Kỹ Năng Sống

Nhà thơ phạm tiến duật, đấy là một con đường!

Bạn đang xem: Nhà thơ phạm tiến duật, đấy là một con đường! Tại Website chongthamvietnam.vn

Hôm nay, tại Hội nhà văn Việt Nam sẽ làm ngày giỗ 10 năm cho thi sĩ Phạm Tiến Duật.

Phạm Tiến Duật sinh ra trong một Việt Nam chiến tranh và đói khổ như con nai lơ ngơ đạp bước trên con đường đầy lá vàng Thu. Cái sự lơ ngơ trong sáng ấy giúp ông làm thơ đẹp và trong sáng như con tằm nhả tơ rút ruột, tạo cho ông một vị thế lớn, bất tử trên thi dàn, song cũng tạo cho ông một đời sống nhiều hệ lụy thương cảm, cả đời thường và tình trường. Có lẽ vì thế khuôn mặt ông luôn gầy gò và đăm chiêu chăng?

Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhà thơ Phạm Tiến Duật, VOV.VN xin đăng lại bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Thọ viết sau khi nhà thơ Phạm Tiến Duật vừa mất:

Những năm chiến tranh, nhằm cắt đứt sự tiếp viện cho chiến trường miền Nam, giặc Mỹ điên cuồng đánh phá đường mòn Hồ Chí Minh. Hàng vạn tấn bom, mìn, napan và chất độc phát quang đã đổ xuống nơi này.

Máy bay trinh sát Utiti, OV.10, L.19 thường trực trên trời, quần đảo suốt ngày, theo dõi, chỉ điểm, bắn đạn khói. Pháo đài bay B.52, từng tốp ba chiếc, vạch những dải khói trắng chằng chéo ngang trời, làm mưa bom tàn phá mọi sinh vật, phát quang những cánh rừng đại ngàn.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật thời trẻ. (Ảnh tư liệu)

Và, suốt đêm, C.130 quần thảo dai dẳng trên đầu, thả pháo dù, xăm đạn cối, đuổi theo bất cứ vật nào phát ra hồng ngoại tuyến, chuyển động trên mặt đất. 

Dọc đường vận chuyển Trường Sơn năm tháng ấy, hàng vạn cây số vuông, đất đá, núi non, rừng cây biến thành tro bụi. Máu của bao nhiêu chiến sĩ đã đổ xuống con đường… 

Trong tình huống như vậy, giữa Trường Sơn cất lên một giọng thơ, một gương mặt thi ca không lẫn vào ai. Cuộc thi thơ trên Tuần báo Văn nghệ năm 1969 trao giải nhất thơ, rất xứng đáng cho anh – nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Ngay lập tức, hàng vạn người lính trên mặt trận đọc và yêu thơ anh; bởi bấy giờ, chúng tôi, những người lính trực tiếp đối đầu với kẻ thù, cảm thấy, đó không chỉ là thơ, đó là tiếng nói của chính chúng tôi, của nơi mặt trận, của một Con đường không bao giờ được đứt, con đường tiếp máu cho cuộc chiến giành độc lập tự do của một dân tộc với đối thủ có vũ khí, bom đạn mạnh hơn chúng tôi nhiều lần. 

Tiếng nói người trong cuộc

Trước và sau Phạm Tiến Duật, không ít nhà thơ, nhà văn đã cùng những người lính ra mặt trận, nhưng đa phần thơ của họ mấy ai đầy dấu ấn Trường Sơn và tạo nên hình ảnh người lính đậm đặc như thơ anh. Hiếm hoi lắm, có một Nguyễn Đình Thi với Lá đỏ, Tố Hữu có Nước non ngàn dặm.

Đó là những thi phẩm rất hay, ít nhiều chia sẻ với người lính Trường Sơn, nhưng vẫn là cái nhìn, cảm xúc của người quan sát, của một thi sĩ đi qua, thoáng nhận ra Trường Sơn, dầu cái nhìn ấy chi tiết, sinh động như Tố Hữu: Mấy chàng lính trẻ măng tơ/Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi; hay hoành tráng như Nguyễn Đình Thi: Gặp em trên cao lộng gió/rừng lạ ào ào lá đỏ/đứng bên đường như quê hương/vai áo bạc quàng súng trường… 

Phạm Tiến Duật không phải người đi qua. Thơ của anh cất lên bên những hố bom còn khét mùi thuốc nổ, từ những con đường đầy Tiếng bom như tiếng thú (1), Trong những khu kho Mười bẩy trận bom Mỹ dội một ngày, từ trong Ca bin xe Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi, giữa trận địa cao xạ Tiếng đo xa điểm nhịp trong đêm hoặc trên chềnh ềnh giữa trọng điểm chiếc Jin 130, Mười bánh to xù xì/ phanh hơi thở nặng nhọc.v.v.

Phạm Tiến Duật đã làm được sứ mệnh mà con đường lịch sử trao cho, không ai ngoài anh. Có thể nói, thơ anh đã gắn liền máu thịt với con đường Trường Sơn, phản ảnh rất chi tiết, sống động và đầy cảm xúc, khái quát toàn bộ tinh thần của mặt trận, tinh thần của những con người đang sinh tử với Con đường.

Xem thêm :  Những bài thơ vui về tình yêu hay, hài hước và lãng mạn nhất

Đọc thơ Phạm Tiến Duật, người ta thấy rõ chân dung đa diện của con người Trường Sơn, từ những người coi kho tới công binh, thanh niên xung phong, chiến sĩ cao xạ, những chiến sĩ lái xe.v.v… mọi thành phần có mặt trên con đường đều được Phạm Tiến Duật khắc họa bằng thơ. Chính điều đó làm tăng thêm sự lan tỏa của thơ anh.

Những người lính, đủ mọi thành phần, nhận ra chính họ, thân phận họ trong đó và, đấy là điều cốt tử để thơ Phạm Tiến Duật mau chóng trở thành một sinh thể tồn tại song hành cùng con đường vốn nhiều huyền thoại, một sinh thể có sức sống rất lâu trong tâm hồn của nhiều người.

Cho mãi tới sau này, khi cuộc chiến đã ngưng, thơ Phạm Tiến Duật vẫn khôn nguôi ám ảnh, dành biết bao nhiêu tình sâu nghĩa nặng cho đồng đội của anh một thời. Những bài thơ Phạm Tiến Duật trong thời bình viết về tiếng chuông chùa ở Thái Bình, về chuyện gặp lại những manh áo màu xanh cũ, vẫn đầy xúc động, hừng hực lửa thương yêu, gợi nhớ không ít cuộc chiến nhiều hy sinh, mất mát nhưng vĩ đại, đau đáu của một thời đã xa. 

Những con người đã làm nên huyền thoại Trường Sơn yêu thơ anh Duật, không phải bởi anh đã nhắc tới họ mà còn bởi thơ anh đã phản ánh họ một cách sinh động và chân thực nhất.

Người ta tìm thấy chất lính luôn trẻ trung cùng cả sự tinh nghịch của cô gái TNXP trong bài thơ Gửi em, cô gái Thanh niên xung phong. Người ta cùng nhận ra đặc tính ngang tàng, coi thường hiểm nguy của cánh lái xe qua Tiểu đội xe không kính. Những chiến sĩ coi kho lớn tuổi, đầm tính cũng nhận ra khuôn dáng của mình qua Tiếng cười của đồng chí coi kho… 

Trong khi tôi viết bài này thì có bài viết của tác giả Nguyễn Viễn Sự về nghi án: Ai chính là cô gái “Thạch Kim Thạch nhọn” (2). Đã có hai người con gái tên Nhị nhận mình là nhân vật của bài thơ Gửi em, cô gái Thanh niên xung phong. Những người lính trên Trường Sơn năm nào, có thể tạo thêm nhiều nghi án tương tự; bởi thơ Phạm Tiến Duật bắt nguồn từ những con người và hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến, nhưng vẫn mang tính khái quát rất cao.

Nhiều người lính nhận ra bóng hình của họ, của đơn vị mình trong từng bài thơ của anh. Tính khái quát của thơ Phạm Tiến Duật làm các bài thơ của anh không chỉ dành cho nơi mặt trận, mà nó còn lan tỏa trong một bộ phận không nhỏ công chúng, kể cả tầng lớp trí thức hồi bấy giờ, nhất là giới hoạt động văn nghệ. 

Công bằng mà nói, trước khi Phạm Tiến Duật xuất hiện thì Trường Sơn đã có một con đường huyền thoại. Những người lính vẫn phải ngày đêm chiến đấu, nhưng từ khi có thơ Phạm Tiến Duật, người lính như tôi dầu hàng ngày đối mặt với tử thần treo lửng lơ trên đầu, thấy tự tin hơn, người coi kho trong rừng thấy đỡ cô đơn hơn, các cô gái làm đường thấy mình duyên dáng hơn…

Dường như bom đạn cũng từ đấy Tiếng bom nghe rất nhỏ, để át đi nỗi sợ hãi bản năng bất chợt khi nào đó trỗi lên trong mỗi con người. Tôi có một kỷ niệm không bao giờ quên với thơ anh và đã viết lại trong truyện ngắn Ngọn lửa.

Đêm ấy, trong góc hầm chữ A lở loét, đầy nước mưa đại ngàn, để người thương binh quá non trẻ, cùng tiểu đội, bớt đi đau đớn, sống sót được qua đêm, tôi đã đốt những bài thơ anh in trong nhiều cuốn Tạp chí văn nghệ Quân đội, nhằm sưởi cho bạn, cũng như đọc từng bài thơ của anh Duật, mà tôi đã thuộc lòng trước đó, cho bạn trẻ nghe qua đêm, đến sáng… 

Phạm Tiến Duật, bằng tình cảm của mình, năm nào viết tặng cô gái hát trong rừng một bài thơ rất chân thành, xúc động. Bài thơ có câu: Giữa một vùng đất bụi khô rang/ Em bỗng đến như dòng sông đầy nước. Nay nhớ lại những năm tháng ấy, tôi muốn chọn hình ảnh này để bầy tỏ lòng biết ơn của cá nhân tôi với nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Xem thêm :  Bài thơ: thuyền và biển (xuân quỳnh

Giữa một vùng bom đạn ác liệt như vậy, thơ của anh mang tới cho chúng tôi một sự chia sẻ tri kỉ, chắp đôi cánh cho chúng tôi vượt qua những vùng rừng không dân, nhận rõ thêm chính mình để vượt qua biết bao khó khăn hiểm nguy, nhiều lúc tưởng không thể nào qua nổi. 

Đậm tính chân thực của cuộc chiến.

Viết về chiến tranh trong những năm tháng chiến tranh là một thử thách lớn lao của mỗi nhà văn, đòi hỏi cả tài năng, bản lĩnh và tấm lòng của họ nơi mặt trận. Phạm Tiến Duật đã tránh được điều mà nhiều người cầm bút hạn chế khi họ chỉ phản ảnh được một mặt của cuộc chiến. 

Hầu như tất cả những hình ảnh trong thơ anh đều khắc họa được cả hai mặt của cuộc chiến. Anh không né tránh khi nói lên tính chất ác liệt, tàn khốc xảy ra từng giây khắc, nơi phải đối đầu với một kẻ thù có ưu thế hơn hẳn về kĩ thuật, vũ khí, hầu như làm chủ trên không.

Hình ảnh chiến tranh trong thơ Duật ở bất kì bài thơ nào cũng đều phơi bầy rõ, không hề che dấu, thậm chí tỉ mỉ sự nguy hiểm đối với mạng sống con người trên Trường Sơn.

Những bài thơ như Tiểu đội lái xe không kính, Tiếng cười của đồng chí coi kho, Lửa đèn, Tiếng bom ở Seng Phan.v.v… đều là sự quan sát rất tinh tế, ngòi bút đầy bản lĩnh và trực diện, tạo nên nhiều hình ảnh cụ thể, mặc ác nghiệt, tàn bạo của chiến tranh.

Nhưng điều nữa là, thông qua những sự phản ánh ác liệt ấy, người ta thấy rõ tính anh hùng ca của Con đường, thấy rõ bóng dáng cao hơn, nổi lên của những chiến sĩ vượt qua làn bom đạn.

Người lính trong thơ anh, trước cái chết rình rập, là bất chấp mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ Vì miền Nam phía trước, là thái độ chấp nhận hy sinh cá nhân cho mạng sống của một dân tộc. Hai mặt rõ rệt ấy của thơ Phạm Tiến Duật làm nên một gương mặt riêng của anh, cũng đồng thời có tác động rất lớn tới người chiến sĩ.

Họ nhận ra, thơ Phạm Tiến Duật không phải là sự tuyên truyền, tô hồng một chiều, thơ anh chính là tiếng nói chân thực, phản ảnh đúng những điều hàng ngày họ phải đối diện, đã sống và chiến đấu, kể cả những nét sâu kín của tâm hồn. Chính điều đó thơ Phạm Tiến Duật giầu tính thuyết phục, động viên, có sức truyền cảm sâu rộng trong đời sống binh sĩ chúng tôi. 

Ngay tại nơi bom đạn ác liệt nhất, kể cả khi đói nhất và khát nhất, chúng tôi cũng không hiểu câu thơ Đường ra trận mùa này đẹp lắm theo một nghĩa nông cạn, thô thiển.

Có phải chăng cái Mùa mà anh nhắc tới trong câu thơ là mùa khô, là mùa mà các binh đoàn nối nhau ra mặt trận, có những người lính chúng tôi bất chấp bom đạn nối dài vô tận như các bài thơ của anh. Đấy là một vẻ đẹp của con người, của Trường Sơn, của con đường ra trận mà anh muốn tôn vinh? 

Vĩ thanh 

Có người đã nhận xét, thơ của Phạm Tiến Duật là loại thơ thông minh. Tôi cho rằng không có loại thơ nào là loại thơ thông minh cả. Đã làm thơ, văn thuyết phục được hàng vạn người thì hiển nhiên phải thông minh. Tất nhiên ở khía cạnh nào đó, ngày nay thơ hiện đại sự hòa sắc giữa trí tuệ loài người và cảm xúc con người là một điều dễ nhận ra ở thơ hiện đại.

Từ khi Phạm Tiến Duật xuất hiện trên văn đàn đã làm nên một hiện tượng, một thi pháp Phạm Tiến Duật. Như nhà văn Đỗ Chu khẳng định trong bài bút kí “Anh Duật” gần đây, thơ Phạm Tiến Duật là sự hiếm hoi của thi ca không lặp lại.

Người ta có thể tìm thấy nhiều gương mặt thi ca na ná, sàn sàn như nhau ở nhiều thời đoạn, nhưng thiên tài thì không ai bắt chước được để vượt qua họ. Điểm lại các nhà thơ Việt Nam vài trăm năm nay, số nhà thơ vừa được công chúng bình dân yêu mến, lại được các bậc trí giả tìm đọc, hiếm hoi như lá mùa thu.

Xem thêm :  Thơ về mèo hay nhất ❤️️ những bài thơ con mèo lười

Phạm Tiến Duật, ít ra trong hơn ba chục năm vừa qua, đã chinh phục được biết bao trái tim những người lính, học sinh và sinh viên, lại làm giới văn chương bàng hoàng khi anh xuất hiện! Và, để nghiên cứu cuộc chiến Việt Nam làm sao một nước nhỏ lại thắng được trong chiến tranh với một nước lớn như nước Mỹ vừa qua, hẳn sau này các nhà sử học, phải nhắc tới con đường mòn Hồ Chí Minh.

Khi tìm hiểu về con đường này, không thể bỏ qua được yếu tố tinh thần của binh sĩ, mà người góp phần tạo lên sức mạnh của nó, đóng góp một cách khó định lượng, có nhà thơ Phạm Tiến Duật. Cũng như nhà văn Đỗ Chu tiên đoán rằng, hậu thế, giới phê bình văn chương, còn tốn nhiều giấy mực để bàn về thơ và cả văn xuôi của anh. 

Trong lịch sử thi ca ở nước ta, nếu nhắc tới những nhà thơ lớn thuộc về nhân dân, có Nguyễn Du với Kiều tồn tại hơn ba trăm năm nay, an ủi hàng triệu triệu con tim, nhiều nhiều thế hệ. 

Lịch sử văn học hiện đại có Tố Hữu, với thi ca cách mạng, đã làm thay đổi số phận, cách nghĩ và thói sống của hàng vạn sinh linh trong nửa thập kỉ (ý Đặng Tiến); có cây đại thụ Chế Lan Viên, ảnh hưởng rất sâu rộng trong giới trí thức, nguyên khí của nước nhà, đặc biệt là tầng lớp sinh viên học sinh, thanh niên, khi động viên sức của, sức người ra tiền tuyến. 

Cũng không thể nhắc tới, nơi hậu phương, chốn đồng quê của một đất nước 90% là nông dân, hậu phương to lớn của tiền tuyến, có Trần Đăng Khoa, bằng nhiều bài thơ trong vắt, tinh khôi của mình, đã nuôi sáng hàng triệu triệu tâm hồn thơ ngây mãi mãi, yêu quê hương, đất nước một cách giản dị, bình thường, từ những hạt gạo, mầm cây… 

Và, ở những thời khắc đặc biệt của lịch sử ấy, như có sự phân công thiên định, phía trước, nơi tiền tuyến, có Phạm Tiến Duật đã đốt lên một ngọn lửa, thắp sáng hình ảnh Một con đường, động viên hàng vạn vạn binh sĩ nơi mặt trận, không ngại hy sinh gian khổ, làm nên biết bao chiến công suốt trong cuộc chiến khốc liệt. 

Họ, trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng của tổ quốc một thời, đã thuộc về nhân dân. Họ chính là những điểm nhấn đặc biệt, những khuôn mặt thi ca có tầm ảnh hưởng rất lớn, rất sâu rộng lan tỏa trong nhiều tầng lớp, vượt trội lên trong dàn đồng ca, hòa chung bản hợp tấu vĩ đại của Nền thi ca cánh mạng Việt Nam, tạo thành một sức mạnh tinh thần vô địch, làm nên chiến thắng cuối cùng của toàn dân tộc, trong sự nghiệp thiêng liêng: dành thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. 

Không còn nghi ngờ gì nữa, Phạm Tiến Duật là một nhà thơ lớn, là một Con đường của nền thi ca gắn liền với cách mạng./.  

Nước Đức, tháng 11-2007 

Chú thích:

1- Những câu nghiêng là thơ Phạm Tiến Duật.

2- Bài đọc từ web của nhà thơ Trần Nhương.


Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật – Linh Nhâm


Phạm Tiến Duật (14/1/1941 – 4/12/2007) là một nhà thơ Việt Nam với nhiều tác phẩm thơ tiêu biểu viết trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Phạm Tiến Duật sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Cha ông là nhà giáo, dạy chữ Hán và tiếng Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ. Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng.
Ông đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button