Kỹ Năng Sống

Soạn bài: đi đường (tẩu lộ)

Với Soạn Đi đường (Tẩu lộ) trang 39 – 40 Ngữ văn 8 Tập 2 đầy đủ và chi tiết nhất giúp các em học sinh tham khảo để trả lời các câu hỏi dễ dàng.

Soạn Đi đường 

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1: Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa của các câu thơ.

Trả lời:

– Học sinh tự đọc các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích.

Bài thơ dịch tốt, giữ được ý sát với nguyên bản. Tuy nhiên văn có chổ chưa được như nguyên tác:

– Nguyên tác là thể thơ thất ngôn, bản dịch thơ là thể thơ lục bát. Thể lục bát có phần mềm mại, uyển chuyển, tự nhiên nhưng lại làm mất đi cái vẻ gân guốc, cứng rắn của thể thất ngôn.

– Câu đầu của bản dịch thơ “Đi đường mới biết gian lao” không giữ được điệp ngữ như nguyên bản: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan (Có đi đường mới biết đường đi khó). Do đó, hiệu quả thẩm mĩ giảm đi ít nhiều.

– Trùng san (trong Trùng san đăng đáo cao phong hậu) nghĩa là hết dãy núi này lại đến dày núi khác nhưng dịch là núi cao thì chưa thật sát.

+ Nội dung bài thơ:

Bài thơ Đi đường nói đến hành trình leo núi vượt qua nhiều ngọn núi cao vất vả, gian lao, con người chinh phục thiên nhiên và trở thành trung tâm của bài thơ. Khi đã vượt qua tất cả con người đứng trên đỉnh núi sẽ quan sát được mọi thứ, tầm nhìn được mở rộng.

+ Ý nghĩa bài thơ:

Đi đường là bài thơ có nhiều lớp nghĩa khác nhau. Nghĩa đen kể về hành trình leo núi cùng với đó là những thử thách, chông gai khi leo núi để lên đỉnh. Thành quả đó là chinh phục ngọn núi và thu mọi cảnh vật vào tầm mắt.

Nghĩa bóng ý muốn nói khi bắt đầu con đường cách mạng của dân tộc sẽ gặp phải nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng với sự quyết tâm, kiên trì cùng những nỗ lực rồi sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Sự nghiệp cách mạng nhất định thắng lợi.

Xem thêm :  List 31 lời chúc đi du học hay và ý nghĩa nhất dành cho bạn bè và người thân

Câu 2: Tìm hiểu kết cấu bài thơ Đi đường (Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật – khai, thừa, chuyển, hợp – đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ lô-gic giữa các câu thơ và vị trí của câu thơ thứ ba.)

Trả lời:

Bài thơ này thể hiện rất rõ kết cấu của thể thơ tứ tuyệt Đường luật, bám theo trình tự kết cấu này sẽ nắm được mạch triển khai tứ thơ:

+ Câu đầu – câu khai (khởi), mở ra ý thơ: nói đến sự gian lao như là điều hiển nhiên của người đi đường, ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đang trên hành trình gian nan (Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan).

+ Câu tiếp – câu thừa có vai trò mở rộng, triển khai, cụ thể hoá ý đã được mở ra ở câu khai: khó khăn, gian nan của người đi đường được cụ thể bằng hình ảnh lớp lớp núi non hiểm trở trên hành trình mà người đi phải vượt qua (Trùng san chi ngoại hựu trùng san).

+ Câu 3 – câu chuyển, chuyển ý, câu này rất quan trọng trong việc bộc lộ tứ thơ. Hàm ý của bài tứ tuyệt bộc lộ bất ngờ ở câu này: Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót (Trùng san đăng đáo cao phong hậu).

+ Câu 4 – câu hợp, quan hệ chặt chẽ với câu chuyển thành một cặp câu thể hiện rõ ý chuyển và thâu tóm lại ý tứ của toàn bài: Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt (Vạn lí dư đồ cố miện gian).

Tình cảm, cảm xúc, các hình tượng nghệ thuật của bài thơ vận động theo kết cấu này. Như thế, cấu thứ ba như là một cái bản lề tạo ra bước ngoặt về ý cho cả bài thơ.

– Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa đen ở bề nổi và nghĩa bóng ở chiều sâu.

– Câu thứ ba có vị trí quan trọng, nó kết thúc việc nói về những gian khổ của người đi đường, chuẩn bị chuyển sang ý mới: khẳng định niềm vui khi lên đến đỉnh cao thì sẽ hưởng hạnh phúc.

Câu 3. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ (cả ờ chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quà nghệ thuật như thế nào?

Trả lời:

Xem thêm :  Soạn bài cô bé bán diêm lớp 8

Trong bản phiên âm chữ Hán, bài thơ có các điệp ngữ như “tẩu lộ”, “trùng san”; trong bản dịch thơ có điệp ngữ “núi cao”.

“Tẩu lộ” được lặp lại nhằm làm nổi bật ý thơ: đi đường, đặc biệt là đi bộ đường núi thật là gian lao, khổ ải. Ai từng trải qua, từng chiêm nghiêm thì sẽ thấm thìa được điều ấy. Sự lặp lại đã tạo cho câu thơ một giọng điệu đầy suy ngẫm, nhiều cảm xúc và gợi ra ý nghĩa sâu xa vượt ra ngoài chuyện đi bộ đường núi.

“Trùng san”, “núi cao rồi lại núi cao” miêu tả cái khó khăn, nỗi gian lao cứ nối tiếp nhau, chồng chất, gần như bất tận. Câu thơ cũng vì thế mà gợi được ý nghĩa sâu xa; con đường đời, con đường cách mạng cùng nhiều gian khổ và lâu dài.

Câu 4. Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và nỗi vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngọài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý gì nữa không?

Trả lời:

Phân tích câu 2 và 4

“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”

Câu thơ thứ hai miêu tả cái khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi. Sử dụng điệp từ “trùng san” (núi cao) nhấn mạnh hơn nữa sự vất vả này, làm cho câu thơ càng trở nên sâu sắc.

“Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”

Người đi đường sau khi đã vượt qua bao nhiên dãy núi, bao nhiêu gian khổ cuối cùng cũng đứng trên đỉnh núi cao nhất để trông thấy cảnh vật tươi đẹp xung quanh.

Hai câu thơ này ngoài ý nghĩa miêu tả còn ngụ ý: Cũng như nỗi vất vả của người đi đường núi để đến được đỉnh núi cao nhất. Con người trong cuộc sống sẽ phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ để thấy được vinh quang, cứ đi sẽ đến, cũng như cuộc đấu tranh của nhân dân ta sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.

Câu 5. Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ.

Trả lời:

Theo em đây không phải bài thơ tả cảnh kể chuyện đơn thuần.

Xem thêm :  Михаил исаковский (16 bài thơ)

Bài thơ mượn việc miêu tả cảnh núi non, kể chuyện đi đường núi nhưng thực ra đây là bài thơ có dụng ý nêu lèn một chân lí về con đường đấu tranh cách mạng.

Bài thơ có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa nổi (nghĩa đen) nói về việc đi đường núi cùng với đó là những thử thách, chông gai khi leo núi, để lên tới đỉnh núi. Thành quả dạt được là chinh phục được ngọn núi cao và thu mọi cảnh vật vào trong tầm mắt.

Nghĩa hàm ngôn (nghĩa bóng) nói về con đường cách mạng, con đường sẽ gặp rất nhiều khó khăn, chông gai, nguy hiểm. Nhưng với sự quyết tâm, kiên trì cùng với sự nỗ lực rồi chúng ta sẽ nhận được những thành quả xứng đáng. Sự nghiệp cách mạng nhất định sẽ thành công.

>> Bài thơ gợi ra một chân lý: Đường đời, đường cách mạng dẫu nhiều chông gai, thử thách nhưng nếu quyết tâm kiên trì vượt qua, chúng ta nhất định sẽ chinh phục được nó, thấy được thành quả và gặt hái được thắng lợi.


Đi đường – Ngữ văn 8 – Cô Phạm Lan Anh (HAY NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 8 Đi đường
Đi đường là bài học hay trong chương trình Ngữ văn 8. Video bài giảng này, cô sẽ giúp các em nắm vững được kiến thức trọng tâm bài học. Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung bài đọc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.Từ đó, các em cảm nhận và rút ra nhận xét gì qua tác phẩm. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của VietJack tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan8, diduong
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 8 Cô Lan Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VOVyAP1mkNnbprT5u56lcT
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 8 Cô Giang Ly:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7V9IfdRJFZieNOSym2Tpg3C
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 8 Cô Vương Thị Hạnh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VrxEM_uz4qNx4ekYsAsRt9

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button