Cây Xanh

Thức ăn của nhím – trọn bộ kỹ thuật nuôi nhím thịt, nhím sinh sản.

Xét trên nhiều phương diện thì kỹ thuật nuôi nhím không hề khó. Chính vì thế mà nhím cảnh được giới trẻ cực kỳ yêu thích. Chúng có thân hình nhỏ nhắn, hơn nữa lại không hề chiếm diện tích nuôi dưỡng.

Để nuôi được những chú nhím, bạn cần chuẩn bị lồng nuôi, thức ăn, đồ dùng huấn luyện… Với có bản tính hơi nhát gan nên có thể sẽ rất hay hoảng sợ. Lúc đó, nhím có thể cắn bạn để đề phòng. Bạn cần tìm hiểu thêm về tính cách của chúng để có thể kiểm soát hành vi của nhím 1 cách kịp thời trước khi nuôi.

Để giúp những người yêu nhím kiểng, Pet Mart đã tổng hợp ngắn gọn toàn bộ kỹ thuật nuôi nhím kiểng qua bài viết dưới đây. Hy vọng bạn có thể chút thời gian để có thể đọc hết những nội dung này, chắc chắn nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi nuôi nhím cảnh .

Kỹ thuật nuôi nhím cảnh trong chuồng phù hợp

Vị trí đặt chuồng nuôi nuôi

Vị trí đặt chuồng có liên quan đến sức khỏe của nhím. Không phải tùy tiện đặt ở chỗ nào trong nhà cũng được. Theo những người có kỹ thuật nuôi nhím lâu năm, nên nuôi nhím ở nơi ấm áp, thoải mái. Đó nên là một căn phòng có không khí lưu thông nhưng không được có gió lùa.

Tránh đặt chuồng nhím ở nơi ồn ào như phòng khách, phòng ăn. Vì nhím lùn là động vật gặm nhấm, bản năng của chúng là ưa thích những nơi yên tĩnh, kín đáo. Những tiếng ồn từ tivi, người hoặc động vật có thể khiến chúng bị stress dẫn tới suy giảm sức khỏe.

Với những kỹ thuật nuôi nhím trong chuồng cần chú ý, không được để chuồng ở ngoài trời hoặc nơi có ánh sáng trực tiếp. Cũng không nên nuôi ở nơi tối tăm, ẩm thấp. Căn phòng nên có ánh sáng tự nhiên nhưng không được nắng gắt. Phòng quá tối sẽ khiến chúng nhát hơn, khó gần gũi với chủ. Phòng có ánh sáng vừa phải sẽ giúp nhím tránh được các bệnh về da. Giảm tình trạng thiếu Canxi, giúp chúng khỏe mạnh hơn.

Nhiệt độ nuôi nhím cảnh

Nhiệt độ lý tưởng nhất đối với nhím cảnh là trên 24°C và không quá 32°C. Không nên để chuồng ở gần cửa sổ. Nên cách ít nhất 1,5m để tránh ánh sáng mạnh. Đặc biệt không để điều hòa thổi gió trực tiếp vào chuồng nuôi nhím cảnh.

Một số tài liệu về kỹ thuật nuôi nhím cho rằng, nhím cảnh có thể chịu được nhiệt độ dưới 24°C. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Vì ở nhiệt độ này, nhím sẽ chuyển sang trạng thái ngủ đông và rất dễ tử vong nếu không được theo dõi. Những con nhím sống trong môi trường lành mạnh, ấm áp bao giờ cũng có sức khỏe tốt hơn. Nhím khỏe mạnh, ít bệnh sẽ giúp chủ nhân đỡ mất công trong việc chăm sóc.

Một số lưu ý về kỹ thuật nuôi nhím trong chuồng

Khi nuôi nhím, hãy nhớ rằng chúng luôn có một mùi hôi rất đặc trưng. Mùi này có thể giảm hoặc tăng tùy vào việc bạn có vệ sinh chuồng thường xuyên hay không. Cách tốt nhất để giảm mùi hôi là thường xuyên thay lớp mùn lót chuồng.

Không nên sử dụng nước hoa hay nước xịt phòng để tẩy mùi chuồng nuôi. Bởi thành phần chất tạo mùi có thể ảnh hưởng nặng nề đến khả năng hô hấp của nhím. Trên thị trường hiện nay có một số loại mùn cưa có mùi thơm. Nhưng theo nhiều chuyên gia, các loại mùn này có thể gây ngộ độc nếu nhím nuốt phải.

Tránh đặt chuồng ở nơi có nhiều kiến, chuột hoặc gián. Những loại côn trùng và động vật gây hại này có thể lây bệnh hoặc tấn công thú cưng của bạn. Đồng thời chúng có thể làm hỏng thức ăn, gây bệnh cho nhím.

Kỹ thuật nuôi nhím cảnh theo mùa

Đầu mùa xuân thời tiết vẫn còn khá lạnh, đây là lúc nhím mới tỉnh sau khoảng thời gian ngủ đông kéo dài. Việc đầu tiên chúng làm là đi tìm nước để giải khát. Lúc này bạn tuyệt đối không được cho nhím uống sữa. Nếu không chúng sẽ sinh bệnh, trường hợp nặng có thể bị chết.

Mùa xuân cũng là thời điểm nhím cảnh giao phối và sinh sản. Nhím cái mang thai trong 30 ngày. Trước đó chúng sẽ tìm những nơi kín đáo, yên tĩnh để làm ổ đẻ. Nhím mẹ thường sinh con vào mùa hè. Trong 2 tuần đầu, nhím con chưa nhìn và nghe thấy được.

Nhím cảnh nuôi con trong 4 – 8 tuần. Sau 2 tháng, nhím con sẽ rời đàn để sống tự lập. Nhím trưởng thành mỗi ngày ăn hết 40g thức ăn. Bạn có thể cho chúng ăn thêm thức ăn hạt của chó mèo. Không cho nhím mẹ ăn sữa, bánh mì mặn và thức ăn có nhiều gia vị. Đây là kỹ thuật nuôi nhím rất quan trọng, bạn gần ghi nhớ cẩn thận.

Đây là thời gian nhím tập trung kiếm ăn để tích trữ năng lượng vượt qua mùa đông. Mỗi ngày chúng có thể ăn tới 200g thức ăn. Nhím trưởng thành có cân nặng tối đa là 2,5kg. Nhím cũng bắt đầu làm ổ để ngủ đông bằng các loại cỏ khô, cành cây.

Tại các nước có mùa đông lạnh, nhím cảnh thường ngủ đông khi nhiệt độ xuống dưới 10°C. Lúc này nhiệt độ cơ thể chúng sẽ giảm xuống còn 9°C, hô hấp 1 – 10 lần/phút. Đôi khi chúng sẽ tỉnh lại một thời gian ngắn rồi lại ngủ tiếp. Điều cần chú ý trong kỹ thuật nuôi nhím cảnh trong thời gian này là không cần cho chúng ăn gì cả.

Xem thêm :  Mâm cúng thôi nôi đầy năm trọn gói giao tận nhà (free ship)

Thức ăn cho nhím kiểng

Nhím cảnh là động vật ăn tạp. Thức ăn của chúng là các loại sâu bọ, côn trùng, hoa quả, rau… Có thể cho nhím ăn hạt khô dành riêng cho thú cảnh nhỏ. Thành phần động vật chiếm 80%, còn lại là rau, hoa quả. Tỉ lệ này có thể thay đổi tùy vào nhu cầu của chúng.

Ngoài côn trùng, nhím có thể ăn trứng chim, rắn, chuột con… Thức ăn cho nhím kiểng phải tươi mới, sạch sẽ, trái cây và rau phải rửa sạch trước khi cho ăn. Đồng thời đa dạng các loại thức ăn để tránh việc chúng trở nên kén ăn hoặc thiếu dinh dưỡng.

Mỗi năm nhím mẹ đẻ 1 – 2 lần, mỗi lần đẻ 3 – 6 con. Tuổi thọ trung bình của nhím là 3,5 năm, nhưng 90% nhím con không sống được quá 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu kỹ thuật nuôi nhím tốt, tuổi thọ có thể dài hơn. Nếu không có thức ăn chuyên dụng, bạn có thể tận dụng thức ăn của chó mèo.

Hướng dẫn cho nhím cảnh ăn đúng cách

Nhím cảnh được bán tại các cửa hàng đa phần được 4 – 7 tháng tuổi. Trong kỹ thuật nuôi nhím đúng chuẩn, mỗi ngày cho nhím cảnh ăn 2 – 3 lần, không cho ăn quá nhiều. Từ 7 tháng tuổi trở lên, chỉ cần cho ăn 1 lần mỗi ngày là đủ. Nên cho nhím cảnh ăn vào buổi tối, vì lúc này mới là thời gian hoạt động của chúng.

Nhím cảnh rất nhát gan và sợ ánh nắng, nếu cho ăn vào ban ngày, chúng sẽ ăn rất ít hoặc thậm chí không ăn. Những sản phẩm bơ sữa nên hạn chế cho ăn rải rác hoặc là không cho ăn. Không nên cho nhím ăn thức ăn của người.

Không cho nhím ăn thịt sống để tránh bệnh đường ruột. Thịt hoặc trứng cần nấu chín và phối hợp với rau củ quả. Dế mèn, sâu bột, châu chấu, giun là những loại thức ăn có dinh dưỡng cao. Phù hợp với hệ tiêu hóa của nhím.

Cách huấn luyện nhím cảnh nghe lời?

Dạy nhím cảnh nhớ tên của mình

Đầu tiên bạn hãy dạy cho nhím cảnh nhận biết tên của nó. Bằng cách gọi tên nó trước khi cho ăn. Sau vài ngày, nó sẽ biết rằng tên gọi đó có nghĩa là thức ăn. Tự nhiên nó sẽ chạy đến sau khi nghe thấy tiếng gọi.

Một khi nhím cảnh đã biết tên nó, sau này nếu nó đi lạc bạn cũng có thể tìm được nó. Nhím cũng biết quấn người như chó mèo, chúng sẽ trở nên rất dễ thương nếu đã quen với chủ. Thời gian huấn luyện dài hay ngắn tùy thuộc vào tính cách của từng con.

Nên huấn luyện nó ở một nơi yên tĩnh, tốt nhất là nơi nó cảm thấy thoải mái nhất. Bạn có thể dùng một cái hòm gỗ, rộng khoảng 80cm làm chuồng nhím. Bên trong lót cỏ khô, lá khô, rơm hoặc mùn cưa. Có đủ đồ chơi, vừa giúp chúng thư giãn vừa thuận tiện cho việc huấn luyện.

Thức ăn dùng để huấn luyện nhím cảnh

Khi mua nhím cảnh, bạn có thể hỏi qua về kỹ thuật nuôi nhím cảnh của cửa hàng, sau đó mua thêm một túi sâu bột. Khi huấn luyện nhím, mỗi lần chúng làm tốt hãy thưởng một con sâu. Theo các bác sĩ thú y và những người nuôi nhím lâu năm, việc thưởng thức ăn có tác dụng khích lệ, giúp chúng hình thành phản xạ nhanh hơn.

Bên cạnh sâu bột, bạn có thể cho nhím ăn một chút thịt nấu chín, rau xanh, ốc sên, giun. Những loại thức ăn này không nên cho ăn quá nhiều. Trước khi cho ăn phải rửa sạch, tiệt trùng. Nhím cảnh rất dễ bị tiêu chảy nếu cho ăn quá nhiều rau quả mọng nước.

Ngoài ra, huấn luyện nhím cảnh nghe lời ở trong nhà có thể tự phối hợp thức ăn. Phối hợp nuôi dưỡng các loại thức ăn theo tỷ lệ như các loại thịt, lương thực, phụ phẩm và rau.. Nên huấn luyện nhím vào lúc trời gần tối. Sau đó mới cho nhím ăn thức ăn tốt nhất. Như vậy cũng sẽ huấn luyện được nhanh hơn.

Những điều cần chú ý khi huấn luyện nhím cảnh

Trong tất cá các kỹ thuật nuôi nhím cảnh với thái độ kiên nhẫn. Thực ra rất nhiều lúc chúng sẽ không tự nguyện làm theo sự sắp đặt của bạn. Vì vậy thái độ của bạn càng phải tốt hơn. Kết hợp giữa chơi đùa và huấn luyện. Hơn nữa phải kiên nhẫn, đã làm sai rồi thì cũng đừng trách phạt quá. Lỡ như nhím ghét huấn luyện thì sau này huấn luyện nữa sẽ chỉ làm nhiều công ít.

Nắm chắc cơ hội huấn luyện nhím.  Thời cơ tốt nhất để huấn luyện nhím à trước khi chúng ăn gì đó. Thức ăn cho nhím có sức hấp dẫn khá lớn. Lúc này chúng tương đối nghe lời. Và so với những khoảng thời gian khác thì dễ huấn luyện hơn.

Kiểm soát thời gian huấn luyện nhím cảnh

Trong kỹ thuật nuôi nhím được chia sẻ khi huấn luyện cần chú ý khống chế thời gian tập luyện. Bởi vì thời gian tập trung của nhím không dài. Mỗi lần nên khống chế trong khoảng 10 phút. Nhưng một ngày có thể huấn luyện nhiều lần. Mỗi lần một động tác, nhím rất khó học được nhiều động tác trong một lần. Tóm lại thất bại, mất tự tin không tự nguyện học thì không được rồi.

Xem thêm :  Ngó dâu tây là gì – nhân giống dâu tây bằng cách tách ngó

Việc huấn luyện đòi hỏi sự kiên trì nhất định, kết hợp vừa học vừa chơi. Nhím cảnh không thông minh như chó mèo, chúng cần nhiều thời gian hơn để quen với các khẩu lệnh. Ngay cả khi làm sai, bạn không nên phạt nặng làm nó sợ hãi. Về sau huấn luyện càng khó hơn. Thời gian huấn luyện chỉ nên kéo dài khoảng 10 phút, mỗi ngày tập cho nó vài lần.

Nhận biết các bệnh của nhím kiểng thường gặp

Dấu hiệu nhận biết nhím cảnh bị bệnh

  • Nhím bỏ ăn, ít hoạt động và chậm chạp, thường nằm một chỗ.
  • Ánh mắt lờ đờ hoặc hơi khép, đôi khi bị lồi ra. Mắt hoặc tai có dịch nhầy.
  • Thường xuyên chảy nước mũi, hắt hơi hoặc mũi sưng to và chảy máu.
  • Nhím gãi nhiều, có chỗ bị tụ máu, trên người có nhiều vảy da chết.
  • Trên người nhím xuất hiện vết thương, phù thũng, hoặc rụng lông.
  • Có vết sưng, u, xung quanh bộ phận sinh dục có vết lở loét, hoại tử hoặc dấu vết lạ.
  • Phân nhão hoặc lỏng, nước tiểu đục.
  • Thường xuyên chảy nước miếng, miệng hôi, răng cáu bẩn. Bên trong má có mụn nước, khoang miệng lở loét, chảy máu.
  • Lưỡi sưng, nhím bỏ ăn, có ăn cũng không nuốt được.
  • Nhím khó thở, hay thở dốc, ho khan.
  • Không ngừng cắn đồ vật xung quanh, dáng đi xiêu vẹo, không cân bằng, có dấu hiệu tê liệt cơ và chân.

Hướng dẫn điều trị bệnh cho nhím cảnh

Trị bệnh ngoài da khi nuôi nhím cảnh

  • Da khô: có thể do kí sinh trùng hoặc bệnh ngoài da, hoặc do chế độ ăn, thời tiết gây ra. Có thể trị da khô bằng cách bôi một ít kem vitamin E, khi tắm pha thêm dầu oliu.
  • Ve, rận, kí sinh trùng gây hại: rất nguy hiểm với nhím cảnh. Nhím có thể xuất hiện vết đỏ trên da, mắt mù, nhiễm trùng tai, thậm chí là chết. Bạn có thể sử dụng các loại sữa tắm trị rận, hoặc đưa chúng tới gặp bác sĩ thú y để trị tận gốc. Đồng thời tiêu độc sát trùng toàn bộ lồng và đồ dùng cho nhím.
  • Rụng lông: có rất nhiều nguyên nhân khiến nhím bị rụng lông. Có thể do ve rận, bệnh ngoài da hoặc nhím thay lông. Thông thường nhím bắt đầu thay lông khi được 8 tuần tuổi. Nếu trên da không có vết thương, bạn cũng không cần quá lo lắng.

Trị bệnh đường ruột khi nuôi nhím cảnh

  • Táo bón: chữa trị bằng cách cho nhím ngâm nước ấm, nhiệt độ của nước sẽ giúp chúng thoải mái hơn. Cho nhím cảnh ăn một chút bí đỏ sống hoặc nấu chín. Bí đỏ có tác dụng nhuận tràng rất tốt.
  • Phân nhím màu xanh: do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là do chế độ ăn, nước uống, nơi ở… Đây không phải vấn đề quá nghiêm trọng. Nhưng nếu phân nhão hoặc lỏng, nhím bỏ ăn, tốt nhất bạn nên đưa nó tới ngay các cơ sở thú y.

Trị bệnh tai mũi họng cho nhím cảnh

  • Tai rách/hoại tử: nguyên nhân chính là do kí sinh trùng, vi khuẩn hoặc nấm. Bạn có thể bôi kem vitamin E, dầu dừa. Nếu các biện pháp này không hiệu quả bạn cần đưa chúng đến bệnh viện. Một số loại thuốc cần có hướng dẫn của bác sĩ thú y mới có hiệu quả tốt nhất.
  • Tai có dịch nhầy: có thể do nhiễm trùng, viêm tai hoặc kí sinh trùng. Với kỹ thuật nuôi nhím còn non, không nên tự chữa ở nhà. Hãy đưa thú cưng tới gặp bác sĩ thú y để được điều trị đúng cách.
  • Mắt có gỉ, dính bết, chảy nước: là triệu chứng nhím cảnh bị nhiễm trùng mắt hoặc bị thương. Bạn có thể tìm mua thuốc nhỏ mắt cho thú cảnh nhỏ tại các cửa hàng thú cưng. Đồng thời vệ sinh toàn bộ chuồng nuôi và đồ dùng cho nhím.

Cách chữa nhím kiểng bị tiêu chảy do viêm đường ruột

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân của bệnh là do thức ăn của nhím bị ôi thiu, mốc hỏng khi để ngoài trời quá lâu. Bảo quản sai cách cũng có thể khiến thức ăn bị biến chất. Khi nhím ăn phải thức ăn này, chúng rất dễ mắc bệnh.

Ngoài ra thực phẩm dư thừa quá lâu có thể phát sinh một số vi khuẩn và nấm. Các loại vi khuẩn và nấm khi đi vào đường ruột sẽ làm rối loạn hệ vi sinh. Gây chứng chướng bụng, giãn dạ dày, sốt cao và viêm ruột non.

Biểu hiện của bệnh là nhím ăn ít dần, phân có kèm dịch nhầy màu trong suốt. Khi bệnh nặng hơn, chúng sẽ bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới bỏ ăn. Khi đi ngoài phân rất tanh và nát vụn. Nhím bị mất nước, sút cân, ít hoạt động và sẽ chết sau vài ngày.

Cách trị bệnh viêm ruột ở nhím cảnh

Đầu tiên là chuyển nhím sang một chiếc lồng khác. Sau đó tiến hành khử trùng toàn bộ đồ dùng, lồng nuôi nhím. Đặc biệt phải thay mới lót chuồng, cát vệ sinh và cát tắm để tránh mầm bệnh còn sót lại. Các loại thuốc có thể sử dụng để trị bệnh hiện nay gồm Oxytetracyclin, Gentamicin. Liều dùng = 1/8 liều cho trẻ em.

Ngâm thức ăn hạt khô vào nước, nghiền nhỏ thuốc và trộn với thức ăn. Mỗi ngày cho ăn cho nhím ăn 4 bữa, điều chỉnh tùy theo sức ăn của nhím. Nếu bệnh quá nặng, nhím không thể tự ăn cơm. Bạn có thể tiêm thuốc cho chúng. Nên đưa chúng tới gặp bác sĩ thú y nếu bạn không có chuyên môn.

Cách phòng bệnh

Để phòng bệnh đường ruột, bạn cần giữ chuồng nuôi và các đồ dùng của chúng luôn sạch sẽ. Nếu bạn đã nuôi nhím cảnh và muốn mua thêm một con nữa, hãy đảm bảo con mới mua không mang theo mầm bệnh.

Xem thêm :  Cách làm cá kho tộ ngon nhất, dễ nấu nhất

Thức ăn để nuôi nhím cảnh phải luôn sạch sẽ, không lẫn tạp chất, thuốc trừ sâu, chất độc. Đối với côn trùng và động vật nhỏ, bạn nên mua côn trùng đóng gói sẵn. Không nên bắt sâu, giun sống cho nhím ăn. Chúng rất dễ mang theo những vi khuẩn có hại cho thú cưng của bạn.

Một số bệnh khác của nhím cảnh

  • Lắc lư khi di chuyển: khi sờ lên người thấy lạnh, không có phản ứng khi bị động chạm. Đây là biểu hiện nhím bị hạ thân nhiệt. Bạn có thể bọc nó trong một chiếc khăn khô và ấm, hoặc ôm nó trong người. Hiện tượng này thường xảy ra vào mùa đông.
  • Béo phì: nếu thấy dưới nách có vết ố vàng, nghĩa là con nhím của bạn đang thừa cân. Khi mỡ tích tụ quá nhiều ở gan sẽ gây viêm gan, máu nhiễm mỡ. Để phòng bệnh này, bạn nên giảm bớt thức ăn nhiều chất béo, cho nhím vận động thường xuyên bằng các loại đồ chơi.
  • Chân chảy máu: đầu tiên hãy kiểm tra chân nhím có bị gãy móng hoặc vết rách hay không. Nhím có thể bị thương do gai đâm. Lúc này bạn cần băng bó và tiêu độc cho chúng. Có thể dùng bột cầm máu chuyên dụng cho thú cưng nếu máu chảy quá nhiều.

Trên đây là một số lưu ý khi tập cho nhím làm quen với ngôi nhà mới và kỹ thuật nuôi nhím cảnh ngay tại nhà. Chúc các bạn sẽ áp dụng thành công!

5/5 – (5 bình chọn)


Thăm mô hình nuôi nhím làm giàu || Lão nông chia sẻ kinh nghiệm & kỹ thuật nuôi nhím cho bà con


Thăm mô hình nuôi nhím làm giàu || Lão nông chia sẻ kinh nghiệm \u0026 kỹ thuật nuôi nhím cho bà con
Nhím là động vật hoang dã, sống trong rừng, ở hang, thường ngủ ngày, ăn đêm, trong đàn chỉ có một con đực trưởng thành. Nhím đực rất galăng và hào hiệp như tấn công đối phương để bảo vệ đàn, không cho bất cứ nhím đực nào xâm phạm lãnh thổ và đàn cái do nó kiểm soát.
Nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, dưới háng có hai dịch hoàn và nhô ra phía trước bụng, cách lỗ hậu môn khoảng 45cm. Nhím đực tính tình hung dữ hơn, hay sừng lông, đạp chân phành phạch, vừa cắn vừa đánh lông tấn công đối phương…
Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân hình quả trám, đuôi ngắn và mập hơn con đực, dưới bụng lộ rõ 6 vú ở hai bên, dưới háng có lỗ sinh dục cái, cách lỗ hậu môn khoảng 3cm. Nhím cái tính tình hiền lành hơn, chỉ hung dữ lúc đẻ…
Nhím rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao, yêu cầu về chăm sóc nuôi dưỡng rất đơn giản:
Chuồng nuôi: Chuồng nuôi nên làm nửa sáng, nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Nền và sân chuồng, nên tráng bằng bê tông dày 810cm, nghiêng khoảng 34% để nhím không đào hang chui ra ngoài, dễ thoát nước… Xung quanh rào bằng lưới B40, cao trên 1,5m. Nhím thích ở hang nhưng không nên làm hang ngầm dưới đất, ta có thể làm hang giả cho nhím bằng tole uốn cong hoặc bằng ống cống phi 5060cm, để nổi trên nền chuồng, dễ vệ sinh, sát trùng…Máng uống vừa phải, rộng 2025cm, cao 2025cm, để nhím không ỉa đái vào và xây ở ngoài sân nhằm nước vung vãi làm dơ bẩn, ẩm ướt nền chuồng. Trong chuồng nên để vài khúc gỗ, sắt hoặc đá liếm để cho nhím mài răng và không cắn phá chuồng. Chuồng nhím không cần rộng lắm bình quân 1m2/con. Trên sân thượng cũng có thể nuôi tốt.
Thức ăn: Thức ăn của nhím rất phong phú và đa dạng, bao gồm tất cả các loại rễ cây, mầm cây, rau, củ, quả ngọt bùi đắng chát…
Phòng bệnh: Nhím ít bị dịch bệnh, nhưng cũng có mắc một số bệnh thông thường
– Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 12 lần.
– Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không đầy đủ như ngoài thiên nhiên nên nhím có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ rau, rễ dừa… Để phòng bệnh tiêu chảy, ta nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím, không nên cho nhím ăn các loại thức ăn ẩm mốc, hôi thối, bẩn thỉu…
============================
Cảm ơn các bạn đã ủng hộ và đón xem video của LamNongTV
Nhấn like và Subcribe để theo dõi Clip mới nhất của LamNongTV nhé:
♫ Subscribe : https://www.youtube.com/channel/UC7fviECW0bRPcbvdaAwnmA?sub_confirmation=1
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN XIN LIÊN HỆ: 039.878.89.89.
Fanpage: https://www.facebook.com/LamNongTV .
Zalo: 039.878.89.89
BẢN QUYỀN VIDEO THUỘC VIÊN NGHIÊN CỨU SINH HỌC ỨNG DỤNG.
Số điện thoại liên hệ: 0886 550 986
Zalo: 0886 550 986
Fanpage: https://www.facebook.com/VBiovn .
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội

lamnongtv làmnôngcùngchuyêngia làmnôngtv

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button