Tổng Hợp

Sự Khác Nhau Giữa Photoshop Và Lightroom

Rate this post

Hậu kì nhiếp ảnh là một phần không thể thiếu của nhiếp ảnh chuyên nghiệp hiện nay bao gồm cả nhiếp ảnh báo chí và nhiếp ảnh thời trang. Chính vì vai trò của hậu kì nhiếp ảnh, việc chọn đúng software để có thể làm tốt hậu kì nhiếp ảnh cũng quan trọng như là chọn đúng loại body và lens để thực hiện việc nhiếp ảnh. Với nhu cầu lớn như thế, nhiều công ty sản xuất phần mềm nhiếp ảnh đã cố gắng nắm bắt cơ hội này. Một trong số đó chính là Adobe – công ty đã sản xuất phần mềm chỉnh ảnh nổi tiếng với tên gọi Photoshop. Ngày nay, Photoshop được sử dụng rộng rãi được sử dụng không chỉ với các nhiếp ảnh gia mà còn với những người dùng phổ thông thông thường – chính vì thế, động từ “photoshop” được sử dụng để ám chỉ gần như tất cả những loại chỉnh sửa ảnh. Với mục đích mang đến trải nghiệm tốt hơn cho các NAG, Adobe đã phát triển một phần mềm khác gọi là Adobe Photoshop Lightroom khác hoàn toàn so với người tiền nhiệm.

Đang xem: Photoshop lightroom là gì

*Photoshop Lightroom Là Gì – Sự Khác Nhau Giữa Photoshop Và Lightroom 6

1. Format của file RAW

Điều đầu tiên khi nói về Adobe Photoshop Lightroom thì đây chính là một phần mềm chuyển đổi RAW. Tuy nhiên với những người chưa từng sử dụng Adobe Photoshop Lightroom bao giờ thì rất khó để hiểu được câu nói phía trên. Thế nên trước khi đi sâu vào phần mềm này là gì, chúng ta nên tìm hiểu qua format của file RAW và phần mềm chuyển đổi RAW là gì. Tuy có hơi phức tạp, nhưng thực sự nó rất dễ để có thể nắm bắt.

1.1) RAW file là gì?

Tiêu đề “file hình ảnh raw” cho bạn biết một gợi ý cực tốt mà cungdaythang.com muốn mang lại. Thực chất, file RAW chính là những thông tin được chụp lại trực tiếp từ những gì hiển thị trên cảm biến của camera không thông qua bất cứ chỉnh sửa nào. Để có thể chụp được những tấm ảnh có RAW format, bạn phải cài đặt chế độ này trong camera settings. Thông thường, bạn sẽ tìm thấy format này ở trong chế độ chất lượng hình ảnh (image quality) trong menu của camera.

RAW thật ra không phải là 1 dạng file mở rộng, nên chúng ta sẽ không bao giờ thấy file RAW có đuôi là *.raw files. Thay vào đó chúng ta sẽ thấy file RAW có đuôi là *.nef cho Nikon, *.cr2 cho Canon, *.raf cho Fujifilm và *.dng cho Adobe. File DNG được sử dụng rộng rãi và có thể trữ được tất cả các loại file khác trong nó.

Xem Thêm :   Top 7 phần mềm thiết kế logo miễn phí

Xem thêm :  Cách Làm Và Cách Bảo Quản Nước Cốt Dừa Thơm Ngon – bTaskee

Thật ra từ khóa ở đây chính là thông tin bởi vì file RAW không phải là hình ảnh mà nó chính là miêu tả. Những file RAW cần phải có những phần mềm đặc biệt để giải mã nó thành những bức ảnh thật sự. Nhiều người hỏi tại sao lại phức tạp hóa nó lên như thế? Câu trả lời đơn giản: vì file RAW mang nhiều thông tin hơn và có khả năng linh động hơn JPEG. Ở đây, nhiều thông tin hơn có nghĩa là độ phân giải của file RAW cao hơn một chút nhưng dynamic range (những thông tin về ánh sáng và những chi tiết ẩn trong phần tối và sáng của bức ảnh) lại cao hơn rất nhiều. Khả năng linh động chính là khả năng điều khiển bằng tay. Nhưng như thế nào? Khi chụp, thay vì để máy ảnh tự chọn khả năng lấy nét, giảm noise, tương phản, saturation,… để đưa vào bức ảnh thì chính bạn là người quyết định những yếu tố này. Để làm việc này rất đơn giản, chỉ cần chỉnh những file raw flat-looking theo chính xác điều mà bạn muốn và chuyển đổi nó theo JPEG. Điều này sẽ mang chúng ta đến…

*Photoshop Lightroom Là Gì – Sự Khác Nhau Giữa Photoshop Và Lightroom 7

1.2) Bộ chuyển đổi file RAW

Như các bạn đã biết, bộ chuyển đổi file RAW chính là 1 chương trình trước tiên giải mã những thông tin được lưu trữ trong file để bạn có thể thấy nó như là 1 bức ảnh hoàn chỉnh. Thứ 2, nó cho phép bạn có thể chỉnh sửa file RAW, nắm giữ hết tất cả những thông tin được lưu trữ trong file RAW và lưu nó lại như là 1 tập tin hình ảnh đồ họa đơn giản như là JPEG.

Lưu ý nhỏ: Sau khi chụp xong 1 bức ảnh sử dụng RAW format, bạn sẽ thấy tấm hình của bạn trên LCD rất bình thường mà không có vấn đề gì. Ngoài ra, nó không hề flat một xí nào nhưng lại có màu sắc sống động và độ tương phản tương đối. Điều này là bởi vì RAW file có một bản JPEG xem trước được lưu bên trong để bạn có thể xem nó nhanh chóng ở màn hình phía sau camera.

Xem thêm: Cách Làm Nước Cốt Dừa Để Ăn Chè Và Các Loại Bánh Sánh Đặc Béo Ngậy

2. Adobe Photoshop Lightroom là gì?

Adobe Photoshop Lightroom là một phần mềm chuyển đổi. Tuy nhiên, ngoài là một phần mềm chuyển đổi RAW, Adobe đã xây dựng Lightroom trở thành một phần mềm hậu kì mà nhiều NAG cần. Với mỗi phiên bản mới, Lightroom sẽ có thêm càng nhiều tính năng hơn phiên bản cũ và những tính năng cho phép các NAG sử dụng nó để hoàn thành tác phẩm của mình từ đầu đến cuối. Nếu như bạn có ý định tạo ra một album ảnh, Lightroom đã có chức năng này cho bạn. Với tất cả những công cụ và giao diện người dùng, Lightroom cho phép người dùng tổ chức, xử lý hậu kì, in và chia sẻ những bức ảnh, tất cả đều nằm trong 1 môi trường. Ưu điểm của Lightroom chính là tốc độ của nó khi làm việc với nhiều ảnh. Điều này sẽ giúp người sử dụng dễ dàng hơn khi chỉ dùng những thao tác copy và paste cho những sự điều chỉnh. Một tính năng nữa là chỉnh sửa những không làm mất đi ảnh gốc. Điều này giúp cho bạn không mất đi tấm ảnh gốc khi bạn chỉnh sửa bức ảnh.

Xem Thêm :   10 cách làm sữa chua dẻo, sữa chua uống, kinh nghiệm làm sữa chua

Xem thêm :  Lỗi đỗ xe tại nơi có biển cấm đỗ phạt bao nhiêu tiền?

Vậy ai là đối tượng của Adobe Photoshop Lightroom? Đối tượng mà Adobe Photoshop Lightroom nhắm tới chính là những người chụp nhiều ảnh nhưng không phải nhiều lĩnh vực và ở format RAW thì Lightroom là dành cho bạn. Ngoài ra, nó cũng rất phù hợp với các NAG chuyên nghiệp có những ý tưởng táo bạo hoặc là khi bạn muốn bức ảnh có ánh nhìn tốt hơn. Tuy nhiên, Lightroom có thể không tốt cho một số chỉnh sửa đồ họa khác vì nó không có curves và pencils.

*Photoshop Lightroom Là Gì – Sự Khác Nhau Giữa Photoshop Và Lightroom 8

Hãy nhớ rằng LR hỗ trợ một số format hình ảnh phổ thông như là TIFF và JPEG cũng như là file RAW. Nhưng có một số RAW setting sẽ không hoạt động hoặc hoạt động không phải ở năng suất cao nhất. Tuy nhiên nó Lightroom vẫn là một công cụ hữu hiệu cho những tấm ảnh JPEG và RAW, đặc biệt là cho những người muốn xử lý một khối lượng lớn bức ảnh.

3) So sánh với Photoshop và Photoshop Elements

Adobe Photoshop Lightroom ở đây để giúp những bức ảnh của bạn trong đẹp hơn. Adobe cũng cho ra đời 2 phầm mềm khác cùng với ý muốn như là Lightroom. Vậy Lightroom khác gì so với 2 người anh em song sinh, Photoshop và Photoshop Elements?

Thật ra, cả 3 chương trình này đều giống nhau ở khả năng của nó. Photoshop có chương trình chuyển đổi tích hợp bên trong mà Lightroom đã dựa vào đó để sử dụng (Adobe Camera RAW). Tuy nhiên, khả năng của nó lại vượt xa những gì mà các NAG cần. Photoshop là một chương trình thật sự mạnh mẽ với khả năng không giới hạn trong bất cứ chỉnh sửa đồ họa nào. Thực tế thì các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp chỉ chiếm 1 phần trong tổng số những người dùng sử dụng Photoshop cho mục đích cá nhân hay doanh nghiệp. Photoshop cũng có mặt hạn chế đó chính là khả năng linh động khi nhiều tính năng quá phức tạp và cồng kềnh cho việc xử lí hậu kì. Photoshop cũng không tốt khi xử lý những bức ảnh liên tục và thiếu tổ chức các tính năng như là Lightroom.

Xem Thêm :   PHẦN 2 OÁN NGHIỆP NÀNG DÂU | TRUYỆN MA DÂN GIAN HAY | XÓM TRUYỆN MA

Xem thêm :  Cách làm chả cá rô phi ? thơm nức chuẩn vị nhà hàng

*Photoshop Lightroom Là Gì – Sự Khác Nhau Giữa Photoshop Và Lightroom 9

Photoshop Elements (PSE) thì nhìn gần giống với Lightroom hơn. Khi sử dụng Elements, bạn sẽ thấy nó là hỗn hợp của cả 2 Photoshop và Lightroom nhưng không tốt về 1 phía như cả 2. Những tính năng trong PSE được tổ chức và xoay quanh hình ảnh nhiều hơn là Photoshop, điều này đồng nghĩa là nó không cồng kềnh để sử dụng. Ngoài ra, nó có nhiều tính năng mà PTS không có như là thiết kế album ảnh. Ở mặt khác, PSE làm việc tốt hơn với file JPEG so với RAW file nhưng lại hạn chế khi xử lý nhiều hình ảnh cùng 1 lúc. PSE và Photoshop đều thích hợp để chỉnh sửa các đồ họa nhẹ. Chính vì thế, để an toàn thì PSE hầu như không thiếu bất cứ khả năng nào. Những người mới bắt đầu, nghiệp dư hay là một vào NAG chuyên nghiệp đều có thể nhận thấy nó hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, nếu so với Photoshop và Adobe Photoshop Lightroom về 1 khía cạnh thì PSE vẫn không bằng.

Xem thêm: Ý Nghĩa Và Cá Chép Trong Phong Thủy Hút Lộc Tài Theo Xu Hướng 2020

*Photoshop Lightroom Là Gì – Sự Khác Nhau Giữa Photoshop Và Lightroom 10

4) Các ứng dụng thay thế

Tuy Adobe Photoshop Lightroom tốt nhưng không phải là không có ứng dụng thay thế nó. Người dùng hệ điều hành Mac OS có thể dùng Aperture, phần mềm tương tự như Lightroom nhưng bị hạn chế về platform. Còn nếu là người dùng Window thì Phase One’s Capture One lại là ứng dụng thích hợp. DxO Optics Pro là 1 ứng dụng không hề tồi. DxO được phát triển dựa trên khoa học nên độ chính xác của nó rất cao, được dùng để chỉnh lại lens flaw. Và cuối cùng là Silkypix. Một phần mềm chuyển đổi riêng biệt được phát triển dựa trên Silkypox dành cho camera Fujifilm cảm biến X-Trans là X-Pro1.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button