Kỹ Năng Sống

Một cõi ði về ( thơ phật giáo về cái chết, thơ văn (trang số 2)

Bạn đang xem: Một cõi ði về ( thơ phật giáo về cái chết, thơ văn (trang số 2) Tại Website chongthamvietnam.vn

“Cái chết không nấn ná để chờ xem những gì ta đã làm và những gì ta sẽ còn phải làm”Tịch Thiên (Shantideva)

**

Tháng 10 năm 2010 vừa qua, nhà xuất bản Nil vừa phát hành một quyển sáchrất công phu dầy hơn 400 trang của nhà sư người Pháp, Matthieu Ricard, góp nhặtnhững đoạn hay nhất trong kinh sách Tây tạng mà ông có dịp chuyển ngữ từ vài chụcnăm nay. Dưới đây là bản dịch một chương ngắn liên quan đến vô thường và cái chết.Sách mang tựa đề là “Những con đườngtâm linh, tuyển tập nhỏ về những đoản văn xuất sắc nhất của kinh sách Tây tạng”(Chemin spirituels, Petite anthologie desplus beaux textes tibétains).

Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên.Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt quakẻ hở của bàn tay. Chẳng có gì đáng buồn hơn khi thấy đôi bàn tay trắng vào cuốiđời mình. Hãy ý thức sự quý báu của từng giây phút trong cuộc sống. Nên sử dụngnhững giây phút ấy một cách hữu hiệu hầu mang lại sự tốt lành cho ta và cho ngườikhác. Trước hết phải xóa bỏ mọi ảo giác khiến ta tin rằng “còn cả một cuộcđời trước mặt”. Sự sống của ta trôi đi như một giấc mơ, một lúc nào đó nósẽ dừng lại mà ta không hề hay biết. Không nên nấn ná hãy sử dụng những giâyphút còn lại một cách thiết thật nhất để khỏi hối hận khi lìa đời. Tu tập đểphát huy những phẩm tính nội tâm không bao giờ là một việc quá sớm.

Bạn đang xem: Thơ phật giáo về cái chết

Bảnchất phù du của mọi hiện tượng được thể hiện dưới hai dạng khác nhau : thứ nhấtlà vô thường thô thiển – chẳng hạn như mùa màng đổi thay, núi non sụp lở, thânxác già nua, xúc cảm trồi sụt – thứ hai là vô thường tinh tế, phát hiện trong từngđơn vị nhỏ bé nhất của thời gian. Trong từng khoảnh khắc cực vi tất cả những gìdù bề ngoài có vẻ bền vững thì thực ra cũng đều không tránh khỏi sự đổi thay.Phật giáo xem thể dạng vô thường tinh tế tương tợ như một giấc mơ, một ảo ảnh,một dòng lưu chuyển vô tận không thể nắm bắt được.

Người tu tập phải thường xuyên ghi nhớ trong tâm trí mình ý nghĩ về cáichết, tuy nhiên không phải vì thế mà người ấy phải buồn khổ và u sầu, trái lại ýnghĩ ấy luôn nhắc nhở họ không nên phí phạm những giây phút trong cuộc sống nàymà hãy sử dụng chúng để biến cải nội tâm mình, đúng như những gì mà mình mong ước.Ta thường có xu hướng tự nhủ : “Tôi phải thanh toán cho xong các công việcđang chờ đợi và hoàn tất các dự án dở dang, sau đó mới mở mắt ra được để lo đếnđời sống tâm linh.” Tuy nhiên đấy chỉ là một cách nguy hại nhất để tự đánhlừa mình cái chết là một chuyện hiển nhiên, chỉ có điều là ta không thể biếttrước nó sẽ đến lúc nào và trong bối cảnh nào. Trong cuộc sống thường nhật, dùtrong cảnh huống nào chẳng hạn như đang đi, đang ăn hay đang ngủ… tất cả đềucó thể bất thần biến thành nguyên nhân đưa đến cái chết. Đấy là những gì mà ngườitu tập chân chính phải luôn ghi nhớ. Ở Tây tạng, các nhà tu ẩn dật khi nhóm bếplúc tinh sương đều tự nhắc nhở lấy mình là biết đâu sáng mai mình sẽ không còn ngồiđây để nhóm thêm một bếp lửa mới. Sau mỗi hơi thở ra họ đều nghĩ rằng mình vẫn cònmay mắn để hít vào một hơi thở mới. Ý nghĩ về cái chết và vô thường là động cơkhích lệ họ chú tâm hơn vào việc tu tập hằng ngày.

Xem thêm :  Stt vợ chồng hạnh phúc

LONG THỤ (NAGARJUNA – Thế kỷ thứ I) (1) Ngọn gió của muôn ngàn khổ đau thổi tạt Lên cuộc sống mong manh như bọt nước này.Kỳ diệu thay, sau một giấc ngủ dài,Ta thức dậy trong khoan khoái để được hít vào và lại thở ra.LIÊN HOA SINH (PADMASAMBHAVA, thế kỷ VIII – IX) (2) Như một dòng thác đổ vào biển khơi,Như mặt trời, mặt trăng lặn xuống sau những rặng núi xa,Ngày và đêm, giờ và phút, tất cả qua mau,Cuộc sống con người trôi đi không kéo lại được.

Xem thêm: Nơi Bán Nhân Tướng Học Trung Hoa Giá Rẻ Nhất Tháng 05/2021, Co 2 Bai Viet Ve Nhan Tuong Hoc Trung Hoa Pdf

LONG THỤ (NAGARJUNA – Thế kỷ thứ I) (1)

DILGO KHYENTSÉ RINPOCHÉ (1910 1991) (3)

Như lượng dầu trong chiếcđèn luôn vơi dần, mọi sự trên thế gian mỗi lúc một gần hơn với hồi chung cuộc.Thật vô cùng ngây thơ khi nghĩ rằng có thể hoàn tất các công việc dở dang và sauđó sẽ dành quãng đời còn lại của mình để tu tập Đạo Pháp. Có chắc là ta còn sốngđến lúc ấy hay không ? Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào không phân biệt là giàtrẻ lớn bé ! Dù đang làm gì thì ta cũng nên nhớ là mình sẽ chết và luôn tự nhắcnhở mình về điều này trên Đường tu tập Một kẻ tội phạm bị truy nã không cómột giây phút nào được yên tâm; lúc nào y cũng lo sợ, phải nghĩ ra trăm ngàn kếđể trốn tránh sự trừng phạt. Chắc chắn ta sẽ không thấy người ấy mải mê phác họasơ đồ để thiết kế một căn nhà mới cho mình. Làm thế nào ta có thể lơ là khi cáichết đang rình rập trong từng giây phút ? Vậy chỉ còn cách tu tập Đạo Pháp ngaytừ giờ phút này, hầu giúp ta biến cái chết thành một người bạn.

Tất cả mọi thứ đều có hạnkỳ. Người nông dân hiểu rõ điều này, họ canh chừng để biết lúc nào cần phải cày,phải gieo hay phải gặt, họ chuẩn bị mọi thứ khi cần đến. Trong lúc ta đang hội đủmọi điều kiện thuận lợi và gặp được một vị thầy chân chính chỉ dạy, chẳng lẽ talại bỏ hoang cánh đồng giải thoát của mình ?

Các kiếp sống tương laiđang chờ đợi ta một con đường thật dài cái chết chỉ là một ngưỡng cửa phải bướcqua. Ta sẽ bước một mình qua cái ngưỡng cửa ấy, họa may sự tu tập và lòng tin tưởngnơi vị thầy của mình là những gì duy nhất có thể giúp ta trước ngưỡng cửa đó.Cha mẹ, bạn hữu, uy quyền, của cải và những gì ta thường coi trọng đều phải bỏlại.

Nếu cứ để cho công việclặt vặt làm mất hết thì giờ đến khi hấp hối ta sẽ hối tiếc và sợ hãi sẽ xâm chiếmlấy mình, tương tợ như một tên trộm bị nhốt vào ngục và tự hỏi số phận mình sẽra sao. Mật-lặc-nhật-ba (Milarépa) có nói với người thợ săn Gonpo Dordjé như thếnày : “Hãy đặt lòng tôn kính vững chắc vào Thầy mình và Tam Bảo dù cho phảimất tất cả, nhưng ngươi sẽ sống và sẽ chết trong an bình và lòng tràn ngập hânhoan”.

LIÊN HOA SINH (PADMASAMBHAVA, thếkỷ thứ VIII – IX) (4)

Sự sống trôi nhanh như những đám mây mùa thu ;Cha mẹ, bạn bè như những người đứng nhìn hàng hóa trong một ngày họp chợ ;Thần chết đang lén lút rình rập như chiếc bóng xế buổi hoàng hôn.Thế giới bên kia như một con cá trong suốt đang bơi trong dòng nước đục; Thế giới như một giấc mơ hiện đến trong giấc ngủ tối qua ;Thú vui giác cảm thì cũng như một ngày lễ hội phù du ;Sinh hoạt thường nhật không khác những gợn sóng vô tích sự, Đang xô đẩy nhau trên mặt nước.

Xem thêm :  Các bài suy niệm chúa nhật 8 thường niên năm c

DILGO KHYENTSÉ RINPOCHÉ (1910 -1991) (5)

Xuân đến các hạt giốngnẩy mầm. Hè sang các cây non vươn lên, trổ lá và đơm hoa. Sang thu hoa mầu chínrộ, mùa gặt hái bắt đầu. Đông về lại xới đất để chờ xuân năm sau. Từng thángcon trăng lên cao và khuất đi, từng ngày mặt trời mọc rồi lại lặn mất, tất cảbiến đổi không ngừng. Chiều tối, rộn rã tiếng ca và điệu nhảy của hàng nghìnquan khách ; hừng đông, hoang vắng và yên lặng. Sau những phút ngắn ngủi của mộtđêm lễ hội, những kẻ trác táng đến gần hơn một chút với giây phút lâm chung..

Xem thêm: Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Trung Quốc Ảnh Hưởng Đến Việt Nam Như Thế Nào?

SHECHEN GYALTSAP (1871 – 1926)(6)

Giữa những đám mây ảo giác và phù du,Lấp lóe một tia chớp của sự sống này. Bạn có tin rằng mình còn sống đến ngày mai ?Hãy tu tập Đạo Pháp ngay trong lúc này đi !

GOUNTHANG TENPAI DRÖNMÉ (1762 – 1823) (7)

Trong dòng nước xanh biếc đang nhảy múa,Giữa tiếng rì rào bất tận của những làn sóng vỗ,Vang lên tiếng kêu cứu của một người con gái.Đến khi nào nàng sẽ bị đông cứng trong băng giá của mùa đông ? Những cánh đồng lấp lánh đầy hoa, vang lên tiếng ong rộn rã,Chẳng mấy chốc sẽ tê buốt trong băng giá của buổi sáng mùa thu,Để rồi trở thành hoang vắng như những bóng ma,Rên siết và lo sợ trước những cơn mưa đá dập dồn. Hai con chuột, một trắng một đen – ngày và đêm -Luân phiên gặm nhấm những cọng rơm của sự hiện hữu này. Trong mỗi khoảnh khắc ta bước thêm từng bước,Để đến gần hơn với kẻ thù là cái chết.Kìa một cụ già đang khóc đứa con ra đi,Thân cụ run lên và còng xuống.Mái tóc bạc phơ xoắn lại như một chiếc vỏ sò.Nào có ai bảo những người già đi trước ?

TENNYI LINGPA (1480 – 1535) (8)

 

Suy tư về Vôthường

Hãy tưởng tượng bỗng thấymình trơ trọi trong một nơi xa lạ, chẳng biết từ đâu đến và cũng chẳng biết mìnhphải đi đâu. Ta lạc vào một thung lũng thật buồn thảm hướng về phương bắc, mặtđất đen xì rải rác những di tích đổ nát màu gạch đỏ, không một bóng người, từ xavọng lại tiếng ầm ầm của thác đổ từ các vách đá của những ngọn núi âm u. Các tảngđá sụp lở lăn xuống phá vỡ cả triền núi cao, gió rít trong cỏ dại, một đàn ác thúđang tranh nhau cấu xé một xác chết. Tiếng sủa ăng ẳng của chó rừng hòa lẫn vớitiếc oang oác của lũ quạ và tiếng kêu than của loài chim cú. Đỉnh núi giống nhưnhững lưỡi nhọn đâm thủng cả bầu trời , gió hú, mặt trời lặn xuống sau rặng núi,bóng tối dầy đặc tỏa rộng khắp nơi.

Lạc lõng, không bạn đồnghành, tôi chẳng biết mình đang ở đâu và phải đi về đâu. Vô cùng thất vọng tôichỉ biết than vãn một mình : “Thật thảm thương, tôi đang ở đâu thế này ? Concái tôi đâu rồi ? Cha mẹ tôi ? Của cải tôi ? Xứ sở tôi ? Thật vô cùng kinh hoàng!”

Tôi hoang mang muốn bướcđi, nhưng vừa nhấc chân lên đã vấp té và ngã lăn xuống một vực sâu. Đang khi rơitôi bỗng nắm được một bụi cỏ mọc trên một ghềnh đá cheo leo. Tôi nắm chặt chùm cỏ,tuyệt vọng và lơ lửng trong không trung. Nhìn xuống, hun hút không thấy đáy vựcđâu cả, nhìn lên vách đá phẳng lì như một tấm gương vút lên tận trời xanh. Giórít bên tai. Bỗng nhiên phía bên phải của bụi cỏ từ một kẻ hở trong phiến đá cómột con chuột trắng chui ra cắn một cọng cỏ và tha vào hang. Bên trái bụi cỏ lạixuất hiện một con chuột đen cắn một cọng cỏ và tha vào một hang khác. Cả haicon thay nhau cắn từng cọng cỏ mang đi, bụi cỏ thưa dần, (hai con chuột một trắng và một đen tượngtrưng cho ngày và đêm đang làm cho cuộc sống của ta ngắn lại).

Xem thêm :  100 câu thành ngữ tiếng anh (idioms) thông dụng trong tiếng anh

Không có cách nào đuổi hai con chuột, tôi kinh hoàng nghĩ đến cái chết gầnkề : “Thế là giây phút cuối cùng đã đến”. Chung quanh chẳng có bóng dángmột ai cho tôi cầu cứu. “Trước đây tôi không hề nghĩ đến tôi sẽ chết và khônghề chú tâm vào việc tu tập Đạo Pháp. Tôi không nghĩ phải giáp mặt với cái chếtsớm như vậy, thế nhưng nó lại đang hiện diện trước mặt. Tôi sẽ không còn nhìnthấy các con tôi, bạn hữu tôi, của cải và quê hương tôi. Trước đây tôi chỉ biếtgom góp của cải và không hề quan tâm đến những gì tốt đẹp hơn, để rồi giờ đây tôiphải bỏ lại tất cả để đơn độc lạc vào một nơi mà tôi không biết đấy là đâu. Thậtkinh hoàng ! Làm thế nào để thoát khỏi số phận thảm thương này ? Còn có một chútmay mắn nào giúp tôi ra thoát hay chăng ?”

Bỗng nhiên Thầy tôi hiệnra trên bầu trời, mang sáu món trang sức bằng xương, ngồi trên tòa sen cạnh mộtvầng trăng, đang lắc chuông và đánh vào một cái trống nhỏ (đấy là các biểu tượng mà người Thầy muốn gợilại cho người đệ tử : hoa sen tượng trưng cho cuộc sống thế tục nhưng vẫn giữđược sự thanh cao, mặt trăng tượng trưng cho lòng từ bi, sáu món trang sức bằngxương tượng trưng cho sáu phẩm hạnh siêu nhiên, chuông nhỏ tượng trưng cho trítuệ, cái trống tượng trưng cho Đại Phúc hạnh). Thầy tôi múa một cáchthật oai nghi trong không trung và nói với tôi :

“Bất hạnh thay ! Hiệntượng vô thường đang làm con biến mất. Mùa màng trôi nhanh, tất cả mọi người dùbạn hay thù đều già nua và phải chết. Tuổi trẻ cũng tàn phế theo từng tháng, từngngày. Không có cách nào để đẩy xa cái chết, tuy nhiên nếu con nghĩ rằng còn cóthể ra thoát thì hãy nhìn vào cảnh huống của con trong lúc này và tức khắc khôngđược chậm trễ hãy chú tâm nghe thầy dặn bảo với tất cả sự tôn kính.”


Suy Ngẫm Về Cái Chết (KT43) – ThầyThích Phước Tiến thuyết pháp hay


⏩ Đăng ký kênh ngay: http://popsww.com/PhatPhapUngDung
Thích Phước Tiến Thuyết Pháp Suy Ngẫm Về Cái Chết (KT43)
Thầy Thích Phước Tiến thuyết Pháp tại Tu Viện Tường Vân. Đời người vô thường, cái cuối cùng đem theo được của cuộc đời chỉ là đám tro tàng, ai sinh ra rồi cũng phải chết đi.
Cái quan trọng là làm sao khi còn sống hãy sống cho đẹp một kiếp người, không sân si, không tham lam, không mù quáng
Đại Đức Thích Phước Tiến thuyết pháp cho quý phật tử suy ngẫm về cái chết, chết là sự bắt đầu cho cuộc đời mới.
Hãy cùng lắng nghe và chia sẻ các bài thuyết pháp Thích Phước Tiến.

Tổng hợp các bài thuyết pháp của Thầy Thích Phước Tiến:
https://www.youtube.com/c/phatphapungdungppud?sub_confirmation=1
► Website:
http://phatphapungdung.com/
http://tuvientuongvan.com.vn/
► Facebook:
https://www.facebook.com/thichphuoctienfanpage
► Google+:
http://google.com/+thichphuoctienppud
► Twitter:
https://twitter.com/ThichPhuocTien
► Blog Phật Giáo:
http://blogphatgiao.com/

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button