Kỹ Năng Sống

Phong cách nghệ thuật thơ vũ quần phương

Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Quần Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.29 KB, 99 trang )

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN

BÙI THỊ MỸ LÊ

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ
VŨ QUẦN PHƯƠNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Thái Nguyên – 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

i

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục i
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2
3. Nhiệm vụ của luận văn 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
5. Phương pháp nghiên cứu 13
6. Đóng góp mới của luận văn 14
7. Cấu trúc của luận văn 14
PHẦN NỘI DUNG 15
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA VŨ QUẦN PHƢƠNG 15
1.1 Khái niệm phong cách tác giả 15
1.1.1. Khái niệm về phong cách 15
1.1.2. Phong cách tác giả 16
1.2. Hành trình sáng tạo Vũ Quần Phương 18
1.2.1. Khái quát tiểu sử 18
1.2.2. Cái tôi trữ tình và hành trình sáng tạo 20

1.3. Quan niệm nghệ thuật 28
Chƣơng 2. CẢM THỨC TRỮ TÌNH MANG TÍNH TRIẾT LÝ – ĐẶC
TRƢNG PHONG CÁCH THƠ VŨ QUẦN PHƢƠNG 35
2.1. Chủ đề chiến tranh và thế sự 35
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ii
2.2. Chủ đề tình yêu và gia đình 47
2.3. Chủ đề về các văn – nghệ sĩ 54
2.4. Những vần thơ đặc sắc thay lời tiểu kết 60
Chƣơng 3. ĐẶC TRƢNG THI PHÁP THƠ VŨ QUẦN PHƢƠNG 67
3.1. Tứ thơ 67
3.1.1. Tứ trong bài 68
3.1.2 Tứ trong câu 73
3.2 Giọng điệu 75
3.2.1. Giọng độc thoại 76
3.2.2. Giọng trữ tình, hóm hỉnh 77
3.2.3. Giọng thơ nhẹ nhàng, hoài niệm 81
3.3 Ngôn ngữ thơ 84
3.3.1. Ngôn ngữ đời thường 85
3.3.2. Ngôn ngữ giàu màu sắc triết lí 87
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Vũ Quần Phương thuộc lớp nhà thơ xuất hiện thời chống Mỹ cùng các
tên tuổi như Lê Anh Xuân, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,
Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu,… Ông đến
với thơ từ khá sớm và sớm định hình những nét riêng và quan niệm riêng về
thơ. Ở bài tựa cho tập thơ “phong trào” hồi đó, nhà thơ Chế Lan Viên đã phát
hiện ra “Đài quan trắc khí tượng là một đề tài khá khô khan, nhưng Vũ Quần
Phương gửi vào đó lòng yêu tổ quốc, và cái đề tài khoa học đó trở thành tình
cảm” [64] .
Đến với thơ Vũ Quần Phương, độc giả không cảm nhận cái hơi thở
nóng hổi, thô nhám mà đi sâu vào tâm hồn người đọc là những suy tư chiêm
nghiệm về con người, về thế sự. Một điều gì đó như là sau câu, sau chữ những
triết lí trữ tình mà ông gửi vào đó tâm huyết, trải nghiệm. Sau này, một nhà
thơ trẻ vừa rồi gọi ông là nhà thơ có “con mắt xanh” và trái tim nồng ấm tình
đời, sự mẫn cảm thông tuệ của “người quan trắc” (Nguyễn Hữu Hồng Minh).
Vũ Quần Phương đã được người đọc cả văn đàn khẳng định bằng hàng
loạt các giải thưởng như: Giải thưởng hội nhà văn Việt Nam với tập thơ
Những điều cùng đến (1983), giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam với tập thơ
Vết thời gian (1996), giải thưởng Nhà nước năm 2007. Ông đã để lại dấu ấn
riêng khó lẫn.
Chúng tôi nhận thấy trước nay, mặc dù có rất nhiều bài viết nghiên cứu
về thơ Vũ Quần Phương nhưng vẫn còn thiếu những chuyên đề đi sâu về
phong cách thơ ông. Đó chính là lí do chúng tôi kế thừa và lựa chọn đề tài
Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Quần Phƣơng trong luận văn này.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

2

Trong thời kì chống Mỹ, thơ Vũ Quần Phương dường như còn khuất
lấp trước những vần thơ sục sôi cổ vũ tinh thần chiến đấu, ở những thời khắc

ác liệt, cam go của chiến trận. Ông thường hướng ngòi bút của mình vào
những suy tư, chiêm nghiệm, những khoảng lặng của chiến giữa những loạt
súng bắn thù. Như hạt ngọc ấn dấu, theo thời gian, dư luận về thơ Vũ Quần
Phương cùng những sự quan tâm của độc giả và các nhà nghiên cứu thơ của
ông ngày càng nhiều. Chúng tôi thống kê, khảo sát trên sách báo, mạng,
một cách khá công phu đến thời điểm này chúng tôi thấy đã có tới trên dưới
năm mươi bài viết được đăng tải. Qua các bài viết, bài nghiên cứu, Vũ Quần
Phương đã được khẳng định trên nhiều phương diện từ nội dung đến nghệ
thuật, quan niệm, tư tưởng, cảm hứng, giọng điệu thơ đều mang một phong
cách riêng dễ nhận biết.
Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, xin lược một số ý kiến quan
trọng có liên quan đến nội dung triển khai đề tài.
2.1. Những ý kiến đánh giá chung về Vũ Quần Phương cùng thế hệ các nhà
thơ chống Mỹ
Vũ Quần Phương xuất hiện cùng thời với thế hệ các nhà thơ trẻ chống
Mỹ nên quá trình sáng tác của ông gắn liền với những năm kháng chiến chống
Mỹ. Tính từ tập thơ đầu tay Âm thanh im lặng được viết trong những năm
1962 – 1968 đến nay, ông đã có hơn 40 năm cầm bút. Với sức sáng tạo bền
bỉ, đầy tâm huyết, thi sĩ đã cho ra mắt độc giả 10 tập thơ với một phong cách
riêng, khó lẫn với các nhà thơ khác. Ngay từ những đứa con tinh thần đầu
tiên, thi sĩ xuất thân từ bác sĩ ấy đã chiếm được cảm tình của độc giả yêu thơ
và của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình.
Trong lời tựa của Chế Lan Viên ở tập thơ Sức mới – tập thơ bạn trẻ
xuất bản năm 1965 có viết: “Tập thơ này đáng yêu, vì đồng thời với việc làm
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

3
cho ta thấy cuộc sống, nó còn làm cho ta yêu cuộc sống. Chính cái tình yêu
này nó làm cho ta đánh giá đúng các sự vật. Nhờ tình yêu quê hương đất nước
sâu sắc, Bếp lửa của Bằng Việt không quanh quẩn chỉ là một bài thơ bà cháu

riêng tây. Cảnh bộ đội ở nhà dân rồi ra đi là một cảnh cơm bữa hàng ngày,
nhưng tình yêu nhân dân, lòng mong mỏi thống nhất, đã làm cho bài thơ Lòng
mẹ của Xuân Quỳnh xúc động như những bài về loại này viết trong thời kỳ
kháng chiến. Đài quan trắc khí tượng là một đề tài khá khô khan, nhưng Vũ
Quần Phương gửi vào đó lòng yêu Tổ quốc, và cái đề tài khoa học đó trở
thành tình cảm….” [64].
Năm 1975, trong bài viết Thơ với cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại
của dân tộc, Vũ Tuấn Anh đã khẳng định sự đóng góp to lớn của thế hệ
những nhà thơ trẻ trong đó có Vũ Quần Phương: “Lớp trẻ đã đem đến sự đông
vui ồ ạt cho cả nền thơ bằng tiếng nói sôi nổi, mới mẻ và duyên dáng của
riêng lứa tuổi họ lứa tuổi tha thiết tin yêu cách mạng và đang có mặt trên
khắp các mặt trận sản xuất, chiến đấu” [2]. Cũng trên tạp chí Văn học, năm
1983, Bích Thu nhấn mạnh sự sáng tạo tìm tòi, trăn trở để đổi mới, cách tân
của cả thế hệ nhà thơ cùng thời với Vũ Quần Phương: “họ đã không ngừng
tìm tòi, trăn trở để đổi mới cách diễn đạt, xóa dần khoảng cách giữa thơ với
bạn đọc Công bằng mà nói, những thành tựu của giai đoạn thơ sau này
thường thuộc về các cây bút trưởng thành trong chống Mỹ: Thu Bồn, Xuân
Quỳnh, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương ” [52]. Đến năm
1984, khi Vũ Quần Phương nhận được giải thưởng về thơ của Hội nhà văn
với tập thơ Những điều cùng đến, giới thiệu tập thơ này trên Tạp chí Văn học,
Bùi Công Hùng đã nhận xét: “Gấp lại tập thơ Những điều cùng đến và viết
dòng cuối của bài viết này, tôi có một ao ước: Vũ Quần Phương còn đang
trong độ chín của tài năng thơ và của sự từng trải vốn sống, sẽ mang đến được
cho người đọc những tập thơ, bài thơ hay hơn nữa”[13]. Giáo sư Hà Minh
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

4
Đức cho rằng: “Văn học miền Bắc trong thời kì chống Mỹ cũng có những
thành tựu quan trọng về tiểu thuyết, thơ ca, kịch nói. Chủ nghĩa anh hùng
cách mạng của đất nước ở tầm cao của thời đại biểu hiện trong nhiều hoạt

động tiêu biểu trong đó có văn nghệ, Lực lượng văn nghệ tập hợp nhiều thế hệ
đông đảo hơn bao giờ hết. Có thể thấy trong thơ nhiệt huyết và sự đóng góp
của các nhà thơ lớp trước từ Xuân Diệu, Huy Cận,… đến một thế hệ mới
trưởng thành đông đảo trong những năm chống Mỹ như Xuân Quỳnh, Phạm
tiến Duật,…, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn,… Họ đem sức trẻ và
tài năng đến với thi đàn, với giọng điệu mới mẻ, sáng tạo” [9].
Trong SGK Văn học 12, Ban KHXH, Nxb GD, 1997, Tr 199, Giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh cũng khẳng định: “Từ 1965 đến 1975, một cao trào sáng
tác phục vụ cuộc chống Mỹ trong cả nước được phát động. Đây là thời kì ra
đời hàng loạt nhà thơ trẻ có giọng điệu riêng của một thế hệ mới: Thu Bồn, Lê
Anh Xuân, Bùi Minh Quốc, …, Vũ Quần Phương, Nguyễn Đức Mậu, Phan
Thị Thanh Nhàn,… ” Nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn lại nhấn mạnh khả năng
sáng tạo của cả thế hệ: “Lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống
Mỹ tiếp tục thể hiện bản lĩnh sáng tạo và vẫn đóng vai trò chủ lực trong sự thể
hiện tình cảm của con người thời đại, cả với những chiêm nghiệm chín chắn
lẫn những tìm tòi cách tân: Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, …, Vũ Quần
Phương, Trần Nhuận Minh, Vân Long, … ”[2].
Ngoài ra, trong các công trình, chuyên luận nghiên cứu thơ Việt Nam,
nhiều nhà nghiên cứu cũng có những đánh giá cao về thơ Vũ Quần Phương.
Đáng chú ý là đánh giá của PGS Nguyễn Văn Long: “Một phương diện được
chú ý khắc họa như là một nét nổi bật, có ngọn nguồn từ truyền thống dân tộc,
trong con người Việt Nam hiện đại là lòng nhân ái, là tình thương, ân nghĩa.
Trong văn học chống Mỹ cứu nước, phẩm chất này của con người được thể
hiện như là một sự đối lập, vượt lên và chiến thắng sự tàn bạo hủy diệt của
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

5
chiến tranh xâm lược, của bom đạn, vũ khí. “Tình thương lớn mạnh hơn sắt
thép”. Nhiều tác phẩm đi vào khai thác cái bình tĩnh, tự tin, sự thanh thản của
lòng người hay giữa những ngày chiến tranh, thậm chí giữa chiến trường ác

liệt (Tình yêu và báo động của Bằng Việt, Âm thanh im lặng của Vũ Quần
Phương, Vầng trăng và quầng lửa của Phạm Tiến Duật, …). Thế giới tình
cảm của con người thời chống Mỹ được khai thác ở nhiều mặt, tất nhiên nổi
lên và bao trùm vẫn là những tình cảm cộng đồng, tình quê hương đất nước,
nhưng không thiếu những tình cảm riêng: tình yêu đôi lứa, tình cảm gia
đình,… Nếu như trong văn học thời chống Pháp, phần đời sống cá nhân của
con người hầu như bị bỏ qua, thì văn học thời chống Mỹ lại chú trọng khai
thác thế giới nội tâm và đời sống con người trong nhiều mối quan hệ tình
cảm, để làm nổi bật lên những vẻ đẹp tâm hồn, sự thống nhất giữa cái riêng và
cái chung, lí tưởng và tình cảm” [22].
PGS Vũ Văn Sỹ cũng khẳng định: “Thế hệ thơ chống Mỹ tiếp tục bút
pháp tả thực đó và mở rộng phạm vi cái nên thơ của yếu tố sự kiện. Thế hệ
thơ chống Mỹ như Thu Bồn, Thái Giang, Phạm Ngọc Cảnh, Bằng Việt, Vũ
Quần Phương, Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm … đều lấy hiện thực chiến
tranh làm cốt lõi… Đối với họ, thơ trữ tình không né tránh bất kì loại chất
liệu, sự kiện nào và có thể chuyển tải tất cả các sự việc mà họ trải nghiệm và
thâu lượm. Thơ họ gắn liền với đời sống, mỗi chi tiết đều như một hiện vật
lưu lại dấu vết một thời, dường như tự nó cất lên tiếng nói với người đọc. Sức
lay động và truyền cảm của thơ không chỉ là lời thơ, mà còn là cuộc sống ẩn
tàng và chứa đựng trong đó” [49].
Đáng lưu ý là một số bài viết của PGS, TS Vũ Nho, cũng như các nhà
nghiên cứu khác, ông khẳng định rằng: “Tên tuổi Vũ Quần Phương là một
trong số những cái tên nhất thiết phải được kể đến trong làng thơ Việt Nam
hiện đại” [31].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

6
Trên Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ (Nxb GD, số 8, tháng 8/2005), có
đánh giá về nét riêng về thơ Vũ Quần Phương: “Thuộc lớp nhà thơ trưởng
thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, Vũ Quần Phương đã tìm được cho

mình một tiếng nói riêng. Qua những thi phẩm của ông có thể nhận thấy một
tiếng thơ sâu lắng, suy tư. Những vần thơ của Vũ Quần Phương không “kêu”,
lời thơ không “điệu đàng”, không thật “góc cạnh” mà thường hết sức mềm
mại, nhuần nhuyễn, giàu nhạc tính, có sức ngân vang trong lòng người đọc…
Nhưng tứ thơ của ông hấp dẫn người đọc bởi những phát hiện mang ý nghĩa
nhân văn cao đẹp về cuộc đời” [65].
Nhìn lại những đánh giá chung về thơ thế hệ này, Vũ Quần Phương là
một trong những đại biểu xuất sắc của nền thơ chống Mỹ. Tuy nhiên, trong
các bài nghiên cứu đương thời thường hiếm khi trích dẫn thơ của ông. Có lẽ
thơ Vũ Quần Phương không thiên về đề tài, nhất là thường không phản ánh
trực tiếp các sự việc và sự kiện xã hội. Đó là một trong những lí do làm cho
chúng tôi chú ý khi chọn đề tài này.
2.2. Những ý kiến đánh giá theo hành trình sáng tạo của Vũ Quần Phương
Ngay những tác phẩm đầu tay từ Cỏ mùa xuân (in chung với Văn Thảo
Nguyên) năm 1964, Vũ Quần Phương đã được công chúng đón nhận và để lại
ấn tượng tốt trong lòng độc giả. Trong lời giới thiệu tập thơ Sức mới, nhà thơ
Chế Lan Viên khi ấy là trưởng tiểu ban thơ Hội Nhà văn Việt Nam đã biểu
dương khía cạnh tình cảm trong những bài thơ đầu tay của Vũ Quần Phương.
Mười ba năm sau, năm 1977, tập Hoa trong cây đã đánh dấu nên một phong
cách tác giả. Độc giả lúc này đã hình dung được một hồn thơ trẻ, giàu suy tư
và đậm đà hương vị cuộc sống. Phan Cung Việt đã đánh giá: “Với 37 bài thơ
mà mỗi bài gọn ghẽ như một ca khúc, tập thơ Hoa trong cây là món “quà thơ”
đáng nhớ của một nhà thơ trẻ đang mừng đất nước chiến thắng và đầy triển
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

7
vọng. Nó cũng lắng đọng như từng bài thơ của anh, biểu hiện cố gắng của
anh” [67].
Năm 1983, tập thơ Những điều cùng đến ra đời (gồm 22 bài) gồm
nhiều bài thơ của ông được in và phát trên đài từ năm 1968 đến 1982. Vũ

Quang Minh, Vũ Văn Sỹ đã có những cái nhìn sâu sắc và nhận xét xác đáng
về thơ Vũ Quần Phương: “Bên trong cái vỏ ngoài bình lặng của cuộc sống có
một mạch ngầm, một dòng chảy nóng ấm với bao nỗi vui – buồn – mừng-
giận- hi sinh- chiến thắng. Và cái hương vị ngọt ngào của tình yêu, hạnh phúc
chính là đã được kết tinh từ tất cả “những điều cùng đến” ấy” (Nhà văn Hà
Nam Ninh, Viện văn học – Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh xuất bản
1985). Đây không chỉ là cảm nhận của riêng Vũ Quang Vinh, Vũ Văn Sỹ mà
sau này, Nguyễn Hữu Hồng Minh cũng có chung ý nghĩ: “Thơ ấy có sức ôm
chứa bởi mối giao kết máu thịt với cuộc sống mà nhà thơ trân trọng”.
Trong tập thơ này, Vũ Quần Phương đã hướng ngòi bút của mình đến
rất nhiều đề tài trong thế giới khách quan muôn màu, muôn vẻ. Có thể nói “Đi
nhiều, thấy nhiều, rung động và suy nghĩ nhiều- đó chính là cái lõi đã tạo nên
những mặt giá trị trong thơ Vũ Quần Phương. Mỗi bài thơ của anh như một
bức tranh nhỏ về cuộc đời. Ghép nhiều bức tranh nhỏ lại sẽ được một bức
tranh lớn nghi nhận được nhiều màu sắc, đường cong về con người và cuộc
sống. Và điều đáng nói hơn, có những tiếng nói ở đây rất gần, rất yêu”.
Trong bài Đọc thơ Vũ Quần Phương về tập thơ Những điều cùng đến,
Vũ Duy Thông có nhận xét: “Vũ Quần Phương hay nhắc đến CUỘC ĐỜI …
Với Vũ Quần Phương, CUỘC ĐỜI là cuộc sống, là nhân dân, là đất nước…
cuộc đời còn là LẼ ĐỜI, mang dáng dấp triết học. Thơ Vũ Quần Phương đậm
màu sắc triết lí” (theo Vũ Quần Phương).
Vũ Quần Phương tiếp tục khẳng định mình trong tập thơ Cát sáng (in
chung với Bằng Việt năm 1985) và tập thơ Vầng trăng trong xe bò (1988) ra
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

8
mắt bạn đọc. Có thể nói với tập Vầng trăng trong xe bò, nhà thơ Vũ Quần
Phương đã có những bước chuyển biến mới mẻ cả nội dung lẫn hình thức. Vũ
Quần Phương đã đưa thơ đến với cuộc đời thực một cách chân thực, sinh
động bằng thể thơ tự do làm chủ đạo, giọng điệu trầm lắng, nặng suy tư. Thơ

Vũ Quần Phương thực sự là những trăn trở, chiêm nghiệm về cuộc đời khi
ông đưa vầng trăng lặng lẽ sáng trên bầu trời cao xuống chiếc xe bò lọc cọc đi
dưới mặt đất nơi trần thế. Cũng trong tập thơ này đã xuất hiện bài thơ làm nức
lòng biết bao độc giả, bài thơ đã góp phần quan trọng làm nên tên tuổi nhà thơ
đó là bài thơ Đợi. Bài thơ mang đậm chất trí tuệ, đầy ắp suy tư chiêm nghiệm
về con người và cuộc đời. Đợi được bình chọn là một trong 100 bài thơ hay
thế kỉ XX và đã nhận được sự hưởng ứng của số đông độc giả yêu thơ. Về bài
thơ Đợi, Phạm Văn Chữ đã đánh giá: “Cái ý tưởng đã được thể hiện bằng một
cấu trúc ngôn ngữ thơ thật hoàn mĩ. Cả một hệ thống từ ngữ thuần Việt được
chọn lọc, tinh luyện đến hàm súc tối đa” [5].
Năm 1996, Vết thời gian tiếp tục ra mắt bạn đọc như một sự khẳng
định tài năng và phong cách thơ Vũ Quần Phương. Bốn chín bài thơ theo sự
trôi chảy của thời gian, của đời người, nó là sự đúc kết vốn sống, kinh nghiệm
cùng những ám ảnh về quy luật của thời gian vô tình mà nghiệt ngã trong khi
cuộc đời con người hữu hạn và ngắn ngủi. Không phải đến Vết thời gian
chúng ta mới bắt gặp những ám ảnh về thời gian nơi Vũ Quần Phương mà
trước đó trong thơ ông, từ những tập Những đều cùng đến hay Vầng trăng
trong xe bò thì thời gian đã là một chủ đề thi sĩ thường đề cập đến như một
nỗi ám ảnh khôn nguôi. Song, phải đến tập thơ này bút pháp của nhà thơ mới
đạt đến độ “chín”, nhuần nhuyễn, tinh tế và sâu sắc. Bằng vốn sống, kinh
nghiệm cùng sự chiêm nghiệm về cuộc đời, Vũ Quần Phương đã rút ra trong
cuộc sống và lồng vào những dòng thơ nặng ân tình những triết lí và kinh
nghiệm sống bằng chính sự trải nghiệm thấu đáo của mình. Nguyễn Thị Lan
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

9
có nhận xét xác đáng về thơ ông: “Như một khúc nhạc dịu êm, âm hưởng của
những câu thơ anh gieo vào lòng ta một nỗi buồn da diết, một nỗi buồn làm
trong lại hồn người. Sự cộng hưởng của tâm hồn nhà thơ và tâm hồn người
đọc làm cho thơ anh thật đằm và sâu”. Trịnh Thanh Sơn cũng đưa ra nhận xét

riêng: “Tập thơ kết tinh bao nhiêu trải nghiệm, những nông nỗi cuộc đời. Dấu
vết của tháng năm in đậm và xuyên suốt cảm xúc của anh, tạo nên những câu
thơ thâm trầm, sâu lắng và đầy dằn vặt” [47].
Năm 2000, tập thơ Quên chữ, quên câu tiếp tục ra mắt độc giả theo
mạch cảm xúc và sự suy tư chiêm nghiệm của nhà thơ. Tập thơ có 51 bài,
phần lớn được viết theo thể tự do (chiếm đến 36 bài). Âm hưởng chung của
tập thơ là bi nhưng không lụy. Cái buồn của thi sĩ không phải là cái buồn
chìm đắm, cô đơn không lối thoát như trong thơ Mới mà đó là cái buồn của
một người có trái tim nhạy cảm và tâm hồn sâu sắc, hướng nội và viết thơ
bằng chính những chiêm nghiệm về hiện thực cuộc đời đang ngày một đổi
thay theo thời thế, theo bước đi của thời gian. Như lời nhận xét của Minh
Phương: “Các hiện tượng ngỡ như vụn vặt, ngẫu nhiên của đời sống trong
cách chiêm nghiệm của anh được nâng lên thành chân lí, thành phương châm
xử thế. Thơ anh nhuần nhuyễn trong giọng thơ giản dị và tứ thơ kiệm lời. Anh
thường làm sáng rõ chủ đề bằng cách diễn đạt ngắn gọn, có những phát hiện
dễ dàng lại thật sâu sắc và mới mẻ” [34].
Vũ Nho trong bài Hành trình với Vũ Quần Phương có nhận xét: “Điểm
mới của Vũ Quần Phương ở tập thơ này chính là lấy thời gian, bằng thời gian
để cảm nhận cuộc đời muôn màu muôn mặt, một cuộc đời trần thế với nhiều
niềm vui và không ít nỗi buồn, nhưng đó là nơi trú ngụ cho những “cõi người
thẳm sâu” là nơi hằng sống hằng yêu. “Đời trăm vị, dẫu đắng cay cũng hả”
(Thơ tặng Tháp bút ở Hồ Gươm – Hà Nội). Hình như càng sống với thời gian,
có nhiều thời gian ở trong tay, có nhiều thời gian trong ba lô trên vai (Thời
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Xem thêm :  Stt nhớ nhung & 35 câu nói hay về nỗi nhớ người yêu lãng mạn

10
gian trải nghiệm) thì nhà thơ càng bình tĩnh, tự tin trước sự sống chết, trước lẽ
mất còn, trước sự thăng trầm, trước sự biến thiên, trước con đường xa thăm
thẳm. Và vì thế thơ càng đằm. Có nhiều câu thơ viết như không mà rưng rưng
thấm thía” [31].

Đến năm 2003, Vũ Quần Phương cho ra mắt tập thơ Giấy mênh mông
trắng thêm một lần nữa khẳng định tài năng và vị trí của ông trên văn đàn.
Tập thơ tiếp tục là những sự chiêm nghiệm, triết lí của ông về con người, về
cuộc đời trong bức tranh đa sắc màu của cuộc sống. Một điều đáng lưu ý là
trong tập thơ này, Vũ Quần Phương có một mảng viết về những tình cảm
thiêng liêng, tình máu mủ, về những người thân yêu của mình. Đó là nỗi nhớ
con, nỗi nhớ cháu, những người thân yêu nơi xa xôi đất khách quê người
(Thăm con, Thơ tặng trường Monash, Thơ gửi cháu, Cu Tuệ, ), hay đó là
tiếng nấc nghẹn ngào, sự xót xa đau nhói trước nấm mồ của mẹ (Viếng mộ
mẹ ngày áp Tết) Có thể đó là những nỗi lòng sâu thẳm từ trong tâm thức
nhà thơ – một người vốn từ nhỏ đã thiếu đi những tình cảm thiêng liêng máu
mủ của mình nên ông dồn hết những tình yêu thương cho con cháu, gia đình
Với xuất phát điểm là một người theo ngành Y, ông luôn cố gắng, nỗ
lực không ngừng, luôn say mê sáng tạo, cống hiến và đã cho ra mắt độc giả
những đứa con tinh thần đầy tâm huyết như một phương thuốc chữa trị cho
tâm hồn con người đang ngày một khô khan, cằn cỗi đi bởi đời sống kinh tế
thị trường phát triển như vũ bão ngày nay. Năm 2005, Vũ Quần Phương cho
ra mắt độc giả tập thơ Chỗ ấy, sóng. Tập thơ là sự chắt chiu tâm tưởng, sự
chắt lọc ngôn ngữ một cách điêu luyện theo kiểu “Ý tại ngôn ngoại”. Với 65
bài thơ nhưng đa số là những bài ngắn gọn, xúc tích mà dồn nén bao suy tư,
chiêm nghiệm, đúc rút ra biết bao những triết lí về cuộc đời. Có khi bài thơ
chỉ với 5 câu, thậm chí 2 câu nhưng lại khái quát được những vấn đề vĩ mô
của xã hội bằng những trải nghiệm và vốn sống của mình. Trần Phương đánh
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

11
giá về tập thơ: “Bây giờ Vũ Quần Phương đến “Chỗ ấy, sóng ” đã thật khác
anh nhiều lắm. Khác không phải anh chạy theo cái mốt mới mà chính anh tự
đổi mới anh, sự đổi mới không phải ở câu chữ mà ở ngay sự suy nghĩ cho
những vấn đề nhỏ bé trong cuộc sống, không đao to búa lớn nhưng ý nghĩa

của vấn đề thật sâu sắc, những ẩn ý tế nhị nằm sâu trong nội tại từng câu thơ”.
Nhà phê bình Lưu Khánh Thơ đánh giá: “Tập thơ giống như một sự
thanh lọc tâm hồn. Có sự ăn năn, có sự nuối tiếc pha lẫn lòng kiêu hãnh ngầm
về một bóng dáng nào đó, có thể là bóng dáng một nàng thơ. Nó kêu gọi và
mong muốn con người sống tốt hơn, sống tử tế hơn. Đó là điều đáng để chúng
ta trân trọng và khâm phục” [56].
Trịnh Đình Hùng nhận xét: “Quán xuyến suốt tập thơ mới này của Vũ
Quần Phương là tâm sự của người đã bắt đầu bước sang tuổi nhìn lại. Chúng
ta gặp trong phần lớn các bài thơ chất suy ngẫm, nghĩ ngợi. Nhưng sức trẻ,
sức bật của cảm hứng nghệ thuật và tư tưởng các bài thơ làm nên độ chín và
sức hấp dẫn của tập thơ lại là ở cái kiểu chiêm nghiệm. Một cách lật lại tín
điều: “Gần mực thì đen/ Gần đèn thì rạng” bằng cách viết thêm: Mực để trước
đèn/ Mực sáng? Hay đèn đen?” [18].
Chúng ta thấy ở ông có sự nỗ lực đổi mới thơ cho phù hợp với cuộc đời đa
sự, con người đa đoan. Ở tập thơ xuất bản gần đây nhất (Chân trời sau chân
trời), Vũ Quần Phương có sự thay đổi không chỉ ở hình thức ngắn gọn, sắc
nhọn của câu thơ hoặc phóng túng về vần điệu mà ở cách cảm nhận về cuộc
sống hôm nay. Mỗi một bài thơ như một chứng tích, một đề xuất, một giải
pháp. Người ta thấy ở tác giả cao niên này như đang có một dự định khởi
hành, một hướng tìm bờ bến mới mang phẩm chất “con người” rộng hơn, bao
quát hơn. Với những khái niệm “công dân hành tinh”, với những lo âu hội
nhập và với những hy vọng của truyền thống, mỗi hiện tượng ngày hôm nay
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

12
như đánh thức kí ức sống của đời người. Nhưng cảm xúc nào cũng có tích
chứa chiêm nghiệm của suy tư, thắng bại của tâm hồn.
Nhìn lại hành trình sáng tạo của Vũ Quần Phương, có nhiều bài viết mỗi
khi tác phẩm ra đời. Tuy nhiên, theo chúng tôi biết vẫn chưa có những công
trình nghiên cứu nào chuyên sâu về phong cách nghệ thuật thơ ông. Trong

luận văn này, chúng tôi kế thừa những kết quả nghiên cứu của những người đi
trước để đi sâu tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Vũ Quần Phương.
3. Nhiệm vụ của luận văn
Luận văn khảo sát đặc điểm phong cách thơ Vũ Quần Phương, làm nổi
bật được nét tinh tế, tài hoa trong cảm nhận về cuộc sống, con người và
những đặc sắc nghệ thuật biểu hiện của thơ ông. Trong quá trình phân tích,
chúng tôi so sánh đối chiếu thơ Vũ Quần Phương với các nhà thơ trong giai
đoạn kháng chiến chống Mỹ như Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo,
Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm, … để thấy được những
nét riêng và những điểm tương đồng giữa phong cách thơ ông với các nhà
thơ trẻ đương thời.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Về việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Vũ Quần Phương, chúng tôi sẽ
đi khảo sát trên diện rộng bao gồm nội dung và hình thức nghệ thuật ở các
sáng tác thơ của tác giả Vũ Quần Phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi tiến hành khảo sát các tập thơ của Vũ Quần
Phương được sáng tác từ năm 1962 đến nay, cụ thể là 10 tập thơ:
– Âm thanh im lặng (1968)
– Hoa trong cây (1977)
– Những điều cùng đến (1983)
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

13
– Cát sáng (in chung với Bằng Việt, 1985)
– Vầng trăng trong xe bò (1988)
– Vết thời gian (1996)
– Quên chữ, quên câu (2000)
– Giấy mênh mông trắng (2003

– Chỗ ấy, sóng (2005)
– Chân trời sau chân trời (2011)
Ngoài ra chúng tôi khảo sát các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của nhà
thơ có liên quan đến đề tài.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khi thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây:
5.1. Phương pháp thống kê – phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp này khi khảo sát thống kê – phân loại
nguồn tài liệu theo từng vấn đề cụ thể nhất là những dữ kiện lặp lại, ổn định
nhằm làm nổi bật phong cách nghệ thuật thơ Vũ Quần Phương.
5.2. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng khi tiến hành so sánh các sáng
tác của Vũ Quần Phương với sáng tác của các nhà thơ khác cùng thời nhằm
làm sáng tỏ những khía cạnh độc đáo, đặc sắc ở thơ Vũ Quần Phương.
5.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Cuối cùng, cái nhìn phân tích – tổng hợp sẽ giúp cho các kết luận mà
chúng tôi rút ra không bị phiến diện, không bị tách khỏi những thực thể trữ
tình toàn vẹn và sống động của nó.
Ngoài các phương pháp cơ bản trên, luận văn còn vận dụng một số phương
pháp khác bổ trợ như: phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử,…

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

14
6. Đóng góp mới của luận văn
Từ những ý kiến tản mạn và gián tiếp gợi ý của những người đi trước,
Luận văn phát hiện thêm và đi sâu phân tích, xây dựng một hệ thống luận
điểm chứng minh, bảo vệ và khẳng định cảm thức trữ tình mang màu sắc triết
lí như một đặc trưng phong cách thơ Vũ Quần Phương. Đây là cái mới và

cũng là đóng góp của luận văn này.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung luận
văn triển khai thành 3 chương:
Chƣơng 1: Khái quát về Phong cách nghệ thuật và hành trình sáng tạo thơ
Vũ Quần Phương
Chƣơng 2: Cảm thức trữ tình mang tính triết lí – đặc trưng phong cách thơ
Vũ Quần Phương
Chƣơng 3: Đặc trưng thi pháp thơ Vũ Quần Phương

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

15
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TẠO CỦA VŨ QUẦN PHƢƠNG

1.1. Khái niệm phong cách tác giả
1.1.1. Khái niệm về phong cách
Trong đời sống, phong cách được hiểu như những nét riêng, độc đáo của
một người nào đó trong hành vi ứng xử, trong công việc (phong cách sống,
phong cách làm việc,…).
Khi nghiên cứu ngôn ngữ trong khả năng thể hiện, đáp ứng yêu cầu giao
tiếp khác nhau, các nhà ngôn ngữ học phân biệt các phong cách chức năng
ngôn ngữ: phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ báo chí,
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật,…
Trong văn học, “phong cách là khái niệm dùng để nhận diện một tác giả,
một tác phẩm, một trào lưu hay một khuynh hướng nhất định” [190, 24]. Có
nhiều khuynh hướng nghiên cứu phong cách: nghiên cứu những vấn đề lý
luận cơ bản, nghiên cứu phong cách tác giả, phong cách tác phẩm, phong cách
tác giả – tác phẩm… phổ biến nhất là nghiên cứu phong cách nhà văn (phong
cách tác giả). Với mỗi tác giả lại có thể vận dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau: nghiên cứu trực tiếp qua thế giới hình tượng nghệ thuật của
tác phẩm, nghiên cứu gián tiếp qua tiểu sử, hoàn cảnh sáng tác,…
Theo Từ điển tiếng Việt, “Phong cách là những đặc điểm có tính chất hệ
thống về tư tưởng nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay
trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại (nói tổng quát). Phong
cách của một nhà văn, phong cách nghệ thuật” [66].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

16
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học có định nghĩa: Phong cách trong văn
học là “những nét chung, tương đối bến vững của hệ thống hình tượng, của
các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một
nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học dân tộc
nào đó”. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến đặc trưng của phong cách như là
“chỉnh thể thẩm mĩ của hình thức có tính nội dung, là sự thống nhất hệ thống

của những nguyên tắc thẩm mĩ chung và những thành tố hình thức hoặc mang
tải phong cách”.
Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm
mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các
phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của
một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trào lưu văn học hay văn học dân tộc …
Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng
hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm
nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất”[64,24]. Các tác giả
nhấn mạnh: “Không phải bất kì nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những
nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo”.
Trong Từ điển tiếng Việt (bộ mới), phong cách được hiểu là “khái niệm chỉ
những nét chung, tương đối bến vững của hệ thống hình tượng, của các
phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà
văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học dân tộc nào đó”.
1.2 . Phong cách tác giả
Trong các cấp độ của phong cách, phong cách tác giả là phạm trù được
thừa nhận phổ biến và cũng được áp dụng rộng rãi nhất. Các quan điểm văn
học xưa nay (văn là người, phong cách là con người …) đều lấy phong cách
tác giả làm yếu tố trung tâm để xem xét.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

17
Theo M.B. Khrápchencô, cá tính sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong
việc hình thành các phong cách cá nhân. Trong những năm đầu thế kỉ XX,
một số nhà lí luận văn học còn đồng nhất hai khái niệm phong cách cá nhân
và cá tính sáng tạo, do đó phủ nhận sự tồn tại của phong cách tác giả. Vonflin,
Handenstein, ngay cả A.N.Xôcôlôp và G.N. Pôxpêlôp cũng cho rằng phong
cách cá nhân chỉ là những yếu tố cá biệt, ít có ý nghĩa xã hội. Nếu một tác giả

có thể có nhiều phong cách thì không thể coi phong cách cá nhân là một cấp
độ quan trọng của phong cách văn học. Tuy nhiên, đó chỉ là một vài ý kiến cá
biệt. Nếu như không thể không tính đến phong cách tác phẩm với ý nghĩa là
yếu tố trung tâm của phong cách học thì cũng không thể bỏ qua phong cách cá
nhân với ý nghĩa là biểu hiện cụ thể của phong cách trào lưu, phong cách thời
đại… Thật khó có thể nói đến một thời đại văn chương nếu như thời đại đó
không sản sinh ra những cá nhân xuất sắc.
Không nên đồng nhất hai khái niệm phong cách và cá tính sáng tạo. Mỗi
nhà văn khi sáng tác ít nhiều đều có cá tính sáng tạo, tức có đặc điểm riêng về
sáng tác nhưng không phải cá tính nào cũng trở thành phong cách. Người ta
chỉ đề cập đến phong cách sáng tác của những nhà văn ưu tú, trong tác phẩm
có những điểm độc đáo, riêng biệt, có giá trị thẩm mĩ cao và nhất quán trong
cả quá trình sáng tạo của nhà văn.
Phong cách tác giả được thể hiện chủ yếu thông qua tác phẩm. Biểu hiện
của phong cách tác giả trong tác phẩm không chỉ là những nội dung đặc sắc,
độc đáo, giàu tính thẩm mĩ mà còn là cách thức nhà văn thực hiện nhằm mang
đến một hiệu quả biểu đạt cao nhất. Đó cũng không chỉ là những yếu tố hình
thức riêng lẻ (cho dù chúng có mới lạ đến đâu) mà còn là sự phối hợp, thống
nhất giữa các yếu tố này theo những quy luật thẩm mĩ nhất định.
Một vấn đề khác cũng được lưu ý, đó là nghiên cứu phong cách của nhà
văn này trong tương quan so sánh với các nhà văn khác cùng thời, cùng thế
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

18
hệ, mở rộng ra là so sánh với các nhà văn xuất hiện ở giai đoạn trước và sau
(thậm chí có thể so sánh hình thức biểu đạt của nhà văn với ca dao dân ca, thơ
trung đại…), từ đó có thể rút ra những kết luận giàu sức thuyết phục.
1.2. Hành trình sáng tạo Vũ Quần Phƣơng
1.2.1. Khái quát tiểu sử
Vũ Quần Phương tên thật là Vũ Ngọc Chúc. Ông sinh ngày 8 tháng 9 năm

1940 tại Hà Nội. Các bút danh khác: Ngọc Vũ, Phương Viết. Quê cụ thân sinh
của ông ở tổng Quần Phương (nay là xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam
Định. Thân mẫu của ông quê ở xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Tên Quần Phương, thân tha phương
Tôi lấy tên quê làm độ đường
Sáu tuổi tiễn cha về với đất
Nấm mộ ven đường hóa cố hương
Ông sinh ra trong một gia đình luôn lấy sự học làm trọng. Mẹ ông là giáo
viên còn bố ông là công chức địa chính thời Pháp.
Vì “Sáu tuổi tiễn cha về với đất” mà 10 tuổi đã phải xa nhà trọ học và mẹ
ông cũng ra đi ở tuổi chưa đến cõi nên Vũ Quần Phương luôn khao khát tình
cảm gia đình. Vũ Quần Phương luôn cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnh
và giành được những kết quả đáng khâm phục. Bằng chứng là ông học rất
giỏi: tốt nghiệp phổ thông được hội đồng thi khen; đến khi học Đại học Y
khoa Hà Nội, cả 6 năm liền ông đều được nhận học bổng toàn phần; năm
1965, ông tốt nghiệp Đại học Y khoa loại xuất sắc; ông là người duy nhất
(trong hơn 300 bác sĩ của khóa học) được điều về làm việc ở Bộ Y tế…
Nhưng bác sĩ Vũ Quần Phương lúc bấy giờ đã không theo nghề y (cái nghề
mà lúc đấy và cả bây giờ luôn được trọng vọng với câu “Nhất Y, nhì Dược…”
và là nghề mà thân mẫu của ông đã định hướng và mong muốn ông theo) mà
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

19
chuyển hẳn sang nghề văn chương (cái nghề mà “cơm áo không đùa với
khách thơ”) theo lời gợi ý của bậc đàn anh trong giới văn nghệ sĩ – Chế Lan
Viên. Và sự chuyển hướng táo bạo này là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời
của ông.
Sau khi từ phòng mạch chuyển sang nghề văn, nơi đầu tiên ông làm việc là
Đài tiếng nói Việt Nam. Tại đây ông làm công việc Biên tập viên của phòng
văn học.

Năm 1984, ông đến công tác tại Nhà xuất bản Văn học.
Năm 1991, ông lại đến làm việc ở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà
Nội và giữ cương vị chủ tịch Hội.
Ngoài ra, Vũ Quần Phương còn là Đại biểu Quốc hội khóa IX (1992-
1997), Phó tổng biên tập Tạp chí văn chương Việt Nam, Phó giám đốc Trung
tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du của Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội
đồng Thơ – Hội Nhà văn Việt Nam.
Vũ Quần Phương là một cây bút đa tài và có học thức uyên thâm.Ông
không chỉ là một nhà thơ có tên tuổi mà còn là mộ nhà phê bình văn học có uy
tín. Ngoài ra, ông còn viết văn xuôi và dịch thuật… Lĩnh vực nào ông cũng
để lại những dấu ấn riêng, đặc sắc.
Về thơ, hơn 40 năm cầm bút ông đã cho ra đời các tập thơ:
– Âm thanh im lặng (1968)
– Hoa trong cây (1977)
– Những điều cùng đến (1983)
– Cát sáng (in chung với Bằng Việt – 1985)
– Vầng trăng trong xe bò (1988)
– Vết thời gian (1996)
– Quên chữ, quên câu (2000)
– Giấy mênh mông trắng (2003)
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

20
– Chỗ ấy, sóng (2005)
– Chân trời sau chân trời (2011)
Về văn :
– Cưỡi ngựa máy xem Hoa Kỳ (2005)
Về phê bình văn học
– Thơ với lời bình (1988)
– Đọc thơ Hương tích (1997)

– 30 tác giả văn chương (2009)
Một thành tích đặc biệt nữa cần phải kể đến về Vũ Quần Phương là ông
có tới hơn 2000 cuộc nói chuyện thơ và là một diễn giả quen thuộc trên
các buổi trao đổi, nói chuyện về văn thơ.
1.2.2. Cái tôi trữ tình và hành trình sáng tạo
Vũ Quần Phương xuất hiện cùng thời với các nhà thơ chống Mỹ. Vốn
xuất phát điểm là sinh viên Y khoa nhưng lại bộc lộ năng khiếu văn chương
như một phẩm chất thiên bẩm. Trong quá trình chuyển đổi “nghề” đã minh
chứng một tài năng thơ văn đi đúng hướng và Vũ Quần Phương đã tạo cho
mình một dấu ấn, phong cách riêng. Ngay từ nhưng thi phẩm đầu tay như
Phăng-xi-păng ta tới đỉnh, Khói bếp được tuyển in trong tập Sức mới – một
tuyển tập thơ có tên tuổi được Nhà xuất bản Văn học xuất bản từ năm 1965
đến nay. Ta có thể chia hành trình sáng tạo của Vũ Quần Phương thành hai
thời kì: Trước thời kì Đổi mới (1986) và từ năm 1986 đến nay.
1.2.2.1. Trước thời kì đổi mới
Hành trình sáng tạo của Vũ Quần Phương mang dấu ấn rõ rệt của cái
tôi trữ tình. Trong giai đoạn này, cũng như các nhà thơ khác đương thời, Vũ
Quần Phương cũng viết về chiến tranh với cái tôi trữ tình sử thi, cái tôi trữ
tình công dân. Cái tôi công dân thể hiện rõ nét trong các bài thơ viết về tổ
quốc như: Phăng-xi-păng ta lên đến đỉnh, Trước bản đồ Tổ quốc, Xóm Mũi,
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

21
Cà Mau, Tổ quốc ta hiền hòa, Hoa Phượng, Dựng nhà trên dãy Hoàng
Liên,… Chẳng hạn:
Phút kì diệu bay lên ta ngây nhìn Tổ quốc
Nắng bên kia cuồn cuộn nước sông Đà
Ta muốn hát vang lên trên đỉnh hồn đất nước
Trên chót đỉnh ba ngàn ta lại muốn bay xa
(Phăng-xi-păng ta lên đến đỉnh)

Hay
Tôi muốn đặt hai tay lên bản đồ Tổ quốc
Để được nghe cái hơi ấm phập phồng của đất
Từ đỉnh rừng Lũng Cú đến tận chót Cà Mau

Hà Nội đêm nay triệu ngôi sao quần tụ
Trời sao này cũng mọc ở Cà Mau
Cứ nghĩ thế đã thấy tràn hạnh phúc,
Cái hạnh phúc sao bao ngày đêm khao khát
Sao lúc này nước mắt cứ rưng rưng
(Trước bản đồ Tổ quốc)
Ông luôn thường trực lòng yêu tổ quốc, trong thơ ông cũng luôn hiện
hữu những nỗi nhớ, bâng khuâng, trăn trở về đất nước, về đồng đội:
Mùa này rừng đã đổ mưa
Anh em trạm ấy bây giờ ở đâu
Võng đưa trên tám tầng lầu
Bâng khuâng nhớ góc rừng sâu giữa rừng,
Nhớ lương khô, nhớ chè gừng
Nhớ đêm phá đá mở từng bước đi
Chói lòng nỗi nhớ ngoài kia
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Xem thêm :  100 câu đố vui, đố mẹo hay có đáp án hay nhất năm 2021

22
Cắn đôi hạt muối cũng vì đêm nay
(Đêm đầu tiên vào Sài Gòn ngủ võng)
Nhưng cũng ở ngay thời kì đầu này, trong thơ ông chất thế sự đã có
khuynh hướng rõ nét. Đó là khát vọng hòa bình và những nghĩ suy tư về chiến
tranh ở những khoảng lặng của chiến trường. Các bài thơ như: Sau giờ trực
chiến, Lúc cỏ đang mùa xuân, Chiều,… Bên cạnh đó, có một mảng thơ viết về
những con người lao động ở tất cả các ngành nghề góp phần dựng xây tổ

quốc. Các bài thơ: Những người sơn Cầu, Làng gốm Thổ Hà, Chuyện ngoài
máng vịt, Nắng trưa đồng muối, …Ông viết về những người lao động bằng sự
thấu hiểu những sự vất vả của họ và lòng biết ơn sâu sắc. Nói đến nghề làm
muối thì ông cảm nhận:
Nghe mặn mòi ngấm vào thịt da
Nói đến người trồng cỏ là thấy:
Lặng lẽ màu xanh nói với trời
Nói đến một nghề mà ít ai quan tâm như nghề chăn vịt, cái tôi trữ tình
của ông cũng có những sự suy ngẫm thú vị:
Lặng im đẻ suốt đêm trường
Kể con vịt cũng phi thường chứ anh?

Ở đề tài nào, cái tôi trữ tình trong thơ Vũ Quần Phương cũng thể hiện
rõ phẩm chất trí tuệ của một lớp thanh niên có học thức. Tuy nhiên, cái tôi trữ
tình nổi bật nhất trong thơ ông vẫn mang chất sử thi, chất công dân.
1.2.2.2 Từ năm 1986 đến nay
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) như một cái mốc quan trọng
đánh dấu sự đổi mới của đất nước trên nhiều phương diện. Nó đã thổi một
luồng sinh khí mới vào đời sống tinh thần xã hội lúc bấy giờ. Nếu độc lập tự
do là khát vọng lớn nhất của giai đoạn lịch sử 1945 – 1975 thì dân chủ lại là

Thái Nguyên – 2013Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/MỤC LỤCTrangTrang bìa phụLời cam đoanLời cảm ơnMục lục iMỞ ĐẦU 11. Lý do chọn đề tài 13. Nhiệm vụ của luận văn 124. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 125. Phương pháp nghiên cứu 136. Đóng góp mới của luận văn 147. Cấu trúc của luận văn 14PHẦN NỘI DUNG 15Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀHÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA VŨ QUẦN PHƢƠNG 151.1 Khái niệm phong cách tác giả 151.1.1. Khái niệm về phong cách 151.1.2. Phong cách tác giả 161.2. Hành trình sáng tạo Vũ Quần Phương 181.2.1. Khái quát tiểu sử 181.2.2. Cái tôi trữ tình và hành trình sáng tạo 201.3. Quan niệm nghệ thuật 28Chƣơng 2. CẢM THỨC TRỮ TÌNH MANG TÍNH TRIẾT LÝ – ĐẶCTRƢNG PHONG CÁCH THƠ VŨ QUẦN PHƢƠNG 352.1. Chủ đề chiến tranh và thế sự 35Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ii2.2. Chủ đề tình yêu và gia đình 472.3. Chủ đề về các văn – nghệ sĩ 542.4. Những vần thơ đặc sắc thay lời tiểu kết 60Chƣơng 3. ĐẶC TRƢNG THI PHÁP THƠ VŨ QUẦN PHƢƠNG 673.1. Tứ thơ 673.1.1. Tứ trong bài 683.1.2 Tứ trong câu 733.2 Giọng điệu 753.2.1. Giọng độc thoại 763.2.2. Giọng trữ tình, hóm hỉnh 773.2.3. Giọng thơ nhẹ nhàng, hoài niệm 813.3 Ngôn ngữ thơ 843.3.1. Ngôn ngữ đời thường 853.3.2. Ngôn ngữ giàu màu sắc triết lí 87KẾT LUẬN 91TÀI LIỆU THAM KHẢO 93Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiVũ Quần Phương thuộc lớp nhà thơ xuất hiện thời chống Mỹ cùng cáctên tuổi như Lê Anh Xuân, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu,… Ông đếnvới thơ từ khá sớm và sớm định hình những nét riêng và quan niệm riêng vềthơ. Ở bài tựa cho tập thơ “phong trào” hồi đó, nhà thơ Chế Lan Viên đã pháthiện ra “Đài quan trắc khí tượng là một đề tài khá khô khan, nhưng Vũ QuầnPhương gửi vào đó lòng yêu tổ quốc, và cái đề tài khoa học đó trở thành tìnhcảm” [64] .Đến với thơ Vũ Quần Phương, độc giả không cảm nhận cái hơi thởnóng hổi, thô nhám mà đi sâu vào tâm hồn người đọc là những suy tư chiêmnghiệm về con người, về thế sự. Một điều gì đó như là sau câu, sau chữ nhữngtriết lí trữ tình mà ông gửi vào đó tâm huyết, trải nghiệm. Sau này, một nhàthơ trẻ vừa rồi gọi ông là nhà thơ có “con mắt xanh” và trái tim nồng ấm tìnhđời, sự mẫn cảm thông tuệ của “người quan trắc” (Nguyễn Hữu Hồng Minh).Vũ Quần Phương đã được người đọc cả văn đàn khẳng định bằng hàngloạt các giải thưởng như: Giải thưởng hội nhà văn Việt Nam với tập thơNhững điều cùng đến (1983), giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam với tập thơVết thời gian (1996), giải thưởng Nhà nước năm 2007. Ông đã để lại dấu ấnriêng khó lẫn.Chúng tôi nhận thấy trước nay, mặc dù có rất nhiều bài viết nghiên cứuvề thơ Vũ Quần Phương nhưng vẫn còn thiếu những chuyên đề đi sâu vềphong cách thơ ông. Đó chính là lí do chúng tôi kế thừa và lựa chọn đề tàiPhong cách nghệ thuật thơ Vũ Quần Phƣơng trong luận văn này.Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/Trong thời kì chống Mỹ, thơ Vũ Quần Phương dường như còn khuấtlấp trước những vần thơ sục sôi cổ vũ tinh thần chiến đấu, ở những thời khắcác liệt, cam go của chiến trận. Ông thường hướng ngòi bút của mình vàonhững suy tư, chiêm nghiệm, những khoảng lặng của chiến giữa những loạtsúng bắn thù. Như hạt ngọc ấn dấu, theo thời gian, dư luận về thơ Vũ QuầnPhương cùng những sự quan tâm của độc giả và các nhà nghiên cứu thơ củaông ngày càng nhiều. Chúng tôi thống kê, khảo sát trên sách báo, mạng,một cách khá công phu đến thời điểm này chúng tôi thấy đã có tới trên dướinăm mươi bài viết được đăng tải. Qua các bài viết, bài nghiên cứu, Vũ QuầnPhương đã được khẳng định trên nhiều phương diện từ nội dung đến nghệthuật, quan niệm, tư tưởng, cảm hứng, giọng điệu thơ đều mang một phongcách riêng dễ nhận biết.Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, xin lược một số ý kiến quantrọng có liên quan đến nội dung triển khai đề tài.2.1. Những ý kiến đánh giá chung về Vũ Quần Phương cùng thế hệ các nhàthơ chống MỹVũ Quần Phương xuất hiện cùng thời với thế hệ các nhà thơ trẻ chốngMỹ nên quá trình sáng tác của ông gắn liền với những năm kháng chiến chốngMỹ. Tính từ tập thơ đầu tay Âm thanh im lặng được viết trong những năm1962 – 1968 đến nay, ông đã có hơn 40 năm cầm bút. Với sức sáng tạo bềnbỉ, đầy tâm huyết, thi sĩ đã cho ra mắt độc giả 10 tập thơ với một phong cáchriêng, khó lẫn với các nhà thơ khác. Ngay từ những đứa con tinh thần đầutiên, thi sĩ xuất thân từ bác sĩ ấy đã chiếm được cảm tình của độc giả yêu thơvà của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình.Trong lời tựa của Chế Lan Viên ở tập thơ Sức mới – tập thơ bạn trẻxuất bản năm 1965 có viết: “Tập thơ này đáng yêu, vì đồng thời với việc làmSố hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/cho ta thấy cuộc sống, nó còn làm cho ta yêu cuộc sống. Chính cái tình yêunày nó làm cho ta đánh giá đúng các sự vật. Nhờ tình yêu quê hương đất nướcsâu sắc, Bếp lửa của Bằng Việt không quanh quẩn chỉ là một bài thơ bà cháuriêng tây. Cảnh bộ đội ở nhà dân rồi ra đi là một cảnh cơm bữa hàng ngày,nhưng tình yêu nhân dân, lòng mong mỏi thống nhất, đã làm cho bài thơ Lòngmẹ của Xuân Quỳnh xúc động như những bài về loại này viết trong thời kỳkháng chiến. Đài quan trắc khí tượng là một đề tài khá khô khan, nhưng VũQuần Phương gửi vào đó lòng yêu Tổ quốc, và cái đề tài khoa học đó trởthành tình cảm….” [64].Năm 1975, trong bài viết Thơ với cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đạicủa dân tộc, Vũ Tuấn Anh đã khẳng định sự đóng góp to lớn của thế hệnhững nhà thơ trẻ trong đó có Vũ Quần Phương: “Lớp trẻ đã đem đến sự đôngvui ồ ạt cho cả nền thơ bằng tiếng nói sôi nổi, mới mẻ và duyên dáng củariêng lứa tuổi họ lứa tuổi tha thiết tin yêu cách mạng và đang có mặt trênkhắp các mặt trận sản xuất, chiến đấu” [2]. Cũng trên tạp chí Văn học, năm1983, Bích Thu nhấn mạnh sự sáng tạo tìm tòi, trăn trở để đổi mới, cách tâncủa cả thế hệ nhà thơ cùng thời với Vũ Quần Phương: “họ đã không ngừngtìm tòi, trăn trở để đổi mới cách diễn đạt, xóa dần khoảng cách giữa thơ vớibạn đọc Công bằng mà nói, những thành tựu của giai đoạn thơ sau nàythường thuộc về các cây bút trưởng thành trong chống Mỹ: Thu Bồn, XuânQuỳnh, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương ” [52]. Đến năm1984, khi Vũ Quần Phương nhận được giải thưởng về thơ của Hội nhà vănvới tập thơ Những điều cùng đến, giới thiệu tập thơ này trên Tạp chí Văn học,Bùi Công Hùng đã nhận xét: “Gấp lại tập thơ Những điều cùng đến và viếtdòng cuối của bài viết này, tôi có một ao ước: Vũ Quần Phương còn đangtrong độ chín của tài năng thơ và của sự từng trải vốn sống, sẽ mang đến đượccho người đọc những tập thơ, bài thơ hay hơn nữa”[13]. Giáo sư Hà MinhSố hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/Đức cho rằng: “Văn học miền Bắc trong thời kì chống Mỹ cũng có nhữngthành tựu quan trọng về tiểu thuyết, thơ ca, kịch nói. Chủ nghĩa anh hùngcách mạng của đất nước ở tầm cao của thời đại biểu hiện trong nhiều hoạtđộng tiêu biểu trong đó có văn nghệ, Lực lượng văn nghệ tập hợp nhiều thế hệđông đảo hơn bao giờ hết. Có thể thấy trong thơ nhiệt huyết và sự đóng gópcủa các nhà thơ lớp trước từ Xuân Diệu, Huy Cận,… đến một thế hệ mớitrưởng thành đông đảo trong những năm chống Mỹ như Xuân Quỳnh, Phạmtiến Duật,…, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn,… Họ đem sức trẻ vàtài năng đến với thi đàn, với giọng điệu mới mẻ, sáng tạo” [9].Trong SGK Văn học 12, Ban KHXH, Nxb GD, 1997, Tr 199, Giáo sưNguyễn Đăng Mạnh cũng khẳng định: “Từ 1965 đến 1975, một cao trào sángtác phục vụ cuộc chống Mỹ trong cả nước được phát động. Đây là thời kì rađời hàng loạt nhà thơ trẻ có giọng điệu riêng của một thế hệ mới: Thu Bồn, LêAnh Xuân, Bùi Minh Quốc, …, Vũ Quần Phương, Nguyễn Đức Mậu, PhanThị Thanh Nhàn,… ” Nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn lại nhấn mạnh khả năngsáng tạo của cả thế hệ: “Lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chốngMỹ tiếp tục thể hiện bản lĩnh sáng tạo và vẫn đóng vai trò chủ lực trong sự thểhiện tình cảm của con người thời đại, cả với những chiêm nghiệm chín chắnlẫn những tìm tòi cách tân: Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, …, Vũ QuầnPhương, Trần Nhuận Minh, Vân Long, … ”[2].Ngoài ra, trong các công trình, chuyên luận nghiên cứu thơ Việt Nam,nhiều nhà nghiên cứu cũng có những đánh giá cao về thơ Vũ Quần Phương.Đáng chú ý là đánh giá của PGS Nguyễn Văn Long: “Một phương diện đượcchú ý khắc họa như là một nét nổi bật, có ngọn nguồn từ truyền thống dân tộc,trong con người Việt Nam hiện đại là lòng nhân ái, là tình thương, ân nghĩa.Trong văn học chống Mỹ cứu nước, phẩm chất này của con người được thểhiện như là một sự đối lập, vượt lên và chiến thắng sự tàn bạo hủy diệt củaSố hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/chiến tranh xâm lược, của bom đạn, vũ khí. “Tình thương lớn mạnh hơn sắtthép”. Nhiều tác phẩm đi vào khai thác cái bình tĩnh, tự tin, sự thanh thản củalòng người hay giữa những ngày chiến tranh, thậm chí giữa chiến trường ácliệt (Tình yêu và báo động của Bằng Việt, Âm thanh im lặng của Vũ QuầnPhương, Vầng trăng và quầng lửa của Phạm Tiến Duật, …). Thế giới tìnhcảm của con người thời chống Mỹ được khai thác ở nhiều mặt, tất nhiên nổilên và bao trùm vẫn là những tình cảm cộng đồng, tình quê hương đất nước,nhưng không thiếu những tình cảm riêng: tình yêu đôi lứa, tình cảm giađình,… Nếu như trong văn học thời chống Pháp, phần đời sống cá nhân củacon người hầu như bị bỏ qua, thì văn học thời chống Mỹ lại chú trọng khaithác thế giới nội tâm và đời sống con người trong nhiều mối quan hệ tìnhcảm, để làm nổi bật lên những vẻ đẹp tâm hồn, sự thống nhất giữa cái riêng vàcái chung, lí tưởng và tình cảm” [22].PGS Vũ Văn Sỹ cũng khẳng định: “Thế hệ thơ chống Mỹ tiếp tục bútpháp tả thực đó và mở rộng phạm vi cái nên thơ của yếu tố sự kiện. Thế hệthơ chống Mỹ như Thu Bồn, Thái Giang, Phạm Ngọc Cảnh, Bằng Việt, VũQuần Phương, Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm … đều lấy hiện thực chiếntranh làm cốt lõi… Đối với họ, thơ trữ tình không né tránh bất kì loại chấtliệu, sự kiện nào và có thể chuyển tải tất cả các sự việc mà họ trải nghiệm vàthâu lượm. Thơ họ gắn liền với đời sống, mỗi chi tiết đều như một hiện vậtlưu lại dấu vết một thời, dường như tự nó cất lên tiếng nói với người đọc. Sứclay động và truyền cảm của thơ không chỉ là lời thơ, mà còn là cuộc sống ẩntàng và chứa đựng trong đó” [49].Đáng lưu ý là một số bài viết của PGS, TS Vũ Nho, cũng như các nhànghiên cứu khác, ông khẳng định rằng: “Tên tuổi Vũ Quần Phương là mộttrong số những cái tên nhất thiết phải được kể đến trong làng thơ Việt Namhiện đại” [31].Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/Trên Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ (Nxb GD, số 8, tháng 8/2005), cóđánh giá về nét riêng về thơ Vũ Quần Phương: “Thuộc lớp nhà thơ trưởngthành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, Vũ Quần Phương đã tìm được chomình một tiếng nói riêng. Qua những thi phẩm của ông có thể nhận thấy mộttiếng thơ sâu lắng, suy tư. Những vần thơ của Vũ Quần Phương không “kêu”,lời thơ không “điệu đàng”, không thật “góc cạnh” mà thường hết sức mềmmại, nhuần nhuyễn, giàu nhạc tính, có sức ngân vang trong lòng người đọc…Nhưng tứ thơ của ông hấp dẫn người đọc bởi những phát hiện mang ý nghĩanhân văn cao đẹp về cuộc đời” [65].Nhìn lại những đánh giá chung về thơ thế hệ này, Vũ Quần Phương làmột trong những đại biểu xuất sắc của nền thơ chống Mỹ. Tuy nhiên, trongcác bài nghiên cứu đương thời thường hiếm khi trích dẫn thơ của ông. Có lẽthơ Vũ Quần Phương không thiên về đề tài, nhất là thường không phản ánhtrực tiếp các sự việc và sự kiện xã hội. Đó là một trong những lí do làm chochúng tôi chú ý khi chọn đề tài này.2.2. Những ý kiến đánh giá theo hành trình sáng tạo của Vũ Quần PhươngNgay những tác phẩm đầu tay từ Cỏ mùa xuân (in chung với Văn ThảoNguyên) năm 1964, Vũ Quần Phương đã được công chúng đón nhận và để lạiấn tượng tốt trong lòng độc giả. Trong lời giới thiệu tập thơ Sức mới, nhà thơChế Lan Viên khi ấy là trưởng tiểu ban thơ Hội Nhà văn Việt Nam đã biểudương khía cạnh tình cảm trong những bài thơ đầu tay của Vũ Quần Phương.Mười ba năm sau, năm 1977, tập Hoa trong cây đã đánh dấu nên một phongcách tác giả. Độc giả lúc này đã hình dung được một hồn thơ trẻ, giàu suy tưvà đậm đà hương vị cuộc sống. Phan Cung Việt đã đánh giá: “Với 37 bài thơmà mỗi bài gọn ghẽ như một ca khúc, tập thơ Hoa trong cây là món “quà thơ”đáng nhớ của một nhà thơ trẻ đang mừng đất nước chiến thắng và đầy triểnSố hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/vọng. Nó cũng lắng đọng như từng bài thơ của anh, biểu hiện cố gắng củaanh” [67].Năm 1983, tập thơ Những điều cùng đến ra đời (gồm 22 bài) gồmnhiều bài thơ của ông được in và phát trên đài từ năm 1968 đến 1982. VũQuang Minh, Vũ Văn Sỹ đã có những cái nhìn sâu sắc và nhận xét xác đángvề thơ Vũ Quần Phương: “Bên trong cái vỏ ngoài bình lặng của cuộc sống cómột mạch ngầm, một dòng chảy nóng ấm với bao nỗi vui – buồn – mừng-giận- hi sinh- chiến thắng. Và cái hương vị ngọt ngào của tình yêu, hạnh phúcchính là đã được kết tinh từ tất cả “những điều cùng đến” ấy” (Nhà văn HàNam Ninh, Viện văn học – Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh xuất bản1985). Đây không chỉ là cảm nhận của riêng Vũ Quang Vinh, Vũ Văn Sỹ màsau này, Nguyễn Hữu Hồng Minh cũng có chung ý nghĩ: “Thơ ấy có sức ômchứa bởi mối giao kết máu thịt với cuộc sống mà nhà thơ trân trọng”.Trong tập thơ này, Vũ Quần Phương đã hướng ngòi bút của mình đếnrất nhiều đề tài trong thế giới khách quan muôn màu, muôn vẻ. Có thể nói “Đinhiều, thấy nhiều, rung động và suy nghĩ nhiều- đó chính là cái lõi đã tạo nênnhững mặt giá trị trong thơ Vũ Quần Phương. Mỗi bài thơ của anh như mộtbức tranh nhỏ về cuộc đời. Ghép nhiều bức tranh nhỏ lại sẽ được một bứctranh lớn nghi nhận được nhiều màu sắc, đường cong về con người và cuộcsống. Và điều đáng nói hơn, có những tiếng nói ở đây rất gần, rất yêu”.Trong bài Đọc thơ Vũ Quần Phương về tập thơ Những điều cùng đến,Vũ Duy Thông có nhận xét: “Vũ Quần Phương hay nhắc đến CUỘC ĐỜI …Với Vũ Quần Phương, CUỘC ĐỜI là cuộc sống, là nhân dân, là đất nước…cuộc đời còn là LẼ ĐỜI, mang dáng dấp triết học. Thơ Vũ Quần Phương đậmmàu sắc triết lí” (theo Vũ Quần Phương).Vũ Quần Phương tiếp tục khẳng định mình trong tập thơ Cát sáng (inchung với Bằng Việt năm 1985) và tập thơ Vầng trăng trong xe bò (1988) raSố hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/mắt bạn đọc. Có thể nói với tập Vầng trăng trong xe bò, nhà thơ Vũ QuầnPhương đã có những bước chuyển biến mới mẻ cả nội dung lẫn hình thức. VũQuần Phương đã đưa thơ đến với cuộc đời thực một cách chân thực, sinhđộng bằng thể thơ tự do làm chủ đạo, giọng điệu trầm lắng, nặng suy tư. ThơVũ Quần Phương thực sự là những trăn trở, chiêm nghiệm về cuộc đời khiông đưa vầng trăng lặng lẽ sáng trên bầu trời cao xuống chiếc xe bò lọc cọc đidưới mặt đất nơi trần thế. Cũng trong tập thơ này đã xuất hiện bài thơ làm nứclòng biết bao độc giả, bài thơ đã góp phần quan trọng làm nên tên tuổi nhà thơđó là bài thơ Đợi. Bài thơ mang đậm chất trí tuệ, đầy ắp suy tư chiêm nghiệmvề con người và cuộc đời. Đợi được bình chọn là một trong 100 bài thơ haythế kỉ XX và đã nhận được sự hưởng ứng của số đông độc giả yêu thơ. Về bàithơ Đợi, Phạm Văn Chữ đã đánh giá: “Cái ý tưởng đã được thể hiện bằng mộtcấu trúc ngôn ngữ thơ thật hoàn mĩ. Cả một hệ thống từ ngữ thuần Việt đượcchọn lọc, tinh luyện đến hàm súc tối đa” [5].Năm 1996, Vết thời gian tiếp tục ra mắt bạn đọc như một sự khẳngđịnh tài năng và phong cách thơ Vũ Quần Phương. Bốn chín bài thơ theo sựtrôi chảy của thời gian, của đời người, nó là sự đúc kết vốn sống, kinh nghiệmcùng những ám ảnh về quy luật của thời gian vô tình mà nghiệt ngã trong khicuộc đời con người hữu hạn và ngắn ngủi. Không phải đến Vết thời gianchúng ta mới bắt gặp những ám ảnh về thời gian nơi Vũ Quần Phương màtrước đó trong thơ ông, từ những tập Những đều cùng đến hay Vầng trăngtrong xe bò thì thời gian đã là một chủ đề thi sĩ thường đề cập đến như mộtnỗi ám ảnh khôn nguôi. Song, phải đến tập thơ này bút pháp của nhà thơ mớiđạt đến độ “chín”, nhuần nhuyễn, tinh tế và sâu sắc. Bằng vốn sống, kinhnghiệm cùng sự chiêm nghiệm về cuộc đời, Vũ Quần Phương đã rút ra trongcuộc sống và lồng vào những dòng thơ nặng ân tình những triết lí và kinhnghiệm sống bằng chính sự trải nghiệm thấu đáo của mình. Nguyễn Thị LanSố hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/có nhận xét xác đáng về thơ ông: “Như một khúc nhạc dịu êm, âm hưởng củanhững câu thơ anh gieo vào lòng ta một nỗi buồn da diết, một nỗi buồn làmtrong lại hồn người. Sự cộng hưởng của tâm hồn nhà thơ và tâm hồn ngườiđọc làm cho thơ anh thật đằm và sâu”. Trịnh Thanh Sơn cũng đưa ra nhận xétriêng: “Tập thơ kết tinh bao nhiêu trải nghiệm, những nông nỗi cuộc đời. Dấuvết của tháng năm in đậm và xuyên suốt cảm xúc của anh, tạo nên những câuthơ thâm trầm, sâu lắng và đầy dằn vặt” [47].Năm 2000, tập thơ Quên chữ, quên câu tiếp tục ra mắt độc giả theomạch cảm xúc và sự suy tư chiêm nghiệm của nhà thơ. Tập thơ có 51 bài,phần lớn được viết theo thể tự do (chiếm đến 36 bài). Âm hưởng chung củatập thơ là bi nhưng không lụy. Cái buồn của thi sĩ không phải là cái buồnchìm đắm, cô đơn không lối thoát như trong thơ Mới mà đó là cái buồn củamột người có trái tim nhạy cảm và tâm hồn sâu sắc, hướng nội và viết thơbằng chính những chiêm nghiệm về hiện thực cuộc đời đang ngày một đổithay theo thời thế, theo bước đi của thời gian. Như lời nhận xét của MinhPhương: “Các hiện tượng ngỡ như vụn vặt, ngẫu nhiên của đời sống trongcách chiêm nghiệm của anh được nâng lên thành chân lí, thành phương châmxử thế. Thơ anh nhuần nhuyễn trong giọng thơ giản dị và tứ thơ kiệm lời. Anhthường làm sáng rõ chủ đề bằng cách diễn đạt ngắn gọn, có những phát hiệndễ dàng lại thật sâu sắc và mới mẻ” [34].Vũ Nho trong bài Hành trình với Vũ Quần Phương có nhận xét: “Điểmmới của Vũ Quần Phương ở tập thơ này chính là lấy thời gian, bằng thời gianđể cảm nhận cuộc đời muôn màu muôn mặt, một cuộc đời trần thế với nhiềuniềm vui và không ít nỗi buồn, nhưng đó là nơi trú ngụ cho những “cõi ngườithẳm sâu” là nơi hằng sống hằng yêu. “Đời trăm vị, dẫu đắng cay cũng hả”(Thơ tặng Tháp bút ở Hồ Gươm – Hà Nội). Hình như càng sống với thời gian,có nhiều thời gian ở trong tay, có nhiều thời gian trong ba lô trên vai (ThờiSố hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/10gian trải nghiệm) thì nhà thơ càng bình tĩnh, tự tin trước sự sống chết, trước lẽmất còn, trước sự thăng trầm, trước sự biến thiên, trước con đường xa thămthẳm. Và vì thế thơ càng đằm. Có nhiều câu thơ viết như không mà rưng rưngthấm thía” [31].Đến năm 2003, Vũ Quần Phương cho ra mắt tập thơ Giấy mênh môngtrắng thêm một lần nữa khẳng định tài năng và vị trí của ông trên văn đàn.Tập thơ tiếp tục là những sự chiêm nghiệm, triết lí của ông về con người, vềcuộc đời trong bức tranh đa sắc màu của cuộc sống. Một điều đáng lưu ý làtrong tập thơ này, Vũ Quần Phương có một mảng viết về những tình cảmthiêng liêng, tình máu mủ, về những người thân yêu của mình. Đó là nỗi nhớcon, nỗi nhớ cháu, những người thân yêu nơi xa xôi đất khách quê người(Thăm con, Thơ tặng trường Monash, Thơ gửi cháu, Cu Tuệ, ), hay đó làtiếng nấc nghẹn ngào, sự xót xa đau nhói trước nấm mồ của mẹ (Viếng mộmẹ ngày áp Tết) Có thể đó là những nỗi lòng sâu thẳm từ trong tâm thứcnhà thơ – một người vốn từ nhỏ đã thiếu đi những tình cảm thiêng liêng máumủ của mình nên ông dồn hết những tình yêu thương cho con cháu, gia đìnhVới xuất phát điểm là một người theo ngành Y, ông luôn cố gắng, nỗlực không ngừng, luôn say mê sáng tạo, cống hiến và đã cho ra mắt độc giảnhững đứa con tinh thần đầy tâm huyết như một phương thuốc chữa trị chotâm hồn con người đang ngày một khô khan, cằn cỗi đi bởi đời sống kinh tếthị trường phát triển như vũ bão ngày nay. Năm 2005, Vũ Quần Phương chora mắt độc giả tập thơ Chỗ ấy, sóng. Tập thơ là sự chắt chiu tâm tưởng, sựchắt lọc ngôn ngữ một cách điêu luyện theo kiểu “Ý tại ngôn ngoại”. Với 65bài thơ nhưng đa số là những bài ngắn gọn, xúc tích mà dồn nén bao suy tư,chiêm nghiệm, đúc rút ra biết bao những triết lí về cuộc đời. Có khi bài thơchỉ với 5 câu, thậm chí 2 câu nhưng lại khái quát được những vấn đề vĩ môcủa xã hội bằng những trải nghiệm và vốn sống của mình. Trần Phương đánhSố hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/11giá về tập thơ: “Bây giờ Vũ Quần Phương đến “Chỗ ấy, sóng ” đã thật khácanh nhiều lắm. Khác không phải anh chạy theo cái mốt mới mà chính anh tựđổi mới anh, sự đổi mới không phải ở câu chữ mà ở ngay sự suy nghĩ chonhững vấn đề nhỏ bé trong cuộc sống, không đao to búa lớn nhưng ý nghĩacủa vấn đề thật sâu sắc, những ẩn ý tế nhị nằm sâu trong nội tại từng câu thơ”.Nhà phê bình Lưu Khánh Thơ đánh giá: “Tập thơ giống như một sựthanh lọc tâm hồn. Có sự ăn năn, có sự nuối tiếc pha lẫn lòng kiêu hãnh ngầmvề một bóng dáng nào đó, có thể là bóng dáng một nàng thơ. Nó kêu gọi vàmong muốn con người sống tốt hơn, sống tử tế hơn. Đó là điều đáng để chúngta trân trọng và khâm phục” [56].Trịnh Đình Hùng nhận xét: “Quán xuyến suốt tập thơ mới này của VũQuần Phương là tâm sự của người đã bắt đầu bước sang tuổi nhìn lại. Chúngta gặp trong phần lớn các bài thơ chất suy ngẫm, nghĩ ngợi. Nhưng sức trẻ,sức bật của cảm hứng nghệ thuật và tư tưởng các bài thơ làm nên độ chín vàsức hấp dẫn của tập thơ lại là ở cái kiểu chiêm nghiệm. Một cách lật lại tínđiều: “Gần mực thì đen/ Gần đèn thì rạng” bằng cách viết thêm: Mực để trướcđèn/ Mực sáng? Hay đèn đen?” [18].Chúng ta thấy ở ông có sự nỗ lực đổi mới thơ cho phù hợp với cuộc đời đasự, con người đa đoan. Ở tập thơ xuất bản gần đây nhất (Chân trời sau chântrời), Vũ Quần Phương có sự thay đổi không chỉ ở hình thức ngắn gọn, sắcnhọn của câu thơ hoặc phóng túng về vần điệu mà ở cách cảm nhận về cuộcsống hôm nay. Mỗi một bài thơ như một chứng tích, một đề xuất, một giảipháp. Người ta thấy ở tác giả cao niên này như đang có một dự định khởihành, một hướng tìm bờ bến mới mang phẩm chất “con người” rộng hơn, baoquát hơn. Với những khái niệm “công dân hành tinh”, với những lo âu hộinhập và với những hy vọng của truyền thống, mỗi hiện tượng ngày hôm naySố hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/12như đánh thức kí ức sống của đời người. Nhưng cảm xúc nào cũng có tíchchứa chiêm nghiệm của suy tư, thắng bại của tâm hồn.Nhìn lại hành trình sáng tạo của Vũ Quần Phương, có nhiều bài viết mỗikhi tác phẩm ra đời. Tuy nhiên, theo chúng tôi biết vẫn chưa có những côngtrình nghiên cứu nào chuyên sâu về phong cách nghệ thuật thơ ông. Trongluận văn này, chúng tôi kế thừa những kết quả nghiên cứu của những người đitrước để đi sâu tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Vũ Quần Phương.3. Nhiệm vụ của luận vănLuận văn khảo sát đặc điểm phong cách thơ Vũ Quần Phương, làm nổibật được nét tinh tế, tài hoa trong cảm nhận về cuộc sống, con người vànhững đặc sắc nghệ thuật biểu hiện của thơ ông. Trong quá trình phân tích,chúng tôi so sánh đối chiếu thơ Vũ Quần Phương với các nhà thơ trong giaiđoạn kháng chiến chống Mỹ như Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo,Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm, … để thấy được nhữngnét riêng và những điểm tương đồng giữa phong cách thơ ông với các nhàthơ trẻ đương thời.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứuVề việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Vũ Quần Phương, chúng tôi sẽđi khảo sát trên diện rộng bao gồm nội dung và hình thức nghệ thuật ở cácsáng tác thơ của tác giả Vũ Quần Phương.4.2. Phạm vi nghiên cứuTrong luận văn này chúng tôi tiến hành khảo sát các tập thơ của Vũ QuầnPhương được sáng tác từ năm 1962 đến nay, cụ thể là 10 tập thơ:- Âm thanh im lặng (1968)- Hoa trong cây (1977)- Những điều cùng đến (1983)Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/13- Cát sáng (in chung với Bằng Việt, 1985)- Vầng trăng trong xe bò (1988)- Vết thời gian (1996)- Quên chữ, quên câu (2000)- Giấy mênh mông trắng (2003- Chỗ ấy, sóng (2005)- Chân trời sau chân trời (2011)Ngoài ra chúng tôi khảo sát các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của nhàthơ có liên quan đến đề tài.5. Phƣơng pháp nghiên cứuTrong khi thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứusau đây:5.1. Phương pháp thống kê – phân loạiChúng tôi sử dụng phương pháp này khi khảo sát thống kê – phân loạinguồn tài liệu theo từng vấn đề cụ thể nhất là những dữ kiện lặp lại, ổn địnhnhằm làm nổi bật phong cách nghệ thuật thơ Vũ Quần Phương.5.2. Phương pháp so sánh – đối chiếuPhương pháp này được chúng tôi sử dụng khi tiến hành so sánh các sángtác của Vũ Quần Phương với sáng tác của các nhà thơ khác cùng thời nhằmlàm sáng tỏ những khía cạnh độc đáo, đặc sắc ở thơ Vũ Quần Phương.5.3. Phương pháp phân tích – tổng hợpCuối cùng, cái nhìn phân tích – tổng hợp sẽ giúp cho các kết luận màchúng tôi rút ra không bị phiến diện, không bị tách khỏi những thực thể trữtình toàn vẹn và sống động của nó.Ngoài các phương pháp cơ bản trên, luận văn còn vận dụng một số phươngpháp khác bổ trợ như: phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử,…Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/146. Đóng góp mới của luận vănTừ những ý kiến tản mạn và gián tiếp gợi ý của những người đi trước,Luận văn phát hiện thêm và đi sâu phân tích, xây dựng một hệ thống luậnđiểm chứng minh, bảo vệ và khẳng định cảm thức trữ tình mang màu sắc triếtlí như một đặc trưng phong cách thơ Vũ Quần Phương. Đây là cái mới vàcũng là đóng góp của luận văn này.7. Cấu trúc của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung luậnvăn triển khai thành 3 chương:Chƣơng 1: Khái quát về Phong cách nghệ thuật và hành trình sáng tạo thơVũ Quần PhươngChƣơng 2: Cảm thức trữ tình mang tính triết lí – đặc trưng phong cách thơVũ Quần PhươngChƣơng 3: Đặc trưng thi pháp thơ Vũ Quần PhươngSố hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/15PHẦN NỘI DUNGChƣơng 1KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNHSÁNG TẠO CỦA VŨ QUẦN PHƢƠNG1.1. Khái niệm phong cách tác giả1.1.1. Khái niệm về phong cáchTrong đời sống, phong cách được hiểu như những nét riêng, độc đáo củamột người nào đó trong hành vi ứng xử, trong công việc (phong cách sống,phong cách làm việc,…).Khi nghiên cứu ngôn ngữ trong khả năng thể hiện, đáp ứng yêu cầu giaotiếp khác nhau, các nhà ngôn ngữ học phân biệt các phong cách chức năngngôn ngữ: phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ báo chí,phong cách ngôn ngữ nghệ thuật,…Trong văn học, “phong cách là khái niệm dùng để nhận diện một tác giả,một tác phẩm, một trào lưu hay một khuynh hướng nhất định” [190, 24]. Cónhiều khuynh hướng nghiên cứu phong cách: nghiên cứu những vấn đề lýluận cơ bản, nghiên cứu phong cách tác giả, phong cách tác phẩm, phong cáchtác giả – tác phẩm… phổ biến nhất là nghiên cứu phong cách nhà văn (phongcách tác giả). Với mỗi tác giả lại có thể vận dụng nhiều phương pháp nghiêncứu khác nhau: nghiên cứu trực tiếp qua thế giới hình tượng nghệ thuật củatác phẩm, nghiên cứu gián tiếp qua tiểu sử, hoàn cảnh sáng tác,…Theo Từ điển tiếng Việt, “Phong cách là những đặc điểm có tính chất hệthống về tư tưởng nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ haytrong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại (nói tổng quát). Phongcách của một nhà văn, phong cách nghệ thuật” [66].Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/16Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học có định nghĩa: Phong cách trong vănhọc là “những nét chung, tương đối bến vững của hệ thống hình tượng, củacác phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của mộtnhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học dân tộcnào đó”. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến đặc trưng của phong cách như là“chỉnh thể thẩm mĩ của hình thức có tính nội dung, là sự thống nhất hệ thốngcủa những nguyên tắc thẩm mĩ chung và những thành tố hình thức hoặc mangtải phong cách”.Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩmmĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của cácphương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác củamột nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trào lưu văn học hay văn học dân tộc …Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựnghình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảmnhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất”[64,24]. Các tác giảnhấn mạnh: “Không phải bất kì nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ nhữngnhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo”.Trong Từ điển tiếng Việt (bộ mới), phong cách được hiểu là “khái niệm chỉnhững nét chung, tương đối bến vững của hệ thống hình tượng, của cácphương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhàvăn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học dân tộc nào đó”.1.2 . Phong cách tác giảTrong các cấp độ của phong cách, phong cách tác giả là phạm trù đượcthừa nhận phổ biến và cũng được áp dụng rộng rãi nhất. Các quan điểm vănhọc xưa nay (văn là người, phong cách là con người …) đều lấy phong cáchtác giả làm yếu tố trung tâm để xem xét.Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/17Theo M.B. Khrápchencô, cá tính sáng tạo đóng vai trò quan trọng trongviệc hình thành các phong cách cá nhân. Trong những năm đầu thế kỉ XX,một số nhà lí luận văn học còn đồng nhất hai khái niệm phong cách cá nhânvà cá tính sáng tạo, do đó phủ nhận sự tồn tại của phong cách tác giả. Vonflin,Handenstein, ngay cả A.N.Xôcôlôp và G.N. Pôxpêlôp cũng cho rằng phongcách cá nhân chỉ là những yếu tố cá biệt, ít có ý nghĩa xã hội. Nếu một tác giảcó thể có nhiều phong cách thì không thể coi phong cách cá nhân là một cấpđộ quan trọng của phong cách văn học. Tuy nhiên, đó chỉ là một vài ý kiến cábiệt. Nếu như không thể không tính đến phong cách tác phẩm với ý nghĩa làyếu tố trung tâm của phong cách học thì cũng không thể bỏ qua phong cách cánhân với ý nghĩa là biểu hiện cụ thể của phong cách trào lưu, phong cách thờiđại… Thật khó có thể nói đến một thời đại văn chương nếu như thời đại đókhông sản sinh ra những cá nhân xuất sắc.Không nên đồng nhất hai khái niệm phong cách và cá tính sáng tạo. Mỗinhà văn khi sáng tác ít nhiều đều có cá tính sáng tạo, tức có đặc điểm riêng vềsáng tác nhưng không phải cá tính nào cũng trở thành phong cách. Người tachỉ đề cập đến phong cách sáng tác của những nhà văn ưu tú, trong tác phẩmcó những điểm độc đáo, riêng biệt, có giá trị thẩm mĩ cao và nhất quán trongcả quá trình sáng tạo của nhà văn.Phong cách tác giả được thể hiện chủ yếu thông qua tác phẩm. Biểu hiệncủa phong cách tác giả trong tác phẩm không chỉ là những nội dung đặc sắc,độc đáo, giàu tính thẩm mĩ mà còn là cách thức nhà văn thực hiện nhằm mangđến một hiệu quả biểu đạt cao nhất. Đó cũng không chỉ là những yếu tố hìnhthức riêng lẻ (cho dù chúng có mới lạ đến đâu) mà còn là sự phối hợp, thốngnhất giữa các yếu tố này theo những quy luật thẩm mĩ nhất định.Một vấn đề khác cũng được lưu ý, đó là nghiên cứu phong cách của nhàvăn này trong tương quan so sánh với các nhà văn khác cùng thời, cùng thếSố hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/18hệ, mở rộng ra là so sánh với các nhà văn xuất hiện ở giai đoạn trước và sau(thậm chí có thể so sánh hình thức biểu đạt của nhà văn với ca dao dân ca, thơtrung đại…), từ đó có thể rút ra những kết luận giàu sức thuyết phục.1.2. Hành trình sáng tạo Vũ Quần Phƣơng1.2.1. Khái quát tiểu sửVũ Quần Phương tên thật là Vũ Ngọc Chúc. Ông sinh ngày 8 tháng 9 năm1940 tại Hà Nội. Các bút danh khác: Ngọc Vũ, Phương Viết. Quê cụ thân sinhcủa ông ở tổng Quần Phương (nay là xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh NamĐịnh. Thân mẫu của ông quê ở xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội.Tên Quần Phương, thân tha phươngTôi lấy tên quê làm độ đườngSáu tuổi tiễn cha về với đấtNấm mộ ven đường hóa cố hươngÔng sinh ra trong một gia đình luôn lấy sự học làm trọng. Mẹ ông là giáoviên còn bố ông là công chức địa chính thời Pháp.Vì “Sáu tuổi tiễn cha về với đất” mà 10 tuổi đã phải xa nhà trọ học và mẹông cũng ra đi ở tuổi chưa đến cõi nên Vũ Quần Phương luôn khao khát tìnhcảm gia đình. Vũ Quần Phương luôn cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnhvà giành được những kết quả đáng khâm phục. Bằng chứng là ông học rấtgiỏi: tốt nghiệp phổ thông được hội đồng thi khen; đến khi học Đại học Ykhoa Hà Nội, cả 6 năm liền ông đều được nhận học bổng toàn phần; năm1965, ông tốt nghiệp Đại học Y khoa loại xuất sắc; ông là người duy nhất(trong hơn 300 bác sĩ của khóa học) được điều về làm việc ở Bộ Y tế…Nhưng bác sĩ Vũ Quần Phương lúc bấy giờ đã không theo nghề y (cái nghềmà lúc đấy và cả bây giờ luôn được trọng vọng với câu “Nhất Y, nhì Dược…”và là nghề mà thân mẫu của ông đã định hướng và mong muốn ông theo) màSố hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/19chuyển hẳn sang nghề văn chương (cái nghề mà “cơm áo không đùa vớikhách thơ”) theo lời gợi ý của bậc đàn anh trong giới văn nghệ sĩ – Chế LanViên. Và sự chuyển hướng táo bạo này là một bước ngoặt lớn trong cuộc đờicủa ông.Sau khi từ phòng mạch chuyển sang nghề văn, nơi đầu tiên ông làm việc làĐài tiếng nói Việt Nam. Tại đây ông làm công việc Biên tập viên của phòngvăn học.Năm 1984, ông đến công tác tại Nhà xuất bản Văn học.Năm 1991, ông lại đến làm việc ở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật HàNội và giữ cương vị chủ tịch Hội.Ngoài ra, Vũ Quần Phương còn là Đại biểu Quốc hội khóa IX (1992-1997), Phó tổng biên tập Tạp chí văn chương Việt Nam, Phó giám đốc Trungtâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du của Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hộiđồng Thơ – Hội Nhà văn Việt Nam.Vũ Quần Phương là một cây bút đa tài và có học thức uyên thâm.Ôngkhông chỉ là một nhà thơ có tên tuổi mà còn là mộ nhà phê bình văn học có uytín. Ngoài ra, ông còn viết văn xuôi và dịch thuật… Lĩnh vực nào ông cũngđể lại những dấu ấn riêng, đặc sắc.Về thơ, hơn 40 năm cầm bút ông đã cho ra đời các tập thơ:- Âm thanh im lặng (1968)- Hoa trong cây (1977)- Những điều cùng đến (1983)- Cát sáng (in chung với Bằng Việt – 1985)- Vầng trăng trong xe bò (1988)- Vết thời gian (1996)- Quên chữ, quên câu (2000)- Giấy mênh mông trắng (2003)Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/20- Chỗ ấy, sóng (2005)- Chân trời sau chân trời (2011)Về văn :- Cưỡi ngựa máy xem Hoa Kỳ (2005)Về phê bình văn học- Thơ với lời bình (1988)- Đọc thơ Hương tích (1997)- 30 tác giả văn chương (2009)Một thành tích đặc biệt nữa cần phải kể đến về Vũ Quần Phương là ôngcó tới hơn 2000 cuộc nói chuyện thơ và là một diễn giả quen thuộc trêncác buổi trao đổi, nói chuyện về văn thơ.1.2.2. Cái tôi trữ tình và hành trình sáng tạoVũ Quần Phương xuất hiện cùng thời với các nhà thơ chống Mỹ. Vốnxuất phát điểm là sinh viên Y khoa nhưng lại bộc lộ năng khiếu văn chươngnhư một phẩm chất thiên bẩm. Trong quá trình chuyển đổi “nghề” đã minhchứng một tài năng thơ văn đi đúng hướng và Vũ Quần Phương đã tạo chomình một dấu ấn, phong cách riêng. Ngay từ nhưng thi phẩm đầu tay nhưPhăng-xi-păng ta tới đỉnh, Khói bếp được tuyển in trong tập Sức mới – mộttuyển tập thơ có tên tuổi được Nhà xuất bản Văn học xuất bản từ năm 1965đến nay. Ta có thể chia hành trình sáng tạo của Vũ Quần Phương thành haithời kì: Trước thời kì Đổi mới (1986) và từ năm 1986 đến nay.1.2.2.1. Trước thời kì đổi mớiHành trình sáng tạo của Vũ Quần Phương mang dấu ấn rõ rệt của cáitôi trữ tình. Trong giai đoạn này, cũng như các nhà thơ khác đương thời, VũQuần Phương cũng viết về chiến tranh với cái tôi trữ tình sử thi, cái tôi trữtình công dân. Cái tôi công dân thể hiện rõ nét trong các bài thơ viết về tổquốc như: Phăng-xi-păng ta lên đến đỉnh, Trước bản đồ Tổ quốc, Xóm Mũi,Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/21Cà Mau, Tổ quốc ta hiền hòa, Hoa Phượng, Dựng nhà trên dãy HoàngLiên,… Chẳng hạn:Phút kì diệu bay lên ta ngây nhìn Tổ quốcNắng bên kia cuồn cuộn nước sông ĐàTa muốn hát vang lên trên đỉnh hồn đất nướcTrên chót đỉnh ba ngàn ta lại muốn bay xa(Phăng-xi-păng ta lên đến đỉnh)HayTôi muốn đặt hai tay lên bản đồ Tổ quốcĐể được nghe cái hơi ấm phập phồng của đấtTừ đỉnh rừng Lũng Cú đến tận chót Cà MauHà Nội đêm nay triệu ngôi sao quần tụTrời sao này cũng mọc ở Cà MauCứ nghĩ thế đã thấy tràn hạnh phúc,Cái hạnh phúc sao bao ngày đêm khao khátSao lúc này nước mắt cứ rưng rưng(Trước bản đồ Tổ quốc)Ông luôn thường trực lòng yêu tổ quốc, trong thơ ông cũng luôn hiệnhữu những nỗi nhớ, bâng khuâng, trăn trở về đất nước, về đồng đội:Mùa này rừng đã đổ mưaAnh em trạm ấy bây giờ ở đâuVõng đưa trên tám tầng lầuBâng khuâng nhớ góc rừng sâu giữa rừng,Nhớ lương khô, nhớ chè gừngNhớ đêm phá đá mở từng bước điChói lòng nỗi nhớ ngoài kiaSố hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/22Cắn đôi hạt muối cũng vì đêm nay(Đêm đầu tiên vào Sài Gòn ngủ võng)Nhưng cũng ở ngay thời kì đầu này, trong thơ ông chất thế sự đã cókhuynh hướng rõ nét. Đó là khát vọng hòa bình và những nghĩ suy tư về chiếntranh ở những khoảng lặng của chiến trường. Các bài thơ như: Sau giờ trựcchiến, Lúc cỏ đang mùa xuân, Chiều,… Bên cạnh đó, có một mảng thơ viết vềnhững con người lao động ở tất cả các ngành nghề góp phần dựng xây tổquốc. Các bài thơ: Những người sơn Cầu, Làng gốm Thổ Hà, Chuyện ngoàimáng vịt, Nắng trưa đồng muối, …Ông viết về những người lao động bằng sựthấu hiểu những sự vất vả của họ và lòng biết ơn sâu sắc. Nói đến nghề làmmuối thì ông cảm nhận:Nghe mặn mòi ngấm vào thịt daNói đến người trồng cỏ là thấy:Lặng lẽ màu xanh nói với trờiNói đến một nghề mà ít ai quan tâm như nghề chăn vịt, cái tôi trữ tìnhcủa ông cũng có những sự suy ngẫm thú vị:Lặng im đẻ suốt đêm trườngKể con vịt cũng phi thường chứ anh?Ở đề tài nào, cái tôi trữ tình trong thơ Vũ Quần Phương cũng thể hiệnrõ phẩm chất trí tuệ của một lớp thanh niên có học thức. Tuy nhiên, cái tôi trữtình nổi bật nhất trong thơ ông vẫn mang chất sử thi, chất công dân.1.2.2.2 Từ năm 1986 đến nayĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) như một cái mốc quan trọngđánh dấu sự đổi mới của đất nước trên nhiều phương diện. Nó đã thổi mộtluồng sinh khí mới vào đời sống tinh thần xã hội lúc bấy giờ. Nếu độc lập tựdo là khát vọng lớn nhất của giai đoạn lịch sử 1945 – 1975 thì dân chủ lại là

Xem thêm :  Thơ về an giang, châu đốc hay ❤️️bài thơ về quê hương


Khách mời văn nghệ sĩ: Nhà thơ Vũ Quần Phương,


Chỉ sử dụng, đăng tải lại khi có sự đồng ý bằng văn bản của Đài PT\u0026TH Hưng Yên
Đ/c: 164 Nguyễn Văn Linh, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Website: www.hungyentv.vn
Facebook: Tin tức Hưng Yên 24/7 HYTV

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button