Tổng Hợp

Gà rừng là gà gì? Cách thuần hóa, nuôi và chăm sóc gà khỏe mạnh

Gà rừng là một loài gia cầm có giá trị kinh tế cũng như tính thẩm mỹ cao. Vì vậy, hiện nay có rất nhiều mua gà rừng về làm gà cảnh hoặc nuôi gà với số lượng lớn để kinh doanh. Tuy nhiên, để chăm sóc chúng như thế nào để gà khỏe mạnh, đưa lại giá trị kinh tế cao không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây tôi sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm chăm sóc loại gà này của tôi.

Gà rừng là một trong những loài chim lớn. Cánh của chúng thường dài từ 200 đến 250 mm, và chúng thường nặng từ 1 đến 1,5 kg. Những con gà trống thì lông của chúng thường màu cam ở đầu và cổ. Đối với cánh của chim thì lại thường có màu đỏ thẫm, còn phần đuôi với ngực thì sẽ có màu đen.

Trong khi đó, gà mái thường nhỏ nhắn và có màu lông toàn thân là màu xám xỉn. Mắt của gà rừng thường có màu nâu hoặc vàng cam, mỏ của nó thì thường có màu nâu hoặc xám chỉ còn chân thì có màu xám nhạt.

Nhìn tổng thể, gà rừng có đẹp mã, oai phong, chúng cũng khá nhanh nhẹn. Vào mùa mưa, loại gà này hay bị mắc một số bệnh về hô hấp. Nên khi chăm sóc chim vào mùa này bạn nên chú ý chim kỹ hơn.

Gà rừng rất dễ thích ứng với môi trường sống, vì vậy nuôi chim không quá khó. Nhưng môi trường sống thích hợp nhất cho chúng đó chính là ở nương rẫy, rừng gỗ giang, nứa. Chúng là một loài khá nhút nhát nhưng bù lại chúng lại rất nhanh nhẹn linh hoạt.

Gà rừng khá tinh ý nên chỉ cần bạn lại gần bất kể lúc nào thì chúng cũng lập tức bỏ chạy. Vì vậy nên thuần hóa chúng để chăm sóc chúng dễ hơn. Thời điểm kiếm ăn của giống gà này là vào buổi sáng và lúc xế chiều.

Gà rừng thường sinh sản vào đầu tháng 3. Đến mùa sinh sản gà trống sẽ gáy rất nhiều, đặc biệt là vào buổi sáng và lúc hoàng hôn. Với mỗi lứa thì gà mái thường chỉ đẻ từ 5 đến 10 quả trứng. Để làm ổ đẻ cho chim cũng khá đơn giản, bạn nên làm lồng cho chúng ở trong lùm cây để tránh những con vật khác làm phiền.

Vì thịt loại gà này rất ngon và ngọt nên hiện nay có rất nhiều người kinh doanh gà rừng. Tuy nhiên, vẻ ngoài của chúng cũng đẹp mã nên cũng có rất nhiều người chọn để nuôi cảnh.

  1. Cách chọn giống Gà rừng

Để có một chú gà rừng khỏe mạnh thì việc đầu tiên chính là phải chọn được giống chim con tốt. Nên chọn những con gà khỏe mạnh, linh hoạt, gà không bị dị tật. Chọn những chú gà có giống tốt, lông bông của gà phải tới xốp. Theo những yêu cầu này bạn sẽ có một chú gà giống tốt.

Khi mua gà giống bạn nên tìm mua ở những cửa hàng uy tín, để đảm bảo gà đã được tiêm phòng một số loại vắc xin. Chọn được gà giống tốt thì bạn đã thành công bước đầu trong việc chăm sóc gà rừng rồi đấy.

  1. Xây dựng chuồng cho gà rừng

Hiện nay, có 2 phương thức nuôi gà rừng phổ biến đó là nuôi thả và nuôi nhốt. Dù nuôi thả hay nuôi nhốt thì bạn cũng nên vệ sinh nơi sống của chim sạch sẽ để đảm bảo môi trường sống tốt cho gà.

Gà rừng nuôi nhốt: Để làm chuồng cho gà thì tùy theo số lượng gà mà bạn nuôi, có thể làm chuồng to hoặc nhỏ tùy ý (phù hợp với mật độ của gà). Làm chuồng cho chúng khá đơn giản, chỉ cần chuồng gà có đẻ nền đất cho đủ số lượng gà và cao ráo thoáng mát là được.

Xung quanh chuồng gà nên có nhiều cây cối xung quanh để im mát cho gà. Chuồng gà phải cao ráo để dễ thoát nước. Bên cạnh đó thì phải thoáng mát vào những ngày hè và ấm áp vào mùa đông. Đặc biệt đối với những chú gà con mới nở rất dễ bị cảm lạnh nên bạn cần chú ý giữ ấm cho chim lúc này.

Gà rừng nuôi thả: Đối với gà rừng nuôi thả thì thì tốt nhất bạn chỉ nên nuôi loại trên 1 tháng tuổi. Để nuôi gà theo cách thả như thế này thì bạn phải thuần hóa được chúng trước đó rồi (tránh thả gà ra là mất luôn). Bạn nên thả gà rừng ở vườn nhà mình hoặc ở những nơi có nhiều cỏ dại ở đồi núi thấp.

Khi nuôi gà theo cách nuôi thả thì chúng sẽ tự kiếm ăn. Nuôi theo cách này thì thịt của gà sẽ chắc hơn, ngon hơn, lông gà cũng đẹp hơn nhiều. Khi nuôi thả thì bạn tránh việc để chó mèo đi vào nơi sống của gà hay nuôi chung gà rừng với những con vật khác như ngan, vịt.

  1. Gà rừng ăn gì?

Gà rừng là một loài ăn tạp nên thức ăn của chúng cũng sẽ đa dạng từ ngũ cốc đến côn trùng. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của chúng đến từ các loại ngũ cốc như cám gạo, cám ngô, tấm,… Bên cạnh đó các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, rau xanh,… cũng là những thực phẩm không thể thiếu của gà rừng.

Đối với những chú gà rừng nuôi thả thì bạn có thể cho gà ăn theo chế độ ăn như sau. Khi cho gà  tấm gạo bạn nên băm nhỏ ít rau xanh trộn cùng để cho chim ăn. Một ít mồi tươi băm nhỏ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho chim mà còn giúp gà chống lại một số bệnh dịch hay mắc ở gà.

Thức ăn của gà phải được đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, không bị ẩm mốc, ôi thiu hay nấm mọt phá hoại. Ngoài lượng thức ăn cung cấp hàng ngày bạn cũng nên bổ sung thêm chất đạm cho gà để chúng khỏe mạnh, phát triển tốt và tăng sức đề kháng. Nếu bạn cho chim ăn theo hỗn hợp thức ăn thì trộn đều, xay nhỏ cho gà ăn.

Gà rừng là loài vật không kén ăn, nên chỉ cần thức ăn không bị ẩm mốc, hư hỏng thì gà có thể ăn được. Chuẩn bị thức ăn cho chim chính là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của việc nuôi gà cảnh.

Đối với thời kỳ khi gà rừng thay lông hay sinh sản thì bạn nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của chúng nhiều hơn. Lúc này gà cần được bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn bao giờ hết. Lúc này bạn có thể bổ sung thêm canxi cho gà bằng cách cho chúng ăn thêm bột vỏ sò, vỏ trứng hoặc thịt xay nhuyễn để cho gà ăn.

Đối với những chú gà rừng trống thì lúc thay lông nó cần nhiều dinh dưỡng nhất. Bạn nên cho gà ăn thêm nhiều mồi tươi để cung cấp thêm chất dinh dưỡng. Bạn nên cho gà ăn thịt heo mỡ ít nạc, mỗi ngày cho 3 miếng nhỏ bằng ngón tay út là đủ (đây là loại thực phẩm tốt nhất cho chim lúc này).

Dù chú gà rừng của bạn ăn khỏe thì cũng không nên cho chim ăn quá nhiều, việc này không tốt cho hệ tiêu hóa của nó. Để đảm bảo bộ lông của chúng đẹp, không bị gãy thì bạn không nên cho chim ăn thực phẩm có chứa nhiều bột mì hoặc cám tổng hợp.

Tiếp đến là nước uống cho gà. Gà rừng bạn nên cho chúng uống nước sạch, vì khi nước bị bẩn thì gà rất dễ bị tiêu chảy. Máng ăn và máng uống của gà nên vệ sinh hàng ngày để đảm bảo không có vi khuẩn lên men do thức ăn còn sót lại.

  1. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc Gà rừng

Nuôi gà rừng thì khó khăn nhất là giai đoạn thuần hóa gà khi nó còn nhỏ hay mới được mua về. Bản tính của chúng thì khá nhút nhát so với những loài gà khác. Vì vậy để thuần hóa được loại gà này bạn nên dành ít thời gian để chăm sóc chúng.

Bạn phải luôn đảm bảo không gian thoáng mát và chuồng luôn được vệ sinh sạch sẽ để cho gà ở. Trước khi cho chim vào ở thì lồng phải được vệ sinh sạch sẽ và sát trùng cẩn thận. Đối với chuồng của gà rừng thì bạn nên làm một lớp độn cho chuồng gà bằng trấu dày khoảng 10 đến 15 cm.

Trong chuồng của gà rừng phải luôn có máng ăn và máng uống để đảm bảo dinh dưỡng cho gà cũng như đèn sưởi để giữ nhiệt cho gà. Bước này khá quan trọng, nó giúp gà không đá nhau hay bới phá lồng.

Để nuôi gà được khỏe mạnh thì việc cho gà tiêm vắc xin hay dùng thêm một số kháng thể là việc không thể thiếu. Khi tiêm vắc xin cho gà rừng thì phải mất đến 7 đến 21 ngày mới có tác dụng đối với hệ miễn dịch của gà. Tuy nhiên, vắc xin chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định, 1 thời gian sau phải tiêm lại.

Khi tiêm vắc xin cho gà rừng bạn cần chú ý một số điểm sau. Đối với việc sử dụng vắc xin ngoại thì sau 6 tháng bạn nên tiêm lại 1 lần cho chúng, còn vắc xin của Trung Quốc thì 3 tháng bạn phải tiêm lại cho chúng rồi. Khi tiêm vắc xin bạn nên chú ý vào những tình trạng như sức khỏe của gà, bệnh dịch hiện tại và thời tiết.

Trước khi tiêm vắc xin cho gà bạn phải lắc thật kỹ nha. Đối với tất cả các loại vắc xin bạn sử dụng cho gà thì chỉ sử nó trong ngày, qua ngày mới rồi thì bạn nên vứt nó đi (vì khi này vắc xin không còn tác dụng).

Bên cạnh tiêm phòng vắc xin để ngừa bệnh cho chúng thì bạn cũng nên bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cho gà rừng. Bạn có thể bổ sung thêm các loại kháng chất cho gà như premix khoáng, premix vitamin,… Để phòng một số bệnh về hô hấp bạn có thể dùng tylosin, tiamulin, về tiêu hóa có thể dùng oxyteracilin.

  1. Cách phòng bệnh cho gà rừng

Gà rừng rất dễ mắc một số bệnh như ỉa chảy, gà rù,… vì vậy bạn nên phòng bệnh cho chúng ngay từ khi nhỏ. Bên cạnh đó bạn phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sát khuẩn thường xuyên cho chim. Phải giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát để chim được khỏe mạnh.

Máng ăn máng uống của chim bạn phải vệ sinh hàng ngày để đảm bảo chim khỏe mạnh. Khi có những chú gà bị bệnh thì bạn phải nhanh chóng cách ly gà ra chỗ ở khác để tránh lây bệnh cho những con khác.

Trên đây tôi đã chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm trong việc chăm sóc gà rừng. Hy vọng với những gì tôi chia sẻ bạn có thể có thêm cho mình những kinh nghiệm để chăm sóc chúng một cách tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Camnangnuoitrong.com

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Xem Thêm :   275 câu tục ngữ Việt Nam

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Top 10 địa chỉ mua chiếu trúc cao bằng chính hãng, giá tốt

Related Articles

Back to top button