Tổng Hợp

Vitamin 3B uống lúc nào để có hiệu quả cao?

Vitamin 3B uống lúc nào để có hiệu quả cao?

Thứ Sáu ngày 26/03/2021

Vitamin 3B là viên uống tổng hợp 3 loại vitamin nhóm B gồm B1, B6, B12. Để phát huy được tối đa công dụng thì vitamin 3B uống lúc nào là tốt nhất?

Cùng tìm hiểu những nội dung xoay quanh về tác dụng, đối tượng sử dụng và vitamin 3B uống lúc nào là tốt nhất.

Vitamin 3B là gì?

Vitamin 3B gồm B1, B6 và B12 là sản phẩm bổ sung được cả 3 loại vitamin quan trọng với cơ thể.

  • Vitamin B1: có nhiều trong cám gạo, nó góp phần chuyển hóa đường, tinh bột, giải phóng năng lượng, vận hành quá trình dẫn truyền của hệ thần kinh.
  • Vitamin B6: được tìm thấy nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc, thịt, trứng,… giúp quá trình vận hành, thúc đẩy chất đạm, chất béo tốt hơn.
  • Vitamin B12: có nhiều trong các loại gan động vật, sữa, trứng, thịt… nó giúp duy trì hoạt động của các tế bào biểu mô và thúc đẩy hệ thần kinh.

Vitamin 3B có tác dụng gì?

Hiện nay, vitamin 3B được sản xuất ở cả dạng thuốc và thực phẩm chức năng. Mỗi loại sẽ có những vai trò và tác động nhất định.

Vitamin 3B là tổng hợp của 3 loại vitamin B1, B6, B12.

Vitamin 3B là tổng hợp của 3 loại vitamin B1, B6, B12.

Ở dạng thuốc, vitamin 3B thường được bào chế với hàm lượng cao hơn, chuyên dùng trong các trường hợp điều trị thiếu hụt vitamin nhóm B do nguyên nhân dinh dưỡng; giải độc do nghiện rượu và một số hội chứng đau do thấp khớp hoặc thần kinh

Xem Thêm :   Khóa học lập trình C/C++ từ A

Xem thêm :  Thanh điệu : Cách đọc dấu trong tiếng trung chuẩn nhất

Ở dạng thực phẩm chức năng, vitamin 3B được bào chế với hàm lượng thấp hơn và có thể dùng để bổ sung thêm vitamin B cho cơ thể ngoài bữa ăn, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể do thiếu vitamin B1, B6 và B12. Bổ sung các axit amin thiết yếu, hỗ trợ chức năng gan mật, giúp ăn ngon miệng. Nâng cao sức khỏe, giảm mệt mỏi, tăng cường hoạt động hệ thần kinh.

Vitamin 3B uống lúc nào là hiệu quả nhất?

Cũng như các loại vitamin khác, thời điểm uống ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hấp thu. Vì vậy lựa chọn vitamin 3B uống lúc nào cũng rất quan trọng. Với mỗi dạng bào chế sẽ có cách sử dụng phù hợp, nhưng nhìn chung thì bạn cần đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để hiểu rõ hơn.

Sau đây là liều lượng và thời điểm uống vitamin 3B thông thường mà bạn có thể tham khảo:

Vitamin 3B uống lúc nào:

  • Để cung cấp năng lượng, giải tỏa căng thẳng: Bạn nên uống vào buổi sáng trước khi ăn để hấp thu tốt nhất. Vì các loại vitamin này được hấp thụ qua đường tiêu hóa sau đó đào thải qua nước tiểu.
  • Với thuốc vitamin 3B dạng tiêm: Chỉ được sử dụng khi có yêu cầu của bác sĩ, đặc biệt chú ý cách tiêm vào cơ thể sao cho an toàn nhất.

Liều dùng vitamin 3B:

  • Thuốc: Uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể uống 1 – 2 viên/lần, ngày uống 2 lần. Để điều trị các chứng đau nhức: uống 2 viên/ lần, ngày 3 – 4 lần.
  • Đối với thực phẩm chức năng: Uống mỗi lần 1 viên, ngày uống 2 lần. Trẻ em liều dùng bằng ½ liều người lớn.

Xem Thêm :   Lắng nghe và cách cải thiện kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Xem thêm :  #1 cách làm cơm gà xé phay thơm ngon bổ dưỡng ăn là mê

Vitamin 3B uống lúc nào hiệu quả nhất nên được tư vấn bởi bác sĩ.

Vitamin 3B uống lúc nào hiệu quả nhất nên được tư vấn bởi bác sĩ.

Tác dụng phụ của vitamin 3B?

Khi uống bổ sung vitamin 3B, ngoài việc cần nắm rõ thông tin về liều dùng và cách dùng, bạn cũng cần biết rõ tác dụng phụ của chúng để phòng tránh và điều chỉnh cách sử dụng sao cho hợp lí và hiệu quả nhất.

  • Nước tiểu sẽ thường chuyển sang màu hồng khi uống kết hợp của 3 loại vitamin B1, B6 và B12.
  • Một số trường hợp sẽ có biểu hiện dị ứng khi uống vitamin 3B như dị cảm. Hãy dừng sử dụng ngay nếu bạn cảm thấy cơ thể không được khỏe.
  • Không nên quá lạm dụng vitamin 3B

Những ai nên dùng vitamin 3B?

Mặc dù vitamin 3B mang đến những lợi ích nhất định đối với cơ thể nhưng không phải ai cũng cần dùng loại vitamin này. Bởi bạn hoàn toàn có thể bổ sung vitamin nhóm B thông qua chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm. Nếu không thực sự cần thiết, bạn không nên sử dụng chế phẩm vitamin 3B mà hãy dùng riêng lẻ mỗi loại vitamin mà bạn thiếu. Chỉ những trường hợp sau đây nên bổ sung vitamin 3B:

  • Trẻ chậm lớn, ăn uống kém.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Người lớn tuổi.
  • Người có chế độ ăn nghèo dinh dưỡng.
  • Người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, buồn nôn, ăn uống không ngon miệng.
  • Người hay rụng tóc, thường xuyên hít phải khói thuốc lá.

Bên cạnh những trường hợp trên, có một số người không nên lạm dụng vitamin 3B như:

  • Bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
  • Bị bướu cổ.
  • Dị ứng, hen suyễn, eczema.
Xem thêm :  Cách Phóng To Hình Không Bị Vỡ Hạt Trong Photoshop, Phóng To Thu Nhỏ Ảnh Mà Không Bị Bể Hạt

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú là đối tượng cần bổ sung vitamin.

Xem Thêm :   Full lộ trình tự học Photoshop cơ bản cho người mới bắt đầu (Phần 1)

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú là đối tượng cần bổ sung vitamin.

Cần lưu ý gì khi sử dụng vitamin 3B?

Ngoài lưu ý việc vitamin 3B uống lúc nào để phát huy công dụng tốt nhất thì bạn cần chú ý thêm những vấn đề sau đây:

  • Vitamin 3B có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc bạn đang dùng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không dùng rượu hay các chất kích thích khi uống vitamin 3B.
  • Trong trường hợp quên liều, kể cả quên trong vài ngày, bạn vẫn có thể dùng tiếp tục càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không sử dụng gấp đôi liều cho những ngày đã quên uống.
  • Với chế phẩm vitamin 3B dạng tiêm chỉ nên dùng khi có chỉ định bác sĩ, không nên tự ý mua về sử dụng.
  • Vitamin B6 gây kích hoạt enzyme dopadecarboxylase ngoại biên, do đó không được dùng sản phẩm có chứa vitamin B6 chung với levodopa nếu như chất này không phối hợp chung với chất ức chế enzyme dopadecarboxylase. Vậy nên, người bị bệnh parkinson phải lưu ý khi muốn dùng thuốc vitamin 3B.
  • Vitamin B12 được hấp thu cần phải có yếu tố nội tại (glycoprotein) do dạ dày tiết ra, vì vậy dạng thuốc uống không có tác dụng bổ sung B12 cho những người cắt bỏ hoàn toàn dạ dày.

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button