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

– Trẻ chơi

 

 

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Kéo co Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành

cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, …,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về một số ptgt.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu tranh về các loại ptgt

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe có nhiều khu khác nhau, biết đặt tên cho góc chơi.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Mèo đuổi chuột”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện với trẻ về chủ đề

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

                                                                             

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ 6 ngày 22 tháng 3 năm 2019

I. Hoạt động học.

Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ

Tạo hình: Cắt dán đèn giao thông (mẫu)

 

1.Mục đích yêu cầu

a. Kiến thức

– Trẻ biết được đặc điểm của đèn tín hiệu giao thông.

– Trẻ biết cắt và dán đèn tín hiệu giao thông đúng và đẹp.

b. Kỹ năng

–  Rèn kỷ năng cầm kéo cắt và cách dán cho trẻ. Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô to, rõ ràng.

c. Thái độ

+ Giáo dục trẻ chấp hành đúng luật lệ giao thông. Biết gìn giữ sản phẩm của mình.

2. Chuẩn bị

+ Đồ dùng của cô

– Tranh mẫu của cô.

– Giấy màu, hồ dán, kéo

– Giá treo sản phẩm

+ Đồ dùng của trẻ

– Bàn ghế

– Vở tạo hình, keo, kéo, hồ dán,…

3. Tiến hành tổ chức

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ.

* Hoạt đông 1: Gây hứng thú.

– Cô và trẻ cùng hát và vận động theo bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”

– Trò chuyện về nội dung bài hát

Xem thêm :  Đọc truyện nhà nàng ở cạnh nhà tôi phần 3, nhà nàng ở cạnh nhà tôi by lini thông minh

Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu, đàm thoại.

– Cô cho trẻ quan sát tranh cắt dán đèn tín hiệu giao thông.

Trên bảng cô có bức tranh về gì?

– Cô chỉ vào từng đèn và hỏi:

– Đây là đèn gì? Khi thấy đèn đỏ thì chúng ta phải làm gì?

– Tín hiệu đèn có hình gì đây?

– Còn đây là hình gì? Màu gì?

+ Và khi gặp đèn này phải như thế nào?

– Còn đây thì sao? Màu gì? Khi gặp đèn này phải làm gì?

– Trường mình chuẩn bị mở một cuộc thi triển lãm tranh về giao thông các con có muốn tham giao vào cuộc thi an toàn giao thông không? Muốn làm được đẹp thì các con chú ý nhìn cô làm mẫu nhé.

* Cô làm mẫu:

– Trước tiên cô chọn giấy màu phù hợp với màu đèn, cắt thành 1 vòng tròn, sau đó, cô phết hồ phía sau của tín hiệu đèn màu xanh và dán ở phía trên, sau đó cắt tiếp đèn màu đỏ và màu vàng dán làm sao cho cân đối giữa các tín hiệu đèn giao thông và theo đúng thứ tự của đèn.

* Hoạt động 3: Trẻ thực hiên:

– Cô phát vở, giấy màu, hồ dán cho trẻ thực hiện.

– Khi trẻ thực hiện cô bao quát và giúp đỡ những trẻ còn lúng túng.

* Hoạt động 4:  Trưng bày sản phẩm

– Cô cho trẻ nhận xét bài của mình và của bạn.

+ Con thích bức tranh nào? Vì sao con thích?

– Con hãy giới thiệu về bài của mình

– Cô nhận xét chung cả lớp

– Cô nhận xét những bức tranh đẹp và chưa đẹp và giáo dục trẻ khi đi qua ngã ba, ngã tư phải có người lớn đi cùng và phải chú ý đèn hiệu giao thông

* Kết thúc. – Cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” và ra sân.

 

-Trẻ hát.

 

– 2- 3 trẻ trả lời

 

-Trẻ quan sát

 

-Trẻ trả lời

 

 

-Trẻ trả lời

 

-Trẻ trả lời

 

-Trẻ trả lời

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

– Trẻ quan sát

 

 

 

– Cả lớp thực hiện

 

 

– 2- 3 trẻ nhận xét

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

– Trẻ hát

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Kéo co Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, …,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về một số ptgt.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu tranh về các loại ptgt

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe có nhiều khu khác nhau, biết đặt tên cho góc chơi.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Mèo đuổi chuột”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Văn nghệ , sinh hoạt lớp, tặng bé ngoan.

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

                                                                             

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2

Nhánh: Bé đi tàu hỏa

( Thời gian thực hiện từ 25/03/2019  – 29/03/2019)

 

          Thứ

Thời điểm

Thứ 2

     ( 25/03)

Thứ 3

   ( 26/03)

Thứ 4

    ( 27/03)

Thứ 5

( 28/03)

Thứ 6

   ( 29/03)

Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

 

 

– Cô đón trẻ vào lớp trẻ biết cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.

– Hướng trẻ vào các góc chơi

– Thể dục sáng: Tập theo nhịp đếm của cô,tập cùng cô kết hợp với bài : “ Em đi qua ngã tư đường phố”.

 

 

Hoạt động học

 

 

VĐCB

Bật nhảy từ trên cao xuống 30- 35cm

KPKH

Phân nhóm các phương tiện giao thông

Truyện

Kiến con đi ô tô

Toán

Ghép các hình học để tạo thành các hình mới

Âm nhạc

VĐ : Em đi qua ngã tư đường phố

 

 

Chơi, hoạt động ở các góc

 

 

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, con vật…,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về chủ đề.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu về các loại ptgt.

Chơi ngoài trời

 

 

 

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Cáo và thỏ, Ô tô và chim sẻ.Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu phát triển sáng tạo : Lá cây, phấn…

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

Ăn, ngủ

– Trẻ ngồi vào bàn ăn cơm ngay ngắn, không đùa nghịch với bạn, không nói chuyện trong khi ăn, ăn hết xuất, giữ gìn vệ sinh trong khi ăn.

– Trẻ biết mời cô và các bạn, biết tên một số món ăn hàng ngày

– Trẻ ngủ đủ, ngủ sâu giấc, tạo cho trẻ có giấc ngủ ngon, thoải mái

Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện về chủ đề , tô sách chủ đề.

– Dạy trẻ: Đọc thơ, Kể chuyện, dạy trẻ hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”. Em đi chơi thuyền. Chơi theo ý thích

Nêu gương  thứ 6, tặng phiếu bé ngoan

Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ

– Vệ sinh cá nhân cho trẻ đầu tóc, quần áo gọn gàng

– Trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân, và biết chào hỏi lễ phép với cô giáo, bố mẹ, các bạn trước khi ra về.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Đón trẻ – Chơi – Thể dục sáng – Trả trẻ.

Thời điểm

Nội dung

Mục đích yêu cầu

Chuẩn bị

Tiến hành tổ chức

Đón trẻ

– Trẻ tự  chào hỏi cô giáo và bố mẹ.

– Quan tâm nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

– Đón trẻ với thái độ ân cần, niềm nở, giáo dục trẻ thói quen hành vi lễ giáo.

 

– Trẻ biết chào ông bà, bố mẹ,cô giáo lễ phép.

– Thích đến lớp đến trường.

– Biết chọn góc chơi.

– Vệ sinh phòng lớp sạch sẽ gọn gàng chuẩn bị nước uống

– Cô đến sớm mở cửa thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ

– Đón trẻ tận tay phụ huynh tạo cho trẻ sự thoải mái khi đến lớp tranh thủ trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, đặc điểm riêng của trẻ.

– Cô nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

Chơi

 

– Hướng trẻ đến các góc chơi.

– Chơi theo ý thích

 

– Trẻ biết tự vào góc chơi lựa chọn đồ dùng đồ chơi.

– Giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

– Biết chơi đoàn kết với các bạn

– Nghe nhạc chủ đề động vật

 

– Đồ dùng đồ chơi các góc

 

– Cô hướng dẫn trẻ về các góc chơi

– Trẻ tự chọn đồ chơi, góc chơi

– Cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ chơi

– Cô bao quát trẻ chơi

– Trẻ tự thu dọn đồ dùng đồ chơi sau khi chơi xong

 

Thể dục sáng

– Tập theo nhịp hô và tập cùng cô theo nhịp bài hát : “Em đi qua ngã tư đường phố”

 

– Trẻ tập nhịp nhàng theo đĩa.

– Tập động tác ứng với lời ca một cách nhịp nhàng.

– Tập động tác đúng nhịp hô.

– Rèn tính tập thể, tạo tâm trạng thoải mái, phấn khởi bước vào ngày mới

– Băng, đĩa, gậy.

– Sân tập sạch sẽ gọn gàng.

 

* Khởi động: Cho trẻ chạy theo vòng tròn và đi theo các kiểu chân.

* Trọng động:

– Hô hấp: Gà gáy 5 lần

– ĐT Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao

– ĐT chân: Khuỵu gối hai tay đưa ra trước.

– ĐT bụng: Đứng cúi người tay chạm ngón chân

– ĐT Bật nhảy tại chỗ.

* Hồi tĩnh : Đi nhẹ nhàng.

Trẻ chuẩn bị ra về và

trả trẻ

– Trẻ giúp cô dọn dẹp, sắp xếp đồ chơi gọn gàng lên giá

– Vệ sinh cá nhân trẻ, trẻ quần áo, đầu tóc gọn gàng. Nhắc nhở trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân và biết chào hỏi lễ phép trước khi ra về.

– Trẻ biết cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.

– Trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ

– Giá để đồ chơi, rổ.

– Khăn sạch, nước sạch

– Đồ dùng cá nhân : Ba lô, mũ, giầy, dép.

– Cô giáo nhắc trẻ sắp đến giờ chuẩn bị ra về để trẻ tự thu dọn đồ dùng, đồ chơi cất vào rổ, xếp lên giá gọn gàng.

– Cô buộc tóc gọn gàng cho trẻ, trẻ tự lau mặt rửa tay nếu bị bẩn

– Nhắc trẻ tự lấy đồ dùng cá nhân và chào hỏi lễ phép trước khi ra về

– Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày

 

 

Thứ 2 ngày 25 tháng 03 năm 2019

 

I. Hoạt động học.

                                               Lĩnh vực phát triển thể chất

                                              VĐCB : Bật nhảy từ trên cao xuống 30 – 35 cm

I. Mục đích yêu cầu:

a. Kiến thức:

– Trẻ biết thực hiện bài vận động bật nhảy bằng hai chân từ độ cao 30 – 35 cm xuống đất, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân và có khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể 1 cách mạnh dạn và tự tin.

b. Kỹ năng:

– Rèn kỹ năng bật nhảy cho trẻ, khả năng giữ thăng bằng và phối hợp vận động của các bộ phận trên cơ thể khéo léo, nhanh nhẹn qua trò chơi

– Luyện và phát triển kỹ năng vận động và phản ứng kịp thời với hiệu lệnh

c. Thái độ:

Trẻ hào hứng, tích cực tham gia các vận động

– Giáo dục trẻ tinh thần kỷ luật trong giờ học.

2. Chuẩn bị:

+ Đồ dùng của cô

– Sắc xô to của cô: 1 cái

– Bục bật cao 30 – 35cm: 2 cái

– Trang phục của cô gọn gàng

+ Đồ dùng của trẻ

– Trang phục gọn gàng

3. Tiến hành tổ chức:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Khởi động.

– Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân: Đi bằng mũi chân – đi thường – đi bằng gót chân – đi thường – đi nhanh – chạy chậm – chạy nhanh. Chuyển đội hình thành 3 hàng dọc theo tổ

* Hoạt động 2: Trọng động

(Tập theo nhịp đếm)

– Động tác tay: Hai đưa ra trước, lên cao ( 2l x 8n )

TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay thả xuôi, đầu không cúi

+ Nhịp 1: Bước chân phải sang bên rộng bằng vai, 2 tay đưa đưa ra trước.

+ Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao

+ Nhịp 3: Đưa 2 tay ra trước như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Thu tay về chân về,về TTCB.

+ Nhịp 5,6,7,8: Đổi chân và thực hiện như trên.

– Động tác chân: Ngồi khuỵu gối ( 2l x 8n )

TTCB: Đứng thẳng hai tay thả xuôi chân rộng bằng vai

+ Nhịp 1: Hai tay đưa sang ngang

+ Nhịp 2: Ngồi khuỵu gối tay đưa ra trước, lòng bàn tay sấp

+ Nhịp 3: Như nhịp 1

– Nhịp 4: về TTCB

– Động tác bụng: Hai tay đưa lên cao nghiêng người sang 2 bên ( 2l x 8n )

TTCB: Đứng thẳng tay thả xuôi,

+ Nhịp 1: Bước chân phải sang bên, 2 tay đưa lên cao
+ Nhịp 2: Đưa tay nghiêng người sang bên phải
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về TTCB.
+ Nhịp 5,6,7,8: Đổi chân và thực hiện như trên.

– Động tác bật: Bật tại chỗ lên cao ( 2l x 8n )

Bật nhảy từ trên cao xuống 30 – 35 cm

Đội hình: 2 hàng ngang đối diện cách nhau 3 – 4m ).

+ Lần 1: Cô tập động tác 1 lần trọn vẹn.

+ Lần 2: Cô tập kết hợp phân tích động tác:

– TTCB: Cô bước từng chân lên trên bục, người đứng thẳng, 2 tay thả xuôi dọc thân, khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị”. Cô đưa 2 tay ra phía trước, khi có hiệu lệnh. “Bật” cô lăng nhẹ 2 tay xuống dưới, ra sau, đồng thời hơi khuỵu gối, nhún chân và bật lên cao khi rơi chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 mũi chân, bàn chân, gối hơi khuỵu tay đưa ra phía trước để giữ thăng bằng , nhớ là người không lao về phía trước, sau đó cô nhẹ nhàng đi về đứng ở cuối hàng.

Lần 3 – Mời 2 trẻ lên tập cho cả lớp quan sát.

 – Lần lượt trẻ ở 2 hàng lên thực hiện

– Cô bao quát, sửa sai. Động viên khuyến khích trẻ.

– Cho trẻ thi đua giữa 2 tổ

+ Cho trẻ nhắc lại tên bài vận động

c.

– Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi

– Trẻ chơi 2 – 3 lần

Hoạt động 3: Hồi tĩnh

Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 – 2 vòng sân, hít thở sâu, thả lỏng tay chân

– Trẻ đi khởi động theo hiệu lệnh của cô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Tập theo hướng dẫn của cô

– Tập theo nhịp đếm của cô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Chuyển đội hình

 

 

– Trẻ quan sát cô thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

– 2 trẻ lên thực hiện

Trẻ thực hiện

– Lần lượt trẻ vào thực hiện

Thi đua giữa 2 đội

 

 

– Trẻ chơi trò chơi

 

– Đi nhẹ nhàng, hít thở sâu

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Kéo co Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành

cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, …,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về một số ptgt.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu tranh về các loại ptgt

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe có nhiều khu khác nhau, biết đặt tên cho góc chơi.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Mèo đuổi chuột”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện với trẻ về chủ đề

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

Thứ 3 ngày 26 tháng 03 năm 2019

 

I. Hoạt động học.

                                               Lĩnh vực phát triển nhận thức

                                              KPKH : Phân nhóm các phương tiện giao thông

 

1. Mục đích yêu cầu

a. Kiến thức

– Trẻ biết phân nhóm các loại phương tiện giao thông theo tiếng còi, nơi hoạt động. Tăng thêm vốn hiểu biết về các loại phương tiện giao thông cho trẻ

b. Kỹ năng

– Rèn trẻ kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định.

– Phát triển ngôn ngữ mở rộng vốn từ

c. Thái độ

– Trẻ biết bảo vệ các loại phương tiện giao thông, khi tham gia giao thông phải thực hiện theo luật giao thông

2. Chuẩn bị

+ Đồ dùng của cô

– Tranh ảnh sidle về một số loại phương tiện giao thông

+ Đồ dùng của trẻ

– Trang phục của trẻ gọn gàng thoải mái

3. Tiến hành tổ chức.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

– Cô và trẻ hát bài “ Bạn ơi có biết” trò chuyện về nội dung bài hát

* Hoạt động 2: Trò chuyện về các loại ptgt  

+ Đường bộ

– Đây là xe gì?

–  Xe đạp dùng để làm gì?

– Xe đạp đi ở đâu?

– Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì?

– Đây là xe gì?

– Xe máy dùng để làm gì?

– Xe máy đi ở đâu?

– Xe máy là phương tiện giao thông đường gì?

– Ngoài xe đạp, xe máy là phương tiện giao thông đường bộ thì có những loại phương tiện giao thông nào nữa?( Cho trẻ xem 1 số phương tiện giao thông đường bộ)

+ Đường hàng không

– Cô làm giả tiếng kêu của máy bay và hỏi trẻ đó là phương tiện giao thông gì?

– Máy bay dùng để làm gì?

– Máy bay bay ở đâu?

– Máy bay là phương tiện giao thông đường gì?

+ Đường sắt

+ Đường Thủy

( Cô hướng dẫn trẻ quan sát đàm thoại tương tự)

– Mở rộng phương tiện giao thông đường thủy?

*Hoạt động 3: So sánh và phân nhóm

– Giống nhau: Đều là phương tiện dùng để chở người, hàng hóa, đều phải dùng bằng xăng…

– Khác nhau: Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ, máy bay là phương tiện giao thông đường hàng không.

– Giống nhau: Đều là phương tiện dùng để chở người, hàng hóa, đều phải dùng bằng xăng…

– Khác nhau: Tàu thủy là phương tiện giao thông đường thủy, tàu hỏa là phương tiện giao thông đường sắt

– Con vừa quan sát những loại phương tiện giao thông gì?

– Giáo dục trẻ phải bảo vệ các loại phương tiện giao thông, tham gia giao thông phải thực hiện đúng theo luật lệ giao thông

– Cho trẻ phân nhóm các loại ptgt

*Hoạt động 4: Luyện tập

– Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.

– Tổ chức cho trẻ chơi

– Cô bao quát sửa sai cho trẻ

– Củng cố nhận xét khen trẻ.

– Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi

– Tổ chức cho trẻ chơi

– Cô bao quát sửa sai cho trẻ

– Củng cố nhận xét khen trẻ

*Kết thúc : Nhận xét tuyên dương

 

– Trẻ hát cùng cô

 

 

 

– Xe đạp

– Dùng để chở người, hàng

– Đi ở trên đường

– Là phương tiện giao thông đường bộ

– Xe máy

– Dùng để chở người, hàng.

– Đi ở trên đường

– Đường bộ

 

 

– Trẻ kể tên

 

 

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

 

– Trên trời

 

– Đường hàng không

 

 

 

– Trẻ kể tên

 

 

 

– Trẻ so sánh điểm giống và khác nhau của hai phương tiện

 

 

 

 

– Trẻ so sánh điểm giống và khác nhau của hai phương tiện

 

 

– Trẻ trả lời

 

– Lắng nghe

 

 

– Trẻ phân nhóm ptgt

 

– Trẻ chơi

 

– Lắng nghe

 

 

 

– Trẻ chơi

 

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Kéo co Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành

cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, …,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về một số ptgt.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu tranh về các loại ptgt

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe có nhiều khu khác nhau, biết đặt tên cho góc chơi.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Mèo đuổi chuột”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện với trẻ về chủ đề

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

Thứ 4 ngày 27 tháng 03 năm 2019

I. Hoạt động học.

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

Truyện : Kiến con đi ô tô

1. Mục đích yêu cầu.

a. Kiến thức

– Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện.

– Hiểu nội dung truyện: Câu chuyện nói về Kiến con đi ô tô cùng các bạn gặp bác Gấu và kiến con nhường chỗ ngồi cho bác Gấu

b. Kỹ năng.

– Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ, củng cố và cung cấp vốn từ cho trẻ.

Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô rõ dàng, mạch lạc.

c. Thái độ.

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

– Giáo dục trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh khi gặp khó khăn

2. Chuẩn bị

+ Đồ dùng của cô

– Tranh truyện: Kiến con đi ô tô

+ Đồ dùng của trẻ

Trang phục trẻ gọn gàng sạch đẹp

3. Tiến hành tổ chức.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

– Cô cùng trẻ hát bài “Em tập lái ô tô”

– Đàm thoại về nội dung bài hát

– Giới thiệu truyện” Kiến con đi ô tô”

* Hoạt động 2: Kể chuyện cho trẻ nghe

+ Lần 1 : Kể diễn cảm

+ Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì ?

+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Lần 2 : Kể kết hợp tranh minh hoạ.

* Hoạt động 3: Đàm thoại, trích dẫn

+ Kiến con lên xe bus đi thăm ai?

+ Kiến con gặp những bạn nào đi cùng?

+ Các bạn đi đâu nhỉ ?

+ Xe dừng ở bến đón khách. Ai đã lên xe tiếp?

+ Xe còn chỗ cho bác Gấu ngồi không?

+ Bạn Dê, chó, khỉ, lợn cũng mời bác Gấu ngồi vào chỗ của mình. Bác Gấu có ngồi không?

+ Bác Gấu không ngồi bác nói với các bạn như thế nào nhỉ?

+ Kiến con nói với bác Gấu thế nào?

+ Bác Gấu nghe kiến con mời thì làm gì?

+ Kiến con ngồi đâu khi bác Gấu ngồi chỗ của mình?

+ Các con thấy Kiến con như thế nào nhỉ?

+ Các bạn Dê, Chó, Khỉ, Lợn có ngoan và tốt bụng không?

+ Các con thấy các bạn có đáng yêu không nhỉ? Vì sao?

– Các bạn Kiến, dê, chó, khỉ, lợn đều rất ngoan và tốt bụng khi thấy bác gấu không có chỗ ngồi thì đều muốn nhường chỗ chỗ cho bác. Các con hãy học tập các bạn nhé !

– Giáo dục trẻ

* Hoạt động 4 : Trẻ kể truyện cùng cô

+ Kết thúc: – Nhận xét tuyên dương trẻ

 

– Trẻ hát cùng cô

– Trẻ trả lời

 

 

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ nghe cô kể

 

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

 

 

 

-Trẻ trả lời.

 

 

-Trẻ kể cùng cô

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Kéo co Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành

cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, …,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về một số ptgt.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu tranh về các loại ptgt

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe có nhiều khu khác nhau, biết đặt tên cho góc chơi.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Mèo đuổi chuột”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện với trẻ về chủ đề

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

Thứ 5 ngày 28 tháng 03 năm 2019

I. Hoạt động học.

                                               Lĩnh vực phát triển nhận thức

                                               Toán : Ghép các hình học để tạo thành hình mới

 

1. Mục đích yêu cầu.

a . Kiến thức:

– Trẻ gọi tên được các hình đã học như hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật…

– Trẻ biết dùng các hình ghép lại với nhau để tạo thành hình mới.

b. Kỹ năng:

– Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.

– Phát triển trí tưởng tượng, óc tư duy sáng tạo cho trẻ.

c . Thái độ:

– Trẻ ngoan, chú ý tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn.

2. Chuẩn bị:

+ Đồ dùng của cô

– Máy tính.

– Hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.

+ Đồ dùng của trẻ

– Mỗi trẻ một rổ đựng các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn.

– Các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn đủ để trẻ chơi trò chơi.

3. Tiến hành hoạt động:

                                Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Ôn nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.

– Cô đố trẻ đây là hình gì?

– Ngoài hình tròn ra còn những hình gì nữa?

– Trẻ gọi tên nhận biết các hình: Hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.

* Hoạt động 2: Chắp ghép các hình đã học để tạo thành hình mới theo ý thích và theo yêu cầu

– Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi

– Trong rổ của chúng mình có gì? Chúng mình cùng chơi với các hình nào.

– Cô cho trẻ ghép hình theo ý thích

– Cho trẻ xem chắp ghép hình vuông:

+ Chắp ghép hình vuông từ 2 hình tam giác, hoặc 2 hình chữ nhật.

– Hình vuông được chắp ghép từ những hình gì?

– Xem hình ảnh chắp ghép hình chữ nhật từ 2 hình vuông hoặc  4 hình tam giác.

– Hình chữ nhật được chắp ghép từ những hình gì?

– Đặt câu hỏi cho trẻ trả lời trong quá trình chắp ghép tạo ra hình mới.

– Cho trẻ chắp ghép tạo ra hình mới theo yêu cầu của cô.

* Hoạt động 3: Luyện tập

– Trò chơi : Bé thông minh qua trò chơi ghép hình

– Xe ô tô con được sắp xếp: Từ 1 hình chữ nhật làm thân xe với 2 hình tam giác làm đầu và đuôi xe, 2 hình tròn làm bánh xe, 2 hình chữ nhật làm cửa xe.

– Chắp ghép xe ô tô tải:Từ 1 hình chữ nhật nằm ngang làm thân xe và 1 hình chữ nhật được đặt thẳng đứng làm đầu xe với 2 hình tròn làm bánh xe.

– Chắp ghép thuyền buồm: Từ 1 hình chữ nhật làm thân thuyền, 3 hình tam giác làm đầu thuyền, đuôi thuyền, cánh buồm.

– Chắp ghép ngôi nhà: Từ hình vuông, hình tam giác và hình chữ nhật.

– Chắp ghép máy bay: Thân máy bay từ 2 hình chữ nhật, đầu máy bay được xếp từ 1 hình tam giác, cánh máy bay từ 2 hình tam giác, đuôi máy bay được xếp từ 1 hình tam giác.

– Cô cho trẻ xem cách chắp ghép vừa đàm thoại cùng trẻ trong quá trình tạo ra hình mới.

– Cho trẻ gọi tên hình vừa chắp ghép xong.

– Cho trẻ chắp ghép hình theo ý thích của trẻ

– Nhận xét và tuyên dương

*Kết thúc

Cho trẻ ra chơi

 

 

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ xem hình tròn,hình vuông…

 

– Trẻ gọi tên các hình

 

 

– Trẻ ghép hình theo ý thích

– Trẻ quan sát

 

– Trẻ trả lời

– Trẻ quan sát

 

– Trẻ trả lời

 

 

– Trẻ chắp ghép hình theo yêu cầu của cô

 

 

 

 

– Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ trả lời

 

 

– Trẻ trả lời

 

 

– Trẻ ghép hình theo ý thích

 

– Trẻ ra chơi

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Kéo co Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành

cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, …,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về một số ptgt.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu tranh về các loại ptgt

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe có nhiều khu khác nhau, biết đặt tên cho góc chơi.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Mèo đuổi chuột”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện với trẻ về chủ đề dạy hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

Thứ 6 ngày 29 tháng 03 năm 2019

I. Hoạt động học.

                                               Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ

                            Âm nhạc :  Hát vận động: Em đi qua ngã tư đường phố( TT)

                  TCAN: Nghe tiếng hát nhảy vào vòng

                   Nghe hát : Đường và chân

 

1. Mục đích yêu cầu.

a. Kiến thức.

– Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả và thuộc lời bài hát và vận động theo lời bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”.

– Trẻ biết hưởng ứng theo lời bài hát “Đường và chân ”.

b. Kỹ năng.

– Trẻ hát đúng giai điệu bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố ”

– Rèn tai nghe khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.

c. Thái độ.

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chấp hành 1 số luật giao thông đơn giản.

2. Chuẩn bị.

+ Đồ dùng của cô.

– Nhạc bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”, “Đường và chân”.

– Máy tính, loa.

+ Đồ dùng của trẻ.

– Vòng thể dục, sắc xô, phách tre.

3. Tiến hành hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Dạy vận động  “Em đi qua ngã tư đường phố” (TT)

– Cô cho trẻ nghe giai điệu và đoán tên bài hát

+ Các con vừa nghe giai điệu bài hát gì?

+ Bài hát do ai sáng tác?

– Cô cho trẻ hát lần 2:

+ Nội dung bài hát nói về điều gì?

– Bài hát sẽ hay hơn khi chúng mình vừa hát vừa vận động theo lời bài hát

+ Cả lớp hát và vận động cùng cô: 2 lần.

+ Tổ hát và vận động : 3 tổ.

+ Nhóm bạn trai, bạn gái hát và vận động .

+ Cá nhân hát và vận động.

– Cô chú ý sửa cho trẻ hát và vận động.

* Hoạt động 2: Nghe hát “Đường và chân

– Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.

– Lần 1: Cô hát.

+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?

+ Của tác giả nào?

+ Bài hát nói về điều gì?

– Lần 2: Cô và trẻ cùng vận động theo lời bài hát

* Hoạt động 3: TCAN “Nghe tiếng hát nhảy vào vòng”

– Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi:

+ Cách chơi: Cô xếp các vòng xung quah lớp và cho cả lớp đi theo vòng tròn, khi cô hát bình thường thì trẻ đi và vỗ tay, khi cô hát to(nhỏ), nhanh(chậm) thì các con phải nhảy nhanh vào vòng. Bạn nào chậm chân không có vòng thì phải nhảy lò cò.

+ Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được đứng trong một cái vòng.

– Cô tiến hành cho trẻ chơi 2- 3 lần.

* Kết thúc : Nhận xét tuyên dương

 

 

– Trẻ lắng nghe.

– Trẻ trả lời.

 

– Trẻ hát.

– Trẻ trả lời.

 

 

– Trẻ hát.

 

– Tổ biểu diễn

– Nhóm  biểu diễn.

– Cá nhân trẻ biểu diễn.

 

– Trẻ lắng nghe.

– Trẻ nói tên bài hát.

– Trẻ nói về nội dung của bài hát.

 

– Trẻ lắng nghe và vận động cùng cô.

 

 

– Trẻ lắng nghe.

 

 

 

– Trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô.

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Kéo co Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

Xem thêm :  Danh ngôn về sự lừa dối trong tình yêu ❤️ thấm nhất

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành

cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, …,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về một số ptgt.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu tranh về các loại ptgt

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe có nhiều khu khác nhau, biết đặt tên cho góc chơi.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Mèo đuổi chuột”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Văn nghệ, nêu gương cuối tuần, tặng phiếu bé ngoan

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                        CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 3

Nhánh: Bé đi tàu thủy

( Thời gian thực hiện từ 1/04/2019  – 05/04/2019)

 

          Thứ

Thời điểm

Thứ 2

     ( 1/04)

Thứ 3

   ( 2/04)

Thứ 4

    ( 3/04)

Thứ 5

( 4/04)

Thứ 6

   ( 5/04)

Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

 

 

– Cô đón trẻ vào lớp trẻ biết cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.

– Hướng trẻ vào các góc chơi

– Thể dục sáng: Tập theo nhịp đếm của cô,tập cùng cô kết hợp với bài : “ Em đi qua ngã tư đường phố”.

 

 

Hoạt động học

 

 

VĐCB

Chạy 15m trong 10 giây

Tạo hình

Vẽ thuyền trên biển (ĐT)

Thơ

 Giúp bà

 Toán

Đo độ dài 2 đối tượng bằng 1 đơn vị đo

Âm nhạc

DH : Em đi chơi thuyền

 

 

Chơi, hoạt động ở các góc

 

 

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, con vật…,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về chủ đề.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu về các loại ptgt.

Chơi ngoài trời

 

 

 

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Cáo và thỏ, Ô tô và chim sẻ.Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu phát triển sáng tạo : Lá cây, phấn…

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

Ăn, ngủ

– Trẻ ngồi vào bàn ăn cơm ngay ngắn, không đùa nghịch với bạn, không nói chuyện trong khi ăn, ăn hết xuất, giữ gìn vệ sinh trong khi ăn.

– Trẻ biết mời cô và các bạn, biết tên một số món ăn hàng ngày

– Trẻ ngủ đủ, ngủ sâu giấc, tạo cho trẻ có giấc ngủ ngon, thoải mái

 

Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện về chủ đề , tô sách chủ đề.

– Dạy trẻ: Đọc thơ, Kể chuyện, dạy trẻ hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”. Em đi chơi thuyền. Chơi theo ý thích

Nêu gương  thứ 6, tặng phiếu bé ngoan

Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ

– Vệ sinh cá nhân cho trẻ đầu tóc, quần áo gọn gàng

– Trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân, và biết chào hỏi lễ phép với cô giáo, bố mẹ, các bạn trước khi ra về.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Đón trẻ – Chơi – Thể dục sáng – Trả trẻ.

Thời điểm

Nội dung

Mục đích yêu cầu

Chuẩn bị

Tiến hành tổ chức

Đón trẻ

– Trẻ tự  chào hỏi cô giáo và bố mẹ.

– Quan tâm nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

– Đón trẻ với thái độ ân cần, niềm nở, giáo dục trẻ thói quen hành vi lễ giáo.

 

– Trẻ biết chào ông bà, bố mẹ,cô giáo lễ phép.

– Thích đến lớp đến trường.

– Biết chọn góc chơi.

– Vệ sinh phòng lớp sạch sẽ gọn gàng chuẩn bị nước uống

– Cô đến sớm mở cửa thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ

– Đón trẻ tận tay phụ huynh tạo cho trẻ sự thoải mái khi đến lớp tranh thủ trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, đặc điểm riêng của trẻ.

– Cô nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

Chơi

 

– Hướng trẻ đến các góc chơi.

– Chơi theo ý thích

 

– Trẻ biết tự vào góc chơi lựa chọn đồ dùng đồ chơi.

– Giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

– Biết chơi đoàn kết với các bạn

– Nghe nhạc chủ đề động vật

 

– Đồ dùng đồ chơi các góc

 

– Cô hướng dẫn trẻ về các góc chơi

– Trẻ tự chọn đồ chơi, góc chơi

– Cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ chơi

– Cô bao quát trẻ chơi

– Trẻ tự thu dọn đồ dùng đồ chơi sau khi chơi xong

 

Thể dục sáng

– Tập theo nhịp hô và tập cùng cô theo nhịp bài hát : “Em đi qua ngã tư đường phố”

 

– Trẻ tập nhịp nhàng theo đĩa.

– Tập động tác ứng với lời ca một cách nhịp nhàng.

– Tập động tác đúng nhịp hô.

– Rèn tính tập thể, tạo tâm trạng thoải mái, phấn khởi bước vào ngày mới

– Băng, đĩa, gậy.

– Sân tập sạch sẽ gọn gàng.

 

* Khởi động: Cho trẻ chạy theo vòng tròn và đi theo các kiểu chân.

* Trọng động:

– Hô hấp: Gà gáy 5 lần

– ĐT Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao

– ĐT chân: Khuỵu gối hai tay đưa ra trước.

– ĐT bụng: Đứng cúi người tay chạm ngón chân

– ĐT Bật nhảy tại chỗ.

* Hồi tĩnh : Đi nhẹ nhàng.

Trẻ chuẩn bị ra về và

trả trẻ

– Trẻ giúp cô dọn dẹp, sắp xếp đồ chơi gọn gàng lên giá

– Vệ sinh cá nhân trẻ, trẻ quần áo, đầu tóc gọn gàng. Nhắc nhở trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân và biết chào hỏi lễ phép trước khi ra về.

– Trẻ biết cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.

– Trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ

– Giá để đồ chơi, rổ.

– Khăn sạch, nước sạch

– Đồ dùng cá nhân : Ba lô, mũ, giầy, dép.

– Cô giáo nhắc trẻ sắp đến giờ chuẩn bị ra về để trẻ tự thu dọn đồ dùng, đồ chơi cất vào rổ, xếp lên giá gọn gàng.

– Cô buộc tóc gọn gàng cho trẻ, trẻ tự lau mặt rửa tay nếu bị bẩn

– Nhắc trẻ tự lấy đồ dùng cá nhân và chào hỏi lễ phép trước khi ra về

– Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày

 

 

Thứ 2 ngày 1 tháng 04 năm 2019

 

I. Hoạt động học.

Lĩnh vực phát triển thể chất

VĐCB : Chạy 15m trong 10 giây

TCVĐ : Chuyền bóng qua đầu

1. Mục đích yêu cầu.
a. Kiến thức
– Trẻ thực hiện được vận động chạy 15 m trong thời gian 10 giây.
– Tập bài tập phát triển chung nghiêm túc đúng theo hướng dẫn của cô.

– Biết chơi trò chơi “ Chuyền bóng qua đầu”
b. Kỹ năng
– Phát triển tố chất vận động: khéo léo, nhanh nhẹn và khả năng định hướng, khi tham gia vào vận động chạy và chơi trò chơi.
– Phát triển thể lực, thể chất cho trẻ.
c.Thái độ:
– Trẻ mạnh dạn tự tin, ý thức tổ chức kỷ luật tinh thần thi đua, sự đoàn kết, hợp tác trong hoạt động.

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động

2. Chẩn bị

– Địa điểm, Sân tập sạch sẽ, thoáng
+ Đồ dùng của cô
– Trang phục gọn gàng

+ Đồ dùng của trẻ
– Vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 15m.
– Trang phục gọn gàng
3. Tiến hành tổ chức:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Khởi động.

– Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân: Đi bằng mũi chân – đi thường – đi bằng gót chân – đi thường – đi nhanh – chạy chậm – chạy nhanh. Chuyển đội hình thành 3 hàng dọc theo tổ

* Hoạt động 2: Trọng động

(Tập theo nhịp đếm)

– Động tác tay: Hai đưa ra trước, lên cao ( 2l x 8n )

TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay thả xuôi, đầu không cúi

+ Nhịp 1: Bước chân trái sang bên rộng bằng vai, 2 tay đưa đưa ra trước.

+ Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao

+ Nhịp 3: Đưa 2 tay ra trước như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Thu tay về chân về,về TTCB.

+ Nhịp 5,6,7,8: Đổi chân và thực hiện như trên.

– Động tác chân: Ngồi khuỵu gối ( 2l x 8n )

TTCB: Đứng thẳng hai tay thả xuôi

+ Nhịp 1: Hai tay đưa sang ngang

+ Nhịp 2: Ngồi khuỵu gối tay đưa ra trước, lòng bàn tay sấp

+ Nhịp 3: Như nhịp 1

– Nhịp 4: về TTCB

– Động tác bụng: Hai tay đưa lên cao cúi gập người tay chạm mũi chân ( 2l x 8n )

TTCB: Đứng thẳng tay thả xuôi,

+ Nhịp 1: Bước chân trái sang bên, 2 tay đưa lên cao
+ Nhịp 2: Cúi gập người tay chạm mũi chân

+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về TTCB.
+ Nhịp 5,6,7,8: Đổi chân và thực hiện như trên.

– Động tác bật: Bật tách khép chân ( 2l x 8n )

 – Đội hình: 2 hàng ngang đối diện cách nhau 3 – 4m ).

+ Cô làm mẫu lần 1: Hoàn chỉnh không phân tích.
+ Cô làm mẫu lân 2: Phân tích động tác: Tư thế chuẩn bị, cô đứng trước vạch chuẩn chân trước, chân sau, khi có hiệu lệnh mắt nhìn thằng phía trước và chạy nhanh về đích kết hợp tay chân nhịp nhàng. Chạy xong cô đi về cuối hàng.
Lần 3 – Mời 2 trẻ lên tập cho cả lớp quan sát.

 – Lần lượt trẻ ở 2 hàng lên thực hiện

– Cô bao quát, sửa sai. Động viên khuyến khích trẻ.

– Cho trẻ thi đua giữa 2 tổ

+ Cho trẻ nhắc lại tên bài vận động

c.

– Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi

– Trẻ chơi 2 – 3 lần

Hoạt động 3: Hồi tĩnh

Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 – 2 vòng sân, hít thở sâu, thả lỏng tay chân

– Trẻ đi khởi động theo hiệu lệnh của cô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Tập theo hướng dẫn của cô

– Tập theo nhịp đếm của cô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Chuyển đội hình

 

 

– Trẻ quan sát cô thực hiện

 

 

 

– 2 trẻ lên thực hiện

Trẻ thực hiện

– Lần lượt trẻ vào thực hiện

Thi đua giữa 2 đội

 

 

– Trẻ chơi trò chơi

 

 

– Đi nhẹ nhàng, hít thở sâu

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Kéo co Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành

cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, …,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về một số ptgt.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu tranh về các loại ptgt

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe có nhiều khu khác nhau, biết đặt tên cho góc chơi.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Mèo đuổi chuột”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện với trẻ về chủ đề

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

Thứ 3 ngày 2 tháng 04 năm 2019

I. Hoạt động học.

Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ

                                              Tạo hình : Vẽ thuyền trên biển (ĐT)

1. Mục đích yêu cầu.

a. Kiến thức :

-Trẻ biết cách vẽ các nét : Ngang, xiên, lượn cong các hình ghép lại với nhau thành chiếc thuyền , biết cách trình bày bố cục tranh cho hợp lý, biết cách phối hợp màu sắc …biết vẽ sáng tạo  thêm các chi tiết phụ như : sóng biển , ông mặt trời …

b. Kỹ năng :

 – Rèn tư thế ngồi ,cách cầm bút vẽ

–  Trẻ biết sắp xếp  trình bày bố cục bức tranh,sáng tạo và đẹp  …

c. Thái độ:

-Trẻ đi trên các phương tiện giao thông đường thủy ngồi  yên ,ngay ngắn không đùa nghịch

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động

2. Chuẩn bị:.

+ Đồ dùng của cô

 Tranh thuyền buồm,  thuyền thúng, thuyền lượn .băng nhạc , giá tạo hình

 + Đồ dùng của trẻ

Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi , giấy vẽ , bút chì, bút màu

3. Tiến hành tổ chức:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1 : Gây  hứng thú

+Cô và trẻ hát bài : “Em đi chơi thuyền”.

+ Các con vừa hát bài hát gì?

+ Thuyền là ptgt đường gì?

+Ngoài thuyền ra ở  đường thuỷ có những loại phương tiện gì nữa?

+Thế  có bạn nào đã được đi chơi thuyền chưa?

+Vậy khi các con được ngồi  trên thuyền, tàu, ca nô thì các con phải ngồi  như thế nào?

*Giáo dục trẻ khi được đi chơi ngồi trên các phương tiện giao thông đường thủy các con phải ngồi yên lặng , không được đùa nghịch . 

*Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại

+ Các con nhìn xem  cô có tranh gì đây?

+ Thế bạn nào có nhận xét về bức tranh?

+ Ai có nhận xét gì khác nữa nào ?

+ Cô đã dùng kỹ năng gì để tạo thành bức tranh?

+ Bố cục bức tranh như thế nào ?

+ Cô vẽ  thân thuyền như  thế nào ?

+ Cánh buồm giống hình gì?

+ Con thấy các thuyền có  gì khác nhau?

*Cô chốt lại : khi chúng ta ở trên bờ biển nhìn xuống biển  thuyền ở gần bờ thì to, còn khi thuyền ra khơi xa chúng ta thấy nhỏ dần .

+ Thuyền ở gần cô vẽ như thế nào?

+ Còn thuyền ở xa thì  vẽ ra sao ?

+ Để bức tranh thêm đẹp cô vẽ thêm các chi tiếp phụ thêm gì đây nữa?

+ Thuyền buồm dùng để làm gì ?

*Các con ạ : Thuyền buồm là ptgt đường thủy , người dân miền biển thường dùng để đi biển  và để đánh bắt các loại cá và hải sản xa bờ .

 *Ngoài thuyền buồm cô còn có thuyền   gì đây nữa  ?

+ Ai có nhận xét gì về bức tranh của cô nào ?

+ Thuyền thúng có dạng gì?

+ Bố cục của bức tranh như thế nào ?

+ Cô dùng kỹ năng gì để tạo thành bức tranh?

+ Khi vẽ  thuyền thúng cô vẽ  như thế nào ?

+ Cô có mấy chiếc thuyền?

+Để bức tranh thêm đẹp cô vẽ  thêm các chi tiếp phụ thêm gì đây nữa?

+Thuyền thúng thường để làm gì các con ?

+Thuyền thúng có chở được nhiều người và hàng  không? Vì sao?

*  Thuyền thúng  cũng là ptđt  cuả người dân miền biển đánh bắt các loại cá và hải sản ở gần bờ .thuyền thúng nhỏ chỉ chở được ít người và hàng hóa và không ra khơi xa được.

*Cô cho trẻ xem tiếp bức tranh vẽ tàu , thuyền không có cánh buồm  và cùng nhận xét cùng cô

+ Nếu các con được đi chơi thuyền các con biết phải làm gì?

 + Vậy hôm nay cô sẽ mở hội thi xem ai khéo tay vậy các con có muốn tham gia không?

* Cô hỏi ý tưởng trẻ

+ Cô mời  trẻ nói ý định mình vẽ  và cách vẽ.

+Con vẽ  thuyền như thế nào? và vẽ ra sao?

* Hoạt động 3 : Trẻ thực hện

+ Cô mở nhạc cho trẻ thực hiện ..

+ Cô  bao quát và gợi ý hướng dẫn trẻ thực hiện

+Cô khuyến khích trẻ vẽ và trình bày đẹp có  sáng tạo cho bức tranh

 * Hoạt động 4 : Trưng bày và nhận xét sản phẩm

+Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá .

+Trẻ nhận xét. Con thích bài nào? vì sao con thích bài này?

+Cô nhận xét chung

 + Cô nhận xét và bổ sung các bức tranh chưa đẹp và bức tranh chưa hoàn thiện.

* Giáo dục: trẻ biết yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên đất nước việt nam , và biết giữ gìn sản phẩm

*Kết thúc

– Cho trẻ hát bài hát: Em đi chơi thuyền và ra sân chơi

 

-Trẻ hát cùng cô

 

– Em đi chơi thuyền

– Đường thủy

– Tàu , ca nô…

– Trẻ trả lời

 

– Ngồi yên , không đuà   nghịch

 

–  Trẻ lắng nghe

 

 

– Vẽ Thuyền buồm

2 – 3 trẻ nhận xét

 

Kỹ năng vẽ và tô màu

 

– Đẹp ,cân đối

Vẽ bằng nét  thẳng và nét xiên  

– Hình tam giác

– Thuyền to, thuyền  nhỏ

 

– Trẻ lắng nghe

– Vẽ to

– Vẽ nhỏ

 – Sóng biển, ông mặt trời…

 

– Dùng để chở hàng , chở người

 

 

 

– Thuyền thúng

– Trẻ trả lời

– Dạng tròn

– Đẹp cân đối

 

– Vẽ và tô màu

– vẽ  lượn tròn.

– Trẻ đến cùng cô

 

– Ông mặt trời…

– Để chở người , chở hàng

– Chở được ít người và hàng  ….vì thuyền nhỏ

 

 

 

 

 

-Trẻ xem và cùng đàm thoại cùng cô

– Ngồi yên , không đùa nghịch , cần có áo phao để phòng hộ

– Có

– 2 – 3 trẻ trả lời

 

– Trẻ về bàn thực hiện

 

 

 

 

– Trẻ trưng bày sản phẩm

– Trẻ nhận xét

 

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

-Trẻ hát và cùng đi ra sân chơi

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Kéo co Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành

cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, …,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về một số ptgt.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu tranh về các loại ptgt

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe có nhiều khu khác nhau, biết đặt tên cho góc chơi.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Mèo đuổi chuột”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện với trẻ về chủ đề dạy trẻ đọc thơ “ Giúp bà”

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

 

 

Thứ 4 ngày 3 tháng 04 năm 2019

I. Hoạt động học.

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

                                              Văn học : Thơ : Giúp bà

  1. Mục đích yêu cầu

    .

a. Kiến thức:

– Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ và đọc diễn cảm bài thơ

b. Kỹ năng:

– Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm                                             

– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

c. Thái độ:

– Trẻ hứng thú học bài

– Gd trẻ biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn

  1. Chuẩn bị

    .

+ Đồ dùng của cô

– Tranh thơ

+ Đồ dùng của trẻ

– Trang phục gọn gàng

3. Tiến hành tổ chức

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1 : Gây hứng thú:

– Cô và trẻ cùng hát bài “ Đường và chân”

– Cô và chúng mình vừa hát bài hát gì?

– Bài hát nói về điều gì?

– Có 1 bạn nhỏ trên đường đi học về bạn đã làm được 1 việc rất có ích. Chúng mình có muốn biết đó là công việc gì?

* Hoạt động 2 : Cô đọc thơ cho trẻ nghe

 Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả

– Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần bài thơ

– Lần 1: Cô đọc diễn cảm

– Cô vừa đọc bài thơ gì?

– Do ai sáng tác?

– Lần 2 : Cô đọc trên slide

* Hoạt động 3 : Đàm thoại

– Bài thơ nói về điều gì?

– Bạn nhỏ đi đâu về và đã gặp ai?

– Bà định làm gì? Bạn nhỏ nói gì với bà?

– Bà đã nói với bạn nhỏ thế nào?

+ GD: Khi đi bộ chúng mình nhớ đi trên vỉa hè và đi về bên phải đường. Nếu gặp người già các con phải biết giúp đỡ.

* Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ

– Cả lớp đọc, tổ đọc, nhóm, cá nhân trẻ đọc

– Cô bao quát sửa sai cho trẻ động viên, khuyến khích trẻ đọc

* Kết thúc: – Tuyên dương trẻ

 

– Trẻ hát

– 1- 2 trẻ trả lời

 

 

 

 

 

  • Trẻ lắng nghe

  • Trẻ trả lời

  • Trẻ trả lời

  • Trẻ lắng nghe

 

  • Trẻ trả lời

  • Trẻ trả lời

  • Trẻ trả lời

 

  • Trẻ trả lời

 

 

– Trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Kéo co Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành

cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, …,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về một số ptgt.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu tranh về các loại ptgt

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe có nhiều khu khác nhau, biết đặt tên cho góc chơi.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Mèo đuổi chuột”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện với trẻ về chủ đề tô sách chủ đề

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

 

 

Thứ 5 ngày 4 tháng 04 năm 2019

 

I. Hoạt động học.

Lĩnh vực phát triển nhận thức

Toán : Đo độ dài 2 đối tượng bằng 1 đơn vị đo

1. Mục đích yêu cầu   

a. Kiến thức:

– Trẻ biết mục đích của phép đo là là để đo kích thước của một vật.

– Trẻ biết thước đo để đo chiều dài của 2 đối tượng có kích thước khác nhau và nói kết quả đo.

– Trẻ biết khi đo các đối tượng có chiều dài khác nhau bằng cùng 1 thước đo thì được kết quả đo khác nhau (Vật dài hơn thì đo được nhiều lần hơn và vật ngắn hơn thì đo ít lần hơn).

b. Kỹ năng:

– Rèn kĩ năng đo, đếm cho trẻ.

– Rèn trẻ kĩ năng ghi nhớ, kĩ năng so sánh.

c. Thái độ:

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

2. Chuẩn bị

+ Đồ dùng của cô

– 2 băng giấy, thước đo, bút chì, thẻ chữ số 2, 3,4.

+ Đồ dùng của trẻ:

– Mỗi trẻ 2 băng giấy, 1 thước đo

– Mỗi trẻ 1 cái rổ

– 1 cái bàn, 1 cái ghế để trẻ đo

– Mỗi trẻ 3 thẻ chữ

3. Tiến hành tổ chức

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1 : Ôn tập nhận biết kết quả đo

– Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Tìm đúng nhà”

– Cô phát cho mỗi trẻ 1 băng giấy đã có vạch đo các thẻ số 2,3,4,5 để xung quanh lớp làm nhà.

– Cách chơi : Trẻ phải đếm xem băng giấy của mình có mấy đoạn để về đúng nhà có số bằng số đoạn trên bang giấy đó.

– Cô nhận xét sau mỗi lần chơi

* Hoạy động 2:  Đo độ dài 2 đối tượng  bằng 1 thước đo, nhận biết kết quả đo.

* Cô thực hành đo băng giấy thứ nhất cho trẻ quan sát và nhận xét

– Các con thấy cô đo như thế nào?

– Băng giấy thứ nhất này cô đo được bao nhiêu thước đo?

– Cô tiếp tục đo băng giấy thứ 2, vừa đo cô vừa giải thích: Khi đo thì các con bắt đầu đo từ trái sang phải; tay trái cầm thước đo, tay phải cầm bút chì; đặt đầu trái của thước đo trùng với đầu trái của băng giấy, sau đó đặt bút chì sát đầu phải của thước vạch 1 vạch vào băng giấy để đánh dấu; sau đó nhấc thước đo đặt tiếp đầu trái thước trùng với nét vừa vạch và dùng bút viết vạch vào đầu phải để đánh dấu lên băng giấy, cứ tiếp tục làm như thế cho đến hết chiều dài của băng giấy; sau đó đếm số lần đo được và tìm chữ số tương ứng cho kết quả (4 thước đo)

* So sánh kết quả đo

– Con thấy kết quả đo của 2 băng giấy này như thế nào?

– Con thấy băng giấy nào có số đo ít hơn?

– Băng giấy nào có số đo nhiều hơn?

– Vì sao cùng 1 thước đo mà kết quả đo của 2 băng giấy lại khác nhau.

– Cô mời 1 – 2 trẻ lên thực hành đo lại. Cả lớp nhắc lại cách đo.

– Cô cho trẻ lấy đồ dùng về chỗ thực hành đo 2 băng giấy có độ dài khác nhau bằng 1 thước đo. Tìm chữ số tương ứng đặt bên cạnh từng băng giấy.

– Cô cho trẻ nêu kết quả đo của trẻ

+ Băng giấy nào dài?

+ Băng giấy nào ngắn?

+ Vì sao kết quả đo 2 băng giấy khác nhau khi đo cùng 1 thước đo?

+ Cô khái quát

– Khi đo các vật có độ dài khác nhau trên cùng 1 thước đo thì vật nào dài hơn sẽ cho ta số lần đo nhiều hơn và vật nào ngắn hơn thì cho ta số lần đo ít hơn.

Con hãy mang những băng giấy vừa đo được để vào rổ phù hợp (rổ lớn để băng giấy dài, rổ nhỏ để băng giấy ngắn.

* Hoạt động 3 : Luyện tập

Nhìn xem, nhìn xem

– Con nhìn xem đây là cái gì?

– Muốn biết cái rát giường này dài bao nhiêu thì con làm sao?

* Ai có thể trở thành người tài giỏi trong trò chơi “tìm người tài giỏi” này?

– Cô cho vài trẻ lên đo

– Con đo được mấy thước đo?

– Còn đây là gì?

– Muốn biết chiều dài của cái bàn này dài bao nhiêu con làm như thế nào?

– Cho trẻ lên đo và nêu kết quả?

– Vì sao kết quả đo của cái bàn và cái rát giường khác nhau khi đo cùng 1 thước đo?

* Trong thực tế có những vật có thể đo từ trái sang phải như đo chiều dài cái bàn, rát giường, băng giấy… cũng có những đồ vật đo từ dưới lên trên như đo chiều cao của cái cây, chiều cao của cái tủ..

Trò chơi 2: “Ai nhanh hơn”

– Chia lớp thành 2 tổ, mỗi tổ đo chiều dài của 2 cái khăn, khi đo xong trẻ đặt số tương ứng.

+ Các con vừa thực hành thao tác gì cùng cô?

+Các con đo như thế nào?

– Kết thúc: Nhận xét tuyên dương

 

– Trẻ chơi

 

 

– Trẻ chú ý lắng nghe

 

 

– Trẻ quan sát

 

– Trẻ trả lời theo suy nghĩ

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ chú ý lắng nghe

 

 

 

 

– Không bằng nhau

 

– Trẻ nêu kết quả đo

 

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ thực hành đo

 

 

-Trẻ nêu kết quả

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

– Trẻ chơi

 

– Cái rát giường

– Đo

 

 

 

– Trẻ đo

– Trẻ nêu

 

– Cái bàn

– Đo

 

 

– Trẻ nêu kết quả

 

 

 

 

 

 

– Trẻ tham gia chơi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Đo độ dài các vật bằng 1 thước đo

– Trẻ trả lời

– Trẻ thu dọn đồ dùng

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Kéo co Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành

cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, …,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về một số ptgt.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu tranh về các loại ptgt

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe có nhiều khu khác nhau, biết đặt tên cho góc chơi.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Mèo đuổi chuột”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện với trẻ về chủ đề dạy hát “ Em đi chơi thuyền”

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

 

 

Thứ 6 ngày 5 tháng 04 năm 2019

 

I. Hoạt động học.

Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ

Âm nhạc :  Dạy hát : Em đi chơi thuyền

                    Nghe hát : Lý kéo chài

               TCÂN “Ai nhanh nhất”

1.Mục đích yêu cầu :

a. Kiến thức

– Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát.

–  Trẻ hát đúng lời và đúng nhạc , đúng giai điệu

–  Trẻ hưởng ứng theo giai điệu bài hát : Lý kéo chài

b. Kỹ năng

–  Phát triển tai nghe, khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.

c. Thái độ

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động

– Giáo dục trẻ luật an toàn giao thông.

2.Chuẩn bị

+ Đồ dùng của cô

Nhạc bài hát : “Em đi chơi thuyền”, “Lý kéo chài”

+ Đồ dùng của trẻ

– Sắc xô, micro, phách

3.Tiến hành tổ chức.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1 : Dạy hát “Em đi chơi thuyền

– Cô trò truyện cùng trẻ, giới thiệu bài hát, tác giả

– Cô hát cho trẻ nghe lần 1:

+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?

+ Bài hát do ai sáng tác?

– Cô hát cho trẻ nghe lần 2:

+ Nội dung bài hát nói về điều gì?

+ Mẹ bạn nhỏ đã dặn dò bạn nhỏ điều gì?

– Trẻ hát:

+ Cả lớp hát cùng cô: 2 lần.

+ Tổ hát

+ Nhóm bạn trai hát, nhóm bạn gái hát

+ Cá nhân hát

– Cô chú ý sửa cho trẻ hát đúng.

* Hoạt động 2: Nghe hát “Lý kéo chài

– Cô giới thiệu tên bài hát, tên làn điệu dân ca

– Lần 1: Cô hát.

+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?

+ Thuộc làn điệu dân ca nào?

+ Bài hát nói về điều gì?

– Lần 2: Cô hát và trẻ hưởng ứng theo lời bài hát

* Hoạt động 3: TCAN “Ai nhanh nhất”

– Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi:

+ Cách chơi: Cô xếp các vòng xung quanh lớp và cho cả lớp đi theo vòng tròn, khi cô hát bình thường thì trẻ đi và vỗ tay, khi cô hát to(nhỏ), nhanh(chậm) thì các con phải nhảy nhanh vào vòng. Bạn nào chậm chân không có vòng thì phải nhảy lò cò.

+ Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được đứng trong một cái vòng.

– Cô tiến hành cho trẻ chơi 2- 3 lần.

+ Kết thúc : Nhận xét tuyên dương.

 

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ nghe

 

-Trẻ trả lời

 

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời

 

-Trẻ hát

-Tổ hát

– Nhóm hát.

– Cá nhân trẻ biểu diễn.

 

 

– Trẻ lắng nghe.

 

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe và hưởng ứng cùng cô.

 

– Trẻ lắng nghe.

 

– Trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô.

 

 

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Kéo co Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành

cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, …,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về một số ptgt.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu tranh về các loại ptgt

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe có nhiều khu khác nhau, biết đặt tên cho góc chơi.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Mèo đuổi chuột”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Văn nghệ, nêu gương cuối tuần, tặng bé ngoan cho trẻ

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 4

Nhánh: Luật giao thông

( Thời gian thực hiện từ 8/04/2019  – 12/04/2019)

 

          Thứ

Thời điểm

Thứ 2

     ( 8/04)

Thứ 3

   ( 9/04)

Thứ 4

    ( 10/04)

Thứ 5

( 11/04)

Thứ 6

   ( 12/04)

Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

 

 

– Cô đón trẻ vào lớp trẻ biết cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.

– Hướng trẻ vào các góc chơi

– Thể dục sáng: Tập theo nhịp đếm của cô,tập cùng cô kết hợp với bài : “ Em đi qua ngã tư đường phố”.

 

 

Hoạt động học

 

 

VĐCB

Nhảy lò cò 3m

PTKNXH

Một số quy định nơi công cộng

Tạo hình

 Cắt dán ô tô tải (M)

 Toán

Tách gộp nhóm đối tượng thành 2 phần trong phạm vi 4

Âm nhạc

NH : Anh phi công ơi

 

 

Chơi, hoạt động ở các góc

 

 

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, con vật…,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về chủ đề.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu về các loại ptgt.

Chơi ngoài trời

 

 

 

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Cáo và thỏ, Ô tô và chim sẻ.Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu phát triển sáng tạo : Lá cây, phấn…

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

Ăn, ngủ

– Trẻ ngồi vào bàn ăn cơm ngay ngắn, không đùa nghịch với bạn, không nói chuyện trong khi ăn, ăn hết xuất, giữ gìn vệ sinh trong khi ăn.

– Trẻ biết mời cô và các bạn, biết tên một số món ăn hàng ngày

– Trẻ ngủ đủ, ngủ sâu giấc, tạo cho trẻ có giấc ngủ ngon, thoải mái

Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện về chủ đề , tô sách chủ đề.

– Dạy trẻ: Đọc thơ, Kể chuyện, dạy trẻ hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”. Em đi chơi thuyền. Chơi theo ý thích

Nêu gương  thứ 6, tặng phiếu bé ngoan

Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ

– Vệ sinh cá nhân cho trẻ đầu tóc, quần áo gọn gàng

– Trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân, và biết chào hỏi lễ phép với cô giáo, bố mẹ, các bạn trước khi ra về.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Đón trẻ – Chơi – Thể dục sáng – Trả trẻ.

Thời điểm

Nội dung

Mục đích yêu cầu

Chuẩn bị

Tiến hành tổ chức

Đón trẻ

– Trẻ tự  chào hỏi cô giáo và bố mẹ.

– Quan tâm nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

– Đón trẻ với thái độ ân cần, niềm nở, giáo dục trẻ thói quen hành vi lễ giáo.

 

– Trẻ biết chào ông bà, bố mẹ,cô giáo lễ phép.

– Thích đến lớp đến trường.

– Biết chọn góc chơi.

– Vệ sinh phòng lớp sạch sẽ gọn gàng chuẩn bị nước uống

– Cô đến sớm mở cửa thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ

– Đón trẻ tận tay phụ huynh tạo cho trẻ sự thoải mái khi đến lớp tranh thủ trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, đặc điểm riêng của trẻ.

– Cô nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

Chơi

 

– Hướng trẻ đến các góc chơi.

– Chơi theo ý thích

 

– Trẻ biết tự vào góc chơi lựa chọn đồ dùng đồ chơi.

– Giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

– Biết chơi đoàn kết với các bạn

– Nghe nhạc chủ đề động vật

 

– Đồ dùng đồ chơi các góc

 

– Cô hướng dẫn trẻ về các góc chơi

– Trẻ tự chọn đồ chơi, góc chơi

– Cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ chơi

– Cô bao quát trẻ chơi

– Trẻ tự thu dọn đồ dùng đồ chơi sau khi chơi xong

 

Thể dục sáng

– Tập theo nhịp hô và tập cùng cô theo nhịp bài hát : “Em đi qua ngã tư đường phố”

 

– Trẻ tập nhịp nhàng theo đĩa.

– Tập động tác ứng với lời ca một cách nhịp nhàng.

– Tập động tác đúng nhịp hô.

– Rèn tính tập thể, tạo tâm trạng thoải mái, phấn khởi bước vào ngày mới

– Băng, đĩa, gậy.

– Sân tập sạch sẽ gọn gàng.

 

* Khởi động: Cho trẻ chạy theo vòng tròn và đi theo các kiểu chân.

* Trọng động:

– Hô hấp: Gà gáy 5 lần

– ĐT Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao

– ĐT chân: Khuỵu gối hai tay đưa ra trước.

– ĐT bụng: Đứng cúi người tay chạm ngón chân

– ĐT Bật nhảy tại chỗ.

* Hồi tĩnh : Đi nhẹ nhàng.

Trẻ chuẩn bị ra về và

trả trẻ

– Trẻ giúp cô dọn dẹp, sắp xếp đồ chơi gọn gàng lên giá

– Vệ sinh cá nhân trẻ, trẻ quần áo, đầu tóc gọn gàng. Nhắc nhở trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân và biết chào hỏi lễ phép trước khi ra về.

– Trẻ biết cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.

– Trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ

– Giá để đồ chơi, rổ.

– Khăn sạch, nước sạch

– Đồ dùng cá nhân : Ba lô, mũ, giầy, dép.

– Cô giáo nhắc trẻ sắp đến giờ chuẩn bị ra về để trẻ tự thu dọn đồ dùng, đồ chơi cất vào rổ, xếp lên giá gọn gàng.

– Cô buộc tóc gọn gàng cho trẻ, trẻ tự lau mặt rửa tay nếu bị bẩn

– Nhắc trẻ tự lấy đồ dùng cá nhân và chào hỏi lễ phép trước khi ra về

– Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày

 

 

KẾ HOẠCH NGÀY

Thứ 2 ngày 08 tháng 04 năm 2019

I. Hoạt động học

Lĩnh vực phát triển thể chất:

VĐCB: Nhảy lò cò 3m

1. Mục đích yêu cầu

a. Kiến thức

– Trẻ biết nhảy lò cò liên tục về phía trước

– Trẻ biết chơi trò chơi.

b. Kỹ năng.

– Rèn sự khéo léo và khả năng chú ý của trẻ.

c. Thái độ.

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

– Trẻ có ý thức tổ chức trong khi tập luyện.

2. Chuẩn bị.

+ Đồ dùng của cô

– Sân tập sạch sẽ an toàn.

– Vạch chuẩn, đích

+ Đồ dùng của trẻ

– Trang phục gọn gàng

3. Tiến hành tổ chức.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1 : Khởi động:

– Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân trên nền nhạc bài hát: “Đoàn tàu”.

+ Đoàn tàu đ­ưa các bé ngoan đi chơi đã chuẩn bị khởi động rồi.

+ Trẻ hát và chuyển động (Tàu đi thư­ờng, chạy nhanh dần, chậm dần, lên dốc, xuống dốc, tránh nhau).

+ Đoàn tàu đã về đến ga. Mời các hành khách xuống tàu và chuyển thành đội hình 3 hàng dọc.

* Hoạt động 2: Trọng động

* BTPTC:

–  ĐT tay: 2 tay đưa ra trước đưa lên cao

– ĐT chân: Ngồi khuỵu gối

– ĐT bụng: Cúi gập người về trước tay chạm mũi bàn chân.

– ĐT bật: Bật tại chỗ.

VĐCB: Nhảy lò cò 3m

– Cho cả lớp chuyển thành 2 hàng dọc.

– Cô làm mẫu

+ Lần 1: Không phân tích

+ Lần 2: Cô vừ làm vừa giải thích:

– Chuẩn bị: TTCB: Đứng khép chân trước vạch kẻ, tay chống hông. Khi có hiệu lệnh cô co 1 chân nhảy lò cò đến trước vạch đích rồi dừng lại. sau đó cô chạy về cuối hàng

– Bạn nào cho cô biết cô vừa làm gì?

– Cô mời 1 bạn lên làm các con chú ý quan sát nhé.

+ Trẻ thực hiện: Cô cho từng trẻ 2 hàng lên thực hiện, cô chú ý sửa sai cho trẻ thực hiện ch­ưa chuẩn. Mỗi trẻ thực hiện 2 lần.

TCVĐ: Ném bóng vào rổ

 – Cô phổ biến cách chơi, luật chơi

– Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần.

* Hoạt động 3 Hi tĩnh

Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân 1, 2 vòng

 

-Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô

 

 

 

 

 

 

-Trẻ tập cùng cô

 

 

 

 

 

-Trẻ quan sát

 

 

 

 

 

-Trẻ tập

 

 

 

 

 

-Trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô

 

-Trẻ đi theo vòng tròn

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột, Bịt mắt bắt dê, Kéo co, Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

– Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ dùng học tập, rau, củ quả, thịt…,nấu ăn, phòng y tế

– Góc xây dựng: Bãi đỗ xe

– Góc thư viện: Xem tranh ảnh về chủ đề

– Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu tranh về chủ đề

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe và biết lấy những phương tiện giao thông để xếp.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Lộn cầu vồng”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện với trẻ về chủ đề

– Chơi tự do theo ý thích

 

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

Thứ 3 ngày 9 tháng 04 năm 2019

I. Hoạt động học

Lĩnh vực phát triển kỹ năng xã hội

Một số quy định nơi công cộng

1. Mục đích yêu cầu

a. Kiến thức :
– Trẻ nhận biết được một số quy định nơi công cộng ( không vứt rác bừa bãi, không dẫm lên cỏ, không hái hoa bẻ cành, không trèo lên hàng rào, không trêu chọc các con thú, biết ngồi đúng số ghế, không ăn quà vặt , vứt rác bừa bãi …)
-Trẻ biết chơi các trò chơi
b. Kỹ năng :
– Trẻ biết một số địa điểm được gọi là nơi công cộng như công viên, rạp chiếu phim….
– Trẻ tuân thủ đúng nội quy nơi công cộng ( công viên, rạp chiếu phim )
– Biết phân biệt hành động đúng sai khi thực hiện nội quy nơi công cộng.
– Trẻ có kỹ năng làm việc và thảo luận theo nhóm.

c. Thái độ:
– Trẻ hứng thú, tích cực, tự tin tham gia vào các hoạt động.
– Giáo dục trẻ khi đến nơi công cộng biết thực hiện đúng nội quy và nhắc nhở những người xung quanh nếu họ có hành động sai.
– Giáo dục trẻ có ý thức tích cực đến việc bảo vệ môi trường và thực hiện nếp sống văn hóa nơi công cộng
2. Chuẩn bị

+ Đồ dùng của cô:
– Hình ảnh về hành động sai khi thực hiện nội quy nơi công cộng: Ngắt hoa, vứt rác bừa bãi, trêu đùa các con vật, leo trèo lên hàng rào, dẫm lên cỏ…..
– Hình ảnh đúng sai ở nơi công cộng
– Trang phục cô gọn gàng.
+ Đồ dùng của trẻ
– Một số lôtô hình ảnh đúng sai khi thực hiện nội quy nơi công cộng
3. Tiến hành tổ chức

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

– Cô trò chuyện cùng trẻ

* Hoạt động 2 : Một số quy định nơi công cộng

– Trò chuyện với trẻ

– Các con ạ môi trường đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và để có một môi trường trong lành , xã hội văn minh thì tất cả đều phụ thuộc vào mỗi chúng ta.
Bây giờ cô mời các con hãy cùng nhau hướng lên màn hình và cùng xem cô có hình ảnh gì nhé.
– Cô cho trẻ xem, trò chuyện và đàm thoại với trẻ
– Các con thấy ảnh này được chụp ở đâu nhỉ ?
– À đúng rồi đấy, ảnh này được chụp ở công viên mà công viên là nơi tất cả mọi người đều có thể tham quan, vui chơi chính vì vậy mà công viên là nơi công cộng đấy các con ạ.
– Đến những nơi công cộng nào chúng ta cũng phải có ý thức thực hiện nội quy, quy định ở nơi đó.
– Trong ảnh các con vừa xem các con thấy mọi người đang làm gì ?
– Cô mời một số trẻ trả lời.
– Những hành động vứt rác bừa bãi,hái hoa dẫm lên cỏ,leo trèo hàng rào, trêu chọc con thú, theo các con đó là hành động đúng hay sai?
– Với những hình ảnh các con vừa xem cô rất muốn các con hãy về nhóm của mình thảo luận về những điều mà các con vừa xem được,và từ đó mỗi nhóm sẽ đưa ra một thông điệp mà các con mong muốn. Các con hãy tự chọn nhóm bạn mà mình thích .
– Cô mời các con về nhóm ( Trẻ chia về 3 nhóm ) và thảo luận . Cô đến từng nhóm khuyến khích gợi ý trẻ nêu ý kiến của mình.
– Sau khi các nhóm thảo luận , cô mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
– Nhóm 1: Vậy nhóm con gửi đến thông điệp gì ?
– Nhóm 2: Bạn nào lên nói thông điệp của nhóm mình
– Nhóm 3:Cô mời trẻ lên nói thông điệp của nhóm mình.
– Vậy theo các con nơi công cộng như công viên các con phải thực hiện những nội quy gì?
– Cô mời một số trẻ trả lời.
– À đúng rồi, Khi đến nơi công cộng như công viên chúng ta phải thực hiện những quy định của công viên như:không hái hoa, không dẫm lên cỏ, không leo trèo lên hàng rào, không trêu chọc con thú , không vứt rác bừa bãi….
– Theo các con nếu không thực hiện đúng nội quy nơi công cộng thì điều gì sẽ xảy ra?
– Các con ạ, nếu chúng ta không thực hiện nội quy, quy định nơi công cộng thì dẫn đến vườn hoa bị dẫm nát,cỏ bị giày xéo, trèo lan can, hàng rào thì mất an toàn dẫn đến quang cảnh bừa bãi, bẩn, mọi thứ lộn xộn làm xấu mất vẻ đẹp cảnh quan nơi công cộng và vẻ đẹp của công viên thì mọi người không thể đến đó chơi được nữa đúng không các con.
– Bởi vậy Cô mong rằng Cô cùng các con và tất cả mọi người hãy thực hiện :”Vì cuộc sống văn minh ,chúng ta cần giữ cho môi trường cảnh quan luôn xanh- sạch đẹp-thân thiện”.Các con có đồng ý không nào.
– Vừa rồi cô cháu mình đã đến Công viên là nơi công cộng, ngoài ra các con biết những nơi công cộng nào nữa ?
– Những ai đã đến Rạp chiếu phim rồi nào? Rạp chiếu phim có là nơi công cộng không các con?
– Đúng rồi đấy, rạp chiếu phim cũng là nơi công cộng và ở đó cũng có nội quy quy định riêng của Rạp chiếu phim.
– Đến rạp chiếu phim trước tiên phải làm gì?
– Xếp hàng để làm gì?
– Tại sao phải xếp hàng mua vé?
– Khi có vé rồi thì phải làm gì?
– Khi vào chỗ ngồi các con phải ngồi như thế nào ?
– Trong quá trình ngồi xem trong rạp chiếu phim chúng mình phải như thế nào ?

– Nếu các con muốn ra ngoài thì các con phải làm gì?
– Đúng rồi khi ở rạp chiếu phim nếu các con muốn đi ra ngoài thì phải có người lớn dẫn ra, không tự ý leo trèo, đùa nghịch gây mất trật tự ở trong rạp chiếu phim các con nhé!

* Hoạt động 3 : Luyện tập củng cố.
– Vừa rồi cô cháu mình đã cùng nhau trò chuyện, đưa ra những nội dung không được thực hiện khi đến những nơi cộng cộng và bây giờ để thử tài của các con cô mời các con hãy cùng cô tham gia vào các trò chơi:
+ Trò chơi :“Hãy chọn cho đúng “
– Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội. Nhiệm vụ của 2 đội sẽ tìm những hình ảnh vi phạm nội quy nơi công cộng gắn vào bảng có mặt buồn, tìm những hình ảnh đúng với nội quy, quy định nơi công cộng gắn vào bảng mặt vui.

– Luật chơi: Thời gian được tính bằng một bản nhạc , kết thúc bản nhạc đội nào gắn được nhiều hình ảnh hơn và đúng với yêu cầu thì đội đó chiến thắng.
– Trẻ chơi

– Cô nhận xét tuyên dương

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

Trẻ quan sát

 

– Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

– Trẻ trả lời.

– 3 – 4 trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ về nhóm.

– Trẻ trả lời.

– Thông điệp của nhóm con là:
“Hãy vứt rác vào thùng”
“không hái hoa bẻ cành”
“không leo trèo lên hàng rào”

 

– Trẻ trả lời

Trẻ chú ý lắng nghe.

– Trẻ trả lời

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ trả lời

 

 

 

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ trả lời

 

 

– Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

– Trẻ chơi

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột, Bịt mắt bắt dê, Kéo co, Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

– Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ dùng học tập, rau, củ quả, thịt…,nấu ăn, phòng y tế

– Góc xây dựng: Ngã tư đường phố

– Góc thư viện: Xem tranh ảnh về chủ đề

– Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe và biết lấy những phương tiện giao thông để xếp.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Lộn cầu vồng”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện với trẻ về chủ đề

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

Thứ 4 ngày 10 tháng 04 năm 2019

I. Hoạt động học.

Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ

Tạo hình: Cắt dán ô tô tải (M)

1. Mục đích- yêu cầu.

a. Kiến thức.

– Trẻ biết cách cắt dán giấy màu để tạo thành chữ nhật, hình tròn để dán thành chiếc ô tô tải.

– Trẻ biết cách sắp xếp các chi tiết cân đối trên tờ giấy và phết hồ vào mặt trái của tờ giấy để dán thành hình ô tô tải.

b. Kỹ năng.

– Biết bố cục cân đối đẹp mắt, phù hợp

– Trẻ biết cách cầm kéo, và ngồi dung tư thế

– Rèn kỹ năng cắt dán phết hồ cho trẻ.

c. Thái độ.

– Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, trẻ biết cách bảo vệ, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

2. Chuẩn bị

+ Đồ dùng của cô

Giấy A4, keo dán, kéo, khăn lau tay cho trẻ.

– Tranh mẫu

+ Đồ dùng của trẻ

– Giấy vẽ, kéo, keo,…

3. Tiến hành tổ chức

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú.

– Cho trẻ xem video

– Chúng mình thấy trong video có những gì?

– Ô tô tải chở gì vậy?

– Ngoài ô tô tải ra chúng mình còn biết những phương tiện giao thông đường bộ nào nữa?

– Khi tham gia giao thông chúng mình phải làm gì?

* Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại

– Cho trẻ quan sát bức tranh dán ô tô tải

– Ai có nhận xét gì về bức tranh này? Đây là ô tô gì?

– Ô tô tải gồm có những bộ phận nào?

– Ô tô tải này có mầu gì? Hình dáng của các bộ phận này như thế nào?

– Đố chúng mình biết cô đã làm bức tranh ô tô tải như thế nào?

– Chúng mình có muốn cắt dán được những chiếc ô tô tải đẹp như này không?

– Vậy chúng mình cùng quan sát xem cô cắt dán nhé.

* Cô cắt dán ô tô tải mẫu cho trẻ xem.

– Cô làm mẫu: Vừa làm vừa phân tích.

Cô cắt một hình chữ nhật nhỏ làm đầu xe, tiếp theo cắt một hình chữ nhật to hơn màu xanh để làm thùng xe. Sau đó bôi hồ vào mặt sau của tờ giấy hình chữ nhật nhỏ đứng để làm đầu xe, hình chữ nhật nằm ngang to làm thùng xe. Sau đó cô dán đến bánh xe ở phía dưới của thùng xe phía sau của đầu xe cô miết cho phẳng không bị làm nhăn giấy.

* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện.

Cô phát dồ dùng cho trẻ cắt dán.

– Cô bao quát chung động viên khuyến khích trẻ thực hiện.

– Nhắc trẻ sắp xếp về bố cục để bức tranh thêm đẹp hơn.

* Hoạt động 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm

– Cho trẻ lên trưng bày

– Cô cho trẻ treo sản phẩm lên trên giá

– Cho trẻ nhận xét

– Con thích bức tranh nào nhất ?

– Vì sao con thích?

– Cho trẻ tự giới thiệu về sản phẩm của mình

– Cô nhận xét chung, cô động viên khen ngợi trẻ, khuyến khích những trẻ chưa làm được lần sau thực hiện tốt hơn.

* Hát: Em tập lái ô tô

 

 

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ kể

 

– Trẻ trả lời

 

– Ô tô tải

– Thùng xe, đầu xe…

– Trẻ trả lời

– Hình chữ nhật và hình tròn.

 

 

 

 

 

 

– Trẻ quan sát

 

 

 

 

 

 

– Trẻ thực hiện

 

 

 

 

 

– Trư­ng bày sản phẩm

 

– Trẻ nhận xét

 

 

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ hát

 II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột, Bịt mắt bắt dê, Kéo co, Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành

 cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

– Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ dùng học tập, rau, củ quả, thịt…,nấu ăn…

– Góc thư viện: Xem tranh ảnh về chủ đề

– Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe và lấy những phương tiện giao thông để xếp.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Lộn cầu vồng”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện với trẻ về chủ đề

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ 5 ngày 11 tháng 4 năm 2019

 

I. Hoạt động học. 

Lĩnh vực phát triển nhận thức

                         Toán : Tách gộp nhóm đối tượng thành 2 phần trong phạm vi 4

1.Mục đích yêu cầu.

a. Kiến thức

– Trẻ biết đếm trên các nhóm đối tượng trong phạm vi 4

– Trẻ biết tách gộp nhóm có bốn đối tượng theo yêu cầu và theo ý thích của trẻ

b. Kỹ năng

– Phát triển khả năng đếm rõ ràng mạch lạc cho trẻ trong phạm vi 4.

– Phát triển tư duy, óc sáng tạo của trẻ

c. Thái độ.

– Trẻ có tinh thần tự giác làm theo hiệu lệnh của cô, hứng thú tham gia vào hoạt động.

2. Chuẩn bị

+ Đồ dùng của cô

4 xe máy, thẻ số 1,2,3,4

+ Đồ dùng của trẻ

–  Lô tô xe máy, thẻ số

3.Tiến hành tổ chức.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Ôn đếm trên đối tượng trong phạm vi 4

– Cô cho trẻ đi thăm quan cửa hàng bán các loại ptgt

– Trẻ đếm số lượng từng nhóm đặt thể số tương ứng

– Cô phát cho trẻ mỗi bạn 1 rổ đồ chơi

– Các con cùng chú ý nhìn lên trên bảng của cô có gì?

– Cô gắn 4 chiếc xe máy lên bảng và cho trẻ đếm

– Cả lớp đếm

 – Cá nhân đếm

* Hoạt động 2 :Tách gộp nhóm đối tượng thành 2 phần trong phạm vi 4

– Bây giờ chúng mình cùng tách 4 xe máy

 thành các cách khác nhau? Cô tách nhóm có 1 xe máy  và nhóm có 3 xe máy đặt thẻ số tương ứng.

– Trẻ làm theo cô và đặt thẻ số tương ứng

– Các con biết 2 nhóm mới bây giờ là bao nhiêu không?

– Cho cả lớp đếm

– Mời từng nhóm trẻ đếm

– Cô nhận xét tuyên dương

– Bây giờ cô lại gộp xe máy lại cho cả lớp đếm, cá nhân trẻ đếm.

– Ngoài cách cô tách ra còn cách tách nào khác nữa

– Cô cho trẻ tách theo ý tưởng của trẻ (2 -2)

– Cô khái quát

* Hoạt động 3: Luyện tập củng cố

– Trò chơi 1 : Làm theo yêu cầu

– Trò chơi 2 : Tạo nhóm

– Cô phổ biến cách chơi, luật chơi

– Trẻ chơi 2 – 3 lần

* Kết thúc : Nhận xét tuyên dương

 

Trẻ trả lời

 

Trẻ đếm

 

Trẻ về chỗ ngồi

Trẻ trả lời

  Trẻ đếm theo yêu cầu    của cô

 

 

 

Trẻ làm theo cô

 

 

 

         Trẻ trả lời

 

Trẻ đếm

Nhóm, cá nhân đếm

   Trẻ gộp theo yêu cầu

 

Trẻ trả lời

Trẻ làm

 

 

 

  Trẻ làm theo yêu cầu

           -Trẻ chơi

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Kéo co Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành

cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, …,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về một số ptgt.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu tranh về các loại ptgt

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe có nhiều khu khác nhau, biết đặt tên cho góc chơi.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Mèo đuổi chuột”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Trò chuyện với trẻ về chủ đề làm sách toán

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ……………………………………………………………………………

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ…………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

– Kiến thức kỹ năng của trẻ……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………

 

 

Thứ sáu ngày 12 tháng 04 năm 2019

 

I. Hoạt động học.

Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ

                       Âm nhạc :  Trọng tâm nghe hát : Anh phi công

                                            Nội dung kết hợp hát : Em đi qua ngã tư đường phố   

TCAN: Ai nhanh nhất

1.Mục đích yêu cầu:

a. Kiến thức.

–  Trẻ  hát đúng lời và hát đúng nhạc , đúng giai điệu

–  Trẻ thích nghe cô hát và hưởng ứng theo giai điệu bài hát cùng cô

b. Kỹ năng

–  Phát triển tai nghe khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ.

c. Thái độ.

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

2.Chuẩn bị

+ Đồ dùng của cô

Nhạc bài hát “ Anh phi công ơi” “Em đi qua ngã tư đường phố”

 + Đồ dùng của trẻ

– Sắc xô, thanh gõ, micro

3.Tiến hành tổ chức

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1:  Hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”

– Cô cho trẻ nghe giai điệu và đoán tên bài hát

– Đây là giai điệu bài hát gì? Của tác giả nào?

 – Cả lớp hát 1-2 lần

 – Cho trẻ hát theo tổ. Cho trẻ hát theo nhóm: nhóm nam – nữ

– Cho trẻ hát cá nhân (Cô chú ý sửa sai cho trẻ

– Cô giới thiệu bài hát : “ Anh phi công ơi”

Hoạt động 2: Trọng tâm nghe hát “Anh phi công ơi”

– Cô hát bài hát: 1 lần

– Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài gì?

– Chúng mình thấy giai điệu của bài hát như thế nào?

– Lần 2: Cô hát trẻ hưởng ứng theo cô.

– Đàm thoại về nội dung bài hát

– Lần 3: Bật nhạc bài hát cho trẻ nghe

– Cô hát lần 4 : Làm động tác mimh họa

* Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất

– Cô phổ biến cách chơi và luật chơi

Cho trẻ chơi 2 – 3 lần

* Kết thúc : Nhận xét tuyên dương

 

– Trẻ nghe

 

– Trẻ đoán tên bài hát

 

– Trẻ hát dưới nhiều hình thức

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ nghe

 

 

 

– Trẻ chơi

II. Chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết được các khu vực chơi ở trường.

– Trẻ biết nêu những nhận xét về các khu vực đồ chơi mà trẻ quan sát

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ.

– Trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Địa điểm cho trẻ chơi

– Trang phục trẻ gọn gàng

– Dạo chơi trên sân trường: Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột,Bịt mắt bắt dê, Kéo co Chơi theo ý thích vẽ phấn…

– Khu chơi đồ chơi trên sân trường

– Khu chơi theo ý thích của trẻ: Chơi Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, Chơi ý thích với đồ chơi tự chọn

– Khu bé với thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá, bằng giấy các loại

– Khu phát triển sáng tạo: Các dụng cụ âm nhạc để trẻ hát, múa

3. Tiến hành tổ chức

– Cô giới thiệu buổi dạo chơi

– Tập trung trẻ lại điểm danh, hỏi thăm sức khỏe, trang phục.

– Trong sân trường hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi, cô sẽ dành

cho các con một khoảng thời gian để chúng mình tự tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nhé

– Cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các khu chơi ở sân trường cô đã chuẩn bị

– Cô bao quát, định hướng, giải đáp các câu hỏi của trẻ

– Cô cho trẻ chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê

– Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi

– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu cô giáo, yêu quý và chăm sóc các loại hoa, đoàn kết với bạn bè, giữ gìn đồ chơi của lớp, trường.

III. Chơi, hoạt động ở các góc

–  Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ quả, …,nấu ăn,phòng y tế.

– Góc xây dựng : Xây bãi đỗ xe

– Góc học tập : Xem tranh ảnh về một số ptgt.

– Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu tranh về các loại ptgt

– Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh

1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ biết xây bãi đỗ xe có nhiều khu khác nhau, biết đặt tên cho góc chơi.

– Trẻ biết một số kỹ năng: lựa chọn giải quyết, liên kết nhóm chơi

– Trẻ có một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết chơi đoàn kết

2. Chuẩn bị

– Góc xây dựng:

+ Gạch sỏi, lắp ghép, hoa, cây

+ Thảm cỏ cây xanh

– Góc phân vai:

+ Góc nấu ăn: Nồi, bát, đĩa, bếp ga, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi dinh dưỡng……

+ Góc bán hàng: Các loại cây xanh, quả…..

+ Góc bác sỹ: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ

– Góc nghệ thuật: 1 số dụng cụ âm nhạc cho trẻ hát

– Góc sách: Tranh chuyện cho trẻ xem

– Góc thiên nhiên: Cây xanh, dụng cụ làm vườn

3. Tiến hành tổ chức

* Hoạt động của cô

+ Cô bao quát trẻ chơi

+ Cô giúp trẻ chính xác hóa kiến thức, kỹ năng khi cần thiết

+ Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động của trẻ

+ Trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau

– Kết thúc cô động viên khích lệ trẻ

* Chơi chuyển tiếp “Mèo đuổi chuột”

IV. Chơi, hoạt động theo ý thích

– Văn nghệ, nêu gương cuối tuần, tặng bé ngoan cho trẻ

– Chơi tự do theo ý thích

Đánh giá trẻ hàng ngày

– Tình trạng sức khỏe của trẻ………………………………………………………………………..

– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ……………………………………………..

– Kiến thức kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                           

 

 

 

 

                            

 

 

 


Một số bài thơ về Phương tiện giao thông- Some poems about means of transport.


Chúng mình hãy cùng nhau đọc thơ về phương tiện giao thông nhé .
Hãy nhấn Đăng ký Kênh ở nút mầu đỏ dưới mỗi Video, hoặc ở link bên dưới này nhé.
Please click Subscribe to the channel at the red button below each Video, or at the link below
Đăng ký Kênh Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCtKzYfZWOfFzd5ImWm8CVDg
Truy cập website: https://www.youtube.com/c/ThỏnhíTV
✔ Bản quyền thuộc về Thỏ nhí TV
Copyright by Thonhitv
Do not Reup
Cảm ơn các bạn đã và đang theo dõi kênh nhé …..
Thank you for watching and subscribing to the channel

thomamnon
phuongtiengiaothong
thonhitv

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button