Tổng Hợp

Đọc hiểu vịnh khoa thi hương>

Trắc nghiệm bài vịnh khoa thi hương – Trần Tế Xương có đáp án

Trắc nghiệm bài Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương có đáp án

A. Tìm hiểu chung Vịnh khoa thi hương

Câu 1 : Tác giả của bài thơ Vịnh khoa thi Hương là ai?

A. Nguyễn Khuyến

B. Nguyễn Du

C. Nguyễn Trãi

D. Trần Tế Xương

Hiển thị đáp án

là bài thơ của Trần Tế Xương

Chọn đáp án : D

Câu 2 : Vịnh khoa thi hương còn có tên gọi khác là gì?

A. Lễ xướng danh khoa Ất Dậu

B. Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

C. Đi thi

D. Đổi thi

Hiển thị đáp án

còn có tên gọi khác là .

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Vịnh khoa thi Hương được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1896

B. 1897

C. 1898

D. 1899

Hiển thị đáp án

Vịnh khoa thi Hương được sáng tác năm 1897

Chọn đáp án : B

Câu 4 : Vịnh khoa thi Hương được viết bằng thể thơ gì?

A. Song thất lục bát

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn bát cú

D. Thất ngôn trường thiên

Hiển thị đáp án

Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú

Chọn đáp án : C

Câu 5 : Sắp xếp lại vị trí các câu thơ sau thành bài thơ hoàn chỉnh:

“Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra”

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm ọe quan trường miệng thét loe”

“Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với trường Hà”

“Nhân tài đất Bắc nào ai đó/ Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”

Hiển thị đáp án

Bài thơ

Câu 6 : Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:

A. Hai câu đề

B. Hai câu thực

C. Hai câu luận

D. Hai câu kết

1. Cảnh tượng khi đi thi

2. Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi

3. Giới thiệu về kì thi

4. Những ông to bà lớn đến trường thi

Hiển thị đáp án

– Hai câu đề: Giới thiệu về kì thi

– Hai câu thực: Cảnh tượng khi đi thi

– Hai câu luận: Những ông to bà lớn đến trường thi

– Hai câu kết: Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi

Câu 7 : Trần Tế Xương viết bài Vịnh khoa thi Hương với dụng ý gì?

A. Tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước.

B. Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.

C. Ca ngợi những thí sinh thi đỗ ở kì thi năm Đinh Dậu

D. Tất cả các đáp án trên

E. Đáp án A và B

Hiển thị đáp án

là bài thơ thuộc đề tài “thi cử” – một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng. Qua đó, tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước.

Xem thêm :  Mua bánh mì tam giác ở đâu “vừa ngon – vừa rẻ”

Chọn đáp án : E

Câu 8 : Đáp án nào không phải là nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương?

A. Nghệ thuật đối

B. Đảo ngữ

C. Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm

D. Vận dụng sáng tạo các hình ảnh dân gian

Hiển thị đáp án

Giá trị nghệ thuật trong bài

– Nghệ thuật đối: “lôi thôi sĩ tử” >< “ậm ọe quan trường”

– Đảo ngữ: đảo “lôi thôi sĩ tử” và “ậm ọe quan trường” lên đầu câu

– Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.

Chọn đáp án : D

B. Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi hương

Câu 1 : câu đề bài thơ thông báo về sự kiện gì?

Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba lần trong năm.

B.Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba năm một lần.

C.Nhà nước tổ chức kì thi Hương hàng năm.

D.Tất cả đều sai.

Hiển thị đáp án

Hai câu đề nói về sự kiện: theo lệ thường thời phong kiến cứ ba năm có một khoa thi Hương. Sự kiện tưởng như không có gì đặc biệt, chỉ có tính chất như một thông báo, một thông tin thông thường.

Chọn đáp án : B

Câu 2 : “Trường Nam” và “trường Hà” trong hai câu đề là nói đến những trường nào sau đây:

A. Quảng Nam – Hà Tây

B. Nam Định – Hà Nội

C. Nam Kì – Hà Nội

D. Quảng Nam – Hà Nội

Hiển thị đáp án

– Trường Nam: trường thi ở Nam Định

– Trường Hà: trường thi ở Hà Nội

⇒ Đây là hai trường thi Hương ở Bắc Kì thời xưa.

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Trong bài Vịnh khoa thi Hương, tác giả đề cập đến sự khác thường của kì thi này ở câu thơ nào dưới đây?

Nhà nước ba năm mở một khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Âm ọe quan trường miệng thét loa

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đất mụ đầm ra

Nhân tài đất Bắc nào ai đó

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà

Hiển thị đáp án

Từ “lẫn” trong hai câu đề thể hiện sự ô hợp, hỗn tạp, thiếu nghiêm túc của kì thi này trong buổi giao thời. Đây chính là điểu bất thường của kì thi.

Câu 4 : Hai câu thơ sử dụng nghệ thuật độc đáo nào? Tích vào đáp án đúng

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

“Ậm ọe quan trường miệng thét loa”

“1. Từ láy tượng thanh

“2. Từ láy tượng hình

“3. Nhân hóa

“4. Ẩn dụ

“5. Nghệ thuật đối

“6. Đảo ngữ

Hiển thị đáp án

Xem thêm :  5 cách vẽ con người đơn giản mà đẹp cho các bé vẽ tại nhà

Nghệ thuật:

– Sử dụng từ láy tượng thanh và từ láy tượng hình : “lôi thôi” và “ậm ọe”.

– Nghệ thuật đối : “lôi thôi sĩ tử” và “ậm ọe quan trường”.

– Đảo ngữ: “lôi thôi” , “ậm ọe” được đảo lên đầu câu.

ⅸ Tác dụng: nhấn mạnh sự láo nháo, ô hợp, xáo trộn nơi trường thi, mặc dù đây là một kì thi “ba năm một lần”.

Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lôi thôi của đạo Nho.

Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lôi thôi của đạo Nho.

Câu 5 : Sự xuất hiện của những nhân vật nào làm cho trường thi trở nên lố bịch nhất?

A. Sĩ tử và quan trường

B. Quan sứ và bà đầm

C. Quan sứ và quan trường

D. Quan trường và bà đầm

Hiển thị đáp án

Hình ảnh “quan sứ” và “bà đầm” thể hiện sự phô trương về hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi.

Chọn đáp án : B

Câu 6 : Hai câu luận bài thơ Vịnh khoa thi Hương sử dụng nghệ thuật :

A. Đảo ngữ

B. Điệp ngữ

C. Đối

D. Cường điệu

Hiển thị đáp án

– Hai câu luận sử dụng nghệ thuật đối: giữa lọng với váy, trời với đất, quan sứ với mụ đầm

ⅸ Tác dụng: Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân. Báo hiệu về một sự sa sút chất
lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến

Chọn đáp án : C

Câu 7 : Vì sao kì thi Hương lại phải tổ chức thi ở Trường Nam?

A. Vì Trường Nam tổ chức thi tốt hơn

B. Vì Trường Hà không tổ chức thi

C. Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi ở Hà Nội bị bãi bỏ, các sĩ tử phải thi ở trường Nam

D. Cả nước chỉ có duy trường thi duy nhất là trường Nam

Hiển thị đáp án

Nguyên nhân trường Nam thi “lẫn” với trường Hà: Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi Hà Nội bị bãi bỏ. Từ năm Bính Tuất (1886), các sĩ tử trường Hà Nội xuống thi chung ở trường Nam Định.

Chọn đáp án : C

Câu 8 : Tâm trạng, thái độ tác giả trước cảnh tượng trường thi được thể hiện như thế nào qua hai câu kết?

A. Ngao ngán, xót xa trước sự xa xút của đất nước

B. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của ông nói riêng

C. Lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước

D. Động viên các sĩ tử đi thi

E. Tất cả các đáp án trên

F. Đáp án A, B, C

Hiển thị đáp án

Tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi:

Ngao ngán, xót xa trước sự xa xút của đất nước. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với
con đường thi cử của riêng ông. Hai câu thơ như lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà
thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.

Xem thêm :  Lệnh bo tròn trong cad

Chọn đáp án : F

Câu 9 : Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương là một bài thơ kết hợp hai yếu tố: trữ tình và trào phúng. Anh (chị) hãy cho biết giá trị châm biếm của bài thơ bộc lộc rõ nét nhất qua hai câu thơ nào?

A. Hai câu đề

B. Hai câu thực

C. Hai câu luận

D. Hai câu kết

Hiển thị đáp án

Hai câu luận bộc lộ rõ nét nhất giá trị châm biếm của bài thơ qua hình ảnh “quan sứ” và “bà đầm”, nghệ thuật đối.

Chọn đáp án : C

Câu 10 : Giá trị tư tưởng ở hai câu kết bài thơ là:

A. Tư tưởng yêu nước

B. Tư tưởng nhân đạo

C. Tư tưởng thân dân

D. Tất cả đều đúng

Hiển thị đáp án

Hai câu thơ cuối thể hiện tư tưởng yêu nước, thương dân của Tú Xương, đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan. Những câu thơ ấy người đọc thấy được sự tự vấn bản thân và những người cùng cảnh ngộ. Những nhân tài của đất nước, những bậc hào kiệt khi đất nước đang cần họ thì họ ở đâu? Và liệu rằng ai cũng nhìn ra được cảnh đau thương này của nước nhà hay vẫn tin một cách mù quáng vào chế độ cũ để rồi làm bè lũ tay sai bán nước.

Chọn đáp án : A

Câu 11 : Hai câu thơ cuối bài thơ mang giọng điệu trữ tình, đúng hay sai?

Hiển thị đáp án

– Đúng

– Giải thích: Nếu như những câu thơ trên mạng giọng điệu trào phúng, châm biếm, mỉa mai về cảnh quan trường ô hợp thì hai câu cuối bài thơ mang giọng điệu trữ tình. Tác giả đau xót, buồn tủi trước cảnh mất nước nhưng bản thân lại không làm gì giúp ích to lớn được cho đời để thay đổi vận mệnh đất nước.

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.


Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Soạn bài Vịnh khoa thi Hương trang 33 SGK Ngữ văn 11 tập 1


Soạn Vịnh khoa thi Hương Tú Xương siêu ngắn Ngữ văn lớp 11 với đầy đủ các nội dung cần thiết và bám sát nội dung SGK đảm bảo hay và siêu ngắn.
Xem chi tiết bài soạn tại đây: http://loigiaihay.com/soanbaivinhkhoathihuongsieungannhatc215a52247.html\

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button