Cây Xanh

Thanh hóa: nuôi ba ba trên cạn trong bể xi măng, bán đắt tiền, chưa kịp lớn đã có người đòi mua

Với sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm, mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng đã giúp người cựu binh già thu về mỗi năm cả trăm triệu đồng.

Thanh Hóa: <a href=nuôi ba ba trên cạn trong bể xi măng, bán đắt tiền mà chưa kịp lớn đã có người đòi mua – Ảnh 1.” height=”” id=”img_ea5f2420-620e-11eb-beb0-c5106ccc10e8″ rel=”lightbox” src=”https://chongthamvietnam.vn/wp-content/uploads/2021/12/ba-ba-1-16119101797741785489547.jpg” title=”Thanh Hóa: Nuôi ba ba trên cạn trong bể xi măng, bán đắt tiền mà chưa kịp lớn đã có người đòi mua – Ảnh 1.” type=”photo” width=””/>

20 tuổi, theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai trẻ Lương Văn Cẩm ngày ấy lên đường nhập ngũ, chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Năm 1981, ông trở về địa phương với niềm hân hoan chào đón của bà con lối xóm, rồi ông bắt đầu cán bộ tại bản.

Đến năm 1998, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Yên Khương (huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa). 

Gần 10 năm công tác, ông cùng đồng đội ở địa phương đã cống hiến hết mình, cùng bà con dân bản phát triển nền kinh tế. 

Không chỉ hoàn thành tốt công tác hoạt động, suốt nhiều năm qua, những người cựu binh như ông Cẩm luôn là tấm gương điển hình cho bà con dân bản noi theo.

Gương sáng của người cựu binh già càng được nhiều người biết hơn khi ông cùng gia đình thử nghiệm mô hình phát triển kinh tế mới.

Cuối năm 2018, được sự hậu thuẫn từ người con trai vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa, ông quyết định thử nghiệm mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng.

Thanh Hóa: Nuôi ba ba trên cạn trong bể xi măng, bán đắt tiền mà chưa kịp lớn đã có người đòi mua - Ảnh 3.

“Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như chúng tôi, nhắc đến ba ba thì người ta chỉ nghĩ đến việc đi bắt dưới suối chứ nói nuôi tại nhà thì gần như chưa từng có ai làm. Nhiều lần xem báo, đài thấy có rất nhiều nơi nuôi thành công mô hình b ba này. Sẵn có ba ba tại địa phương nên tôi mạnh dạn thử nghiệm xem thế nào”, ông Cẩm nhớ lại ngày đầu khởi nghiệp.

Xem thêm :  10+ giống gà mỹ rặc đá hay nhất được nhiều ae truy tìm

Thanh Hóa: Nuôi ba ba trên cạn trong bể xi măng, bán đắt tiền mà chưa kịp lớn đã có người đòi mua - Ảnh 4.

Nói là làm, nhờ những đồng vốn ít ỏi tích cóp nhiều năm, ông Cẩm mua gạch về xây bể xi măng trên chính mảnh đất ở của gia đình. 

Để tiết kiệm chi phí, ông cùng con trai và anh em trong nhà xây cả ngày lẫn đêm, chỉ trong vòng 3 ngày đã hoàn thành 3 bể xi măng lớn.

Có bể, ông bắt tay vào thu mua con ba ba giống. Hướng đến một mô hình mới lạ, khác biệt, ông Cẩm quyết định nuôi ba ba tự nhiên. 

Để có con ba ba giống, ông đi khắp làng trên xóm dưới để thu mua ba ba bắt từ tự nhiên về nuôi. 

Vốn là vùng đất gắn liền với núi rừng sông nước, những năm trước, nơi đây có rất nhiều ba ba tự nhiên sinh sống. 

Vì thế, việc mua con ba ba giống cũng trở nên thuận lợi.

Lần thử nghiệm đầu tiên với 100 con ba ba giống, sau 2 năm, ông cho xuất bán lứa đầu tiên thu về được gần 70 triệu đồng.

Thanh Hóa: Nuôi ba ba trên cạn trong bể xi măng, bán đắt tiền mà chưa kịp lớn đã có người đòi mua - Ảnh 6.

Nhận thấy việc nuôi ba ba chi phí thấp lại đem về lợi nhuận cao nên ông quyết định xây thêm 3 bể xi măng nữa để mở rộng mô hình. 

Đến nay, gia đình ông sở hữu 6 bể xi măng nuôi ba ba các loại (ba ba gai, ba ba trơn). Không chỉ thế, ông còn mạnh dạn đẩy mạnh xây dựng lò ấp trứng ba ba để bán ba ba giống ra thị trường. 

Với giá bán ba ba thịt là 300.000 đồng/kg, giá bán ba ba giống là 10.000 đồng/con ba ba giống, mỗi năm ông thu nhập gần 100 triệu đồng.

Nói về cách thức nuôi ba ba, ông Cẩm bật mí: “Ba ba rất dễ nuôi, thức ăn đều có sẵn ở địa phương. Từ những con ốc nhỏ, rau bèo đến cá nhỏ… tất cả đều chủ động được. Chỉ cần chịu khó, đi ra khe mương, rãnh suối là có thể kiếm được thức ăn cho ba ba. 

Tuy nhiên, việc vệ sinh chuồng trại là rất quan trọng, ba ba sống chủ yếu nước lạnh nên vào ngày hè phải thay nước liên tục.”

Xem thêm :  Cách diệt trừ các loại côn trùng trong nhà an toàn hiệu quả

Thanh Hóa: Nuôi ba ba trên cạn trong bể xi măng, bán đắt tiền mà chưa kịp lớn đã có người đòi mua - Ảnh 8.

Theo ông Cẩm, ba ba tự nhiên nuôi dễ vì đây là giống rất khỏe. Thế nhưng, trọng lượng lớn nhất của ba ba tự nhiên chỉ đạt từ 1 – 1,5kg/con. Thời gian nuôi một lứa ba ba phải mất từ 2- 3 năm mới có thể thu hoạch được. Chính vì thế, vừa qua, ông đã thử nghiệm nuôi thêm giống ba ba gai nguồn giống nhân tạo để tạo năng suất hơn.

Ông Lò Văn Quyền – Chủ tịch UBND xã Yên Khương (huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa), cho biết: “Ông Lương Văn Cẩm là một trong những cựu chiến binh tiêu biểu của địa phương. Mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng của gia đình ông những năm qua đã giúp cuộc sống gia đình thay đổi rõ rệt. Không những thế, đây cũng là một trong những gương điển hình về làm kinh tế trên địa bàn xã cho người dân học tập và làm theo”.


Cách Làm Hồ Lót Bạc Nuôi Baba Trên Cạn Tại Nông Trại | SƠN CÀ mAU


soncamau babagiong honuoibaba
♥ SƠN CÀ mAU ♥
♥Cảm ơn các bạn đã xem Video!
?Nếu các bạn thích video hãy ủng hộ mình bằng cách LIKE và nhấp chuông (?) ĐĂNG KÍ nhé!!
Link đăng ký kênh: https://bit.ly/32hWMNC
Nông trại Tiền Tỉ SƠN CÀ mAU
Địa chỉ: Ấp Kinh Xáng, Xã Hiếu Tử, Huyện Tiểu Cần, Tỉnh Trà Vinh.
Số điện thoại : 0939.882339 0388.915913 gặp Sơn Cà Mau.
Chuyên nuôi Baba, Bồ câu, Gà đá, Cá các loại, Ruồi lính đen, Ấu trùng Ruồi lính đen.
Cung cấp trứng, Baba giống, Baba thịt cho bà con.
Mô hình chăn nuôi sử dụng Ấu trùng Ruồi lính đen làm thức ăn cho vật nuôi như: Baba, Gà, Bồ Câu, Cá lóc, Cá trê, Cá Tai Tượng… và 1 số vật nuôi khác.
Ruồi lính đen và ấu trùng ruồi lính đen mang lại giải pháp giảm chi phí thức ăn cho vật nuôi. Tiết kiệm được đáng kể chi phí.
Thu về tiền tỉ lợi nhuận mỗi năm.
Nông trại SƠN CÀ mAU đồng thời chia sẻ bí quyết cho bà con kết hợp nuôi Ruồi lính đen để thu ấu trùng làm nguồn thức ăn chăn nuôi, tiết kiệm chi phí, thu Lợi nhuận cao. Làm giàu cho bà con nông dân.
Mọi thắc mắc về con giống cách nuôi Ruồi Lính Đen các bạn có thể liên hệ đến số điện thoại: ……0939.882339 0388.915913…..gặp Sơn Cà Mau mình sẽ giải đáp cho các bạn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn!
Bản quyền thuộc về: SƠN CÀ mAU
Vui lòng không Reup dưới mọi hình thức!
Ruồi Lính Đen là gì?
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ru%E1%BB%93i_%C4%91en
Ruồi đen (tên khoa học là Hermetia Illucens), còn gọi là ruồi lính đen (tiếng Anh: Black Soldier Fly) là loại côn trùngthuộc họ Stratiomyidae, tộc Hermetia, loài H. illucens. Ruồi đen được sử dụng ấu trùng ruồi đen làm thức ăn cho chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản và xử lý chất thải trong nông nghiệp, làng nghề[1].
Đặc điểm
Ruồi lính đen trưởng thành có màu đen, dài 12–20 mm, trông hình dạng dễ lẫn lộn với loài ong; có vòng đời khoảng hơn 1 tháng, bắt đầu từ trứng, ấu trùng, nhộng, cuối cùng lột xác thành ruồi lính đen. Ruồi trưởng thành chỉ sống khoảng 35 ngày và hoàn toàn không ăn uống gì cho đến chết. Con cái trưởng thành đẻ từ 500800 trứng.
Ấu trùng
Ấu trùng (dòi) của ruồi đen là loại côn trùng phàm ăn trong thế giới tự nhiên. Chỉ với 1 mét vuông ấu trùng có thể ăn tới 40 kg phân lợn tươi mỗi ngày và cứ 100 kg phân có thể sản xuất ra 18 kg ấu trùng. Thành phần của ấu trùng ruồi: 42% protein, 34% chất béo. Đặc biệt, protein của ấu trùng ruồi rất giầu lysine; trong chất béo của ấu trùng ruồi đen có tới 54% là axit lauric, một axit có tác dụng tiêu diệt virus có vỏ bọc bằng lipid (như virus HIV, sởi) cũng như Clostridium và các protozoa gây bệnh.
Bản quyền thuộc về Nông trại Sơn Cà mAU.
Yêu cầu không Reup dưới mọi hình thức.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button