Tổng Hợp

Việt Nam: Rồng Việt & Chim Lạc

Việt Nam đặc biệt có đến 2 biểu tượng song hành, hòa hợp cùng nhau, được xem là tổ tiên của người Việt là Rồng và Chim, tượng trưng cho một cặp đối lập là Cha và Mẹ, Trống và Mái, thể hiện cho tư duy Âm Dương của người Việt cổ.

Nhạc nền: https://www.youtube.com/watch?v=hIvqCSryPPY

https://ssangnguyen.files.wordpress.com/2015/03/vietnam-trung-sisters-war.mp3

1. Lịch sử Việt Nam

Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á. Theo nhiều truyền thuyết, nhà nước Việt Nam đầu tiên là Văn Lang đã được thành lập từ tận năm 2879 TCN. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Nhà nước Âu Lạc năm 179 TCN, Việt Nam đã phải trải qua 1000 năm Bắc thuộc, tức chịu sự cai trị của Trung Quốc trong gần một thiên niên kỷ. Đến năm 938, Việt Nam chính thức giành được độc lập lâu dài sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy, đánh bại quân Nam Hán.

Qua các thế kỷ tiếp theo, các triều đại phong kiến của Việt Nam như Đinh, Tiền Lê, , Trần đã không ngừng giữ độc lập trước Trung Hoa (chỉ có một giai đoạn ngắn bị Bắc thuộc khoảng 20 năm dưới thời nhà Hồ). Thời kỳ phong kiến Việt Nam phát triển tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự vượt trội và đạt giai đoạn hoàng kim vào thời Hậu Lê dưới thời vua Lê Thánh Tông.

Đến thời nhà Nguyễn, Đế quốc Pháp xâm lược và chiếm đóng Việt Nam vào năm 1858. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi đánh đuổi thực dân Pháp năm 1954, Việt Nam bị chia cắt làm 2 nửa: miền Nam và miền Bắc. Sự can thiệp của Hoa Kỳ dẫn đến Chiến tranh Việt Nam và cuộc chiến kết thúc vào ngày 30/4/1975 khi Việt Nam thống nhất được 2 miền.

2. Truyền thuyết con Rồng – cháu Tiên

Những biểu tượng cổ xưa và thuần nhất của người Việt trước khi có sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa là con Rồngchim Lạc, truy nguồn về truyền thuyết con Rồng cháu Tiên, truyền thuyết giải thích nguồn gốc của người Việt từ thời nhà nước Văn Lang vào thế kỷ thứ 7 TCN. Hình ảnh của 2 con vật linh này có thể tìm thấy trên mặt những chiếc trống đồng của nền văn hóa cổ Đông Sơn (thuộc đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam).

Truyền thuyết này kể lại rằng Lạc Long Quân là con trai của vua Kinh Dương VươngLong nữ – con gái Long vương dưới hồ Động Đình. Chàng có sức khỏe hơn người, võ nghệ phi thường, bôn ba khắp đất Việt xưa, dùng kiếm Thuận Thiên tiêu diệt các loài yêu quái Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh trừ hại cho dân lành. Sau đó chàng lại còn dạy dân cách trồng lúa, thổi cơm để ăn, làm nhà sàn để ở, dạy dân biết ở cho ra đạo cha con, vợ chồng.

Xem Thêm :   Hướng dẫn 11 bài thi sa hình sát hạch lái xe ô tô “Chi tiết nhất”

Xem thêm :  Cách luyện trí nhớ giúp não khỏe mạnh, rèn luyện trí nhớ bằng 3 tuyệt chiêu đơn giản

Lúc bấy giờ có vua Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam, đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ. Lạc Long Quân hay tin bèn lập tức từ biển trở về đất liền, đánh tan quân Đế Lai rồi gặp gỡ nàng Âu Cơ. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. 2 người đem lòng yêu mến nhau và nên duyên vợ chồng.

Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, hạ sinh một bọc 100 trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. 100 người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời. Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng vẫn là thân rồng nên vẫn nhớ về biển cả, khó ở trên núi với Âu Cơ lâu dài, đành từ biệt nàng và mang 50 người con xuống biển. 50 người còn lại theo mẹ Âu Cơ lên vùng rừng núi sinh sống.

Người con trưởng bên dòng Âu Cơ ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm 15 bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.

Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên – Rồng, một cặp đôi âm – dương, trong đó Rồng là dương, được trừu tượng hóa từ hai loài bò sát là rắn và cá sấu, còn Tiên là âm, được trừu tượng hóa từ các loài chim nước phân bố rất nhiều ở vùng sông nước Việt Nam. Sự phân cặp đôi này thể hiện lối tư duy nhị nguyên, âm dương của cư dân Bách Việt cổ.

3. Lạc Long Quân – Con Rồng Việt

Truyền thuyết về Lạc Long Quân đã chứng tỏ từ xa xưa con Rồng đã có trong tâm thức người Việt như là một biểu tượng linh thiêng. Người Việt cổ vốn sinh sống tại các vùng sông nước nên từ xưa họ đã tôn sùng loài cá sấu như một con vật linh thiêng, vì chúng đại diện cho sự trù phú và sức mạnh.

Thời vua Hùng, vùng đất người Việt sinh sống có rất nhiều cá sấu nên người dân bắt buộc phải xăm hình thuồng luồng, cá sấu  trước khi xuống sông để tránh bị cá sấu tấn công. Sau này người Việt thần thánh hóa loài cá sấu lên thành con ‘giao long’ (tức rồng của Giao Chỉ – cách gọi Việt Nam trong thời Bắc thuộc) như một cách thức tô điểm cho hình hài con cá sấu nhiều chi tiết tưởng tượng và cũng nhiều ý nghĩa hơn.

Trong hơn 1000 năm Việt Nam bị giặc Trung Hoa đô hộ, hình ảnh con rồng Việt Nam đã phát triển dưới sự ảnh hưởng của văn hóa người Hán. Đến khi nhà Lý xây dựng nền độc lập, vua Lý Công Uẩn mới chính thức lấy hình tượng con rồng làm biểu tượng quốc gia của nhà nước Đại Việt độc lập. Để thoát ly khỏi sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Lý Thái Tổ đã tìm đến văn hóa Ấn Độ để tô điểm và sáng tạo nên con rồng thời Lý, mang các đặc trưng rất riêng:

  • Thân rồng mềm mại 

    uốn lượn 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm, biểu trưng cho sự thay đổi thời tiết năm tháng, sự trù phúphồn vinh của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Sự mềm mại này gần giống với rắn thần Naga trong thần thoại Ấn Độ hơn là con rồng Trung Hoa.

  • Đầu rồng hoàn toàn khác với rồng của các nước châu Á khác. Nó có bờm dài, râu cằm, không sừng. Đặc biệt là cái mào ở mũi (rồng thời Lý-Trần), sun sóng đều đặn (có người gọi là mào lửa) chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa.
  • Râu rồng được khuôn trong hình một chiếc lá đề, một đặc trưng trong văn hóa Ấn Độ.
  • Miệng rồng luôn ngậm viên châu thay vì cầm ngọc bằng chân trước như ở các nước khác. Viên châu tượng trưng cho tính nhân văn, tri thứclòng cao thượng. Đầu rồng luôn hướng lên đớp lấy viên ngọc thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, theo đuổi sự uyên bác và tinh thần cao thượng.

Xem Thêm :   Hãng Xe Kia Là Của Nước Nào ? Giá Bán Các Mẫu Xe Kia Tại Việt Nam Hiện Nay

Xem thêm :  5 cách vẽ con người đơn giản mà đẹp cho các bé vẽ tại nhà

Sự kết hợp hài hòa các yếu tố Hoa-Ấn đã đưa đồ án này trở thành một trong những hình ảnh đặc sắc nhất trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Những đặc điểm độc đáo này thể hiện sự khẳng định nhân quyền, vương quyền chủ quyền của người Việt. Trên thực tế, Rồng đã từng xuất hiện trên Quốc huy của ‘Quốc gia Việt Nam‘ – chế độ chính trị thuộc Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp, tồn tại trong giai đoạn từ giữa năm 1948 và 1955.

4. Âu Cơ –  chim Lạc 

Nếu tục vẽ mình theo hình giao long đã cho thấy người Việt cổ đồng nhất mình với linh vật giao long, thì hình người hóa trang, đội lốt chim trên các trống đồng đã cho thấy người Việt cổ cũng đồng hóa mình với chim. Một minh chứng nữa cho điều này là người Việt coi tổ tiên của mình thuộc họ Hồng Bàng, tức là một loài chim nước lớn vì chữ bàng có nghĩa là lớn; chữ hồng được ghép bởi chữ giang (nghĩa là sông) và chữ điểu (nghĩa là chim).

Hình tượng chim Lạc trên bề mặt trống đồng được xem là biểu tượng của nước Văn Lang và các vua Hùng, biểu tượng cho tinh thần văn hóa thuần Việt. Tuy nhiên, con chim nguyên mẫu của hình tượng chim Lạc trên trống đồng đến nay vẫn còn là bí ẩn và gây tranh cãi. Thuyết phổ biến nhất cho rằng cũng giống như trường hợp con rồng Việt được nâng cấp từ con cá sấu, thì con chim Lạc vốn có nguyên bản từ những loài chim nước, có mỏ dài, chân dài, cổ dài ví dụ như loài chim cò vì những điểm giống như về hình dáng cũng như ý nghĩa tên gọi.

Xem Thêm :   2 Phân tích đặc điểm kết cấu hộp số theo số cấp :

Xem thêm :  Xem Ngay Nếu Bạn Đang Sở Hữu Nốt Ruồi Son Trên Ngón Tay Giữa

Theo truyền thuyết thì 50 người con theo Lạc Long Quân xuống biển làm ngư nghiệp, đánh bắt hải sản. Còn 50 người còn lại theo Âu Cơ ở lại trên cạn làm nông nghiệp, canh tác lúa nước. Chữ ‘lạc‘ là một cách phiên âm của từ ‘nước‘, nên có thể nói chim Lạc là một loài chim sống gần với ruộng lúa nước, gắn bó với nông nghiệp. Trong số những loại chim trên đồng lúa Việt nam thì con cò là phổ biến nhất, phân bố trải dài từ Bắc xuống Nam, ở đâu có đồng ruộng là có cò. Chúng lại còn có cổ dài, mỏ dài, cánh dài, xem ra có vẻ giống với miêu tả chim Lạc trên trống đồng.

Con cò gắn bó lâu dài và thân thiết với đời sống nông nghiệp của người Việt đến nỗi chúng đã đi sâu vào ca dao, dân ca, tục ngữ của Việt Nam, cho thấy tâm tình của người dân Việt, đặc biệt là người nông dân, rất gần gũi với chim cò, ví dụ như:

Con cò mà đi ăn đêm,
Ðậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao!
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Ðừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Như vậy, có thể là vào thuở bình minh của lịch sử dân tộc, người Lạc Việt cũng đã sống thân thiết với con cò trong khi cày cấy đồng ruộng lúa nước và đã ghi lại hình ảnh con cò trên các trống đồng của mình.  Nói cách khác, hình chim trên trống đồng Lạc Việt có thể là những con cò trên đồng lúa nước Việt, loài chim ấy đến nay vẫn còn tồn tại trên khắp các vùng đồng quê Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

Đinh Hồng Hải. (2016). Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam – tập 3. Hà Nội: Thế Giới.

Jean Chevailier & Alain Gheerbrant. (2016). Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. Đà Nẵng: Đà Nẵng.

Nguyễn Ngọc Thơ. (2016). Hình Tượng Rồng Trong Văn Hóa Phương Đông. TP. HCM: Chính trị quốc gia.

Nguyễn Văn Chiến. (2012). Hình tượng Rồng trong Mỹ thuật cổ Việt Nam. 

Nguyễn Văn Huyên & Hoàng Vinh. (1975). . Hà Nội: Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam

Trần Gia Phụng. (2005). Hình chim trên trống đồng Lạc Việt. – http://www.luanhoan.net/Bai%20Moi%20Trong%20Ngay/html/bm%2023-11-17.htm

Trần Ngọc Thêm. (2004). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. TP. HCM: Tổng hợp TP. HCM

Trần Ngọc Thêm & Nguyễn Ngọc Thơ. (2011). Nguồn gốc con rồng dưới góc nhìn văn hóa, Tập san Khoa học xã hội và Nhân văn – http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Vanhoa/tabid/107/newstab/450/Default.aspx

https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Xe Cộ

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button