Kỹ Năng Sống

Bài thơ: qua đèo ngang (bà huyện thanh quan

1. CHỢ hay RỢ

Ở thời điểm sáng tác bài , từ CHỢ có thể dùng âm xuất phát TRỢ trong Hán Việt vì lúc này sự đối lập TR > < CH đã bị xoá nhãn, cùng với sự đối lập GI > < D > < R..., vì vậy chữ RỢ cũng có thể ghi bằng TRỢ. Theo sự thống kê cách ghi âm đầu /R/ trong tự điển chữ Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (sắp xuất bản), chúng tôi thấy:
Có:
329 trường hợp ghi bằng L
63 trường hợp ghi bằng TR, CH
60 trường hợp ghi bằng Đ
131 trường hợp ghi bằng GI, D
36 trường hợp ghi bằng T (1)

Theo của Vũ Văn Kính (Nxb Văn nghệ TP HCM và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học), cách ghi âm đầu /R/ chữ Nôm phân bố như sau:
Có:
539 trường hợp ghi bằng L
84 trường hợp ghi bằng TR, CH
110 trường hợp ghi bằng GI, D
27 trường hợp ghi bằng TH…

Như vậy là trường hợp dùng TR, CH ghi R chiếm tần suất khá lớn. Ông Nguyễn Hùng Vĩ (Văn hoá Hà Tĩnh số 71, 6/2004) cho ta biết rằng có 12 tư liệu ghi bài thơ , trong đó có 5 bản chữ Nôm và 7 bản chữ Quốc ngữ. Các bản chữ Quốc ngữ không cho ta được thông tin gì. Trong 5 bản chữ Nôm có bản AB.620 chữ RỢ được ghi (theo ông là rất lưu loát) bằng bộ nhân đứng (亻) bên cạnh chữ TRỢ (助). Đây là điểm rất có giá trị với sự thống kê trên, nó cho ta thấy 톭 chắc chắn phải đọc là RỢ. Nếu là chữ CHỢ thì ở thời Bà huyện Thanh Quan đã có chữ 닭 (âm TRỢ đã được bỏ tính chất quặt lưỡi, đọc là CHỢ, và chữ thị (市) nghĩa là “cái chợ” biểu nghĩa). Nếu không có cứ liệu Nôm nào bác lại thì chắc chắn đọc là RỢ đúng hơn.

2. Chữ RỢ có ý khinh miệt không?

Ý khinh miệt là ngày nay chúng ta thêm vào, chữ thực tình RỢ chỉ là cách gọi xưa đối với các dân tộc ngoài Hoa Hạ của người Hán. Tiếng Hán có 東 戎, 西 夷, 南 蠻, 北狄 “đông Nhung, tây Di, nam Man, bắc Địch” (phía đông có người Nhung, phía tây có người Di, phía nam có người Man, phía bắc có người Địch). Chữ DI có âm Hán cổ là RỢ. Ta biết lúc đầu ở âm Hán Thượng cổ có âm đầu R, sau này phần lớn thành L và một số thành D, ví dụ:

Chữ Hán Thượng cổ / Hán Trung cổ
龍 Rồng → Long
簾 Rèm → Liêm
樑 Rường (cột) → Lương (đống)
歟 Ru → Dư
夷 RỢ → DI…

Xem thêm :  Top 101 stt hay về tình yêu hạnh phúc lãng mạn nhất, những stt ngắn hay về tình yêu hạnh phúc

Người ta sẽ hỏi tại sao nguyên âm /Ơ/ trong RỢ lại chuyển thành nguyên âm /I/ trong DI được? Theo Bernhard Karlgren trong Gramata serika (Bulletin N.12, Stockholm, 1940), trong tiếng Hán Thượng cổ có các âm /Ơ/, /IƠ/, /IƠI/, sang Hán Trung cổ sẽ chuyển thành /I/. Có thể thấy dấu vết trong cách đọc tiếng Hán ở Việt Nam như sau:

Chữ Tiền Hán Việt Hán Việt / Chữ Tiền Hán Việt Hán Việt
旗 Cờ → Kì
碑 Bia → Bi
疑 Ngờ → Nghi
匙 Thìa → Thì
絲 Tơ → Ti
離 Lìa → Li
詩 Thơ → Thi
眉 Mày → Mi
夷 RỢ → DI
屍 Thây → Thi

Để cho rõ thêm ta cũng có thể chứng minh rằng từ MỌI lúc đầu vốn không có ý gì là khinh miệt cả. Nó bắt nguồn từ MAN như đã nói trên, MAN là dùng để phiên âm từ MON (trong nhóm MON – KHMER), vì trong tiếng Hán cổ không có âm /A/ bẹt mà chỉ có âm /A/ tròn môi /A/, cho nên chữ MAN thời cổ được đọc là MAN, trỏ dân tộc Mon.

Có thể dẫn chứng thêm như từ PNAR Nam Á (cái ná) người Hán lúc này mới có âm /A/ tròn môi nên mượn đọc thành NỖ, quay lại ta lại đọc thành NỎ. Còn MON sang MỌI là do âm cuối /-L/ cổ có xu hướng chuyển thành /-N/ và cuối cùng thành /-I/. Ví dụ:

Chăl (Mường) → Chạy (Việt)
Yơl ‘’ → Dậy ‘’
Pul ‘’ → Búi ‘’
Tơkel (Tha Vừng) → Gáy ‘’
Chốc cún (Phương ngữ Thanh Hoá) → Đầu gối ‘’
Tàu băn ‘’ → Tàu bay ‘’
Thún ‘’ → Thối ‘’
Cưởn ‘’ → Gửi ‘’

Tóm lại là MỌI hay RỢ chỉ là một cách đọc trong tiếng Việt, mà bản thân cách đọc thì không có tội tình gì mà ta phải phê phán nó. Và nếu Bà huyện Thanh Quan có dùng từ RỢ thì cũng chỉ để trỏ những người sống xa kinh đô, xa “Hoa Hạ” của Việt Nam mà thôi.

3. Về chữ NƯỚC

Đa số các nhà tranh luận đều hiểu NƯỚC là đất nước, là tổ quốc. Thực ra không phải thế. NƯỚC chỉ để trỏ một vùng đất. Trong bản giải âm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh (thế kỉ XV – XVI) ta gặp những câu sau: dõi người dỗ thốt trốn đi NƯỚC khác (tr. 19a) xương bạc tan tác trông quê NƯỚC người (tr.19a) xa nhà đi NƯỚC khác, hoặc là nhân buôn bán, hoặc là vì đi chác, lăn lóc luân hồi
(tr. 19b) hoặc ở lâu trong NƯỚC người chẳng hay ghín bó (tr. 19b)
hoặc đi cùng chồng trong NƯỚC xa quê khác, lìa rời áng nạ (tr. 22a)

Qua các dẫn chứng trên ta thấy NƯỚC là chỉ một vùng đất, chưa có nghĩa là đất nước như ngày nay. Đến thời Nguyễn Khuyến, NƯỚC vẫn còn mang nghĩa ấy. Hãy nghe câu thơ của ông:

Một tiếng trên không ngỗng nước nào
().

Chữ QUỐC trong bài thơ như đã biết được viết là 蟈 hay 돐, là tên chim đỗ quyên hay chim cuốc. Ghi là QUỐC hay CUỐC là do người phiên, trong chữ Nôm thì ghi như nhau. Đây là cách chơi chữ của tác giả. GIA GIA là đa đa, giống gà nhỏ sống ở ven rừng (theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Nxb Giáo dục, H, 1992). Đa đa có thể biến âm thành DA DA, giống như các trường hợp sau:

Xem thêm :  Soạn âm nhạc lớp 6 tiết 26: học hát bài tia nắng hạt mưa & âm nhạc thưởng thức: sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn>

Đình → Dừng
Đao → Dao
Đốc (tâm) → Dốc (lòng)
Đẩy → Dẩy…

Giữ DA DA và GIA GIA không có gì khác nhau vì lúc này đã có sự xoá nhãn giữa đối lập D > < GI. Phiên là DA DA hay GIA GIA là do người phiên âm, và cũng để phô tài chơi chữ của tác giả. Có tiếng kêu của chim cuốc hay đa đa hay không là do người viết căn cứ vào hiện thực hoặc tâm tưởng. Giữa lúc mặt trời “xế tà” thì nỗi nhớ quê hương đã trở thành ước lệ trong thơ cổ. Các nhà tranh luận có bàn về cách đối, cho rằng người phải đối với người, vật phải đối với vật. Đấy là cách nghĩ của người ngày nay. Các nhà sáng tác xưa viết văn đối ngẫu theo cái học từ chương. Thêm nữa, ngành ngữ pháp của ta cùng với việc phân định từ loại cũng chỉ mới có từ lúc người Pháp sang, trong khi ngành âm vận và huấn hỗ của Trung Hoa thì ông cha ta đã thông thạo từ lâu. Về đối bằng - trắc thì không có gì phải bàn, ông cha ta đã nắm được nó từ khi tiếng Việt xuất hiện đầy đủ thanh điệu, tức là từ thế kỉ XII theo ý kiến của các nhà nghiên cứu về ngữ âm lịch sử tiếng Việt. Còn để đối ý thì người xưa chia các từ ra làm 4 loại:
– Thực: gồm danh từ và đại từ nhân xưng
– Bán thực: gồm động từ và tính từ đơn tiết
– Bán hư: gồm tính từ đa tiết, từ láy và từ lặp
– Hư: gồm hư từ
(vế bên phải là do người ngày nay xác định ra)

Nếu đem tiêu chuẩn ấy mà so thì bài có cách đối rất chỉnh không chê vào đâu được, và CHỢ hay RỢ đều được cả, đều đúng với phép đối, nhưng RỢ thì đúng với ý nghĩa chung của bài hơn.

Thử bàn về vấn đề phiên Nôm, GS. TS. Nguyễn Ngọc San, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội
Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm 12,13-11-2004
Thư viện Quốc gia Việt Nam – Hà Nội

Xem thêm :  Vội vàng lời bài hát vội vàng, loi bai hat voi vang (duc tri)

(1) Thực ra, [R] là cách đọc cũ của [T]. Ta so sánh: 鬚 Râu – Tu, 婿 Rể – Tế, 卒 Rốt – Tốt…

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.

Chữ QUỐC trong bài thơ như đã biết được viết là 蟈 hay 돐, là tên chim đỗ quyên hay chim cuốc. Ghi là QUỐC hay CUỐC là do người phiên, trong chữ Nôm thì ghi như nhau. Đây là cách chơi chữ của tác giả. GIA GIA là đa đa, giống gà nhỏ sống ở ven rừng (theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Nxb Giáo dục, H, 1992). Đa đa có thể biến âm thành DA DA, giống như các trường hợp sau:Đình → DừngĐao → DaoĐốc (tâm) → Dốc (lòng)Đẩy → Dẩy…Giữ DA DA và GIA GIA không có gì khác nhau vì lúc này đã có sự xoá nhãn giữa đối lập D > < GI. Phiên là DA DA hay GIA GIA là do người phiên âm, và cũng để phô tài chơi chữ của tác giả. Có tiếng kêu của chim cuốc hay đa đa hay không là do người viết căn cứ vào hiện thực hoặc tâm tưởng. Giữa lúc mặt trời “xế tà” thì nỗi nhớ quê hương đã trở thành ước lệ trong thơ cổ. Các nhà tranh luận có bàn về cách đối, cho rằng người phải đối với người, vật phải đối với vật. Đấy là cách nghĩ của người ngày nay. Các nhà sáng tác xưa viết văn đối ngẫu theo cái học từ chương. Thêm nữa, ngành ngữ pháp của ta cùng với việc phân định từ loại cũng chỉ mới có từ lúc người Pháp sang, trong khi ngành âm vận và huấn hỗ của Trung Hoa thì ông cha ta đã thông thạo từ lâu. Về đối bằng - trắc thì không có gì phải bàn, ông cha ta đã nắm được nó từ khi tiếng Việt xuất hiện đầy đủ thanh điệu, tức là từ thế kỉ XII theo ý kiến của các nhà nghiên cứu về ngữ âm lịch sử tiếng Việt. Còn để đối ý thì người xưa chia các từ ra làm 4 loại:- Thực: gồm danh từ và đại từ nhân xưng- Bán thực: gồm động từ và tính từ đơn tiết- Bán hư: gồm tính từ đa tiết, từ láy và từ lặp- Hư: gồm hư từ(vế bên phải là do người ngày nay xác định ra)Nếu đem tiêu chuẩn ấy mà so thì bàicó cách đối rất chỉnh không chê vào đâu được, và CHỢ hay RỢ đều được cả, đều đúng với phép đối, nhưng RỢ thì đúng với ý nghĩa chung của bài hơn.


Qua đèo Ngang-bà huyện Thanh Quan-NSND Trần Thị Tuyết


Qua đèo Ngang
thơ : Bà huyện Thanh Quan
ngâm : NSND Trần Thị Tuyết

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button