Kỹ Năng Sống

Soạn văn 8 bài ông đồ ngắn và chi tiết nhất

Bạn đang xem: soạn văn 8 bài ông đồ ngắn và chi tiết nhất Tại Website chongthamvietnam.vn

Soạn văn 8 bài Ông đồ thuộc: Bài 18 SGK ngữ văn 8

Hướng dẫn Soạn bài Ông đồ lớp 8 với cách giải thích bài đơn giản, dễ hiểu được tư vấn bởi các thầy cô giáo giỏi ngữ văn giúp các bạn học sinh hiểu bài dễ dàng.

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả

Nhà thơ Vũ Đình Liên sinh ngày 12 tháng 11 năm 1913, quê ở Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương, mất ngày 18 tháng 1 năm 1996.

Vũ Đình Liên nổi tiếng với bài thơ Ông đồ từ phong trào Thơ mới. Nhiều năm ông làm nghề dạy học. Từng là Chủ nhiệm khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, là thành viên nhóm văn học Lê Quý Đôn (gồm: Lê Thước, Trương Chính, Lê Trí Viễn…).

Nhà thơ Vũ Đình Liên đã xuất bản: Đôi mắt (thơ, 1957); Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (nghiên cứu, 1957); Nguyễn Đình Chiểu (nghiên cứu, 1957); Thơ Bô-đơ-le (dịch thuật, 1995).

Tập thơ Bô-đơ-le, công trình 40 năm lao động dịch thuật say mê và nghiên cứu của ông đã được tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1996).

2. Tác phẩm

Ông đồ là một trong những bài thơ hay nhất, nổi tiếng nhất của Vũ Đình Liên và cũng là của phong trào Thơ mới. Sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ gợi cảm, giàu tính tạo hình, Vũ Đình Liên đã miêu tả ông đồ ngồi viết chữ thuê trên phố ngày Tết, từ lúc ông còn đắc chí đến lúc hình ảnh ông mờ dần rồi xa khuất giữa bức tranh xuân.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

Câu 1. Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông ở khổ 3, 4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?

Trả lời: 

Trong hai khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ viết chữ nho ngày tết là một hình ảnh đẹp. Đấy là cái thời đắc ý của ông.

Xem thêm :  100+ những câu nói hay về tình yêu, stt tình yêu hay nhất

Ông xuất hiện cùng hoa đào, với mực tàu giấy đỏ. Ông đem lại niềm vui cho mọi người khi viết câu đối tết. Bao nhiêu người nhờ đến ông. Bao nhiêu người tấm tắc khen ngợi ông. Ông viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp :

 Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

Khổ thơ thứ ba và thứ tư vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy. Song là một không khí khác. Nhưng mỗi năm mỗi vắng. Không phải là vắng ngắt ngay lập tức, mà theo thời gian. Người cần đến ông cứ giảm dần. Và bây giờ thì hầu như không thấy họ: Người thuê viết nay đâu ? Giấy cũng buồn vì cảnh này, mực cũng sầu vì không được dùng vào việc viết. Ông đồ vẫn có mặt, nhưng người ta đã không nhận ra ông. Người ta chẳng còn chú ý đến ông nữa. Bởi thế mà ông như nhoà lẫn trong lá vàng và mưa bụi. Sự khác nhau của hai hình ảnh ông đồ chủ yếu ở vị trí của ông với công chúng. Trước ông ở trung tâm của sự chú ý. Nay ông ra ngoài rìa của sự chú ý, gần như bị lãng quên.

Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm cho ông đồ, ông đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với những gì gắn với chữ Hán, với tâm lí chuộng thú chơi câu đối một thời. Hai câu thơ:

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay

không chỉ là hai câu thơ tả cảnh, đó là hai câu thơ tả tâm trạng, tả cảnh ngộ của ông đồ. Lá vàng rơi, một biểu hiện của sự tàn úa. Lại kèm với mưa bụi bay. Lạnh lẽo và buồn thảm.

Câu 2. Tâm rư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?

Trả lời: 

Tâm tư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ một cách kín đáo. Tác giả đã mô tả hai cảnh đối lập và gợi niềm thương cảm ông đồ một cách gián tiếp. Chỉ đến phần cuối bài thơ, khi không còn thấy ông đồ, tác giả mới thốt lên:

Xem thêm :  Soạn văn hai cây phong

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ

Không chỉ cảm thương cho ông đồ, mà còn là cảm thương một lớp người đã trở thành quá khứ. Hơn thế nữa, sự hoài cổ còn là hoài niệm một vẻ đẹp văn hoá gắn với những giá trị tinh thần truyền thống. Chính vì thế mà bài thơ có sức lay động sâu xa.

Câu 3. Bài thơ hay ở những điểm nào? (Gợi ý: cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh, những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm; sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ giản dị mà cô đọng, nhiều dư vị…)

Trả lời:

Không chỉ hay ở nội dung hoài niệm, bài thơ còn hay ở nghệ thuật. Trước hết là dựng cảnh tương phản. Một bên tấp nập đông vui, một bên buồn bã, hiu hắt. một bên nét chữ cũng như bay múa : phượng múa, rồng bay ; bên kia cả giấy cũng buồn, cả mực cũng sầu, thêm nữa lại kèm lá vàng, mưa bụi.

Bài thơ được cấu trúc theo kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng. Cũng là thời gian ngày giáp tết, cũng là không gian mùa xuân, cũng vẫn có hoa đào nở. Nhưng hình ảnh ông đồ thì cứ nhạt nhoà dần. Cuối cùng thì không thấy ông đồ nữa. Ông đã thành “ông đồ xưa”. Không phải là ông đồ cũ. Ông đã thành xưa, như đã không còn tồn tại nữa.

Bài thơ làm theo thể năm chữ, thể thơ ngũ ngôn vốn có từ lâu. Lời lẽ của bài thơ dung dị, không có gì tân kì. Nhưng hình ảnh thơ gợi cảm. Hình ảnh :

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay

thật sinh động. Những hình ảnh :

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay

không phải chỉ là hình ảnh thiên nhiên, mà là thiên nhiên nhuốm đầy tâm trạng.

Câu 4. Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:

Xem thêm :  Giáo án văn học: thơ mẹ của em

-Giấy đỏ buồn không thắm; 

Mực đọng trong nghiên sầu…

-Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài giời mưa bụi bay.

Trả lời:

Những câu thơ :

– Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu…

– Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay

là nhưng câu thơ không chỉ tả cảnh. Tác giả đã dùng biện pháp nhân hoá làm cho giấy, mực, những vật vô tri như cũng biết sầu buồn. Phải chăng, cái buồn của bản thân ông đồ cũng làm lây nhiễm sang cảnh vật? Lá vàng, mưa bụi thật là buồn. Lá lại rơi trên giấy không thắm, mưa bụi lại làm cho cảnh vật như nhoè mờ. Ông đồ đã bị lãng quên, càng bị khuất lấp. Những câu thơ như thế đã làm cho bài thơ tạo được cho người đọc ấn tượng và ám ảnh sâu sắc.

Soạn văn 8 bài Ông đồ được đăng trong mục soạn văn 8 và biên soạn theo sách ngữ văn lớp 8. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Ngữ Văn tư vấn, giúp các bạn học sinh học tốt môn Văn lớp 8. Nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.


Ông đồ – Ngữ văn 8 – Cô Phạm Lan Anh (DỄ HIỂU NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 8 Ông đồ
Video hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu về bài Ông đồ. Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung bài đọc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.Từ đó, các em cảm nhận và rút ra nhận xét gì qua tác phẩm. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của VietJack tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan8, ongdo
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 8 Cô Lan Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VOVyAP1mkNnbprT5u56lcT

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button