Kỹ Năng Sống

Soạn bài: cảnh ngày xuân (trích truyện kiều) – nguyễn du

Câu 1/ Trang 86/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.

– Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? (Chú ý những đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật).

– Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?

Trả lời

– Những chi tiết gợi lên đặc điểm của mùa xuân: con én, cỏ non, cành lê trắng điểm.

– Với bút pháp chấm phá tài tình, từ ngữ chọn lọc, hình ảnh giàu sức gợi Nguyễn Du đã rất thành công khi phác họa một bức tranh ngày xuân khoáng đạt, tinh khôi, trong trẻo và tràn trề sức sống. Đồng thời, qua đó còn gợi lên được bao cảm xúc tươi vui, phấn chấn cũng như chút bâng khuâng trong lòng nhân vật trữ tình.

Câu 2/ Trang 86/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Tám câu thơ tiếp theo gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:

– Thống kê từ ghép là tính từ, danh từ, động từ (gần xa, yến anh, chị em, tài tử, nô nức, dập dìu,…). Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?

– Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc kĩ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nên những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.

Trả lời

– Không khí tưng bừng, tấp nập của lễ hội được gợi lên qua hàng loạt từ hai âm tiết giàu sắc thái biểu cảm:

+ Các danh từ: “yếu anh”, “chị em”, “tài tử”, “giai nhân” gợi tả sự đông vui, tấp nập trong ngày hội xuân.

+ Các động từ: “sắm sửa”, “dập dìu” gợi tả không khí rộn ràng, náo nhiệt trong ngày hội.

+ Các tính từ: “gần xa”, “nô nức” gợi tả tâm trạng hồ hởi, phấn khởi của người đi hội.

– Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa một lễ hội truyền thống xa xưa:

+ “Lễ tảo mộ”: Đi viếng và sửa sang phần mộ của người thân, gia đình, tổ tiên. Gợi sự tri ân của những nam thanh, nữ tú trong ngày đi chơi xuân.

+ “Hội đạp thanh”: Đi chơi xuân ở chốn đồng quê và giẫm lên cỏ xanh. Gợi ngày hội vui mùa xuân của nam thanh nữ tú để có thể tìm đến những sợi tơ hồng của mai sau.

+ Bên cạnh không khí tưng bừng, náo nhiệt, Nguyễn Du đã khéo léo đan cài một khoảng lặng qua hình ảnh “ngổn ngang gò đống”, “tro tiền giấy bay” gợi không gian tĩnh lặng, lạnh lẽo, linh thiêng. Và trong không gian ấy, có sự xuất hiện của những nam thanh, nữ tú đang sửa sang, rắc vàng vó, hóa tiền giấy cho những người đã khuất.

Xem thêm :  Bài soạn văn 8 bài phương pháp thuyết minh (chi tiết), phương pháp thuyết minh

=> Gợi truyền thống văn hóa, đaọ lí “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của người Việt. Một lối sống ân nghĩa thủy chung.

Câu 3/ Trang 86/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Sáu câu cuối gợi cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.

– Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu cuối có gì khác với câu thơ đầu? Vì sao?

– Những từ ngữ: tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?

– Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối.

Trả lời

– Cảnh vật, không khí trong sáu câu thơ cuối yên tĩnh, êm ả dường như lắng lại, đối lập với không khí rộn ràng, tấp nập, hồ hởi ở những câu thơ đầu.

– Những từ ngữ: tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người:

+ Từ “tà tà”, “thanh thanh” gợi không khí yên tĩnh, không gian nhỏ hẹp, sự chuyển động nhẹ nhàng khi chiều xuống và tâm trạng phảng phất một nỗi u buồn.

+ Từ “nao nao” gợi nét buồn rất khó tả, thể hiện tâm trạng con người như nhuốm lên cảnh vật.

– Cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối:

ruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ có giá trị lớn về mặt nội dung mà còn thể hiện được bút pháp nghệ thuật tài tình của tác giả. Đặc biệt, sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã cho thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du.

“Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

   Sáu câu thơ là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về –  một bức tranh chiều xuân nên thơ và đượm buồn. Bức tranh ấy được tác giả miêu tả với những nét dịu dàng, chậm rãi, nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến của con người. Với bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy độc đáo, Nguyễn Du đã gợi lên tâm trạng lưu luyến, tiếc nuối của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay hội xuân để ra về:

“Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về”

    Câu thơ ẩn chứa một nỗi buồn sâu xa. Từ láy “tà tà” với nhịp điệu chậm rãi vừa gợi lên hình ảnh mặt trời đang ngả bóng dần vừa gợi lên sự tiếc nuối rằng chị em Thúy Kiều chưa muốn ra về, muốn níu kéo thêm chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân. Từ “thơ thẩn” được sử dụng rất đắt giá, thể hiện sự luyến tiếc khôn nguôi.

Xem thêm :  Stt về hoàng hôn hay nhất ❤️️1001 tus chiều hoàng hôn

“Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”

     Cảnh vật không còn rộn ràng, tràn đầy sức sống giống như ở bốn câu thơ đầu tiên của bài thơ nữa mà đã nhuốm tâm trạng của con người. Khi con người đắm chìm trong cảnh xuân đẹp đẽ thì cũng là lúc thời gian lặng lẽ trôi đi. Cảnh xuân dù có đẹp đến mấy rồi cũng sẽ tàn phai. Trời đã xế chiều và cuộc du xuân cũng đã kết thúc, tâm hồn của con người dường như cũng đồng điệu với cảnh vật. Cảnh vật vẫn mang một nét đẹp dịu dàng nhưng chuyển động chậm dần, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất một nỗi buồn. Những từ láy được sử dụng rất hiệu quả: “tà tà”, “nao nao”, “thanh thanh” không chỉ gợi cảnh mà còn bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của con người. Cảnh và người dường như có sự đồng điệu. Khi mà con người lưu luyến khôn nguôi thì khung cảnh cũng theo đó mà nhỏ đi như để phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê” – dòng suối nhỏ hay như chiếc cầu be bé ở “cuối ghềnh” phía xa xa. Dường như có một linh cảm điều gì đó sắp xảy ra:

“Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

    Bốn bề trở nên yên ắng, tĩnh lặng. “Nao nao” là trạng thái của dòng nước dường như để đồng cảm với tâm trạng con người với một nỗi buồn khó tả. Dịp cầu nhỏ bé xinh xinh bắc ngang qua dòng suối tạo nên vẻ đẹp bình yên và thơ mộng. Nguyễn Du dùng từ “nao nao” đầy tinh tế. Tả cảnh nhưng cũng để nói lên tâm trạng con người với một nỗi buồn vô cớ chẳng lí giải được. Cũng giống như những câu thơ mà Nguyễn Du từng viết:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

    Với sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo. Miêu tả cảnh hay cũng chính là gợi lên tâm trạng của con người. Cảnh không còn náo nhiệt, sôi động nữa mà trở nên dịu dàng, yên ả cũng giống như tâm trạng luyến tiếc, bâng khuâng của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay với hội xuân.

Câu 4/ Trang 87/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.

(Gợi ý: Đoạn thơ có kết cấu hợp lí như thế nào? Cách sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình. Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá,…).

Xem thêm :  Soạn bài thúy kiều báo ân báo oán - ngắn gọn nhất>

Trả lời

Thành công của đoạn trích là nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du. Tác giả đã sử dụng một hệ thống từ ghép.

Đoạn trích là ba bức tranh đặc sắc về cảnh ngày xuân:

– Bức tranh đầu là cảnh thiên nhiên đặc trưng của mùa xuân. Với vài nét chấm phá của thi nhân, mùa xuân hiện lên tươi đẹp, trong sáng.

– Bức tranh tiếp theo là khung cảnh lễ hội thanh minh nhộn nhịp, đông vui. Hình ảnh con người vui vẻ. Chen chúc đi dự hội đạp thanh. Bằng hàng loạt tính từ, động từ, danh từ, kết hợp với nhịp đội, tác giả đã tạo được không khí vui tươi của ngày hội: nô nức yến oanh, tài tử giai nhân, ngựa xe như nước áo quần như nêm.

– Bức tranh cuối cùng là cảnh ngày hội tan, chị em Thúy Kiều tha thẩn ra về. Tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc của hai chị em dường như hòa trong không gian êm đềm, lắng đọng của chiều tà ấy bằng các từ: thơ thẩn, bước dần, lần xem, nao nao…

Tham khảo thêm bài giảng chi tiết: Đoạn trích Cảnh ngày xuân – Nguyễn Du


Cảnh ngày xuân – Ngữ văn 9 – Cô Nguyễn Ngọc Anh (HAY NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 9 Cảnh ngày xuân
Video hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu về tác phẩm: Cảnh ngày xuân. Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung bài đọc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.Từ đó, các em cảm nhận và rút ra nhận xét gì qua tác phẩm. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của cô tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan9, canhngayxuan
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 9 Cô Nguyễn Ngọc Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VK57bTSU8DHSoJkdtQfE
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Cô Nguyễn Thu Hà:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VJEQ25gKtpc3EOjfxDYDyT
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Thầy Đinh Trường Giang:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VbfDLA58MmDyT5sMWq_1Wk
▶ Danh sách các bài học môn Địa lý 9 Cô Nguyễn Thị Hằng:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7W8ZMc78d9uhaxz9fWuJww_
▶ Danh sách các bài học môn Sinh học 9 Cô Đỗ Chuyên:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7WEwIKc548fCxYWIhQhoTXy
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 9 Cô Phạm Thị Hồng Linh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7Vy5uT6ZlHtfhsb7FSx7JIi
▶ Danh sách các bài học môn Vật lý 9 Cô Lê Minh Phương:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7W6wjXWKbhViVzp8KYYaOOh
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 9 Cô Nguyễn Dung:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7XQbH4Y7y2oKitxPLdumJsG
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Cô Phạm Thị Huệ Chi:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7XCAc50Mt24i3iKwfyHSOW2

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button