Tổng Hợp

4 loại bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho gà chọi

Đối với những người nuôi gà chọi thì việc nuôi dưỡng chăm sóc gà rất được chú trọng vì gà có thể mắc phải những loại bệnh dịch khi ta không quan tâm đến vấn đề này. Gà chọi cũng giống như những loại gà khác, chúng đều có thể bị bệnh dịch. Sau đây là 4 loại bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho gà chọi.

Bệnh dịch tả (bệnh Newcastle)

4 loại bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho gà chọi

Bệnh này do vi rút Paramyxovirus serotype gây ra, bệnh thường gặp ở gà và các loài chim, bệnh lây qua đường tiêu hóa, hô hấp, gió thổi vi rút tới, do chim trời. Bệnh này sẽ ủ bệnh trong 5 đến 7 ngày, hoặc lâu hơn là vài tuần.

Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh dịch tả

Bệnh khiến gà có những triệu chứng như bỏ ăn, gục đầu, xù lông, khó thở, lờ đờ, suy sụp, ho, mặt sung, mào tím tái… Giai đoạn sau thì gà sẽ có biểu hiện liệt chân, cánh, cổ còn, gà đi, quay lòng vòng, đầu nghoẹo, khi gà mắc bệnh thì số lượng trứng cũng giảm đi, trứng đẻ ra nhìn non, màu trứng trắng nhợt, gà mắc bệnh này thường chết sau 3 đến 4 ngày.

Cách phòng bệnh cho gà chọi

4 loại bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho gà chọi

Bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị, do đó bạn nên chuẩn bị trước công tác phòng bệnh sẽ tốt hơn. Với gà thịt thì bạn sẽ tiêm 2 lần vắc xin, gà thả vườn thì 2 đến 3 lần, gà chọi, gà trống, gà đẻ trứng thì 5 đến 6 lần. Công tác vệ sinh chuồng trại, phòng ngừa tiêu độc cho gà chọi cần được đẩy mạnh để giúp gà ngăn ngừa bệnh tật lây nhiễm, ngăn những loại chuột, chim mang mầm bệnh đến. Bạn có thể vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng thuốc Antivirus-FMB, Pividine.

Bệnh tụ huyết trùng và cách phòng bệnh cho gà chọi

4 loại bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho gà chọi

Bệnh này do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, bệnh xảy ra do môi trường thời tiết thay đổi đột ngột khiến sức đề kháng của gà bị suy giảm, và là điều kiện để bệnh phát sinh. Bệnh này lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa, qua tiếp xúc, vết thương ngoài da.

Xem Thêm :   Mitadoor Đồng Nai

Xem thêm :  CÂY KIỂNG THUẦN CHẬU LÀ CÂY NHƯ THẾ NÀO ?

Triệu chứng của bệnh

Gà khi mắc bệnh ở thể quá cấp tính thì hầu như không có bất kỳ biểu hiện bệnh rõ rệt gì của các triệu chứng cả, vì vậy mà nhiều người chăn nuôi cũng không thể nào hiểu được là tại sao gà tự nhiên chết. Ở giai đoạn cấp tính thì gà có những biểu hiện bệnh là ỉa chảy, bỏ ăn, ủ rũ, phân thối, miệng có dịch nhày… Thể mãn tính thì có nghĩa là gà đã sống qua thể cấp tính, hoặc do gà nhiễm virus yếu hơn. Khi đó gà sẽ gặp các triệu trứng là viêm kết mạc mắt, khó thở, ủ rũ, gà bị nghoẹo cổ, què…

Bệnh lây lan bằng vi khuẩn Pasteurella multocida, bệnh có thể lây từ gà bệnh sang gà lành, qua môi trường trực tiếp hoặc gián tiếp. Để điều trị bệnh này thì bạn có thể cho gà ăn thức ăn có trộn thuốc Tetracyclin, Sulphaquinoxolone. Việc điều trị bệnh cần lâu dài trong khoảng 1 tuần.

Cách phòng bệnh cho gà chọi

Với bệnh này bạn có thể tiêm vắc xin P. multocida địa phương để phòng bệnh, ngoài ra thì công tác vệ sinh giữ cho môi trường sạch sẽ cũng rất quan trọng, điều này giúp gà giảm nguy cơ bị ổ dịch tụ huyết trùng. Nếu chuồng đã bị dịch thì bạn phải bỏ trống chuồng và dùng các loại thuốc tiêu độc khử trùng cho chuồng.

Bệnh hô hấp mãn tính

4 loại bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho gà chọi

Bệnh này do virus Mycoplasma gallisepticum gây ra, bệnh lây lan qua đường tiêu hóa, hô hấp, qua trứng. Do đó nếu gà mẹ mà mắc bệnh thì có thể truyền cho gà con, bệnh lây lan qua đường tiếp xúc giữa gà không bị bệnh với bị bệnh.

Xem Thêm :   MẠNH DẠN BÁO GIÁ MỘT LOẠT PHÔI SANH MỚI NHẬP VỀ CHO MỌI NGƯỜI THAM KHẢO

Xem thêm :  30 Mẫu Vẽ Tranh Tường Trắng Đen Đơn Giản Đẹp Ấn Tượng

Cách phòng bệnh cho gà chọi

Để phòng bệnh cho gà thì bạn phải lựa chọn gà giống tốt, tỷ lệ CRD thấp, chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ bằng thuốc sát trùng Vime–Iodine, Vimekon, sát trùng cho trứng, máy ấp trứng trước và sau mỗi lần ấp đẻ giảm thiệu tỷ lệ bệnh lây truyền qua trứng. Đối với những con gà lạ thì bạn phải nuôi cách ly 21 ngày mới được cho vào chuồng. Bạn có thể bổ sung thuốc kháng sinh Anti CCRD, Genta – Tylo, EST, Vimenro vào trong thức ăn của gà. Bạn cho gà uống Elecamin, Vizyme, Vimekat plus để giúp gà tăng cường sức đề kháng và khả năng chống lại bệnh tật. Nếu gà bị hô hấp mãn tính thì bạn dùng Tetracycline, Macrolide, Quinolone… pha với vitamin, chất điện giải, nước cho gà uống mau khỏi.

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

4 loại bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho gà chọi

Bệnh do virus Coronaviridae gây ra, bệnh lây qua đường hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc, hít thở, do chó, chuột, người là truyền bệnh trung gian. Bệnh xuất hiện ở gà mọi lứa tuổi, thường nhiễm bệnh và ảnh hưởng nặng nhất ở gà con.

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

Bệnh ủ trong 18 đến 36 giờ, gà bị hắt hơi, kém ăn, lông cánh xơ xác, khò khè.

Cách phòng bệnh

Bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu do đó bạn cần chú trọng nhiều đến việc phòng bệnh cho gà con. Bạn có thể tiêm phòng cho gà bằng vắc xin Biral H120. Bạn hãy tách những con gà bị bệnh ra khỏi đàn kẻo chúng lây cho gà khỏe mạnh, bạn hãy vệ sinh chuồng trại cho gà bằng Antivirus-FMB, Pividine. Để tăng sức đề kháng cho gà thì bạn dùng Elecamin, Vimekat, poly AD.

Xem Thêm :   ?Hết Hàng? MAI VÀNG GIÁ RẺ P129 | Mai Vàng Giảo Thủ Đức – Giảo Phú Tân | Mai Quấn Rễ Đẹp

Xem thêm :  15 dấu hiệu chàng thích bạn nhưng không nói ra

Qua những loại bệnh hay gặp ở gà mà mình đã liệt kê bên trên thì bạn đều có thể thấy đây là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đúng không, bệnh này hiện tại vẫn chưa có một phương thuốc nào để trị khi bệnh sảy ra cả vì vậy mà công tác phòng bệnh được chú trọng nhiều hơn cả.

Gà khi đã mắc bệnh thì thường không cứu được và nếu chủ nuôi không phát hiện kịp thì gà có thể từ một con bị bệnh lây lan sang cả đàn, bệnh xảy ra khiến chủ nuôi bị thiệt hại nhiều về kinh tế. Tôi đã nhìn thấy nhiều trường hợp các hộ gia đình chăn nuôi gà lớn phải khổ sở khi cả đàn gà bị mắc bệnh vì vậy mà tôi mong muốn với bài viết này của tôi sẽ giúp các hộ gia đình chăn nuôi gà có thể cẩn thận hơn trong việc nuôi, chăm sóc gà, trong công tác phòng bệnh cho gà để tránh được những điều đáng tiếc trong chăn nuôi, để gà có thể lớn lên khỏe mạnh giúp người dân thu được lãi lớn.  Chúc bạn nuôi gà thành công.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button