Tổng Hợp

Top 20+ cuốn sách lịch sử việt nam hay và có chiều sâu

Lịch sử Việt Nam có bề dày hơn 4000 năm với bao nhiêu thăng trầm, sự kiện đã được diễn ra trong quá khứ. Tìm hiểu về lịch sử sẽ giúp ta biết thêm nhiều kiến thức và rút cho mình những bài học quý báu mà cha ông ta đã để lại. Ở bài viết này, Ghiền Sách đã tổng hợp TOP 20+ Cuốn sách lịch sử việt nam hay và có chiều sâu nhất cho bạn đọc tham khảo.

Cùng kéo xuống và tiếp tục nhé!

Những Cuốn Sách Về Lịch Sử Việt Nam Hay Nhất

Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỉ XX – Lê Thành Khôi

sách về lịch sử việt nam

Tác phẩm Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX này là sự kết hợp của hai chuyên khảo mang tính kinh điển về lịch sử và văn hóa Việt Nam của Giáo sư Lê Thành Khôi, người thuộc về số ít các sử gia Việt đương đại quan trọng nhất. Đó là cuốn Le Viêt-Nam, Histoire et Civilisation (Việt Nam, Lịch sử và Văn minh, Nxb Minuit, Paris, 1955) và Histoire du Viêt Nam, des origines à 1858 (Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến năm 1858, Nxb Sud-Est Asie, Paris, 1982).

Công trình từ lâu đã được các nhà Việt Nam coi như sách lịch sử Việt Nam dùng để tham khảo căn bản khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Đây là lần đầu tiên tác phẩm được coi như kiệt tác sử học này được xuất bản bằng tiếng Việt.

Lược Sử Nước Việt Bằng Tranh: Viet Nam – A Brief History In Pictures – Nhiều Tác Giả

sách sử việt nam

Dòng sử Việt xuôi từ thượng nguồn lịch sử, thuở cha Lạc Long Quân kết duyên cùng mẹ Âu Cơ. Từ quá khứ xa xưa đẫm màu huyền tích, nước Việt đã trải qua xiết bao biến cố thăng trầm. Những dấu chân cha ông từ ngày mở nước vẫn còn lưu lại trong thẳm sâu tâm hồn dân tộc. Và ta hãy tìm xem, những bóng dáng nào của ngày hôm qua vẫn còn thấp thoáng trong dòng chảy hôm nay.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Trọn Bộ – Đào Duy Anh

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Trọn Bộ

Trong các sách lịch sử Việt Nam cũ của ta, thì “Đại Việt sử ký toàn thư” là một bộ sử lớn chép từ Hồng Bàng đến Ất Mão (1675) đời vua Gia Tôn nhà Lê. “Đại Việt sử ký toàn thư” là bộ sách lịch sử quý báu trong tủ sách sử cũ của nước Việt Nam, rất cần thiết cho những người nghiên cứu lịch sử dân tộc.

Vua Gia Long – Marcel Gaultier

sach lich su viet nam

Cuốn sách lịch sử Việt Nam này là công trình biên khảo bằng tiếng Pháp của Marcel Gaultier được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn vào năm 1933.

Marcel Gaultier (1900-1960) là nhà văn đồng thời là biên tập viên cho Ban Dân sự của Đông Dương. Ông để lại cho đời hơn mười tác phẩm, trong đó có ba tiểu thuyết, còn lại là hồi ký và những nghiên cứu sử học về các vị vua triều Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng và Hàm Nghi. Trong số đó, Gia-Long (Vua Gia Long, 1933) là tác phẩm đầu tay về nghiên cứu sử học với đề tựa của Pierre Pasquier, Toàn quyền Đông Dương.

Đây là công trình viết về Gia Long – Nguyễn Ánh, vị vua đầu tiên cũng là người mở ra vương triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, cũng đồng thời là một nhân vật tạo nên nhiều tranh luận, đánh giá.

Trong tác phẩm nghiên cứu đầu tay Gia-Long, Marcel Gaultier mong muốn trình bày toàn cảnh lịch sử Việt Nam từ thời lập quốc mãi cho đến năm 1802 – thời điểm Việt Nam được thống nhất sau bao nhiêu năm chia rẽ, chiến tranh, sau đó là giai đoạn xây dựng và hàn gắn đất nước trong truyền thống Á châu, khép lại với những quan hệ phương Tây vốn đã hình thành từ nhiều năm trước đó.

Tác phẩm cho chúng ta những thông tin về những sự kiện lịch sử trong nước và nhất là ngoài nước vào những thế kỷ XVII, XVIII hoặc XIX. Độc giả trong nước hiểu được cái nhìn từ bên ngoài về tình hình Việt Nam, những nỗ lực tiếp cận và những nhận định không hẳn chính xác nhưng đã góp phần làm nền tảng tư tưởng cho những cuộc can thiệp về sau của phương Tây trên nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Tâm Lý Dân Tộc An Nam – Paul Giran

Tâm Lý Dân Tộc An Nam

Công trình nghiên cứu Tâm lý dân tộc An Nam (Psychologie du Peuple annamite) được Paul Giran – một quan chức cai trị thuộc địa Pháp, xuất bản vào năm 1904 sau hơn ba năm thu thập và tích lũy quan sát ở Đông Dương, để phục vụ công cuộc thực dân của nước Pháp trên đất An Nam.

Tác phẩm ra mắt người đọc Pháp quốc năm 1904, vào thời điểm những cuộc chinh phục bằng sức mạnh quân sự của người Pháp trên Vương quốc An Nam và bán đảo Đông Dương đã bước vào hồi kết, và công cuộc thuộc địa hóa xứ sở này dần chuyển sang một giai đoạn mới. Những kinh nghiệm ở Bắc Phi (Algérie, Tunisie, Maroc…) cho người Pháp hiểu rằng để duy trì sự hiện diện của họ ở An Nam nói riêng và xứ Đông Dương nói chung, họ cần đến một quá trình lâu dài.

Đó là phải tìm cách làm sao cho sự phân ly mẫu quốc – thuộc địa không trở thành một sự đứt gãy thảm khốc về nhiều mặt. Và để tìm ra con đường, trước hết những người Pháp cần phải hiểu về tâm lý dân tộc An Nam, mà công trình nghiên cứu này của Paul Giran chính là một trong những tài liệu tham khảo cho các chính khách ở mẫu quốc lúc bấy giờ.

Trong công trình của mình, Paul Giran đề xuất một nghiên cứu về dân tộc An Nam; “để khám phá những sức mạnh sâu kín của đời sống cộng đồng hoặc riêng tư; rút ra các nguyên tắc tối thượng chi phối việc thành lập các thiết chế xã hội hoặc chính trị; phân tích mọi ảnh hưởng mạnh mẽ đã định hình nên lịch sử và sự tiến hóa của nó.” Hai nguyên nhân chính, theo Paul Giran, đã góp phần vào sự hình thành bản sắc dân tộc An Nam: chủng tộc và môi trường, đó cũng là đối tượng mà công trình này tập trung khảo sát.

Các Triều Đại Việt Nam – Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng

sách lịch sử việt nam hay

Cuốn sách lịch sử Việt Nam này có dung lượng vừa phải nhưng cung cấp nhiều thông tin cơ bản, bao quát toàn bộ tiến trình phát triển lịch sử dân tộc. Các công tích, hành trạng của những vị vua từ thời Hùng Vương dựng nước đến khi vương triều Nguyễn kết thúc vai trò lịch sử đều được nhóm tác giả chọn lọc, giới thiệu một cách chính xác, cẩn thận.

Các triều đại Việt Nam – cuốn sách có giá trị không chỉ về tri thức mà còn bồi đắp thêm niềm tin về khí phách, tài trí và lòng yêu nước của người Việt Nam.

Việt Nam Sử Lược – Trần Trọng Kim

Việt Nam Sử Lược

Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim xuất bản lần đầu năm 1920, dựa trên những nghiên cứu trước đó như Nam sử tiểu học và Sơ học An Nam sử lược từ những năm 1914 -1917, là bộ thông sử viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam được soạn theo phương pháp hiện đại.

Với Việt Nam sử lược, sử học Việt Nam lần đầu tiên có một công trình thoát ly được khỏi lối chép sử biên niên truyền thống của Trung Quốc vốn chỉ nêu lên từng sự kiện riêng lẻ, rời rạc. Việt Nam sử lược trình bày các diễn biến lịch sử thành một câu chuyện liên tục và hấp dẫn, cho người đọc thấy được mối liên lạc nhân quả, biện chứng giữa các sự kiện xảy ra theo dòng thời gian. 

Ngoài ra, khác với lối chép sử của các sử thần thời phong kiến thường chỉ chú ý ghi chép hành vi, hoạt động của vua chúa quan lại, những cuộc tranh bá đồ vương, Việt Nam sử lược trái lại đã bắt đầu chú ý nhiều đến những sự kiện liên quan đời sống thực tế của dân chúng, sinh hoạt của xã hội, phong tục, tín ngưỡng, … Tất cả đều được thể hiện với một thái độ điềm tĩnh, khách quan, và công bằng đúng như một sử gia cần có.

Xem thêm :  Cách làm ốc bươu hấp sả vị ngon khó cưỡng lại, cách nấu ốc bươu hấp sả vị ngon khó cưỡng lại

Từ lâu đã được coi là tác phẩm kinh điển của sử học Việt Nam, cũng là cuốn sách lịch sử Việt Nam để đời của học giả Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược hiện vẫn là bộ tín sử ngắn gọn súc tích, dễ nhớ dễ hiểu, sinh động và hấp dẫn nhất từ trước đến nay. Một kiệt tác luôn cần được đọc và đọc lại.

Việt Sử Yếu – Hoàng Cao Khải

truyện lich su viet nam

Được hoàn thiện bằng chữ Hán năm 1914, rồi được chính tác giả chuyển soạn sang chữ quốc ngữ và đăng trên Đông Dương tạp chí năm 1915, VIỆT SỬ YẾU của Hoàng Cao Khải có thể xem là cuốn sách quốc ngữ đầu tiên mở ra lối viết hiện đại về lịch sử Việt Nam. Học tập cách viết sử từ phương Tây, sách tạo nên một bứt phá đáng kể trong cách tiếp cận và biên soạn lịch sử, khác hẳn lối chép sử biên niên truyền thống của các sử gia phong kiến.

Như một cuốn sử yếu, tác phẩm khái quát ngắn gọn nhưng tương đối đầy đủ về toàn bộ lịch sử Việt Nam, từ sự khởi đầu của nhà nước Văn Lang cho đến thời điểm cuốn sách lịch sử Việt Nam này được hoàn thiện năm Duy Tân thứ tám, 1914. 

Thay vì lần lượt ghi chép các sự kiện theo trình tự năm tháng và các đời vua chúa, Hoàng Cao Khải đưa ra cách phân kỳ lịch sử mới, hệ thống hóa và bố cục thành các chương, tiết rành mạch, chặt chẽ, đồng thời có những ý kiến phê bình, nhận xét tinh tế, sắc bén.

Đó là điều mang lại cảm hứng cùng những gợi dẫn vô cùng quan trọng để các công trình sau đó kế thừa, phát huy, trong đó trực tiếp và đáng kể nhất là Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Cho đến nay, VIỆT SỬ YẾU vẫn là một công trình mang nhiều điểm độc đáo để chúng ta cùng suy ngẫm và đối thoại.

Việt Nam Thời Dựng Nước – Keith Weller Taylor

tiểu thuyết lịch sử việt nam hay

Cuốn sách lịch sử Việt Nam này viết về Việt Nam từ thời kỳ khởi đầu của lịch sử thành văn trong thế kỷ III trước Công nguyên cho đến thế kỷ X, khi sự thống trị của Trung Hoa chấm dứt và một vương quốc Việt Nam độc lập được kiến lập. Trong mười hai thế kỷ này Việt Nam tiến hóa từ một xã hội chưa có chữ viết thuộc một nền ‘văn minh Nam Hải’ trở thành một thành viên tách biệt trong thế giới văn hóa Đông Á. Quá trình dài lâu này là công cuộc dựng nước của Việt Nam lịch sử.”

“Dù sao, lịch sử Việt Nam chỉ tập trung chú ý vào tầng lớp nông dân ở vùng đồng trũng. Dù chịu sự kiểm tra và đánh thuế từ các quan lại Trung Hoa, người Việt Nam vẫn giữ nguyên bản chất của mình. Họ không bao giờ để mất ngôn ngữ mẹ đẻ cùng với những cảm xúc và tư tưởng riêng biệt của dân tộc hàm chứa trong ngôn ngữ ấy. Họ không bao giờ mất niềm tin vào quá khứ và di sản của dân tộc mình. Bằng cách bảo tồn di sản này, họ đã để lại dấu ấn riêng, không những trên các số liệu thống kê dân số còn lưu lại trong các thư tịch cổ, mà còn trong cái hiện thực tiếp diễn của một nước Việt Nam độc lập.”

Việt Nam thời dựng nước là cuộc truy tầm “bản sắc Việt Nam” dưới áp lực liên tục của một đế chế phương Bắc, trải suốt 12 thế kỷ đầy biến động. Đó là một bản sắc tiền-Trung Hoa và phi-Trung Hoa, được bảo lưu và truyền thừa, với ít nhiều biến đổi. Là ấn bản được hiệu chỉnh và mở rộng [1983] từ luận án tiến sĩ của Keith W. Taylor tại Đại học Michigan [1976], với nguồn tư liệu phong phú [Anh, Pháp, Trung, Việt và Nhật], Việt Nam thời dựng nước là một công trình căn bản cho nghiên cứu sử chính thức về Việt Nam học.

Việt Nam Thế Kỷ XVII – Những Góc Nhìn Từ Bên Ngoài – Christoforo Borri, Samuel Baron

Việt Nam Thế Kỷ XVII - Những Góc Nhìn Từ Bên Ngoài

Thế kỷ XVII được xem như một “khoảng trắng” trong lịch sử Việt Nam, khi tình hình chiến sự và chính trị khốc liệt dai dẳng giữa các thế lực đã dẫn đến hiện trạng là ngày nay còn lại rất ít văn bản ghi chép chính thống và phi chính thống của chính người Việt về giai đoạn này.

Tuy vậy, đã xuất hiện một nghịch lý: ở chính thời đoạn nhiễu nhương này, tuy thiếu vắng tài liệu bản địa, song nguồn tài liệu về hai Đàng đến từ thế giới phương Tây lại đặc biệt phong phú. Chưa kể, những tập sách đó, chủ yếu do các thương nhân, nhà truyền giáo, lữ khách và khoa học gia viết nên, đã cung cấp một lượng lớn thông tin chi tiết cùng các góc nhìn đa chiều thú vị.

Trong số các tài liệu này, “Ký sự xứ Đàng Trong” của Cha Christoforo Borri và “Mô tả vương quốc Đàng Ngoài” của thương nhân Samuel Baron là đặc biệt đáng chú ý, với nhiều thông tin và mô tả giúp người đọc hiện đại dựng nên được bức tranh vừa toàn cảnh lại vừa có tính đối sánh về hai Đàng thời bấy giờ.

Nắm bắt được tầm quan trọng của hai cuốn sách trên trong công tác nghiên cứu về Việt Nam thế kỷ XVII, hai nhà Việt Nam học là Olga Dror và K. W. Taylor đã dày công tìm hiểu và có những chú giải kỹ lưỡng, chất lượng, cùng phần giới thiệu hàm súc cho hai tác phẩm trên, giúp độc giả người Việt hiện đại phần nào dễ tiếp cận với bối cảnh lịch sử thời xưa.

Sử Việt – 12 Khúc Tráng Ca – Dũng Phan

Sử Việt - 12 Khúc Tráng Ca

Tác phẩm “Sử Việt – 12 khúc tráng ca” kể về 12 câu chuyện dựng nước và giữ nước thời phong kiến, được chọn lọc theo tính chất quan trọng và hùng tráng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam. 

Cuốn sách là sự kết hợp của những tư liệu lịch sử đã được kiểm chứng, xen kẽ với nhận định và đánh giá của người biên soạn. Tác phẩm kể lại các câu chuyện Sử Việt đầy hấp dẫn bằng một cách tiếp cận hoàn toàn mới, không phải như tiểu thuyết dã sử, nhưng cũng không phải là một tài liệu chuyên khảo khô khan.

Đây là cuốn sách lịch sử Việt Nam dành cho tất cả mọi thế hệ. Bởi chỉ cần là người Việt Nam, thì đều có thể tìm kiếm được trong đây tình yêu với sử nhà bởi tính chất hấp dẫn, bi hùng và những bài học của tiền nhân để lại thông qua những câu chuyện đặc sắc.

Không chỉ đưa người đọc đến với những vị anh hùng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo… cuốn sách còn đến với những nhân vật quan trọng chưa được đánh giá đúng mực (Khúc Hạo), hay những địa danh bị bụi phủ mờ (thành Bình Lỗ, đầm Thi Nại), càng không chỉ nói sơ qua chiến tích ở Bạch Đằng, mà còn giúp hiểu thêm kĩ thuật đóng cọc trên sông. Bên cạnh giải đáp chuyện bí ẩn Quang Trung hành quân thần tốc, còn lý giải vì sao lãnh thổ dân tộc có diện mạo hình chữ S như ngày hôm nay.

“Sử Việt – 12 khúc tráng ca” hệt như một cuốn phim li kì, với hàng loạt câu hỏi về các nghi án lịch sử, những tranh đoạt hoàng quyền trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Cuốnsách lịch sử Việt Nam này như một bản nhạc, khi thì dồn dập, khi thì bi ai, khi thì hùng tráng, khi thì trầm mặc. Những câu chuyện trập trùng xen kẽ như các khúc ca thăng trầm của dân tộc Việt Nam.

Combo 8 Cuốn: Bộ Sách Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh – Nhiều Tác Giả

bộ sách lịch sử việt nam

Bộ sách lịch sử Việt Nam này bao gồm 8 cuốn giới thiệu về lịch sử Việt Nam một cách trực quan thông qua tranh ảnh và được tô màu độc đáo để giúp người đọc mường tượng được các viễn cảnh lịch sử xưa.

Xem thêm :  Sinh năm 1988 mệnh gì? hợp với đá phong thủy nào?

Sách phát hành gồm các tập:

– Con Rồng cháu Tiên

– Hai bà Trưng 

– Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán 

– Vua Lê Đại Hành 

– Thăng Long buổi đầu 

– Lý Thường Kiệt 

– Chiến thắng quân Nguyên Mông lần 2 

– Lam Sơn dấy nghĩa 

54 Vị Hoàng Đế Việt Nam – Đặng Việt Thủy, Đặng Thành Trung

sách hay về lịch sử việt nam

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước với nhiều thành tựu và chiến công huy hoàng, chói lọi.

Từ thuở các vua Hùng nối tiếp nhau dựng nước, lập nên nhà nước Văn Lang với nền văn hóa trống đồng rực rỡ và nền văn minh sông Hồng phát triển cao, đến Thục Phán – An Dương Vương với nhà nước Âu Lạc, xây dựng thành Cổ Loa – một công trình sáng tạo vĩ đại, rồi đến Hai Bà Trưng của đất Mê L dân tộc ta luôn phải đứng lên chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc.

Trong lịch sử, các vua chúa có vai trò quyền hành nhất định đối với quá trình phát triển của đất nước, chính sách chung và hành động cụ thể của từng vị hoàng đế trong thời gian trị vì có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Do đó cuộc đời của các vị hoàng đế Việt Nam có liên quan với thời kỳ thống trị của họ.

Cuốn sách “54 vị Hoàng đế Việt Nam” giới thiệu chân dung của 54 vị hoàng đế tiêu biểu trong số gần một trăm vị hoàng đế từ nhà Tiền Lý (Lý Nam Đế) đến nhà Nguyễn với vị vua cuối cùng là Bảo Đại. Cuốn sách lịch sử Việt Nam này cung cấp cho bạn đọc những tư liệu ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu được chắt lọc từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. 

Mặc dù chỉ giới thiệu chân dung của 54 vị hoàng đế, nhưng trong từng triều đại, cuốn sách còn cung cấp thông tin về các vị vua khác của triều đại đó, kể cả 11 đời chúa Trịnh và 9 đời chúa Nguyễn, đây chỉ là tiêu chí lựa chọn riêng của tác giả, do vậy nó chỉ mang tính tương đối.

54 Vị Hoàng Hậu Việt Nam – Đặng Việt Thủy, Đặng Thành Trung

những cuốn sách hay về lịch sử việt nam

Khi đã lên ngôi báu, hầu hết các vị hoàng đế đều lập từ một đến nhiều hoàng hậu cùng với rất nhiều phi tần, cung nữ.

Hoàng hậu là vợ chính thất của vua, có thứ bậc cao nhất trên các phi tần. Hoàng hậu còn được gọi tắt là hậu. Hoàng phi là chỉ chung những người vợ của vua thuộc hàng phi, sau hàng hậu (thứ tự: hậu, phi, tần). Hoàng quý phi là vợ vua ở hàng phi nhưng được nhà vua sủng ái. Có những bà tuy ở hàng phi, nhưng thực sự lại là mẫu nghi thiên hạ, quyền hành thực tế không kém gì hoàng hậu, có bà lại còn lấn át cả hoàng hậu ở ngôi chính thất.

Cuốn sách “54 vị Hoàng hậu Việt Nam” giới thiệu khái quát chân dung của 54 vị hoàng hậu tiêu biểu trong số hàng trăm vị hoàng hậu từ nhà Tiền Lý (Lý Nam Đế) với Hoàng hậu Đỗ Thị Khương đến nhà Nguyễn với vị hoàng hậu cuối cùng là Nam Phương, vợ vua Bảo Đại. Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc những tư liệu ngắn gọn được sắp xếp khoa học, dễ hiểu, dễ đọc, dễ nhớ được chắt lọc từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. 

Tuy giới thiệu về các vị hoàng hậu, nhưng cuốn sách lịch sử Việt Nam này đã điểm qua về bối cảnh lịch sử của triều đại mà vua chúa và hoàng hậu đã sống cũng như những cống hiến, công lao và cả những mặt hạn chế của họ, cung cấp một số chuyện tình, hôn nhân, vợ con của các vị vua chúa. 

Thông qua đó, nhiều câu chuyện tình “thâm cung bí sử” được tái hiện một cách khách quan, sinh động, vừa mang tính chất khảo cứu vừa mang tính chất gợi mở, cung cấp thông tin để chúng ta có thể tiếp tục tìm hiểu về các vương triều xưa mặc dù đã bị nhiều lớp bụi của thời gian che phủ. Đây chỉ là sự lựa chọn theo tiêu chí riêng của tác giả cuốn sách.

Phong Trào Duy Tân Ở Bắc, Trung, Nam – Miền Nam Đầu Thế Kỷ XX – Thiên Địa Hội & Cuộc Minh Tân – Sơn Nam

sách lịch sử việt nam toàn tập

Phong trào Duy Tân là cuộc đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hoá của nhân dân ba miền vào khoảng những năm 1903-1908 nhằm mở mang dân trí, đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp.

Bạn đọc có thể đã từng biết đến phong trào này qua 2 tập sách: “Phong Trào Duy Tân ở Bắc, Trung, Nam”; “Miền Nam đầu thế kỷ XX – Thiên địa hội và cuộc Minh Tân” do Lá Bối và Đông Phố xuất bản năm 1975.

Cuốn biên khảo này, đã gộp 2 tập trên làm một, giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về phong trào Duy tân ở VN đầu thế kỷ XX, đồng thời giúp cho việc tra cứu thêm thuận tiện.

“Phong trào Duy Tân của Trung Hoa, của Nhựt Bổn gây âm vang mạnh ở Việt Nam. Nho sĩ và giới trí thức ở Nam Kỳ cũng lập được thành tích đáng kể, sát theo hoàn cảnh địa phương, nhờ những thuận lợi về mặt tranh đấu công khai trên báo chí chống thực dân pháp, chống nạn bóc lột của trung gian Huê kiều và Ấn kiều.

Với sự khuấy động của Thiên Địa hội và của cuộc Minh Tân (phong trào Duy Tân), cá tính miền Nam lần hồi hiện ra rõ rệt

….Thiên Địa Hội và cuộc Minh Tân giải thích cho chúng ta hiểu thêm tại sao miền Nam có vài sắc thái tôn giáo mà ngoài Bắc, ngoài Trung không có, – hoặc là sắc thái chánh trị, như việc hâm mộ ông Cường Để và người Nhựt, sau nầy, năm 1960.”

(Sơn Nam)

Những Bài Dã Sử Việt – Tạ Chí Đại Trường

Những Bài Dã Sử Việt

Những đồng nghiệp trong giới sử học và những người quan tâm đến lịch sử nước nhà đều biết đến những công trình chuyên khảo về lịch sử và văn hóa của Tạ Chí Đại Trường như: Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802; Thần, người và đất Việt; Việt Nam nhìn từ bên trong và bên ngoài; Những bài văn sử; Sử Việt đọc vài quyển. Ông đã tham gia vào lĩnh vực này từ lâu, ông viết sử trong nhiều hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh sống khác nhau, trước và sau năm 1975 ở miền Nam, ở trong nước và hải ngoại sau năm 1975.

Cuốn sách lịch sử Việt Nam này là một tập hợp những bài viết, chủ yếu đã được công bố ở hải ngoại đề cập tới nhiều lĩnh vực và nội dung khác nhau vốn rất phong phú của sử học; từ cái đình làng được coi là ‘trú sở của thần linh’ đến thần tích của Phù Đổng Thiên vương, từ những di tích, những công trình thủy lợi ở Quảng Trị đến hình thái lịch sử nước nhà vào thế kỷ thứ X, từ tầng lớp điền chủ và ruộng đất qua các triều đại đến chế độ nội hôn của họ Trần, từ những đồng tiền được đúc đến những đồng tiền kẽm ở Đàng Trong, từ khuôn đúc tiến bằng đá đến khảo về tiền giấy

Những khảo luận được viết nghiêm túc với bút pháp khoa học nhưng đọc nó người ta vẫn cảm nhận được cảm hứng của tác giả, lấy việc khảo cứu công phu như một thú vui tiêu khiển thời gian hơn là sự hành nghề của một sử gia chuyên nghiệp. Có lẽ vì thế mà Tạ Chí Đại Trường đã chọn thể loại cho tập sách của mình cái tên là ‘Dã sử Việt’…

(Trích lời giới thiệu của nhà sử học Dương Trung Quốc)

Bộ Sách Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Cuối Thế Kỷ XIX – Đào Duy Anh

truyện lịch sử việt nam

Bộ sách Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIX gồm hai quyển Thượng và Hạ, giới thiệu một cách có hệ thống về lịch sử đất nước từ khởi thủy đến thế kỷ XIX, những vấn đề lý luận về lịch sử Việt Nam với hơn 4000 năm dựng nước và giữ, những kinh nghiệm sống đã được trải nghiệm và chứng minh qua thực tiễn, để người dân Việt Nam có thể tự tin hội nhập cùng bạn bè quốc tế với một bản sắc dân tộc mạnh mẽ.

Xem thêm :  Cung cấp dừa tươi giá sỉ số lượng lớn Bến Tre

Quyển Thượng khái quát chế độ Công xã nguyên thủy, nước Âu Lạc  dưới sự áp bức của các triều đại Trung Quốc và những cuộc đấu tranh của nhân dân, bước đầu của Nhà nước phong kiến tự chủ cùng nguy cơ của Nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỷ XIV…

Quyển Hạ bao gồm những bước phát triển mới của Nhà nước phong kiến tập quyền, sự suy đốn của Nhà nước phong kiến thế kỷ XVII – XVIII, sự sụp đổ của các thế lực phong kiến cũ – Nhà Tây Sơn, sự phục hưng của Nhà nước phong kiến thống nhất – Nhà Nguyễn, bước suy vong của Nhà nước phong kiến…

Đế Quốc An Nam Và Người Dân An Nam – Jules Silvestre

sách lịch sử việt nam hay nhất

Dưới con mắt của các nhà chuyên môn, tác phẩm này ẩn giấu một công trình thú vị và tin cậy. Hơn thế, nó còn có thể cung cấp các công cụ thực tế: bất cứ khi nào cần phải trình bày một bức tranh chính xác về Nam kỳ, người ta không thể không viện dẫn.

Tác phẩm được đăng lần đầu (nhiều kỳ) trên tờ Công báo Courrier de Saigon (Sài Gòn thư tín) vào năm 1875 và 1876, xuất bản dưới sự bảo trợ của chính quyền thuộc địa.

Nhưng vào thời điểm đó, tờ báo này, chính thức chỉ được in với số lượng rất nhỏ; vì rất nhiều lý do, hầu hết đã thất lạc và đến lúc này rất khó để có được bộ sưu tập một cách thuận tiện. Đây là lý do tại sao Aperçu (Tổng quan) hoàn toàn bị bỏ qua không chỉ ở Sài Gòn mà đặc biệt cả ở Pháp. Cũng vì lý do này mà Jules Silvestre đã tiến hành định bản để xuất bản nó cùng với việc viết thêm những thông tin bổ sung và chú giải.

Nghiên cứu này được xuất bản mà không có tên tác giả. Trên thực tế, đó không phải là công trình của một người: chỉ cần đọc nó sẽ nhận ra đó là bản tóm tắt các quan sát chính xác, được theo dõi trong nhiều năm và trên các địa điểm khác nhau của đế quốc An Nam, bởi những con người thành tín, sống hòa nhập với người An Nam và do đó, được đánh giá cao và mô tả chính xác các sự việc về đời sống dân chúng. 

Họ hết sức thận trọng trong các vấn đề của chính quyền và luật pháp, chứng tỏ rằng họ đã sống xa các cơ quan công quyền, và những cân nhắc này cũng gợi ý cho chúng ta rằng tài liệu này lấy cơ sở dữ liệu từ các nhà truyền giáo Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. 

Ai đó trong số họ, có lẽ là ngài Grand de la Liraye đã phải đúc kết, sắp xếp theo thứ tự và hoàn thành vào năm 1859, để khai sáng cho Tổng tư lệnh Lực lượng viễn chinh Pháp, và Thống đốc thuộc địa Nam kỳ đánh giá cao sự chính xác có giá trị của nó, đã cho công bố tác phẩm năm 1875.

Lịch Sử Nam Kỳ Thuộc Pháp (Từ Sơ Khởi Đến Năm 1883) – Prosper Cultru

Lịch Sử Nam Kỳ Thuộc Pháp (Từ Sơ Khởi Đến Năm 1883)

Cuốn sách Lịch sử Nam Kỳ thuộc Pháp (Từ sơ khởi đến năm 1883) – (Histoire de la Cochinchine française: des origines à 1883) do Nhà xuất bản Augustin Challamel ấn hành năm 1910. Cuốn sách dài 444 trang trong nguyên bản tiếng Pháp, được chia làm 15 chương, nghiên cứu lịch sử Nam Kỳ từ thế kỷ XVII đến năm 1883. 

Sự kiện Alexandre de Rhodes đến Đàng Trong vào năm 1624 được chọn làm điểm khởi đầu của công trình nghiên cứu và mốc kết thúc, năm 1883, là thời điểm thống đốc dân sự đầu tiên của Pháp tại Nam Kỳ, ông Charles Le Myre de Vilers, kết thúc nhiệm kỳ. Cuốn sách lịch sử Việt Nam này đã đạt giải thưởng Thérouanne danh giá của Viện Hàn lâm Pháp dành cho lĩnh vực lịch sử.

Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời – Đào Duy Anh

doc truyen lich su viet nam

Đào Duy Anh là một nhà bách khoa thư đích thực. Lấy sử học làm lẽ sống, nhưng ông đã đồng thời quan tâm đến địa lý học lịch sử bởi nó bổ trợ thiết yếu cho nền sử học nước nhà. Đó là lý do ra đời của công trình nghiên cứu địa lý học lịch sử nổi tiếng – Đất nước Việt Nam qua các đời.

Công trình này tập trung nghiên cứu địa lý hành chính để nhận định cương vực của nước Việt Nam và vị trí các khu vực hành chính trải qua các đời, từ thời Văn Lang, Âu Lạc, qua thời kỳ Bắc thuộc, trải đến thời tự chủ và cho đến thời nhà Nguyễn. Với công tác nghiên cứu công phu, khối lượng sách tham khảo đồ sộ, Đào Duy Anh đã vẽ nên bức tranh rộng lớn, mô tả sự phát triển và biến đổi của lãnh thổ Việt Nam kéo dài suốt gần hai thiên niên kỷ, khiến công trình trở thành một nghiên cứu đầy đủ nhất, hệ thống nhất về lãnh thổ Việt Nam trong thế kỷ XX.

Đất nước Việt Nam qua các đời và các công trình khác cùng chuyên ngành đã xác lập vị trí của Đào Duy Anh là một nhà địa lý học lịch sử tiêu biểu nhất cho đến nay, là người khơi mở và truyền cảm hứng cho sự phát triển chuyên ngành này ở Việt Nam.

Những Vị Vua Trẻ Trong Sử Việt – Nguyễn Như Mai, Nguyễn Quốc Tín, Nguyễn Huy Thắng

Những Vị Vua Trẻ Trong Sử Việt

Đọc cuốn sách lịch sử Việt Nam này, các bạn sẽ có dịp tìm hiểu về các vị vua trẻ trong suốt lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, kể từ khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán xâm lược, giành lại quyền độc lập tự chủ cho đất nước, đến năm 1945, khi hoàng đến cuối cùng Bảo Đại đọc chiếu thoái vị, nguyện làm công dân một nước tự do hơn làm vua một nước nô lệ. 

Ở đây, khái niệm “vua trẻ” được dùng để chỉ những vị vua lên ngôi khi chưa đến 15 tuổi, trong đó có người rồi sau sẽ trưởng thành, trở nên chín chắn, tự mình chấp chính, ghi dấu ấn trong lịch sử, nhưng cũng có người đoản mệnh, và như vậy họ vĩnh viễn rời khỏi vũ đài lịch sử với tư cách là những vị “vua nhí”.

Vậy họ đã làm vua như thế nào?

Biên Bản Chiến Tranh 1-2-3-4.75 – Trần Mai Hạnh

đọc lịch sử việt nam

Tác giả Trần Mai Hạnh từng là phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam ở chiến trường miền Nam, đầu năm 1975, ông được cử tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với nhiệm vụ là phóng viên đặc biệt. Những tài liệu nguyên bản thu được, những trang ghi chép tại chỗ trong quá trình tham gia chiến dịch cùng những tài liệu quý giá thu thập được đã giúp tác giả viết nên “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”

“Những sự kiện lịch sử chỉ diễn ra có một lần, cũng như đời mỗi con người chỉ sống có một lần. Nhưng để hiểu hết chân giá trị của lịch sử, để hiểu đúng một con người lại cần có thời gian, nhiều khi không thể chỉ đánh giá một lần. Lịch sử và cuộc sống luôn là một dòng chảy liên tục bất tận. Trong cuộc sống hiện tại ngày hôm nay có nền tảng và những giá trị tinh thần vô giá của quá khứ, đồng thời nó cũng chứa đựng mầm sống và sức sống mãnh liệt của tương lai.” – Trần Mai Hạnh.

Kết Luận

Trên đây là TOP 20+ Cuốn sách lịch sử Việt Nam hay và có chiều sâu nhất mà Ghiền Sách tổng hợp được. Hy vọng qua những gợi ý phía trên, bạn đọc sẽ tìm ra được những cuốn sách hay về lịch sử Việt Nam dành cho mình.

Chúc bạn đọc sức khỏe và thành công!

Hẹn gặp lại bạn đọc ở bài viết kế tiếp!


Việt Nam Sử Lược #1 Tác Phẩm Kinh Điển của Trần Trọng Kim


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button