Tổng Hợp

Suy nghĩ về đoạn thơ: Nếu là con chim, là chiếc lá. Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không trả. Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình

Nhà thơ Tố Hữu có câu nói rất hay trong bài thơ Một khúc ca mùa xuân: Nếu là con chim chiếc lá/Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh/Lẽ nào vay mà không trả/Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình. Đoạn thơ đã gợi lên trong tâm trí tôi bao suy nghĩ, bao điều lí thú. Tác giả đã nêu lên một quan niệm sống tích cực và thật đẹp.

Suy nghĩ về đoạn thơ: Nếu là con chim, là chiếc lá. Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không trả. Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình – Bài số 1

Thơ hay không chỉ giàu cám xúc mà còn lấp lánh chất trí tuệ, lí trí, mang hàm nghĩa sâu xa. Tôi rất thích khi đọc đoạn thơ sau đây, rút trong bài Một khúc ca xuân của Tố Hữu viết vào tháng 12 năm 1977:

Nếu là con chim, là chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.

Đoạn thơ đã gợi lên trong tâm trí tôi bao suy nghĩ, bao điều lí thú. Tác giả đã nêu lên một quan niệm sống tích cực, sống đẹp trong mối quan hệ nhân sinh: vay và trả, cho và nhận giữa cộng đồng đối với mọi người, nhất là thế hệ trẻ.

Đoạn thơ đẹp, đẹp giản dị, đẹp hồn nhiên. Con chim và chiếc lá vừa là biểu tượng cho sự sống, vừa là hình tượng của ngôn ngữ thi ca: “Chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Chim hót vì sống theo bản năng, được sống, được bay lượn trong ánh sáng và bầu trời tự do. “Lá phải xanh”, lá được nuôi dưỡng bàng nước, bằng mầu mỡ của đất, bằng khí trời và ánh sáng. Được sống trong tự nhiên nên “chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Đó là quy luật của tự nhiên, quy luật của sự sống muôn đời và vĩnh hằng. Màu xanh của lá, tiếng hót của chim trời còn là vẻ đẹp của thiên nhiên, đem lại vẻ đẹp kì diệu của sự sống.

Từ chim hót, lá xanh, nhà thơ nói đến vay và trả, cho và nhận, đó là quy luật của cuộc sống xã hội, của con người. Nói một cách khác, là quan niệm sống, đạo lí sống.

“Vay mà không trả là vong ân bội nghĩa, đó là cách hành xử của những kả “ăn xổi ở thì”, của loại người bất nhân bất nghĩa. Hai tiếng “lẽ nào” là một lời khẽ nhắc: không nên làm như thế, không được ứng xử như thế.

Có vav và có trả là đúng đạo lí. Vay và trả mang hàm nghĩa chịu ơn, mang ơn và đền ơn đáp nghĩa: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguổn”, “Ai ơi. bưng bát cơm đầy/ Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?”, là vay là trả. Trong xà lim máy chém, trên đường bước ra pháp trường của thực dân Pháp, người chiến sĩ cách mạng vẫn ngẩng cao đầu, vẫn hiên ngang, tự hào nhắc nhở mình, động viên mình:

Đã vay dòng máu thơm thiên cổ

Hãy trả ta cho mạch giống nòi.

Qua mấy nghìn năm đằng đẵng, lớp lớp con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem mồi hôi và xương máu để xây dựng và bảo vệ nơi chôn nhau cắt rốn của mình, làm nên giang sơn gấm vóc, ngày thêm vẻ vang, ngày thêm giàu đẹp. Ai cũng cảm thấy nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc đè nặng đôi vai, gắng sức vươn lên đem tài trí góp sức cùng đồng bào “trả” món nợ cùa tổ tiên, ông cha mà mình đã “vay”, đã nhận:

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Những ai đã khuất, những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngàv giỗ Tổ..

(Đất nước – Nguyễn Khoa Điểm)

Khép lại đoạn thơ là một lời nhắn gửi về đạo lí làm người. “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Trong văn cách, “cho” là cống hiến, dâng hiến, là phục vụ. “Nhận” là hưởng thụ. Trong cuộc sống thời bình, đem mồ hôi, đem công sức làm ra nhiều của cải,. góp phần làm cho dân giàu nước mạnh là “cho”. Thời kháng chiến, tất cả mọi miền hậu phương đều hướng về tiền tuyến, thi đua “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”; hàng vạn nam nữ thanh niên ào ào ra trận, quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Hàng ngàn sinh viên Ưu tú “xếp bút nghiên theo việc đao cung’’ để chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tồ quốc. Có biết bao chiến sĩ, đồng bào đã “cho “, đã “hiến dâng”, đã “phục vụ”, đã hi sinh đề giành chiến thắng. Nào ai đã đắn đo, là “chỉ nhận riêng mình”.

Một chữ “cho” bình dị mà chứa đựng biết bao tốt đẹp. Lúc đói rét thì nhường cơm sẻ áo. “lá lành đùm lá rách”; lúc hoạn nạn thì chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ. Vì ai cũng biết sống đẹp, đã biết “cho” nhau tình thương, san sẻ, tương thân tương ái. Có “cho”, có san sè, có đồng cảm mới được sống hạnh phúc trong tình người rộng lớn, trong lòng đồng bào, đồng chí.

Một chữ “cho” trong bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu ngợi ca tình quân dân cá nước, ngợi ca lòng mẹ Việt Nam chắc nhiều người còn nhớ:

Bao bà cụ từ tâm làm mẹ,

Yêu quí con như đẻ con ra

Cho con nào áo, nào quà,

Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi…

Vì biết “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”, nên ai cũng biết sống đẹp làm tròn nghĩa vụ công dân; sống, lao động, chiến đấu vì sự tồn vong của dân tộc, sự bền vững của đất nước;

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vụng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên…

(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Những chữ như: “góp nên”, “góp cho”, “góp mình”, “để lại” trong đoạn thơ trên đã làm sáng ngời một quan niệm sống đẹp, “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Đó là tình nhân ái, đức hi sinh của con người Việt Nam trong trường kì lịch sử.

Nhờ có truyền thống cao đẹp đó mà nhân dân ta tự hào về đất nước Việt Nam:

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.

Bước sang thế kỉ XXI, đất nước ta phát triển một cách kì diệu trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đoạn thơ trên đây của Tố Hữu vẫn còn nhiều ý nghĩa thời sự mới mẻ, nhất là đối với tuổi trẻ Việt Nam.

Học giỏi, lao động tốt vì sự nghiệp đổi mới đất nước, vì dân giàu, nước mạnh, xâ hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Học giỏi, lao động giỏi, tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật. Sống trong lao động sáng tạo, sống hạnh phúc trong tình nhân ái bao la.

Hơn bao giờ hết, tuổi trẻ chúng ta mới thấy thấm thìa về tinh cảm, tư tưởng hàm chứa trong một vần thơ đẹp, giàu ý nghĩa:

Lẽ nào vay mà không trả

Xem thêm :  Desktop & Văn phòng – ABBYY FineReader 14 Repack & Portable/ABBYY FineReader 15 Pre-Activated – Chuyển đổi ảnh scan sang Word, PDF…

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình

Suy nghĩ về đoạn thơ: Nếu là con chim, là chiếc lá. Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không trả. Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình – Bài số 2

Được sinh ra trong đời sống, được cảm nhận tình yêu bao la từ cha mẹ, được thừa hưởng những giá trị mà tạo hoá ban tặng. Đó là diễm phúc của một con người bình thường. Quan trọng như không khí ta thở hằng ngày, thiêng liêng như tình mẫu tử, tình phụ tử ta có trong từng giây phút, mỗi món quà má ta nhận được từ tạo hoá khi xuất hiện trên thế gian này đều gắn liền với một bổn phận, một trách nhiệm. Ý thức được điều này, trong bài “Một khúc ca xuân ” nhà thơ Tố Hữu có viết:

“Nếu là con chim, là chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Bài thơ không chỉ dừng lại ở một cách sống mà cao cả hơn nó còn mở ra một quan niệm nhân sinh tích cực, hay đúng hơn là một lí tưởng sống cần có của mỗi người trong xã hội.

“Nếu là con chim, là chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh”

Nhà thơ Tố Hữu mượn hai thực thể chiếc lá và tiếng chim để minh hoạ cho quan niệm của mình. Tạo hoá đã tạo ra loài chim và ban cho chúng giọng hót tuyệt vời thì cũng có nghĩa rằng đã là chim thì phải hót và tương tự như vậy, chiếc lá non phải xanh. Chắc hẳn ai đă từng đọc tác phẩm nổi tiếng “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” đều không thể quên hình ảnh chú chim đã dùng hết sức mình để lao vào bụi mận gai, chú chim đã bị một cây gai xuyên vào lồng ngực nhưng chú vẫn cất lên tiếng hót cuối cùng – tiếng hót mà đến cả hoạ mi, sơn ca cũng phải ghen tị, tiếng hót mà cả Thượng đế trên cao nghe cũng phải mỉm cười. Và như thế đủ cho ta thấy rằng hạnh phúc nhất, sung sướng nhất chính là giây phút được công hiến cho đời. Còn chiếc lá kia sẽ là gì hôm nay nếu thiên nhiên không ban cho nguồn dưỡng khí để hô hấp và quang hợp. Sẽ là gì bây giờ nếu con người nhẫn tâm ngắt bỏ nó đi. Và như vậy, một khi đã được tồn tại trên cõi đời này thì lá phải có nhiệm vụ đem màu xanh tràn đầy nhựa sông ấy tô điểm cho bầu trời, cảnh vật hay đem lại bóng râm, dưỡng khí cho muôn loài.

Vậy, là con người – là kẻ đứng đầu của muôn loài, là loài động vật cao cấp nhất có tư duy, suy nghĩ, chúng ta đã làm gi để cống hiến cho xã hội?

Được tạo nên từ tình yêu thương vô bờ bến của cha và mẹ, được lớn lên đươc bao bọc giữa vòng tay nhân ái của cộng đồng, rộng hơn được hít thở Bao dưỡng khí hằng ngày, được sống trong một đất nước hoà bình – đó là gì nếu không phải là vay mượn từ cuộc sống, từ xã hội?

Ngày nay, được học tập, được sinh hoạt giữa đất trời bình yên là gì nếu không phải mang trong mình một niềm tri ân với những thế hệ đi trước đã đánh đổi cả mùa xuân của tuổi trẻ và thậm chí là xương máu, là nước mắt. để có được một cuộc sống độc lập tự do như ngày nay. Vì vậy, đã là người hẳn trong mình những trách nhiệm thiêng liêng. Đơn giản như phải học thật tốt dể trả ơn cho cha mẹ, thầy cô đã hết lòng vì mình. Cao cả hơn như công hiến sức lực, trí tuệ của mình vào sự nghiệp chung của giang sơn gấm vóc này. Đó chính là trách nhiệm, là nghĩa vụ, bổn phận của mỗi con nguời. Hay đúng hơn nói theo Phạm Ngũ Lão: Đó là món nợ phải trả cho đời.

“Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ háu’’

Nhìn lại ngày xưa đế’ ngẫm lại ngày nay. Chúng ta phải làm gì để không khổ danh là thế hệ trẻ, thế hệ thanh niên, thế hệ trường cột của nước nhà, như giúp đỡ mọi người xung quanh, sống hết mình, sống tích cực, đưa đất nước mình sánh vai với các cường quốc, năm châu. Để làm được điều đó hãy noi gương Lê Bá Khánh Trình, Lê Tự Quốc Thắng hay giản dị hơn là sống tốt để trở thành một công dân có ích cho cộng đồng.

Nếu như ai cũng hiểu rằng: “Lẽ nào vay mà không trả; Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, thì mọi người sẽ sống đẹp biết bao, tình tương thân, tương ái sẽ thắm thiết và tươi đẹp biết nhường nào!

Suy nghĩ về đoạn thơ: Nếu là con chim, là chiếc lá. Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không trả. Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình – Bài số 3

“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”

Đó là ước nguyện chân thành tha thiết của nhà thơ Thanh Hải: muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ” để dâng hiến cho cuộc đời chung những gì tốt đẹp nhất. Anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sapa” cũng đã yêu nghề, có trách nhiệm cao với công việc bời anh hiểu công việc của mình gắn bó với bao anh em đồng chí khác; có ích cho đời sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta, đất nước ta. Vẻ đẹp của anh thanh niên cùng với bao tấm gương sáng khác trong quá khứ khiến cho ta xúc động và tự hỏi lòng mình: phải làm gì để xứng đáng với thế hệ đi trước? Điều chắc chắn tiên quyết đối với mỗi người đó là phải sống có lí tưởng.

Chúng ta cũng đã biết: lí tưởng là mục đích sống cao đẹp của con người. Có thể thấy rõ, con người sống có lí tưởng qua các hành động cụ thể, qua sự cống hiến hết mình của họ trong lao động, học tập, chiến đấy để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương.

Ở bất cứ thời đại nào, con người cũng cần phải có lí tưởng. Khi ở tuổi thanh niên, Nguyễn Công Trứ đã từng xác định:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”

Theo ông, chí làm trai là phải lập nên công danh sự nghiệp để trả nợ tang bồng. Dẫu quan niệm còn nặng tư tưởng phong kiến nhưng chúng ta cũng thấy được rất nhiều việc lớn Nguyễn Công Trứ đã giúp ích cho đời. Như vậy, sống phải có mục đích, lí tưởng để con người theo đích đã chọn mà hành động, mà vươn lên.

“Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích bình thường”. Nhận xét này thật đúng khi soi nó vào những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bên cảng nhà Rồng bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm đường cứu nước. Làm phụ bếp trên tàu, quét tuyết giữa đêm lạnh trời Âu, bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch…biết bao gian khổ hi sinh. Con đường cứu dân cứu nước còn gập ghềnh, thử thách, Bác Hồ đã tự khuyên mình:

“Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân”

Và trong cảnh lao tù, Người vẫn kiên trì mục đích đã chọn, vững lòng bởi:

“Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao”

“Sự nghiệp lớn” mà Bác đã chọn đó là con đường dẫn đến độc lập cho đất nước, tự do, no ấm cho nhân dân. Những thanh niên thế hệ đầu tiên được Bác dìu dắt tham gia Cách mạng đã cống hiến hết tuổi xuân của mình cho đất nước như chị Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Võ Thị Sáu…và còn nhiều tên tuổi vô danh khác đã ngã xuống cho đất nước này “nở hoa độc lập, kết quả tự do”

Xem thêm :  17 Ý Nghĩa Nằm Mơ Thấy Trăn Khổng Lồ, Trăn Bò Vào Nhà …

Theo lời Bác gọi, trong chín năm chống Pháp, nhiều thanh niên nông thôn đã đến với quân đội Cách mạng, từ những nơi “nước mặn đồng chua…dất cày lên sỏi đá”, họ đã trở thành đồng chí đồng đội cùng chung mục đích, cùng chung lí tưởng.

Vì lí tưởng cao đẹp, các thanh niên miền Bắc đã vào Nam chiến đấu chỗng Mỹ với khí thế

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

Có thể nói, khí thế của cả dân tộc thời kì ấy là của bốn nghìn năm dồn tụ lại. Những sinh viên trẻ như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Kiên (“Nỗi buồn chiến tranh”) cũng đã vào Nam góp phần không nhỏ trong chiến thắng vẻ vang của dân tộc:

“Vì độc lập tự do núi sông hùng vĩ
Vì thiêng liêng giá trị con người
Vì muôn đời hoa trái xanh tươi”

Vì mục đích sống cao đẹp ấy, thế hệ thanh niên thế kỉ 20 đã hiến dâng cả cuộc đời, cả tuổi xuân của mình cho đất nước. Bước sang thế kỉ 21, đất nước Việt nam có những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…Ở mỗi lĩnh vực, sự cống hiến của thanh niên thật đáng trân trọng. Nơi biên giới hải đảo xa xôi, những thanh niên vừa chắc tay súng sẵn sàng chiến đấu vừa đem ánh sáng văn hóa cho nhân dân. Nơi giảng đường đại học, thanh niên vừa học lại vừa sôi nổi chiến dịch “Mùa hè xanh”, “Tiếp sức mùa thi”…Thanh niên hôm nay và mai sau vẫn tiếp tục nối lí tưởng cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã vạch ra. Ngọn lửa truyền thống của lớp thanh niên đi trước vẫn được thắp sáng mãi, là điểm tựa vững chắc để từ đó thanh niên Việt nam vững bước tương lai.

Thực tế, vẫn còn một số thanh niên rơi vào vòng xoáy của ăn chơi, sa đọa, ham sống hưởng thụ trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội: có thanh niên vì lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích quốc gia dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”…Có thể khẳng định học là những con người sống không có lí tưởng.

Nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Câu thơ ấy nhắc nhở chúng ta sống đúng đạo lí làm người. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, trân trọng thành quả mà ta đang hưởng thụ, biết ơn người làm ra thành quả và có ý thức chăm bón để cây đời mãi mãi xanh tươi, đem lại trái ngọt cho thế hệ sau là thái độ đúng đắn nhất mà chúng ta hôm nay nên làm.

Là thanh niên sống và học tập trên đất nước bình yên hôm nay tôi hiểu rõ giá trị của cuộc sống mà chúng ta đang sống phải đối bằng bao hi sinh của thế hệ cha ông đi trước. hành trang chúng tôi mang theo trong thế kỉ này là quá khứ hào hùng của dân tộc từ thuở vua Hùng dựng nước, là lí tưởng cao đẹp của thanh niên thời đại Hồ Chí Minh…Sống có lí tưởng, tôi thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn biết bao.

Suy nghĩ về đoạn thơ: Nếu là con chim, là chiếc lá. Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không trả. Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình – Bài số 4

Chúng ta đang sống trong xã hội hiện nay, một xã hội luôn băn khoăn trăn trở trên con đường xây dựng với nền kinh tế phát triển về khoa học kỉ thuật. Đứng trước tình hình đó chúng ta phải làm gì để trở thành người sống có ích cho xã hội. Những nỗi băn khoăn đó được Tố Hữu trả lời trong bài: “Một khúc ca”:

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải  hót, chiếc lá phải xanh.

Lẽ nào vay mà không có trả,

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng cho mình”.

Qua đoạn thơ trên, tác giả khuyên chúng ta điều gì, và ta phải sống như thế nào cho đúng với lời khuyên ấy.

Trong đoạn thơ, bằng cách nói giả định “nếu …. Thì”, Tố Hữu đã đưa ra hai hình ảnh – những sinh vật bé nhỏ trong vũ trụ bao la- “con chim”, “chiếc lá” và nói lên trách nhiệm của chúng đối với đời. Tạo hóa đã khẳng định rằng “ chim” thì phải hót, “chiếc lá” non thì phải xanh. Điều đó cho ta hiểu rằng: Con chim non được mẹ sinh ra, lớn lên cất cao tiếng hót  để ca ngợi cuộc sống hạnh phúc và nó đã cống hiến cho cuộc đời cho vũ trụ trời đất bằng chính tiếng hót tràn đày sức sống ấy. Còn “chiếc lá” với màu xanh tràn đày nhựa  sống cũng tạo cho cảnh vật, cho bầu trời được xinh tươi, đẹp đẽ đem lại bóng râm, sự thanh thản cho mọi người. Như vây, chúng đã góp phần cống hiến cho đời rồi đó, mặc dù sự cống hiến ấy ít ai nghĩ đến. Những sinh vật nhỏ bé kia chúng còn biết đem khả năng của mình để làm đẹp cuộc đời. Còn ta, ta đã cống hiến gì cho xã hội, cho con người chưa? Làm người ta “đã vay” rất nhiều  của xã hội vậy thì phải biết “trả”, nghĩa là ta phải sống sao cho xứng đáng, phải biết cống hiến cho đời. Đó cũng chính là lời nhắn nhủ của nhà thơ đối với chúng ta.

Đoạn thơ trên đã nêu lên một quan niệm, một lẽ sống đẹp biết bao! Trong cộng đồng xã hội, ta đã  sống hòa đồng, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn khó khăn. Và khi nhận ơn của người khác thì ta phải tìm cách trả cái ơn ấy “Lẽ nào vay mà không trả”. Tác giả khẳng định việc “vay” “trả” là điều tất yếu. Mỗi người chúng ta đã “vay” quá nhiều của xã hội, bởi lẽ ta không sống lẻ loi một mình mà luôn luôn cần sự giúp đỡ của người khác, nên nhiệm vụ “vay” và “trả” là nhiệm vụ của chúng ta. Đó là lẽ công bằng và hợp lý. Ở đây “trả” không có nghĩa là chỉ trả cho người mà ta đã vay mà phải “trả” cho đời, hiểu theo cách khác là ta phải biết cống hiến khả năng, sức lực của mình cho xã hội. Ta phải biết góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung của đất nước, phải hiểu việc cống hiến là trách nhiệm của mỗi con người sống trong xã hội “mình vì mọi người”. Nếu như ai cũng đều hiểu rằng “sống là cho, đâu chỉ nhận cho riêng mình” thì mọi người sẽ sống đẹp biết bao, tình thương thân tương ái sẽ thắm thiết và tươi đẹp biết dường nào.

Nhưng bên cạnh những người biết sống đẹp ấy, còn một số người mang tính cá nhân, ích kỉ chỉ biết hưởng thụ mà không biết phục vụ cho đời. Họ không hiểu được rằng lợi ích cá nhân phải gắn liền với lợi ích tập thể. Trong việc xây dựng đất nước hiện nay nếu mọi người đồng lòng, hiệp sức, cùng cống hiến khả năng của mình cho xã hội thì việc xây dựng đất nước không phải là điều khó khăn. Vì vậy, những kẻ chỉ đòi hỏi hưởng thụ mà thiếu trách nhiệm với đời chính là những kẻ cản bước tiến của xã hội. Do đó, ta cần phải nghiêm khắc lên án thói cá nhân, ích kỉ xấu xa này. Đồng thời ta cũng xác định cho mình một thái độ sống đúng đắn: ta cần phải phấn đấu rèn luyện cho bản thân, cần phải hiểu được ý nghĩa “sống là cho” đối với xã hội, với đất nước; Và ta phải thấy được sống cống hiến là điều hạnh phúc nhất của con người. Cho nên ngay từ lúc còn là học sinh, ta cần phải tập sống có ys thức “mình vì mọi người” để sau này ta mới trở thành người có ích cho đời, cho xã hội được.

Xem thêm :  Cách trồng bắp cải tím tại nhà năng suất cao màu sắc đẹp

Đoạn thơ của Tố Hữu đã giúp ta bài học đúng đắn về lẽ sống ở đời. Đay chính là lời khuyên nhủ chân thành của nhà thơ đối với thế hệ trẻ chúng ta. Là thế hệ trẻ hôm nay, ta phải sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh  của lớp người đi trước, xứng đáng với niềm tin sự mong mỏi của Bác Hồ kính yêu. Đó là sống biết cống hiến, sống có “vay” có “trả”, bởi lẽ “ sống là cho, đâu chỉ nhận cho riêng mình”.

Suy nghĩ về đoạn thơ: Nếu là con chim, là chiếc lá. Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không trả. Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình – Bài số 5

Cuộc đời bao giờ cũng muôn hình vạn trạng. Trong bức tranh muôn vẻ ấy có mặt tốt, mặt xấu, mặt tích cực, mặt tiêu cực và chắc chắn có người sống có lý tưởng và người sống không có lý tưởng. Nhà thơ Tố Hữu đã viết những dòng thơ thật hay về lý tưởng sống:

“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Thiết nghĩ đây là vấn đề đáng để thanh niên chúng ta quan tâm, bàn luận.

Nhưng muốn đi đến tận cùng gốc rễ của vấn đề, trước hết ta cần phải tìm hiểu thế nào là lí tưởng? Lý tưởng là mục đích sống cao đẹp của con người. Người sống lí tưởng luôn hướng tới vẻ đẹp chân, thiện, mĩ; luôn hướng tới sự chan hòa, sẻ chia, nhân ái, sống vì mọi người, người muốn cống hiến tài năng, sức lực vì quê hương, đất nước, luôn cố gắng bay cao, bay xa để thể hiện bản lĩnh của bản thân.

Phó mặc số phận! Phó mặc cuộc đời! Tuổi trẻ không có lĩ tưởng như phiến đá lớn vô dụng. Khi ấy chúng ta ko thể ngước mắt nhìn xa mà còn dụiđiếc về tâm hồn. Chúng ta chỉ biết sống với những mục đích để tiện, tậm thường. Chỉ vun vén, tô vẽ cho vẻ bề ngoài của bản thân. Từ đó mà sinh ra thói ích kỉ, nhỏ nhen. Sống ko lí tưởng, ko mục đích là tự ta đang đẩy ta vào ngõ cụt của cuộc sống. Còn nếu mục đích tầm thường thì cũng làm cho tâm hồn con người ko cất cao lên được.

Con thuyền sống vs biển khơi mênh mang cần đặt cho mình một ngọn hải đăng để cập bến. Con người nếu sống ko có lĩ tưởng thì dễ dàng mất phương hướng, dễ bị những cám dỗ đen tối nhấn chìm tài năng, sức lực, tuổi trẻ. Nếu sống mà ko có mục đích, buông thả chắc chắn chúng ta sẽ ko có được kết cục tốt đẹp. Điệu nhạc lạc loài với những ham muôn tầm tường, xấu xa chẳng thể tồn tại được lâu.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ có biết bao anh thanh niên như nhân vật “Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long…Họ đã hi sinh thầm lặng vì lí tưởng cao đẹp của dân tộc. Họ ra đi bởi tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, vì 2 chữ hòa bình. Họ ko tiếc máu xương, tuổi tre, tình yêu, hạnh phúc cá nhân…Họ ngã xuống ở tuoir đôi mươi mà bao trang nhật kí vẫn còn dang dở vẫn đang được lật mở theo dòng thời gian (Mãi mãi tuổi 20, Nhật kí Đặng Thùy Trâm) nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm. về mục đích sống của bản thân với Tổ quốc mến yêu. Họ là những người vô danh, ko tên tuổi “Họ đã sống và chết. Giản dị và bình tâm/ Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”. Họ là Phan Đình Giót – người anh hùng lấy thân mình lấp lỗ Châu mai. Người thanh niên trẻ tuổi quả cảm trong giấy phút cuối cùng ngã xuống vẫn hô vang “Hồ Chí Minh muôn năm/ Việt Nam muôn năm” – Nguyễn Văn Trỗi…

Có người đặt câu hỏi: Lớp trẻ ngày nay liệu có dám hi sinh tính mạng, cống hiến sức lực vì Tổ quốc, vì đồng bào? Câu hỏi ấy đã có câu trả lời từ thực tế. Thanh niên Việt Nam hôm nay là thế hệ năng động, sáng tạo, giàu hoài bão bay cao, bay xa. Lĩ tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay bắt đầu từ những hành động nhỏ nhặt nhất. Từ sẻ chia miếng cơm, manh áo đến đống bào nghèo, chia sẻ sách vở, quần áo dù đã cũ cho những em học sinh vùng sâu vùng xa còn khó khăn, đến các chương trình hiến máu nhân đạo, xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc, tình nguyện hè xây dựng vùng kinh tế mới, các cuộc thi sáng tạo trẻ, Robocon, Olympic quốc tế… Thanh niên Việt Nam luôn khẳng định được vị trí củamình trong khu vực cũng như trên thế giới. Tuổi trẻ Việt Nam luôn khát khao vinh quang, nở nụ cưới phất cao lá cờ Tổ quốc Việt Nam trên tay Hoàng Anh Tuấn, Lê Công Vinh…

Trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới, thanh niên Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Với bản tính linh hoạt, sáng tạo, tiếp thu nhanh, thanh niên Việt Nam hôm nay dễ dàng tiếp thu một cách nhanh chóng những tinh hoa văn hóa, thành tựu khoa học- kĩ thuật của nhân loại, Đại thắng mùa xuân 1975 mở ra 1 kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Nước ta bắt đầu đi lên từ con số 0 tròn trĩnh. Ở điểm xuất phát như vậy, bước vào thế kỉ 21 – thế kỉ của nền kinh tế tri thức, nước ta còn gặp muôn vàn khó khăn, nhất là khi tâ đã trở thành thành viên của tổ chức Thương mại quốc tế WTO. Điều đó mở ra cho chúng ta ko ít cơ hộ cũng đầu thách thức khó lường, Bởi vậy mỗi thanh niên cần ý thức được trách nhiệm của mình trong học tập cũng như trong lao động, lập cho mình 1 kế hoạch thật rõ ràng và từng bước thực hiện để đạt được mục đích.

Tuy nhiên, bên cạnh những thanh niên có lí tưởng sống, mục đích sống đẹp vẫn có những thanh niên sống ko có lí tưởng hoặc mục đích ko rõ ràng, thấp hèn. Ngày nay, không ít thanh niên xem “hưởng thụ” là mục đích sống của mình. Hầu hết, họ là những cậu ấm, cô chiêu con nhà giàu có. Cứ đánh võng ngoạn mục trên đường phố, cơn khoái lạc sau khi dùng thuốc lắc, cocain…mới là hứng thú duy nhất của họ. Hoặc có những thanh niên sẵn sàng dữ vào lòng thương của người khác để vụ lợi, thu vén cho mình, Lối sống như vậy sẽ nhất định bị xã hội đào thải.

Là 1 thanh niên thời đại mới, tôi luôn ý thức được trách nhiêm của bản thân đối với gia đình, xã hội “Lí tưởng là ngọn đen chỉ đường, không có lí tưởng thì ko có phương hướng kiên định, mà ko có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”. Câu nói của Tolstoi – Lý tưởng của bạn như thế nào khi nghe qua bài phân tích này hãy theo dõi chongthamvietnam.vn để biết nhiều chia sẻ khác nhé !!!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button