Tổng Hợp

Trẻ ngủ không sâu giấc. những điều mẹ cần biết [chi tiết a-z]

Ngày 11/05/2019 10:55 AM (GMT+7)

trẻ ngủ không sâu giấc vào ban đêm có thể do môi trường ngủ không phù hợp hay thiếu vitamin D ảnh hưởng quá trình tổng hợp canxi khiến bé còi xương, chậm lớn, khó ngủ, hay quấy khóc…

Trẻ ngủ không sâu giấc thường gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tốc độ phát triển và tăng trưởng của bé. Những bé có giấc ngủ kém, thiếu ngủ, hay thức đêm, thường chậm lớn hơn, khó chăm sóc và gây khó khăn cho bố mẹ. Hiểu được nguyên nhân trẻ ngủ không sâu giấc và những cách xử lý nhanh sẽ giúp con có giấc ngủ tốt hơn.

Tại sao trẻ ngủ không sâu giấc về đêm?

Có nhiều nguyên nhân khiến bé ngủ không sâu giấc về đêm, trong đó có những nguyên nhân chính sau:

– Tinh thần trẻ bị kích động

– Chúng bị thiếu canxi

– Phòng ngủ không phù hợp

– Ăn quá no hoặc quá đói

– Ngủ không đúng giờ

– Trẻ đang ốm hoặc đang mọc răng

Trẻ ngủ không sâu giấc: Nguyên nhân và cách xử lý nhanh cho bé - 1

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc

Cách giúp trẻ ngủ sâu giấc vào ban đêm

Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe cho bé thì các mẹ cần khắc phục ngay hiện tượng con ngủ không sâu giấc, hay giật mình, quấy khóc. Những cách xử lý cơ bản như sau:

1. Cách giúp trẻ ngủ sâu khi tinh thần bị kích động

– Nguyên nhân: Cha mẹ có những hành động la mắng, dọa nạt bé và đôi khi còn sử dụng đòn roi, kể những câu chuyện hù dọa bé như ma, mẹ mìn…gây ảnh hưởng tâm lý, kích động tâm lý trẻ khiến trẻ lo lắng, sợ hãi. Khi bị ảnh hưởng tâm lý, tâm lý sợ hãi có thể khiến bé ngủ hay giật mình, quấy khóc ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.

– Cách xử lý: Hạn chế những hoạt động vui chơi quá mức của trẻ trước giờ đi ngủ. Tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái cho bé. Không kể chuyện hù dọa trẻ, không gây áp lực, la mắng con trước giờ đi ngủ.

2. Trẻ ngủ không sâu do bị thiếu canxi

Đa số những trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình, quấy khóc, vặn mình khi ngủ đều có nguyên nhân từ thiếu canxi. Trẻ bị thiếu canxi sẽ bị còi xương, chậm lớn, hoạt động của trí não cũng bị ảnh hưởng.

– Nguyên nhân:

Trẻ không được bổ sung canxi đầy đủ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Chế độ dinh dưỡng nghèo canxi, vitamin D.

Trẻ không được bổ sung vitamin D, Canxi từ sau khi được sinh ra dẫn tới hiện tượng thiếu canxi nghiêm trọng.

– Cách xử lý:

Xem thêm :  Tìm công thức nấu bữa tối cho các bà nội trợ

Cho trẻ tắm nắng thường xuyên (thời gian từ 6 – 8 giờ sáng, đối với trẻ sơ sinh 1 – 3 tháng thì nên chú ý thời gian từ 6 – 7 giờ và chỉ tắm khoảng 15 phút mỗi ngày).

Dinh dưỡng đa dạng, ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin D, canxi. Nếu là trẻ bú sữa mẹ, tăng cường bữa ăn giàu canxi cho mẹ. Có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi cần bổ sung canxi cho trẻ các giai đoạn.

Trẻ ngủ không sâu giấc: Nguyên nhân và cách xử lý nhanh cho bé - 3

Tắm nắng bổ sung vitamin D tổng hợp canxi cho trẻ

3. Trẻ bị ngủ không sâu giấc do phòng ngủ không phù hợp

– Nguyên nhân: Thay đổi phòng ngủ liên tục cho bé, địa điểm ngủ khác nhau gây lạ lẫm. Trang trí phòng ngủ không theo sở thích của bé. Phòng ngủ quá sáng hoặc quá tối, quá ẩm ướt…

– Cách xử lý:

Tạo cho bé một không gian ngủ thoải mái, thông thoáng, không bị ướt át do bé hay tè dầm. Chăn ga đệm mềm mại, không khô cứng, ẩm mốc.

Mẹo để giúp bé ngủ ngon là bố mẹ có thể quấn một chiếc chăn quanh người con để con có giấc ngủ ngon hơn, tránh được giật mình khi ngủ.

4. Trẻ ngủ không sâu do ăn quá no hoặc quá đói trước giờ đi ngủ

– Nguyên nhân: Trước giờ đi ngủ trẻ ăn quá no hoặc quá đói cũng là nguyên nhân khiến con ngủ không sâu, khó chịu, bí bách. Trẻ ăn quá no dễ khiến đầy hơi, khó tiêu, có thể bị trào ngược thực quản… Còn nếu quá đói thì trẻ dễ tỉnh giấc, đòi bú.

– Cách xử lý:

Trước khi đi ngủ không cho trẻ ăn quá no. Nếu trẻ uống sữa thì nên cho uống sữa ấm, trước đi ngủ 1 giờ để bé ngủ ngon hơn. Trẻ vẫn còn bú mẹ thì nên cho bé bú vừa phải trước giờ đi ngủ.

5. Trẻ ngủ không sâu giấc do ngủ không đúng giờ

Trẻ sơ sinh có thời gian ngủ bất thường, không theo một khung nhất định nào nên khó tạo thói quen ngủ đúng giờ cho con. Nhưng với các bé từ 6 tháng trở lên các mẹ hãy tạo cho con khung giờ ngủ và áp dụng đúng theo khung giờ đó.

Bên cạnh đó, ngủ trưa là một điều bắt buộc, nên làm giúp con phát triển tốt hơn và duy trì được thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc.

6. Trẻ ngủ không sâu do ốm, mọc răng

Khi trẻ ốm, sốt, mọc răng hay mắc các chứng bệnh như trào ngược dạ dày, đau bụng… thường sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. Để xử lý trường hợp này bố mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đó có cách xử lý phù hợp nhất.

Mẹo giúp trẻ ngủ sâu giấc theo từng tháng tuổi

Để giúp con ngủ sâu giấc, mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện giấc ngủ, nhu cầu giấc ngủ khác nhau, các bố mẹ hãy lưu ý. Sau đây là những mẹo giúp con ngủ sâu giấc, tránh được tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không sâu.

Xem thêm :  Top 8 cách để tóc nhanh dài nam giới tại nhà trong 7 ngày, 5 cách mọc tóc nhanh cho nam giới ngay tại nhà

1. Mẹo giúp bé sơ sinh từ 0 – 3 tháng ngủ sâu giấc

Bé sơ sinh cần ngủ nhiều, thời gian ngủ khoảng 10,5 – 18h mỗi ngày và khung giờ ngủ phân bổ đều, không theo quy luật. Mỗi giấc ngủ của bé chỉ kéo dài khoảng 1 tiếng. Khi ngủ thường có những hoạt động như co duỗi chân tay, mỉm cười, mút tay… Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc các mẹ tham khảo như sau:

– Quan sát những dấu hiệu buồn ngủ của bé như dụi mắt, cáu, gắt ngủ…và cho con ngủ theo cơn buồn ngủ.

– Thay tã, bỉm khi con làm ướt, không đánh thức bé. Cho bé ngủ trong môi trường thoáng, hạn chế tiếng ồn, nhiệt độ không quá nóng cũng không quá lạnh.

– Ban ngày nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng để hấp thụ thêm vitamin D, cho bé chơi nhiều để tập trung ngủ vào ban đêm.

Trẻ ngủ không sâu giấc: Nguyên nhân và cách xử lý nhanh cho bé - 4

2. Mẹo giúp bé từ 4 – 11 tháng ngủ sâu giấc

Khi trẻ đạt được 6 tháng tuổi trở đi có thể ngủ theo từng giấc và bố mẹ có thể luyện cho bé ngủ theo khung giờ mong muốn. Những mẹo giúp con ngủ sâu giấc ban đêm như sau:

– Hạn chế thời gian ngủ ban ngày, hãy chia các giấc ngủ của bé, đặc biệt cần cho bé ngủ vào khung giờ từ 11h trưa đến 2h chiều. Tránh các khung giờ 5h chiều – 7h tối bởi nếu bé ngủ khung giờ này thì đêm rất khó ngủ, ngủ không sâu.

– Môi trường ngủ thoáng mát, sạch sẽ. Không tạo sự kích thích quá mức khi gần tới giờ đi ngủ (chơi đùa quá nhiều, quát mắng khiến con lo sợ…)

– Rèn luyện con ngủ theo khung giờ bố mẹ mong muốn.

3. Mẹo giúp bé 1 – 2 tuổi ngủ sâu giấc

– Duy trình thói quen ngủ hàng ngày với lịch ngủ phù hợp. Đặc biệt cần cho bé ngủ trưa.

– Môi trường ngủ giảm ánh sáng. Ngủ trưa cũng cần giảm ánh sáng để bé ngủ sâu hơn. Thời gian ngủ trưa không nên quá dài.

4. Mẹo giúp bé 3 – 5 tuổi ngủ ngon giấc

Giai đoạn này bé đã được cho đi nhà trẻ và sẽ được cho ăn, ngủ theo lịch của trường mầm non. Bố mẹ cần lưu ý, khi trẻ được nghỉ thì vẫn nên duy trình lịch trình ăn ngủ như khi con đi học sẽ giúp bé có giấc ngủ tốt hơn.

Đó là những vấn đề liên quan giấc ngủ của trẻ. Các bố mẹ hãy liên hệ bác sĩ ngay khi trẻ có dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ bất thường về giấc ngủ của con để tìm hướng xử lý cần thiết nhất.

Xem thêm :  Bệnh béo phì: dấu hiệu triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán điều trị

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/tre-ngu-khong-sau-giac-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-nhanh-cho-b…Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/tre-ngu-khong-sau-giac-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-nhanh-cho-be-c32a716820.html

Theo Hường Cao (T/h từ med.umich.edu) (Khám phá)


Tại sao Bé ngủ không sâu giấc hay giật mình?


bácsĩmai, bácsĩđoànthịmai, mẹhỏibácsĩtrảlời
Tại sao Bé ngủ không sâu giấc hay giật mình?
Bé ngủ không sâu giấc hay giật mình, lúc ngủ hay tỉnh giấc giữa chừng và quấy khóc là tình trạng khiến nhiều bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, lo lắng.
Trẻ ngủ không sâu giấc thường gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tốc độ phát triển và tăng trưởng của bé. Những bé có giấc ngủ kém, thiếu ngủ, hay thức đêm, thường chậm lớn hơn, khó chăm sóc và gây khó khăn cho bố mẹ. Hiểu được nguyên nhân trẻ ngủ không sâu giấc và những cách xử lý nhanh sẽ giúp con có giấc ngủ tốt hơn.
Tại sao trẻ ngủ không sâu giấc về đêm?
…………………….
? Bạn và người thân đang nuôi con nhỏ?
?Bạn không biết phải làm gì, xử trí ra sao cho đúng trước các vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ?
? Hãy kết nối với mình, bởi tất cả những thắc mắc về chăm sóc trẻ nhỏ của bạn sẽ được giải đáp video và livestream hàng ngày.
? Bạn có thể đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời trực tiếp trên kênh Youtube: Bác sĩ Đoàn Thị Mai.
? Hãy tương tác với kênh youtube Bác sĩ Đoàn Thị Mai và cùng lắng nghe mình tư vấn trực tiếp về vấn đề sức khỏe trẻ em mà bạn quan tâm.
❤ ĐỪNG QUÊN KẾT NỐI VỚI MÌNH, MÌNH THƯỜNG XUYÊN LÀM VIDEO CŨNG NHƯ LIVESTREAM HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC VÀ XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHỎ.
Bác sĩ Đoàn Thị Mai Hiện đang học tiến sỹ y khoa tại ST. Petersburg State University.
https://www.youtube.com/channel/UCC6TbYFgfOVl2fRAdbEObIg/videos
Please LIKE, SHARE, COMMENT and SUBSCRIBE
Bấm vào cái chuông góc bên phải màn hình để nhận được thông báo ngay lập tức khi Bác sĩ Đoàn Thị Mai LIVE STREAM và RA VIDEO MỚI nhé.
Tư vấn chuyên sâu: https://www.facebook.com/bacsidoanthimai/
Link donate: https://vrdonate.vn/bacsimai
Hoặc số tài khoản: 2681 0000 266 539 Ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Hà – Hà Nội, Chủ tài khoản: Đoàn Thị Mai,
Điện thoại lien lạc +7 906 248 58 79 Mail: vanloc@mail.ru
Kênh youtube về đời sống của người Việt ở nước ngoài nói chung và của gia đình Mai nói riêng : https://www.youtube.com/channel/UCjAPD0p26g9_4rkQ4SW_l5Q
Facebook: https://www.facebook.com/vanyen.quavu
Fanpage: https://www.facebook.com/bacsidoanthimai/?ref=bookmarks
Group : https://www.facebook.com/groups/dinhduongtieuhoanhi/?ref=br_rs
Các video khác https://www.youtube.com/channel/UCC6TbYFgfOVl2fRAdbEObIg/videos
Bác sĩ Đoàn Thị Mai hướng dẫn xử trí các vấn đề thường gặp ở trẻ em https://www.youtube.com/channel/UCC6TbYFgfOVl2fRAdbEObIg/videos
❤️ Hãy giúp mình thực hiện dự án BỐ MẸ HIỂU BIẾT – CON CÁI KHỎE MẠNH bằng cách nhấn
https://www.youtube.com/channel/UCC6TbYFgfOVl2fRAdbEObIg/videos?view_as=subscriber

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button