Cây Xanh

Z cách làm các giá thể trồng lan tại nhà

Cách làm giá thể trồng lan – Các loại giá thể trồng lan rẻ, đẹp mà bạn nên biết! | Camnangnuoitrong

Những ai chơi phong lan không còn xa lạ với thuật ngữ “giá thể trồng lan” bởi nó không thể thiếu cho mỗi chậu lan. Giá thể trồng lan thực chất là các chất để trồng hoa phong lan. Hôm nay, hãy cùng camnangnuoitrong tìm hiểu và đánh giá ưu nhược điểm của mỗi loại giá thể. Giúp mọi người lựa chọn cho mình những giá thể trồng lan phù hợp với điều kiện và lan nào thì nên trồng trên giá thể nào?

1. Giá thể trồng lan bằng Dớn Dương xỉ

Cây Dương Xỉ là một loại cây mọc khá phổ biến ở vùng Đà Lạt và Trung du miền núi phía Bắc. Đây là một loại cây thân đứng, cao từ vài m đến vài chục m. Chúng có bộ rễ màu nâu đen bao bọc từ gốc cho tới ngọn giúp giữ nước và độ ẩm cho cây.

Những người chơi lan đánh giá, dớ là giá thể trồng lan tốt nhất hiện nay bởi khả năn giữ nước, rất thông thoáng và giàu chất dinh dưỡng cho lan. Dớ giúp dễ cây bám nhanh và chặt giúp cây hút được đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển. Đặc biệt, dớ cũng rất bền, có thể lên tới 3 năm.

1.1. Phân loại giá thể dớn Dương Xỉ

Hiện nay, có 3 loại dớ chính để làm giá thể trồng hoa phong lan:

Giá thể Dớn đá

Dớn đá có sợi rễ đen, to, rất nặng, cực kỳ cứng, kết cấu giữa các rễ với nhau rất khít, chặt. Một cây dài khoảng 1,5m và đường kính 40cm rất nặng. Dớn đá độ giữ ẩm khá kém, ít chất dinh dưỡng.

Dớn đá thường để làm trụ, xẻ bảng, khoét chậu hoặc chặt vụn. Dớn đá băm vụn 1-2cm từng cọng, cho vào chậu trồng các giống lan có giả hành hoặc địa lan, lan hài rất tuyệt vời. Dớn đá rất bền, có thể dùng tới 4-6 năm.

Giá thể Dớn cù lần

Dớn cù lần thường không to và không cao lắm, cỡ 1-2m, bộ rễ ít, tập chung chủ yếu ở phần gốc, trên thân cây có lông tơ mịn. Thân gỗ là thân giả nên rất mềm, có thể tách ra thành nhiều múi, mỗi múi cỡ ngón tay và có rất nhiều lông tơ rất mịn. Dớn cù lần có khả năng giữ ẩm cực tốt và rất nhiều chất dinh dưỡng như K và N. Dớn này thường được băm nhỏ cho vào chậu, giỏ do có độ bền không cao như dớn đá.

Giá thể Dớn Sợi (dớn vàng, dớn nâu)

Dớn sợi có rất nhiều dễ, mềm mại, đan xen nhau nhưng không quá chặt. Dớn sợi tươi khá nặng, tuy nhiên để sử dụng bạn nên phơi khô và sơ chế thành các lát mỏng hoặc băm vụn rồi cho vào các chậu.

1.2. Ưu nhược điểm của dớn

– Dớn có khả năng giữ ẩm và chống nấm cực tốt. Hơn nữa chúng giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho sự sinh trưởng và phát triển của lan. Tuổi thọ của dớn khá cao, khoảng 3-4 năm.

– Trong các loại dớn trên thì dớn cù lần giữ nước tốt nhất nhưng dớn đá lại bền nhất.

1.3. Cách sử lý giá thể dớn trước khi trồng lan

Dớn Dương Xỉ được đánh giá là một trong những giá thể trồng lan tốt nhất, phù hợp với các giống lan đa thân. Đó là: Địa lan – Cymbidium, Lan Hoàng Thảo – Dendrobium, Lan Vũ Nữ – Oncidium, Lan Centropetatum, Lan Phackyphllum, Lan Dichaea…

Dù là dớn đã cắt khúc hay đã tách sợi, chúng ta đều sử lý sơ chế như sau:

Bước 1: Tiến hành làm sạch dớn bằng cách loại bỏ các tạp chất như đất, cát, lá… sau đó rửa thật sạch với nước lã.

Bước 2: Khử trùng dớn bằng cách ngâm nước vôi trong khoảng 2 – 24 tiếng. Ngâm nước vôi trong giúp trung hòa axit, diệt trừ các loại cỏ dại và côn trùng gây bệnh còn bán trên dớn.

Ngoài ra, nếu không có nước vôi trong bạn cũng có thể ngâm với Physan 20 nồng độ 2ml/1lít nước 1-24 tiếng.

Bước 3: Rửa trôi nước vôi bằng cách ngâm và rửa nhiều lần với nước lã.

Bước 4: Tiến hành lấy dớn để trồng lan, cho vào chậu hoặc ghép lan và thân dớn đá.

Đúng như cái tên thường gọi Lan Chuỗi Ngọc, là một loài hoa phong lan mang vẻ đẹp nhẹ nhàng nữ tính nhưng vẫn không kém phần kiêu sa quyền quý. Có bao nhiêu người đã từng biết đến loài hoa này.

2. Giá thể trồng lan bằng xơ dừa

Xơ dừa là một loại giá thể trồng lan được sử dụng rất nhiều hiện nay. Xơ dừa có trọng lượng nhẹ, giữ ẩm tốt, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp lan phát triển khỏe mạnh.

Xơ dừa có tác dụng giúp cây chống nóng hiệu quả, giảm khả năng thoát nước do nhiệt độ cao. Đồng thời xơ dừa cũng kích thích bộ rễ hoa lan phát triển giúp cây hút chất dinh dưỡng hiệu quả.

Hơn nữa, nêu bạn cắt nhỏ xơ rồi trộn chung vào đất trồng giúp cho đất tơi xốp, thông thoáng hơn.

2.1. Cách xử lý giá thể xơ dừa

Khâu xử lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp loại bỏ các loại nấm cũng như sâu bệnh gây hại hiệu quả.

Để tiết kiệm chi phí, bạn nên mua trái dừa về bổ ra, xé lấy xơ rồi đem phơi khô. Khi khô bạn tiến hành xé nhỏ, đập nát rồi đem ngâm nước muối 2-3 lần trong ngày ( ngâm trong 5 ngày và thay khoảng 10-12 lần nước muối hoặc nước vôi trong).

2.2. Ưu nhược điểm của giá thể xơ dừa

Xơ dừa có rất nhiều ưu điểm: Giữ ẩm tốt, nhiều chất dinh dưỡng và độ bền khá cao, từ 2-3 năm. Ngoài ra, sơ dừa thích hợp với hầu hết tất cả các loài hoa lan.

Xem thêm: Cách trồng lan Căn Diệp nở hoa đẹp

3. Giá thể trồng lan với vỏ cây Thông

Có thể nói việc trồng lan thành công hay thất bại phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: Kiểm soát độ ẩm và phòng trị bệnh cho lan. Việc phòng và trị bệnh phụ thuộc vào kinh nghiệm của người chơi lan, còn vấn đề độ ẩm thì phụ thuộc và giá thể trồng lan. Một số loại giá thể giữ độ ẩm cao như dớn, xơ dừa. Và sẽ thật thiếu sót nến bạn bỏ qua vỏ cây Thông làm chất trồng lan nhà mình.

3.1. Ưu nhược điểm của vỏ Thông

Vỏ cây Thông có khả năng giữ ẩm cao và rất lâu mục. Hơn nữa, chúng khá thông thoáng giúp cây kích thích bộ rễ phát triển nhanh.

Giá cả của vỏ cây Thông so với các chất trồng khác là tương đương nhau. Tuy nhiên, thời gian sử dụng vỏ thông dài nên nếu tính lâu dài thì sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

Vỏ Thông chứa nhiều chất dinh dưỡng như acid giúp cây phát triển tự nhiên và không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Ngoài ra, chúng còn chứa Resin giúp sát khuẩn, không đóng rêu, ngăn chặn nấm và sâu bệnh hại.

3.2. Cách xử lý giá thể vỏ Thông

Xử lý giá thể trước khi trồng lan là một việc cực kỳ quan trọng. Nó giúp loại bỏ các tạp chất cũng như các vi khuẩn, mầm bệnh ngoài môi trường. Cách xử lý vỏ Thông được tiến hành như sau:

Bước 1: Băm nhỏ vỏ cây thông theo kích thước tùy thuộc vào loại lan bạn trồng.

Một số kích thước gợi ý cho từng loài lan khác nhau:

– Giả Hạc (Phi Điệp Tím), Trầm, Kèn, Đùi Gà thì nên dùng vỏ thông kích cỡ 0,5cm tới 1cm;

– Kiều (Thủy Tiên), Dendro thì vỏ thông kích thước cỡ 2cm;

– Cẩm Báo, Ngọc Điểm (Đai Châu), Sóc Lào, Sóc Ta, Hải Yến, Hỏa Hoàng… thì kích thước trên 3cm.

– Riêng đối với lan Hài, thì vỏ thông chỉ nên dưới 1cm.

Bước 2: Ngâm với nước lã sạch từ 3-10 ngày cho vỏ Thông no nước. Thời gian tùy thuộc vào độ khô của chúng.

Bước 3: Cho vào ngâm nước vôi trong hoặc Physan 20 hoặc Benkona trong thời gian 30 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch là bạn có thể sử dụng chúng.

Lưu ý: Vỏ Thông có đặc tính giữ muối khoáng. Do đó, bạn cần xả nước hàng tháng đều đặn để rửa trôi bớt muối. Hãy để ý giỏ lan thường xuyên, khi thấy đầu lá bị vàng và khô cháy tức là giỏ lan đang bị đọng nhiều muối. Hãy tiến hành rửa trôi và treo vào bóng râm để cứu cây khỏi chết nhé.

VIDEO – “Giá thể trồng lan.”

4. Giá thể trồng lan bằng Gỗ và Lũa

Có thể nói “hoa lan đẹp nhất khi được trồng trên gỗ và lũa”. Gỗ dùng để ghép lan có rất nhiều loài gỗ khác nhau, tuy nhiên chúng ta cần lựa chọn loại gỗ ghép tốt nhất. Tiêu chí đánh giá gỗ ghép tốt là độ bền, tránh ẩm mốc và sâu bệnh.

4.1. Một số loại giá thể gỗ lũa hay dùng

Gỗ lũa: Gỗ Lũa được coi là tinh hoa của giá thể trồng lan nói chung và giá thể gỗ nói riêng. Gỗ lũa là phần lõi của một cây gỗ cứng, cổ thụ chết đi. Qua năm tháng, bị mưa nắng, sông suối, nước chảy bào mòn chỉ còn lại phần lõi cây. Ưu điểm của gỗ lũa là có độ bền rất cao, không bao giờ lo hỏng và không lo mối mọt.

Gỗ lũa có rất nhiều hình dạng uốn lượn rất đẹp. Ngoài việc để ghép lan, gỗ lũa còn được thiết kế nhiều trong các bể cá cảnh thủy sinh. Việc lựa chọn gỗ lũa làm giá thể trồng lan bạn cũng cần lưu ý không nên sử dụng các loại gỗ có tinh dầu như: Thông ngo, dầu, gió bầu….

Gỗ Vải, Nhãn: Đây là những loại cây trồng khá phổ biến trong vườn nhà nên rất dễ kiếm. Ưu điểm của loại giá thể trồng lan này là độ bền tương đối cao (5-10 năm), khả năng chống nấm mốc tốt và thao tác ghép lan rất dễ dàng.

Gỗ Mít, Bơ, Xoài: Đây cũng là một số cây khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Nếu bạn sử dụng chúng làm giá thể trồng lan thì nên lưu ý tưới nước đều đặn. Do loài gỗ này giữ và cung cấp nước hạn chế.

Gốc tre: Đây cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho người chơi lan. Gốc tre có đặc tính không dầu, không muối và thao tác trồng cũng rất đơn giản.

Trên đây là một số loại giá thể gỗ lũa cho các bạn lựa chọn. Việc lựa chọn phụ thuộc vào độ bền, giữ ẩm và giá thành của mỗi loại gỗ lũa.

4.2. Ưu nhược điểm của gỗ lũa

Ưu điểm

– Gỗ lũa là một loại giá thể rất bền, có thể bất tử với thời gian.

– Có nhiều hình dáng đẹp, cổ kính trông rất bắt mắt.

– Có độ bền cao, chịu được va đập, rơi rớt trong quá trình vận chuyển cũng như nuôi trồng.

– Gỗ lũa rất thích hợp với các loài lan đơn thân có bộ rễ phát triển và không muốn di chuyển nhiều.

– Hạn chế tối đa các bênh nấm trắng và các côn trùng gây hại như ốc sên, sên nhớt.

– Không bị đọng muối trên giá thể gỗ lũa.

– Giá thể gỗ lũa luôn luôn sạch sẽ do được treo cao.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm chỉ gỗ lũa mới có thì chúng cũng có một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý như sau:

Gỗ lũa nặng: Đây chính là nhược điểm lớn nhất của chúng. Gỗ lũa nào càng quý hiếm và bền thì lại càng nặng, như: Gỗ đinh, lim, sến, táu… gây khó khăn cho khâu vận chuyển.

Giá cả khá cao: Giá gỗ lũa rẻ cũng vài trăm đến vài triệu. Nếu so với các giá thể khác thì giá quá cao, tuy nhiên đổi lại thì nó quá xứng đáng phải không nào?

Khả năng giữ nước kém: Do gỗ lũa có bề mặt trơn nhẵn, nên khả năng giữ nước kém. Người chơi lan nên tưới tước nhiều hơn (2-3 lần/ ngày) để đảm bảo độ ẩm cần thiết cho lan.

Khó khăn cho việc chăm bón: Việc bón phân và cung cấp chất dinh dưỡng giúp lan phát triển và ra hoa đẹp. Tuy nhiên, khi trồng trên giá thể bằng gỗ lũa thì việc bón phân khó khăn hơn nhiều. Do đặc tính không giữ ẩm, nên việc giữ phân lại trên giá thế rất khó. Lúc này, bạn nên bọc thêm một ít xơ dừa rồi tưới nước phân hòa tan lên. Xơ dừa sẽ phần nào giúp phân ở lại trên giá thể.

Lan Báo Hỷ cũng là một trong những loại hoa lan được yêu thích bởi vẻ đẹp và cả ý nghĩa của nó nữa. Trưng một chậu lan Báo Hỷ trong nhà vào dịp quan trọng sẽ có ý nghĩa mang đến sự may mắn cho gia đình. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

4.3. Cách ghép lan với gỗ lũa

Khi mới ghép lan, do gỗ lũa có bề mặt trơn, nhẵn nên việc để lan bán rễ vào rất khó khăn. Việc cần làm lúc này là chúng ta nên đắp cho gỗ lũa một lớp tã. Điều này làm cho việc bắt rễ và bám của cây trở nên dễ dàng hơn.

Tạo độ ẩm cho vườn lan càng cao càng tốt. Chúng ta có thể đổ đầy nước vào các xô chậu để trong vườn, tiến hành phun sương thường xuyên cho giá thể gỗ lũa.

Treo giá thể lan đã được ghép lan xuống gần mặt nước để giúp chúng có thêm độ ẩm.

Do giá thể gỗ lũa rất nặng, nên việc giữ cho giàn luôn chắc chắn và kiên cố là một điều hết sức quan trọng.

4.4. Xử lý gỗ lũa trước khi trồng

Bước 1: Ngâm gỗ lũa vào nước sạch rồi dùng bàn chải đánh thật sạch các chấm bụi bẩn, đất cát.

Bước 2: Ngâm nước cho chúng no nước, đồng thời thay nước liên tục để chúng thôi hết các tạp chất, tránh ảnh hưởng cho lan sau này. Thời gian ngâm từ 7-10 ngày sau đó cho lên phơi ráo nước.

Bước 3: Ngâm nước vôi trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng để khử trùng. Nếu bạn không có nước vôi trong thì cũng có thể dùng Physan 20 hoặc Benkona để thay thế.

Bước 4: Sau khi ngâm nước vôi trong, bạn tiến hành rửa với nước lã sạch sau đó mang ra và để khô ráo bớt nước.

Bước 5: Tiếp theo, bạn cần phải làm móc treo giá thể gỗ lũa. Móc cần chắc chắn, chịu được gió bão, vao đập. Nếu gỗ lũa quá to bạn bên làm bệ đỡ cẩn thận, tránh quá trình rung lắc sau khi ghép lan.

Bước 6: Tiến hành ghép lan vào giá thể gỗ lũa. Khi ghép xong nhớ lưu ý cố định gốc lan và đảm bảo độ ẩm cho lan.

Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản khi chọn và thao tác trên giá thể gỗ lũa. Hy vọng bạn sẽ có được những gốc lan đẹp và phát triển khỏe mạnh. Nếu bạn có những gốc lan đẹp, hãy nhớ liên hệ với admin để cùng chia sẻ cho mọi người cùng ngắm nhé.

5. Giá thể trồng lan bằng than củi

Than củi là loại giá thể trồng lan đơn giản và rẻ nhất hiện nay. Khi sử dụng bạn nên giã nhỏ than ra sẽ giúp chúng giữ ẩm tốt hơn.

Ưu điểm: Loại giá thể này khá bền, có thể lên tới 5-10 năm.

Nhược điểm: Than củi giữ ấm kém, chứa nhiều muối do đó nhanh làm hỏng lá của lan. Phong lan trồng với than củi cũng cho thấy sự phát triển yếu do chúng không chứa nhiều các chất dinh dưỡng.

Than củi là một trong những loại giá thể trồng lan dễ kiếm, giá thành rẻ. Tuy nhiên, với những nhược điểm trên, tôi khuyên bạn không nên sử dụng chúng nhiều. Chúng ta nên coi nó như một thành phần để trộn thêm vào các chất trồng khác.

7. Một số lưu ý về giá thể trồng lan

– Thật ra hầu hết các loại lan đều cần giá thể hỗn hợp chứ không phải một loại giá thể.

– Trong quá trình trồng, chậu lan luôn cần độ ẩm phù hợp, không được để chậu khô hạn trừ trường hợp xử lý ra hoa.

– Nên hiểu độ ẩm và úng nước nó khác nhau, giữ ẩm cho chậu lan chứ không phải là giữ úng nước. Vì vậy, nếu có điều kiện hãy dùng phun sương.

– Sở dĩ nhiều người khuyên nên dùng than hoặc gỗ chắc để làm giá thể vì như vậy độ bền chậu lan sẽ lâu, nhưng nbù lại lan sẽ phát triển chậm. Nên dùng giá thể hỗn hợp có những chất giữ ẩm tốt.

– Thỉnh thoảng hãy ngắm lan vào buổi trưa nắng xem có bị quá khô hay không và buổi tối có bị tưới quá nhiều nước không để điều chỉnh lượng nước tưới hợp lý

8. Một số công thức trộn giá thể

Để lan có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt chúng ta cần phối các loại giá thể với nhau. Một số cách phối trộn giá thể thường được sử dụng như sau:

– Giá thể trồng địa lan (Cymbidium):

Vỏ Thông nhỏ:

5 phần

Vỏ Thông vừa:

2 phần

Vỏ dừa nhỏ hoặc lớn:

2 phần

Cát số to:

1 phần

Gỗ Thông đỏ:

1/2 phần

– Giá thể trồng lan Cattleya, Lealia, Phalaenopiss:

Vỏ Thông cỡ vừa:

6 phần

Vỏ Dừa lớn:

2 phần

Đá xanh hoặc đáy xốp:

2 phần

Đá bọt:

1 phần

Gỗ Thông đỏ:

1/2 phần

– Giá thể trồng lan Dendrobium:

Vỏ Thông cỡ vừa:

4 phần

Vỏ Dừa lớn:

2 phần

Đá xanh hoặc đáy xốp:

4 phần

Gỗ Thông đỏ:

1/2 phần

– Giá thể trồng lan Hài, lan Vũ Nữ:

Vỏ Thông cỡ nhỏ:

4 phần

Vỏ Dừa cỡ nhỏ:

2 phần

Than nhỏ:

1 phần

Đá bọt:

1 phần

Gỗ Thông đỏ:

1/2 phần

Trên đây là một số công thức trộn giá thể để trồng các loại lan đặc trưng. Chúng tôi sẽ cập nhập thêm trong thời gian tới.

Trên đây là một số loại giá thể trồng lan thường được dùng phổ biến hiện nay. Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi, sẽ giúp bạn lựa chọn được những giá thể thích hợp với loại lan bạn trồng. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!

Camnangnuoitrong.com

Từ khóa liên quan: giá thể trồng lan, cách làm giá thể trồng lan, mua giá thể trồng lan ở tphcm, các loại giá thể trồng lan, làm giá thể trồng lan, giá thể trồng lan tốt nhất, mua giá thể trồng lan, gia the trong lan, trộn giá thể trồng lan, giá trồng lan, giá thể cho lan, giá thể lan, cách trộn giá thể trồng lan, cách trồng lan bằng vỏ thông, trồng lan trên đá, mua giá thể trồng lan ở hà nội, giá thể trồng hoa lan, nên trồng lan bằng than hay vỏ thông, giá thể trồng lan trộn sẵn, vỏ thông trồng lan giá rẻ, than hoa trồng lan, mua gỗ lũa ghép lan, giá thể nào trồng lan tốt nhất| 10 vlog, giá thể trồng cây, giá thể trồng lan phi điệp, vỏ thông trồng hoa lan, giá thể trồng lan kiếm, vỏ thông trồng lan, xử lý giá thể trồng lan, cách xử lý giá thể trồng lan, thay giá thể cho lan, lấy vỏ quả dừa khô để nuôi hoa lan, cách thay giá thể cho lan, trồng lan cần những gì, trồng phong lan cần những gì, vỏ cây nhãn trồng lan, giá thể trồng hoa, trồng lan bằng đất được không, gỗ thông trồng lan, băm nhỏ vỉ rễ dương xỉ để trồng lan | mai hương vlogs, chậu trồng lan, trồng lan bằng gỗ thông, xử lý than trồng lan, hương dẫn cách làm sạch gỗ lũa, gỗ lũa trồng lan, mua chậu trồng lan ở đâu, trồng lan trên thân cây khô, giá thể là gì, gỗ trồng lan, giá thể trồng lan giả hạc


Hướng dẫn cách trồng lan vào thân cây gỗ khô để đạt hiệu quả tốt nhất


Mọi người xem và đăng ký ủng hộ kênh nhé. Bấm like và chia sẻ video nếu bạn thấy hay. Cám ơn mọi người đã xem.
https://www.youtube.com/channel/UCCVki_ksWIll51jvea1yng

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh
Xem thêm :  Kỹ thuật trồng cà phê ghép cho năng suất khủng

Related Articles

Back to top button