Kỹ Năng Sống

Phân tích bài thơ chiều tối (mộ) của hồ chí minh

PHỤ LỤC 03: Một số thông tin thu thập trong điều tra kiểm kê rừng. 64

1.3. Các sản phẩm trung gian của điều tra kiểm kê rừng. 42

1.6. Tính toán các chỉ tiêu bình quân về trữ lượng rừng cấp tỉnh. 33

Điều tra tính toán trữ lượng bình quân/ha của từng trạng thái rừng, được thực hiện: 25

10.1. Bản đồ hiện trạng rừng và đất chưa có rừng phục vụ kiểm kê rừng. 23

9. Gán trữ lượng bình quân và trữ lượng của lô rừng vào lớp bản đồ hiện trạng. 22

5. Xây dựng mẫu khóa ảnh (mẫu phân loại rừng và đất không có rừng) 8

3. Trình tự các bước xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và đất chưa có rừng từ ảnh vệ tinh SPOT5 hoặc ảnh vệ tinh có tính năng tương đương. 5

II. ĐIỀU TRA XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG.. 4

(Kèm theo Quyết định số 689/QĐ-TCLN-KL ngày 23/12/2013

            I. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG BỘ TÀI LIỆU

            Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 – 2016;

Quyết định số 3183/QĐ-BNN-TCLN ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành hướng dẫn Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 – 2015;

Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  về tiêu chí xác định và phân loại rừng;

Thông tư số 25/2009/TT-BNN, ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng .

            II. ĐIỀU TRA XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG

            1. Tư liệu sử dụng

            1.1. Ảnh vệ tinh

Sử dụng ảnh vệ tinh SPOT5, SPOT 6 gồm các kênh đa phổ và kênh toàn sắc gốc đã xử lý ở mức 3 (trực ảnh), các kênh đã được trộn với tổ hợp màu tự nhiên, hệ tọa độ VN 2000 để giải đoán, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp xã tỷ lệ 1:10.000.

Trường hợp không có ảnh vệ tinh SPOT5, SPOT 6, thì sử dụng ảnh vệ tinh khác có tính năng tương đương, hoặc cao hơn (như QUICKBIRD; VNREDSAT…) để giải đoán xây dựng bản đồ hiện trạng rừng.

            Trường hợp một số cảnh ảnh (SPOT5 hoặc SPOT 6) bị mây che hoặc thiếu cảnh ảnh với diện tích nhỏ, thì có thể sử dụng một số ảnh như RADAR, LANSAT8, VNREDSAT, QUICKBIRD v.v… để thực hiện, đồng thời tăng cường điều tra mặt đất để nâng cao chất lượng giải đoán xây dựng bản đồ hiện trạng rừng.

          : Tất cả các ảnh viễn thám sử dụng trong điều tra xây dựng bản đồ hiện trạng rừng phải sử dụng ảnh chụp trong thời gian 1 năm tính đến thời điểm tổ chức công tác điều tra rừng; có thể sử dụng các ảnh viễn thám chụp trong thời gian hơn 1 năm để khai thác, bổ sung thông tin phục vụ công tác điều tra.

            1.2. Bản đồ

– Sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 (hoặc bản đồ địa chính cơ sở- ngành tài nguyên môi trường) hệ tọa độ VN-2000 làm nền cho việc xây dựng bản đồ hiện trạng rừng từ ảnh vệ tinh SPOT5. Đưa ranh giới tiểu khu/khoảnh và ranh giới 3 loại rừng lên bản đồ địa hình nền.

– Sử dụng các loại bản đồ hiện trạng rừng mới nhất hiện có làm tài liệu tham khảo.

1.3. Hệ thống phân loại rừng

Hệ thống phân loại trạng thái rừng và đất lâm nghiệp thống nhất trong chương trình kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2011 đến 2015 được xây dựng trên cơ sở quy định của Thông tư số 34/2009/TT-BNN ngày 10/06/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phân loại các trạng thái rừng và đất chưa có rừng. Tổng số có 93 trạng thái, trong đó có 13 trạng thái rừng nguyên sinh và 80 trạng thái rừng thứ sinh và đất không có rừng.

2. Công cụ sử dụng

2.1. Phần mềm

            – ERDAS IMAGINE, ENVI…: Sử dụng cho công tác tiền xử lý ảnh.

            – eCognition phục vụ công tác giải đoán tự động ảnh vệ tinh SPOT5 xây dựng bản đồ hiện trạng rừng.

            – Mapinfo, ARC/GIS phục vụ chỉnh sửa, lưu trữ, biên tập và in ấn bản đồ thành quả, đồng thời tính diện tích lô trạng thái rừng.

            – Quản lý dữ liệu điều tra, kiểm kê rừng: sử dụng phần mềm Quản lý cơ sở dữ liệu điều tra kiểm kê rừng để tổng hợp kết quả điều tra, kiểm kê rừng;

            – Mapsource: Sử dụng cho việc nhập dữ liệu từ GPS vào máy tính để xử lý.

2.2. Phần cứng

            – Máy tính có cấu hình tối thiểu:

            + Bộ xử lý là Intel Pentium Core i5 duo hoặc cao hơn.

            + Tốc độ xử lý tối thiểu 2,5 GHz hoặc cao hơn.

            + Bộ nhớ trong (RAM): tối thiểu 4 GB hoặc hơn.

            + Màn hình màu hơn 256 màu; Ổ cứng có dung lượng lớn.

            – Máy in: Máy in màu Ao có độ phân giải 600dpi trở lên.

            – Các thiết bị hỗ trợ khác:

            – Máy định vị toàn cầu GPS, địa bàn, ống nhòm, máy ảnh.

            3. Trình tự các bước xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và đất chưa có rừng từ ảnh vệ tinh SPOT5 hoặc ảnh vệ tinh có tính năng tương đương.

Các bước tiến hành giải đoán ảnh vệ tinh bằng phần mềm eCognition xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và đất chưa có rừng từ ảnh vệ tinh được thể hiện ở sơ đồ sau.


SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ RỪNG TỪ ẢNH VỆ TINH SPOT5

 

4. Công tác chuẩn bị

4.1. Thu thập các tài liệu liên quan

Toàn bộ các tài liệu liên quan cho công tác xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp cần được thu thập bao gồm:

            – Bản đồ địa chính cơ sở hoặc bản đồ nền địa hình VN2000 tỷ lệ 1:10.000 (dạng số ).

            – Bản đồ kết quả kiểm kê đất đai cấp xã tại thời điểm gần nhất tỷ lệ 1/10.000.

            – Bản đồ rà soát qui hoạch 3 loại rừng cấp xã.

            – Bản đồ, số liệu hiện trạng rừng có tại thời điểm gần nhất.

            – Bản đồ giao đất, giao rừng (nếu có)

            – Các tài liệu tham khảo cần thiết khác.

            4.2. Xây dựng bản đồ chuyên đề tham gia vào quá trình giải đoán

            Toàn bộ bản đồ các nhân tố tham gia quá trình chạy phân loại được lưu dưới dạng Shape file, hệ toạ độ VN2000 múi 3 độ kinh tuyến gốc theo địa phương, bao gồm:

            – Chuẩn hóa lớp bản đồ ranh giới các nhóm lập địa: Núi đất; Núi đá; Bãi cát; Ngập ngọt; Ngập mặn v.v.

            – Chuẩn hóa lớp bản đồ ranh giới ba loại rừng.

            – Xây dựng lớp bản đồ cấp độ dốc; bản đồ đai cao; bản đồ hướng phơi từ mô hình DEM.

            – Chuẩn hóa ranh giới hành chính tỉnh, huyện, xã.

            – Chuẩn hóa ranh giới khoảnh, tiểu khu v.v.

            – Chuẩn hóa ranh giới các chủ rừng nhóm II của bản đồ giao đất giao rừng.

            4.3. Kiểm tra đánh giá chất lượng ảnh

Toàn bộ các ảnh vệ tinh gốc mua về được kiểm tra nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất cho quá trình phân loại ảnh xây dựng bản đồ.

Kiểm tra đánh giá chất lượng ảnh:

Từng cảnh ảnh sử dụng được đánh giá theo các tiêu chí sau:

– Độ che phủ mây và bóng mây nhỏ hơn 5% trong một cảnh ảnh, khoanh vẽ bằng mắt mây và bóng mây để tính tỷ lệ che phủ của đối tượng này trong vùng giải đoán. Đối với những ảnh có mây từ 5-20% trên khu vực đất lâm nghiệp phải có ảnh bù khu vực bị mây che phủ. Nếu ảnh có tỷ lệ mây trên 20% ở khu vực đất lâm nghiệp thì ảnh không đạt yêu cầu cho công tác kiểm kê rừng.

– Có file metadata đi kèm mỗi cảnh ảnh: có các thông số cơ bản về ảnh chụp và quá trình tiền xử lý ảnh, nắn chỉnh mức 3.

– Ảnh vệ tinh sử dụng cho điều tra, kiểm kê rừng: ảnh vệ tinh SPOT5, SPOT 6 hoặc ảnh vệ tinh khác có tính năng tương đương chụp trong thời gian 1 năm tính đến thời điểm điều tra. Sử dụng tài liệu Metadata kèm theo từng cảnh ảnh để xác minh thời gian thu chụp ảnh.

– Phải có đủ các kênh ảnh đa phổ, kênh tổ hợp màu tự nhiên.

            4.4. Chuẩn bị khác

            – Chuẩn bị phiếu điều tra ngoại nghiệp theo phụ lục của Hướng dẫn điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc bao gồm:

            + Phiếu điều tra xây dựng mẫu khóa ảnh.

            + Phiếu mô tả điều tra ngoại nghiệp.

– Xây dựng kế hoạch triển khai.

– Chuẩn bị công cụ trang thiết bị, nhân lực v.v.

            4.5. Lưu trữ dữ liệu và báo cáo công tác chuẩn bị

            Danh sách các dữ liệu lưu trữ bao gồm:

            – Dữ liệu gốc thu thập được: lưu trữ tất cả các dữ liệu thu thập theo mục 4.1, các kênh ảnh vệ tinh và file metadata ảnh vệ tinh.

            – Dữ liệu chuyên đề đã chuẩn hóa theo mục 4.2, các dữ liệu liên quan đến quá trình đánh giá chất lượng ảnh vệ tinh.

            Báo cáo thu thập và chuẩn hóa dữ liệu gồm các nội dung chính sau:

            – Danh sách các dữ liệu thu thập được.

            – Danh sách các dữ liệu đã xử lý, chuẩn hóa.

            – Báo cáo quá trình xử lý, chuẩn hóa từng loại dữ liệu: phương pháp, quy trình, kết quả, đánh giá.

            5.  Xây dựng mẫu khóa ảnh (mẫu phân loại rừng và đất không có rừng)

Bộ mẫu khóa ảnh vệ tinh hay bộ mẫu phân loại ảnh là tập hợp các cặp điểm mẫu trên ảnh vệ tinh cùng tọa độ tương ứng với các mẫu đối tượng tại thực địa cần được phân loại khi giải đoán ảnh vệ tinh. Bộ mẫu khóa ảnh là căn cứ để phần mềm giải đoán ảnh sử dụng các thông số (phổ, cấu trúc v.v.) trên các mẫu khóa ảnh để phân loại cho các khu vực còn lại có đặc điểm tương tự.

Mỗi điểm mẫu khóa ảnh (mẫu ảnh) gồm một đối tượng (object) trên ảnh vệ tinh và một điểm mẫu đối tượng (trạng thái) tương ứng tại thực địa có cùng tọa độ.

Hệ thống mẫu khóa ảnh sẽ được sử dụng để xác định khoảng giá trị (ngưỡng; rule set) cho từng đối tượng rừng và đất lâm nghiệp theo các tiêu chí tham gia quá trình phân loại tự động bằng phần mềm eCognition.

Hệ thống mẫu khóa ảnh cũng có thể được sử dụng để so sánh đối chiếu và phân tích để kỹ thuật viên giải đoán định tên trạng thái khi khoanh vẽ bán tự động hoặc khoanh vẽ trực tiếp trên máy tính.

Ngoài các tiêu chí như đã nêu trên, để xác lập mẫu phân loại ảnh cần xây dựng cây phân loại phù hợp. Nhằm đáp ứng yêu cầu công tác điều tra, kiểm kê rừng việc phân loại các đối tượng rừng và đất lâm nghiệp căn cứ theo Hướng dẫn điều tra kiểm kê rừng toàn quốc.

Trên cơ sở cây phân loại các chuyên gia sẽ đưa ra ngưỡng ban đầu để phân loại tự động (sơ bộ) các loại đối tượng trên ảnh bằng phần mềm eCognition. Việc phân bóc tách trên ảnh sẽ tiến hành theo các loại đối tượng dựa trên các tiêu chí đã xác

5.1 Xác định số lượng mẫu ảnh

Số lượng mẫu khóa ảnh được lựa chọn đảm bảo mỗi tiêu chí tham gia phân loại phải có dung lượng đủ lớn để xác định một cách chính xác ngưỡng cho từng đối tượng đã phân tách trong các cảnh ảnh. Trên từng cảnh ảnh, mỗi trạng thái lấy số điểm mẫu ít nhất là 20 mẫu.

Đối với các cảnh ảnh chỉ sử dụng một phần diện tích cảnh ảnh (ví dụ các tờ ảnh nằm trên ranh giới 2 tỉnh) thì tuỳ tỷ lệ diện tích ảnh sử dụng có thể giảm số điểm mẫu cho mỗi trạng thái nhưng phải đảm bảo mỗi trạng thái xuất hiện trong phần ảnh sử dụng tối thiểu phải có 3 mẫu.

5.2. Phân loại ảnh sơ bộ bằng phương pháp không kiểm định

Việc phân loại ảnh sơ bộ bằng phương pháp không kiểm định (chia lô tự động nhưng chưa xác định tên trạng thái) nhằm tách các lô/đối tượng tương đối đồng nhất trên ảnh làm căn cứ thiết kế hệ thống mẫu ảnh.

Khoanh vi các diện tích đồng nhất trên ảnh fussion tổ hợp màu bằng phương pháp phân loại không kiểm định. Sử dụng chức năng “Multiresolution segmentation” của phần mềm eCognition để khoanh các diện tích đồng nhất trên ảnh thành những lô trạng thái tương đối đồng nhất về tên trạng thái và trữ lượng rừng.

5.3. Chọn vị trí điểm mẫu ảnh trong phòng

– Phương pháp chọn mẫu

Có thể chọn vị trí điểm mẫu ảnh theo 2 phương pháp: chọn mẫu dựa vào tham khảo các bản đồ hiện trạng rừng gần nhất và chọn mẫu dựa vào đặc điểm phổ trên ảnh vệ tinh.

 +  Chọn mẫu đại diện cho các trạng thái rừng dựa vào bản đồ hiện trạng rừng gần nhất

Căn cứ vào bản đồ hiện trạng rừng gần nhất để xác định 3-5 tuyến điều tra qua các trạng thái rừng cho mỗi cảnh ảnh. Trên mỗi tuyến chọn những điểm đại diện cho các trạng thái rừng để xây dựng mẫu khoá ảnh. Điểm mẫu ảnh được chọn phải nằm trong 1 trạng thái, cách ranh giới với các trạng thái khác tối thiểu 50m.

+  Chọn mẫu dựa vào đặc điểm phổ trên ảnh vệ tinh

Trước hết tiến hành chia các lô trạng thái đã được khoanh trên ảnh bằng phần mềm eCognition theo phương pháp không kiểm định thành 20 nhóm theo 4 cấp độ xám và 5 cấp NDVI như sau.

Bảng 01a . Bốn nhóm theo cấp độ xám

Cấp độ xám

Giá trị cấp độ xám

Cấp I

Nhỏ hơn giá trị trung bình trừ một lần sai tiêu chuẩn

Cấp II

Lớn hơn cấp I và nhỏ hơn giá trị trung bình

Cấp III

Lớn hơn giá trị trung bình không quá một lần sai tiêu chuẩn

Cấp IV

Lớn hơn giá trị trung bình cộng một lần sai tiêu chuẩn

Bảng 01 b. Năm nhóm theo chỉ số NDVI

Cấp NDVI

Giá trị NDVI

Cấp I

≤ 0.1

Cấp II

>0.1 và ≤ 0.2

Cấp III

>0.2 và ≤ 0.3

Cấp IV

>0.3 và ≤ 0.4

Cấp V

>0.4

 

 

 

Bảng 01 c. Hai mươi nhóm lô trạng thái theo cấp độ xám và chỉ số NDVI

Nhóm lô trạng thái

Cấp độ xám

Cấp NDVI

Nhóm 1

Cấp I

Cấp I

Nhóm 2

Cấp I

Cấp II

Nhóm 3

Cấp I

Cấp III

Nhóm 4

Cấp I

Cấp IV

Nhóm 5

Cấp I

Cấp V

Nhóm 6

Cấp II

Cấp I

Nhóm 7

Cấp II

Cấp II

Nhóm 8

Cấp II

Cấp III

Nhóm 9

Cấp II

Cấp IV

Nhóm 10

Cấp II

Cấp V

Nhóm 11

Cấp III

Cấp I

Nhóm 12

Cấp III

Cấp II

Nhóm 13

Cấp III

Cấp III

Nhóm 14

Cấp III

Cấp IV

Nhóm 15

Cấp III

Cấp V

Nhóm 16

Cấp IV

Cấp I

Nhóm 17

Cấp IV

Cấp II

Nhóm 18

Cấp IV

Cấp III

Nhóm 19

Cấp IV

Cấp IV

Nhóm 20

Cấp IV

Cấp V

 

Xác định tổng số lô trạng thái thuộc từng nhóm và dùng phương pháp ngẫu nhiên chọn 30 lô cho mỗi nhóm trạng thái. Từ 30 lô cho mỗi trạng thái, sử dụng bản đồ địa hình và ảnh vệ tinh chọn ra 20 lô có thể tiếp cận được đến tâm lô để điều tra mẫu ảnh. Điểm mẫu ảnh được chọn là tâm lô, cách ranh giới với các lô khác tối thiểu 50m. Nếu tổng số lô của một trạng thái nhỏ hơn 20 thì chọn toàn bộ lô của trạng thái đó làm mẫu xây dựng khoá ảnh.

– Lên danh sách các điểm mẫu có kèm theo tọa độ và tên trạng thái dự đoán từ ảnh.

– In ấn bản đồ ảnh vệ tinh hoặc bản đồ địa hình có thể hiện vị trí các mẫu đã xác định trong phòng.

– Xác định và đưa giá trị tọa độ của từng điểm mẫu vào trong GPS.

5.4. Khảo sát mẫu ảnh ngoại nghiệp

5.4.1. Thiết kế tuyến điều tra khảo sát

            – Làm việc với cán bộ địa bàn để thiết lập tuyến khảo sát sao cho có khả năng quan sát tiếp cận được nhiều điểm mẫu đã chọn trong phòng nhất.

            – Tận dụng hệ thống đường giao thông, đường lâm nghiệp xác định tuyến.

            – Lên kế hoạch khảo sát.

5.4.2. Tiến hành khảo sát mẫu ảnh tại thực địa

            Tiến hành khảo sát thực địa theo tuyến đã xác định ở trên. Trên các tuyến, xác định vị trí từng điểm mẫu cần điều tra bằng việc sử dụng chức năng tìm kiếm của GPS.

            – Đối với các mẫu khó tiếp cận được phép dịch chuyển trong vòng 50m, lấy lại tọa độ ghi trên GPS và phiếu mô tả.

            Tại các điểm mẫu, tiến hành điều tra nhanh các chỉ tiêu bình quân của trạng thái: G, M, H.

            + Sử dụng thước Bitterlich đo tiết diện ngang (G) ở 5 vị trí, vị trí thứ nhất tại tâm điểm điều tra, các vị trí còn lại cách tâm điểm điều tra 5 m về các hướng đông, tây, nam, bắc.

            + Đo chiều cao ba cây có cỡ kính trung bình trong lô gần tọa độ điểm mẫu.

            + Tính trữ lượng bình quân M/ha =GHF; với ước tính F=0,45.

            + Xác định trạng thái rừng tại điểm mẫu trên cơ sở cấu trúc và trữ lượng rừng.

            + Quan sát, đếm tần suất xuất hiện các loài cây trong ô mẫu và xác định trực tiếp tên loài ưu thế trong ô mẫu.

            + Chụp ảnh và ghi các thông tin vào hệ thống phiếu điều tra ô mẫu.  ()

            – Đối với các ô mẫu khó có khả năng tiếp cận, nhưng có thể quan sát tốt, xác định bổ sung mẫu ảnh để phục vụ giải đoán.

            + Xác định vị trí quan sát trên bản đồ và vị trí ô mẫu ngoài thực địa.

            + Xác định tên trạng thái ô mẫu đó trên cơ sở tiêu chí phân loại rừng theo thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT được cụ thể hoá trong bảng phân loại rừng phục vụ kiểm kê rừng.

            + Chụp ảnh ô mẫu, ghi lại các thông số chụp như: khoảng cách, hướng chụp

Thống kê lại kết quả điều tra khảo sát ô mẫu cho từng trạng thái sau mỗi ngày điều tra để sao cho khi hết đợt ngoại nghiệp đảm bảo mỗi trạng thái theo thang phân loại phải có ít nhất 20 ô mẫu.

5.5. Hoàn thiện mẫu khóa ảnh

            – Các ô mẫu được điều tra cho từng cảnh ảnh.

            – Các ô mẫu điều tra phải phân bố tương đối đều trên khu vực điều tra, trên các dạng địa hình khác nhau.

            – Các ô mẫu đã điều tra phải được kiểm tra lại trên ảnh để loại những ô nằm vị trí ranh giới 2 trạng thái.

            – Số lượng ô mẫu đảm bảo mỗi trạng thái ít nhất 20 ô/cảnh ảnh.

            – Kết hợp kết quả xây dựng, mô tả mẫu phân loại ảnh trong phòng và kết quả kiểm chứng, bổ sung ngoài thực địa để xây dựng bộ mẫu khoá ảnh hoàn chỉnh.

            – Xây dựng bản đồ phân bố các ô mẫu phân loại khoá ảnh.

            – Viết báo cáo thuyết minh mẫu ảnh: Đánh giá độ tin cậy công tác xây dựng mẫu ảnh.

            6. Phân loại tự động trong phòng bằng eCognition

6.1. Xác định các chỉ tiêu tham gia phân loại tự động

1) Chỉ số thực vật (NDVI- normalized difference vegetation index): được tính theo công thức dưới đây:

NDVI = (NIR – RED)/(NIR+RED)

Trong đó:

NDVI: Chỉ số thực vật.

NIR: Kênh cận hồng ngoại của ảnh vệ tinh.

RED: Kênh đỏ của ảnh.

2) Tỷ số chỉ số thực vật (ratio vegetion index).

RVI=NIR/RED

3) Tỷ số tổng giá trị cấp độ xám (total ratio reflectance index)

TRRI = (DN1+DN2….+DNn)/(n*255)

TRRI thường dùng để tính giá trị cấp độ xám trung bình.

DN1, DN2…DNn: Giá trị cấp độ xám của từng kênh của ảnh vệ tinh.

4) Chỉ số thực vật sai khác DVI (difference vegetion index) hay còn gọi là chỉ số thực vật môi trường EVI (environmental vegetion index.

DVI =NIR – RED

5) Chỉ số màu xanh thực vật GVI (green vegetation index)

GVI=1.6225NIR – 2.2978RED + 11.0656

6) Chỉ số tăng cường lớp thực vật (Enhancement vegetation index)

EVI= 2.5* (NIR-RED)/(NIR+6*RED-7.5*BLUE+1)

7) Giá trị phổ các kênh ảnh gốc: K1; K2; K3; K4…

8) Sai tiêu chuẩn các pixel của từng kênh ảnh: Std_k1; Std_k2….

Std=

Trong đó và là giá trị của kênh phổ ở pixel thứ i và giá trị trung bình của n pixel trong lô hiện trạng. Std của các kênh được tính trực tiếp từ phần mềm eCognition.

9) Chỉ số phân mùa của thực vật SD

               SD=(|NDVI1-NDVI2|)/(NDVI1+NDVI2)

Trong đó NDVI1 và NDVI2 là chỉ số thực vật xác định được vào các thời kỳ đầu và cuối mùa sinh trưởng của thực vật ở địa phương.

   Trong phần mềm eCognition có sẵn rất nhiều các đặc trưng khác. Tùy từng trường hợp cụ thể mà các chỉ tiêu sẽ được sử dụng cho hiệu quả nhất.

Độ chính xác của phân loại rừng tự động phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố chính: chất lượng của mẫu ảnh và các chỉ tiêu phân loại.

Các chỉ tiêu có thể đưa vào phân loại tự động như sau:

– Các chỉ tiêu trên ảnh: các kênh ảnh, sai tiêu chuẩn, NDVI; RVI; TRRI; DVI; GLCM Homogeneity, GLCM Contrast, GLCM Entropy,…

– Chỉ tiêu trên ảnh đa thời gian: Chỉ tiêu phân mùa

– Các chỉ tiêu phi ảnh: độ cao, độ dốc, hướng phơi, vùng phân bố, vùng kinh tế v.v…

Việc lựa chọn các đặc trưng ảnh mang ý nghĩa quyết định đến độ chính xác của bản đồ tạo ra, do đó cần chạy thử các vùng nhỏ trước để xác định các chỉ tiêu ảnh vệ tinh có thể phân tách tốt nhất các trạng thái đối với khu vực điều tra trong cảnh ảnh.

– Lựa chọn các chỉ tiêu tham gia phân loại tự động bằng lệnh: image object level/Feature:

            – Hệ thống sông suối, hồ đập, khu dân cư,…

            – Lớp rừng trồng theo tài liệu tham khảo mới nhất.

            – Ranh giới khu vực phân bố các kiểu rừng trên lập địa khác biệt được xác định từ tài liệu tham khảo: khu vực núi đá; Khu vực ngập phèn; Khu vực ngập mặn; Khu vực phân bố rừng Khộp; Khu vực phân bố rừng lá Kim…

            – Phân lớp cấp độ dốc.

            – Hướng phơi.

6.2. Xây dựng hệ thống phân loại

Hệ thống phân loại các trạng thái rừng và đất lâm nghiệp được xây dựng bằng phần mềm eCognition trên cơ sở hệ thống phân loại của chương trình kiểm kê rừng đã được xác định và đặc điểm rừng có trên địa bàn thực hiện kiểm kê rừng.

Với khả năng của ảnh SPOT5, bước giải đoán ảnh xây dựng bản đồ trong phòng chỉ phân loại các trạng thái tổng quát theo kiểu loại rừng và cấp trữ lượng; một số trạng thái chi tiết hơn như rừng tự nhiên phục hồi hay loài cây, cấp tuổi và nguồn gốc đối với rừng trồng sẽ được bổ sung qua điều tra thực địa và quá trình kiểm kê rừng.

Bảng 02 : Hệ thống phân loại đất, loại rừng áp dụng cho điều tra kiểm kê rừng

TT

Tên trạng thái rừng và đất không có rừng (LDLR)

Mã số

Tiêu chuẩn phân loại

Ký hiệu TTR

TTR

Ng.

sinh

L.dia

Trữ lượng

(M, N)

 

1. CÓ RỪNG

 

 

 

 

 

 

 

1.1. Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1. Rừng nguyên sinh

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1.1. Núi đất nguyên sinh

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1.1.1. Lá rộng thường xanh

 

 

 

 

 

 

1

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX giàu nguyên sinh

1

1

1

1

M > 200

TXG1

2

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX TB nguyên sinh

2

1

1

1

100 < M ≤ 200

TXB1

 

1.1.1.1.2. Lá rộng rung lá

 

 

 

 

 

 

3

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRRL giàu nguyên sinh

3

2

1

1

M > 200

RLG1

4

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRRL TB nguyên sinh

4

2

1

1

100 < M ≤ 200

RLB1

 

1.1.1.1.3. Lá kim

 

 

 

 

 

 

5

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LK giàu nguyên sinh

5

3

1

1

M > 200

LKG1

6

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LK TB nguyên sinh

6

3

1

1

100 < M ≤ 200

LKB1

 

1.1.1.1.1. Lá rộng lá kim

 

 

 

 

 

 

7

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRLK giàu nguyên sinh

7

4

1

1

M > 200

RKG1

8

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRLK TB nguyên sinh

8

4

1

1

100 < M ≤ 200

RKB1

 

1.1.1.2. Núi đá

 

 

 

 

 

 

9

Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX giàu nguyên sinh

9

1

1

2

M > 200

TXDG1

10

Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX TB nguyên sinh

10

1

1

2

100 < M ≤ 200

TXDB1

 

1.1.1.1.1. Rừng ngập nước

 

 

 

 

 

 

11

Rừng gỗ tự nhiên ngập mặn nguyên sinh

11

1

1

3

M ≥ 10

RNM1

12

Rừng gỗ tự nhiên ngập phèn nguyên sinh

12

1

1

4

M ≥ 10

RNP1

13

Rừng gỗ tự nhiên ngập ngọt nguyên sinh

13

1

1

5

M ≥ 10

RNP1

 

1.1.2. Rừng thứ sinh

 

 

 

 

 

 

 

1.1.2.1. Gỗ

 

 

 

 

 

 

 

1.1.2.1.1. Núi đất

 

 

 

 

 

 

 

1.1.2.1.1.1. Lá rộng thường xanh

 

 

 

 

 

 

14

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX giàu

14

1

 

1

M > 200

TXG

15

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX TB

15

1

 

1

100 < M ≤ 200

TXB

16

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo

16

1

 

1

50 < M ≤ 100

TXN

17

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo kiệt

17

1

 

1

10 < M ≤ 50

TXK

18

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX phục hồi

18

1

 

1

10 ≤ M ≤ 100

TXP

 

1.1.2.1.1.2. Lá rộng rụng lá

 

 

 

 

 

 

19

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRRL giàu

19

2

 

1

M > 200

RLG

20

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRRL TB

Xem thêm :  Phân tích lưu biệt khi xuất dương của phan bội châu

20

2

 

1

100 < M ≤ 200

RLB

21

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRRL nghèo

21

2

 

1

50 < M ≤ 100

RLN

22

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRRL nghèo kiệt

22

2

 

1

10 < M ≤ 50

RLK

23

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRRL phục hồi

13

2

 

1

10 ≤ M ≤ 100

RLP

 

1.1.2.1.1.3. Lá kim

 

 

 

 

 

 

24

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LK giàu

24

3

 

1

M > 200

LKG

25

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LK TB

25

3

 

1

100 < M ≤ 200

LKB

26

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LK nghèo

26

3

 

1

50 < M ≤ 100

LKN

27

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LK nghèo kiệt

27

3

 

1

10 < M ≤ 50

LKK

28

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LK phục hồi

28

3

 

1

10 ≤ M ≤ 100

LKP

 

1.1.2.1.1.4. Lá rộng lá kim

 

 

 

 

 

 

29

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRLK giàu

29

4

 

1

M > 200

RKG

30

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRLK TB

30

4

 

1

100 < M ≤ 200

RKB

31

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRLK nghèo

31

4

 

1

50 < M ≤ 100

RKN

32

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRLK nghèo kiệt

32

4

 

1

10 < M ≤ 50

RKK

33

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRLK phục hồi

33

4

 

1

10 ≤ M ≤ 100

RKP

 

1.1.2.1.2. Núi đá

 

 

 

 

 

 

34

Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX giàu

34

1

 

2

M > 200

TXDG

35

Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX TB

35

1

 

2

100 < M ≤ 200

TXDB

36

Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX nghèo

36

1

 

2

50 < M ≤ 100

TXDN

37

Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX nghèo kiệt

37

1

 

2

10 < M ≤ 50

TXDK

38

Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX phục hồi

38

1

 

2

10 ≤ M ≤ 100

TXDP

 

1.1.2.1.3. Ngập nước

 

 

 

 

 

 

39

Rừng gỗ tự nhiên ngập mặn giàu

39

1

 

3

M > 200

RNMG

40

Rừng gỗ tự nhiên ngập mặn trung bình

40

1

 

3

100 < M ≤ 200

RNMB

41

Rừng gỗ tự nhiên ngập mặn nghèo

41

1

 

3

50 < M ≤ 100

RNMN

42

Rừng gỗ tự nhiên ngập mặn phục hồi

42

1

 

3

10 < M ≤ 100

RNMP

43

Rừng gỗ tự nhiên ngập phèn giàu

43

1

 

4

M > 200

RNPG

44

Rừng gỗ tự nhiên ngập phèn trung bình

44

1

 

4

100 < M ≤ 200

RNPB

45

Rừng gỗ tự nhiên ngập phèn nghèo

45

1

 

4

50 < M ≤ 100

RNPN

46

Rừng gỗ tự nhiên ngập phèn phục hồi

46

1

 

4

10 ≤ M ≤ 100

RNPP

47

Rừng gỗ tự nhiên ngập ngọt

47

1

 

5

 

RNN

 

1.1.2.2. Tre nứa

 

 

 

 

 

 

48

Rừng tre/luồng tự nhiên núi đất

48

8

 

1

N ≥ 500

TLU

49

Rừng nứa tự nhiên núi đất

49

9

 

1

N ≥ 500

NUA

50

Rừng vầu tự nhiên núi đất

50

10

 

1

N ≥ 500

VAU

51

Rừng lồ ô tự nhiên núi đất

51

11

 

1

N ≥ 500

LOO

52

Rừng tre nứa khác tự nhiên núi đất

52

12

 

1

N ≥ 500

TNK

53

Rừng tre nứa tự nhiên núi đá

53

12

 

2

N ≥ 500

TND

 

1.1.2.3. Hỗn giao gỗ và tre nứa

 

 

 

 

 

 

54

Rừng hỗn giao G-TN tự nhiên núi đất

54

5

 

1

M ≥ 10

HG1

55

Rừng hỗn giao TN-G tự nhiên núi đất

55

6

 

1

M ≥ 10

HG2

56

Rừng hỗn giao tự nhiên núi đá

56

5

 

2

M ≥ 10

HGD

 

1.1.2.4. Cau dừa

 

 

 

 

 

 

57

Rừng cau dừa tự nhiên núi đất

57

7

 

1

N ≥ 100

CD

58

Rừng cau dừa tự nhiên núi đá

58

7

 

2

N ≥ 100

CDD

59

Rừng cau dừa tự nhiên ngập nước ngọt

59

7

 

5

N ≥ 100

CDN

 

1.2. Rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

1.2.1. Gỗ(loài cây,cấp tuổi,nguồn gốc)

 

 

 

 

 

 

60

Rừng gỗ trồng núi đất

60

13

 

1

M ≥ 10

RTG

61

Rừng gỗ trồng núi đá

61

13

 

2

M ≥ 10

RTGD

62

Rừng gỗ trồng ngập mặn

62

13

 

3

M ≥ 10

RTM

63

Rừng gỗ trồng ngập phèn

63

13

 

4

M ≥ 10

RTP

64

Rừng gỗ trồng đất cát

64

13

 

6

M ≥ 10

RTC

 

1.2.2. Tre nứa (loài cây)

 

 

 

 

 

 

65

Rừng tre nứa trồng núi đất

65

14

 

1

N ≥ 500

RTTN

66

Rừng tre nứa trồng núi đá

66

14

 

2

N ≥ 500

RTTND

 

1.2.3. Cau dừa

 

 

 

 

 

 

67

Rừng cau dừa trồng cạn

67

15

 

1

N ≥ 100

RTCD

68

Rừng cau dừa trồng ngập nước

68

15

 

5

N ≥ 100

RTCDN

69

Rừng cau dừa trồng đất cát

69

15

 

6

N ≥ 100

RTCDC

 

1.2.3. Nhóm loài khác

 

 

 

 

 

 

70

Rừng trồng khác núi đất

70

16

 

1

M ≥ 10

RTK

71

Rừng trồng khác núi đá

71

16

 

2

M ≥ 10

RTKD

 

2. KHÔNG CÓ RỪNG TRONG LN

 

 

 

 

 

 

 

2.1. Đã trồng nhưng chưa thành rừng

 

 

 

 

 

 

72

Đất đã trồng trên núi đất

72

17

 

1

M < 10

DTR

73

Đất đã trồng trên núi đá

73

17

 

2

M < 10

DTRD

74

Đất đã trồng trên đất ngập mặn

74

17

 

3

M < 10

DTRM

75

Đất đã trồng trên đất ngập phèn

75

17

 

4

M < 10

DTRP

76

Đất đã trồng trên đất ngập ngọt

76

17

 

5

M < 10

DTRN

77

Đất đã trồng trên bãi cát

77

17

 

6

M < 10

DTRC

 

2.2. Có cây gỗ tái sinh

 

 

 

 

 

 

78

Đất có cây gỗ tái sinh núi đất

78

20

 

1

M < 10

DT2

79

Đất có cây gỗ tái sinh núi đá

79

20

 

2

M < 10

DT2D

80

Đất có cây gỗ tái sinh ngập mặn

80

20

 

3

M < 10

DT2M

81

Đất có cây tái sinh ngập nước phèn

81

20

 

4

M < 10

DT2P

 

2.3. Đất trống cây bụi

 

 

 

 

 

 

82

Đất trống núi đất

82

18

 

1

0

DT1

83

Đất trống núi đá

83

18

 

2

0

DT1D

84

Đất trống ngập mặn

84

18

 

3

0

DT1M

85

Đất trống ngập nước phèn

85

18

 

4

0

DT1P

86

Bãi cát

86

18

 

5

0

BC1

87

Bãi cát có cây rải rác

87

19

 

6

0

BC2

 

2.4. Có cây nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

88

Đất nông nghiệp núi đất

88

21

 

1

0

NN

89

Đất nông nghiệp núi đá

89

21

 

2

0

NND

90

Đất nông nghiệp ngập mặn

90

21

 

3

0

NNM

91

Đất nông nghiệp ngập nước ngọt

91

21

 

5

0

NNP

 

2.5. Đất khác

 

 

 

 

 

 

92

Mặt nước

92

22

 

5

0

MN

93

Đất khác

93

23

 

1

0

DKH

– Đơn vị tính trữ lượng gỗ (M) là m3/ha, đơn vị tính trữ lượng tre nứa (N) là cây/ha.

– Tên và ký hiệu các loài cây trồng, cấp tuổi được ghi ở phụ lục 02.

– Giải thích về một số chỉ tiêu điều tra kiểm kê rừng liên quan được ghi ở phụ lục 04.

– Các tiêu chí dùng để phân loại trạng thái rừng và đất không có rừng có tên gọi và ký hiệu như sau:

 

 

 

 

Bảng 03. a. Các nhóm tổ thành rừng

 

TT

Ký hiệu

Tên trạng thái

 

TT

Ký hiệu

Tên trạng thái

1

TX

Lá rộng thường xanh

 

12

TNK

Tre nứa khác

2

RL

Lá rộng rụng lá

 

13

RTG

Rừng trồng gỗ

3

LK

Lá kim

 

14

RTTN

Rừng trồng tre nứa

4

RK

Lá rộng+lá kim

 

15

RTCD

Rừng trồng cau dừa

5

HG1

Hỗn giao gỗ + tre nứa

 

16

RTK

Rừng trồng khác

6

HG2

Hỗn giao tre nứa + gỗ

 

17

DTR

Đất đã trồng rừng

7

CD

Cau dừa

 

18

DT1

Đất trống

8

TLU

Tre/luồng

 

19

DT2

Đất trống có cây tái sinh

9

NUA

Nứa

 

20

NL

Đất NN trong LN

10

VAU

Vầu

 

21

MN

Mặt nước trong LN

11

LOO

Lồ ô

 

22

DKH

Đất khác trong LN

 

.b. Các nhóm điều kiện lập địa

 

c. Nhóm trữ lượng

Mã số

Ký hiệu

Tên lập địa

 

Mã số

Ký hiệu

Tên cấp trữ lượng

Trữ lượng

1

NDAT

Núi đất

 

1

G

Giàu

>200

2

NDA

Núi đá

 

2

TB

Trung bình

100-200

3

NM

Ngập mặn

 

3

N

Nghèo

50-100

4

NP

Ngập phèn

 

4

RK

Nghèo kiệt

10-50

5

NG

Ngập ngọt

 

5

PH

Rừng phục hồi

10-100

6

CAT

Bãi cát

 

6

DT

Đất trống

0-10

 

Do khả năng của ảnh vệ tinh khó phân biệt được rừng phục hồi với các trạng thái rừng khác. Do vậy để xác định loại rừng phục hồi cần căn cứ vào kết quả  kiểm tra thực địa trong quá trình điều tra và trong quá trình kiểm kê rừng.

Ngoài ra đối với rừng trồng, thông tin loài cây, cấp tuổi, nguồn gốc cũng không giải đoán từ ảnh mà được bổ sung qua điều tra thực địa và qua giai đoạn kiểm kê rừng.

Bản đồ giải đoán ảnh vệ tinh đạt yêu cầu khi độ chính xác của tên các trạng thái  và ranh giới lô trạng thái theo quy định tại Quyết định 3183/QĐ-BNN-TCLN ngày 21/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nếu độ chính xác về tên trạng thái rừng qua kiểm tra dưới mức quy định cần lấy mẫu bổ sung và giải đoán lại trước khi bổ sung xử lý trong phòng và điều tra bổ sung thực địa để nâng cao độ chính xác phục vụ bước kiểm kê rừng tiếp theo.

Bản đồ thành quả điều tra rừng trước khi chuyển sang bước kiểm kê rừng phải có độ chính xác cho phép. Các sai số trong điều tra rừng sẽ tiếp tục được hiệu chỉnh qua quá trình kiểm kê tới từng lô rừng.

7. Bổ sung hoàn chỉnh bản đồ phân loại trong phòng

            Sau khi hoàn tất quá trình chạy phân loại, bản đồ phân loại tự động cần được bổ sung chỉnh sửa trong phòng trước khi thực hiện điều tra ngoại nghiệp.

            Các vấn đề cần được tiến hành chỉnh sửa trong phòng gồm:

            (1) Làm trơn đường lô:

            Quá trình chạy phân loại trên ảnh vệ tinh sẽ tạo ra nhiều đường gấp khúc không đúng với ranh giới của các loại rừng ngoài thực địa, do phần mềm phân chia lô dựa trên các pixel ảnh.

            (2) Chỉnh sửa dựa trên tài liệu tham khảo tin cậy:

            – Mở lớp bản đồ tham khảo có độ tin cậy cao đã nắn chỉnh đưa về cùng hệ tọa độ với lớp bản đồ khoanh vẽ tự động bằng Mapinfo, mở lớp ranh giới lô khoanh vẽ tự động lên trên, hiển thị mã trạng thái  của lô khoanh vẽ tự động.

            – Đối chiếu từng lô hiện trạng khoanh vẽ tự động và hiện trạng bản đồ tham khảo; sử dụng phân tích chuyên gia và đối chiếu lại ảnh vệ tinh để quyết định chỉnh sửa trạng thái lô hoặc ranh giới trên bản đồ khoanh vẽ tự động.

            – Sử dụng các bản đồ chuyên đề khác để bóc tách các kiểu rừng hoặc trạng thái rừng đặc biệt như: Kiểu rừng trên núi đá; núi đá trọc; ranh giới giữa rừng ngập mặn và rừng ngập phèn,…

            (3) Xác định địa danh hành chính và các loại ranh giới cho các lô rừng:

            Chồng xếp các file ranh giới hành chính, ranh giới khoảnh, tiểu khu, ranh giới ba loại rừng với file chạy phân loại tự động.

            (4) Gộp lô:

            – Bản đồ chạy phân loại sau khi chồng xếp với các bản đồ chuyên đề như: hành chính, bản đồ núi đá, bản đồ ba loại rừng, tiểu khu, khoảnh, sẽ có rất nhiều lô trạng thái có diện tích nhỏ hơn quy định (<0,2 ha), hoặc các lô có cùng trạng thái nằm liền kề nhau trong cùng một khoảnh, do đó phải tiến hành gộp lô trước khi in bản đồ phụ vụ điều tra ngoại nghiệp.

            – Gộp các lô có cùng trạng thái nằm liền kề nhau trong cùng một khoảnh.

            – Gộp các lô có diện tích <0,2 ha vào các lô bên cạnh trong cùng một khoảnh.

            Sử dụng phần mềm Arcgis hoặc các phần mềm chuyên dùng khác để tiến hành các nội dung nói trên.

            8. Điều tra bổ sung bản đồ hiện trạng tại thực địa

            Mục đích của công tác điều tra ngoại nghiệp:    

            (1) Kiểm tra sơ bộ kết quả giải đoán ảnh trong phòng. 

            (2) Kiểm tra xác minh những đối tượng còn nghi ngờ chưa xác định được tên trong quá trình giải đoán và chỉnh sửa trong phòng.

            (3) Bổ sung, chỉnh sửa những đối tượng có sự sai khác giữa quá trình giải đoán và thực tế.           

            (4) Chia tách một số loại hiện trạng loại đất, loại rừng mà giải đoán ảnh chưa thực hiện đáp ứng theo yêu cầu kiểm kê rừng.

            (5) Khoanh vẽ bổ sung cho những nơi mất thông tin trên ảnh do khuất địa hình, mây che phủ hoặc không có ảnh.

8.1. Bước 1: Chuẩn bị ngoại nghiệp

            Trước khi in bản đồ ngoại nghiệp, cán bộ điều tra rừng tại thực địa cần chuẩn bị những điểm sau:

            a) Đánh dấu những điểm còn nghi ngờ lên bản đồ, bao gồm:

   (1) Những khu vực ảnh có mây che phủ.

   (2) Những lô rừng có cùng trạng thái nhưng (cấp độ) chỉ thị màu thể hiện trên ảnh khác nhau.

   (3) Những lô rừng bị bóng núi che.

   (4) Những lô rừng chưa thể giải đoán trạng thái trong phòng.

   (5) Những lô rừng nhưng có ít nhất 02 cấp độ chỉ thị màu khác nhau trên ảnh Vệ tinh.

   (6) Hai lô cùng màu sắc trên ảnh vệ tinh khác nhau về trạng thái.

                   (7) Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng hiện có của địa phương so sánh với bản đồ hiện trạng rừng được giải đoán từ ảnh vệ tinh để phát hiện và đánh dấu những lô có những điểm khác nhau, như về hình dạng lô và tên trạng thái rừng và đất rừng.

            (8) Vị trí những lô rừng trồng mới năm thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba.

            (9) Vị trí những lô rừng khai thác trắng sau thời gian chụp ảnh vệ tinh.

            (10)  Diện tích rừng đặc sản ở những tỉnh có các loài cây đặc sản (ví dụ tỉnh Lạng Sơn có diện tích cây Hồi, tỉnh Yên Bái có diện tích cây Quế, tỉnh Phú Thọ là cây Cọ v.v.)

            (11) Xác định và bố trí những điểm sẽ kiểm tra khoanh vẽ trạng thái rừng bổ sung lên bản đồ giải đoán hiện trạng rừng trong phòng. Tất cảc các điểm được chọn, ngoài việc đánh dấu trên bản đồ theo thứ tự 1,2,3.., nhập tất cả các toạ độ điểm (x, y) vào máy GPS theo từng xã.

            b) In ấn bản đồ ngoại nghiệp cầm tay có tỷ lệ 1/10.000 hoặc những nơi phân bố nhiều đối tượng có diện tích nhỏ xen kẽ có thể in tỷ lệ 1/5.000 để thuận tiện cho khoanh vẽ bổ sung tại thực địa.

Bản đồ ngoại nghiệp có thể biên tập theo 2 loại:

            (1) Bản đồ khoanh ranh giới và mã trạng thái giải đoán trên nền ảnh vệ tinh SPOT5, có bổ sung đường xá, sông suối, đặc điểm khác dễ nhận dạng tại thực địa.

            (2) Bản đồ chỉ khoanh ranh giới các đối tượng (object) và ký hiệu trạng thái giải đoán trên nền bản đồ địa hình (không có nền ảnh vệ tinh).

Hai loại bản đồ này hỗ trợ cho nhau: Bản đồ (1) để quan sát và so sánh đối chiếu thực địa – ảnh vệ tinh. Bản đồ (2) sử dụng để khoanh vẽ chỉnh sửa (không bị màu ảnh nền SPOT5 làm ảnh hưởng nét khoanh vẽ chỉnh sửa).

Bản đồ (1) có thể không cần in, chỉ lưu trong máy tính xách tay để so sánh đối chiếu tại hiện trường nếu cần thiết; bản đồ (2) nhất thiết phải in để khoanh vẽ bổ sung.

            c) Thiết kế tuyến điều tra trên từng đơn vị xã và các tuyến phải đến được những điểm còn nghi ngờ và đánh dấu trên bản đồ cầm tay.

            d) Xây dựng kế hoạch thời gian, nhân lực, tài chính…. và thống nhất biện pháp kỹ thuật.

a) In phiếu điều tra ngoại nghiệp:

–         Phiếu điều tra xây dựng mẫu khóa ảnh.

–         Phiếu mô tả ngoại nghiệp.

b) Xây dựng kế hoạch triển khai

c) Chuẩn bị trang thiết bị, kỹ thuật, nhân lực: mỗi nhóm điều tra rừng từ 2-3 người, trong đó phải có ít nhất một người biết rõ về sử dụng ảnh vệ tinh và phân loại rừng.

Các trang thiết bị, công cụ: GPS cầm tay, dao phát, phiếu điều tra, cặp đựng tài liệu, bút, chì tẩy, máy tính xách tay, bảo hộ lao động, chuẩn bị khác.

8.2. Bước 2:  Điều tra bổ sung bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

            Đối với các bản đồ giải đoán ảnh khi kiểm tra đạt yêu cầu độ chính xác sẽ được tiến hành điều tra khoanh vẽ bổ sung ngoài hiện trường.

a) Điều kiện chia lô

– Loại đất, loại rừng khác nhau (như bảng phân loại phục vụ kiểm kê rừng) chia lô khác nhau.

– Đất có rừng thì trạng thái hay cấp trữ lượng hoặc loài cây/cấp tuối (rừng trồng) khác nhau thì chia lô khác nhau.

– Mỗi lô chỉ nằm trọn trong một khoảnh.

– Địa hình, đai cao, độ đốc,… khác nhau cũng là yếu tố xem xét trong chia lô.

b) Diện tích nhỏ nhất để phân lô trạng thái

            Diện tích lô tối thiểu là 0,5 ha đối với rừng tự nhiên và đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp; 0,2 ha đối với lô rừng trồng.

c) Kiểm tra khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung bản đồ tại thực địa

            – Khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung những lô rừng và đất trống lâm nghiệp còn nghi ngờ trong khi giải đoán ở trong phòng đã đánh dấu (

Khoanh vẽ chia tách hoặc xác định tên các loại hiện trạng chưa giải đoán được trên ảnh vệ tinh bằng khoanh lô theo dốc đối diện kết hợp GPS.

Khoanh vẽ bổ sung lô còn thiếu như lô rừng trồng mới, lô rừng khai thác,…sau thời gian chụp ảnh vệ tinh.

            – Điều tra, chỉnh lý, bổ sung các lô rừng có sự sai khác giữa bản đồ giải đoán từ ảnh vệ tinh và bản đồ hiện trạng rừng hiện có thu thập từ địa phương.

            – Điều tra, chỉnh lý, bổ sung các tỉnh có trồng cây đặc sản (nếu có).

(1) Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu giữa bản đồ giải đoán trong phòng và ngoài thực địa để phát hiện và bổ sung hình dạng, tên lô trạng thái… khi có sự sai khác.

(2) Sử dụng phương pháp máy định vị toàn cầu (GPS), có độ chính xác < 10m và bản đồ ảnh để điều chỉnh lại ranh giới các lô trạng thái có sự sai khác (hình dạng lô, trạng thái…) giữa bản đồ giải đoán trong phòng và ngoài thực địa (gộp ghép lô hay tách lô...).

(3) Kiểm tra, cập nhật lại trạng thái rừng (nếu có sự sai khác với thực địa – bản đồ)

(4) Khoanh vẽ, chia tách các trạng thái có trong bảng phân loại hiện trạng kiểm kê mà chưa giải đoán được trong phòng.

(5) Ưu tiên kiểm tra chỉnh sửa các tuyến có nhiều biến động về trạng thái như gần đường giao thông, gần khu dân cư, các diện tích trồng rừng…

            – Tận dụng hệ thống đường giao thông, đường lâm nghiệp để xác định tuyến khảo sát.

            – Thiết kế tuyến theo hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc) theo từng xã.

– Tuyến nên bố trí hình cây, trục chính là đường đi lớn, các nhánh là các đường mòn đi vào các khe núi.

– Tuyến kiểm tra đi qua các kiểu địa hình và tất cả các trạng thái rừng; tuyến bố trí đều trong xã; chiều dài mỗi tuyến không hạn chế sao cho đi hết diện tích điều tra rừng trong từng xã.

– Định vị điểm kiểm tra trên thực địa. Căn cứ vào tọa độ (X,Y) của mỗi điểm, dùng máy định vị GPS xác định vị trí trên thực địa. Từ điểm tọa độ, quan sát theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, tiến hành điều tra, chỉnh lý, bổ sung loại đất, loại rừng.

Phương pháp này áp dụng nhằm kiểm tra khoanh vẽ bổ sung để tăng độ chính xác của công tác giải đoán ảnh trong phòng về hình dạng lô, trạng thái rừng và đất lâm nghiệp.

Sau quá trình kiểm tra ngoại nghiệp, toàn bộ các lô trạng thái đã được khoanh vẽ trong phòng và khoanh vẽ bố sung thực địa đều được định tên theo hệ thống phân loại rừng và đất chưa có rừng phục vụ kiểm kê rừng.

 Để đảm bảo tính chính xác về mặt vị trí cho việc xác minh các đối tượng cần được kiểm tra bổ sung trong qua trình kiểm tra ngoại nghiệp, công nghệ mới cần được áp dụng như máy định vị toàn cầu GPS, máy tính xách tay đã được cài đặt các phần mềm chuyên dùng như ERDAS IMAGINE 8.6, ARC\VIEW 3.2a, MAP\INFO 9.0, máy ảnh số… nhằm đối chứng và lưu giữ toàn bộ kết quả kiểm tra ngay ngoài hiện trường phục vụ công tác chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện bản đồ sau khi đi ngoại nghiệp.

8.3. Bước 3: Chỉnh lý, bổ sung, hoàn chỉnh bản đồ giải đoán sau điều tra bổ sung ngoại nghiệp

            Việc cập nhật bản đồ giải đoán ảnh vệ tinh sẽ dựa trên kết quả điều tra ngoại nghiệp, bao gồm các bước:

            – Sử dụng máy quét (Scanner): Quét bản đồ ngoại nghiệp vào máy tính.

            – Hiển thị file bản đồ quét lên máy tính.

            – Hiện thị file kết quả giải đoán trong phòng lên file bản đồ ngoại nghiệp.

            – Số hoá các đường khoanh vẽ bổ sung ngoài thực địa cập nhật ranh giới mới cho lô có sự sai khác ranh giới so với thực địa.

            – Cập nhật tên trạng thái những khu vực có sự sai khác với thực địa.

            – Tất cả các điểm mẫu ảnh, điểm kiểm tra phải lấy đúng tên trạng thái rừng trùng khớp với kết quả điều tra.

            – Kiểm tra, tạo vùng cho các lô trạng thái trên bản đồ đã được điều chỉnh, bổ sung theo kết quả ngoại nghiệp.

            – Gán tên trạng thái đã được bổ sung, điều chỉnh ngoại nghiệp cho từng lô trạng thái có sự thay đổi. Những giá trị thuộc tính này sẽ được quản lý dưới dạng dữ liệu phi không gian.

            – Hệ thống biểu gồm nhiều “trường” khác nhau, mỗi trường sẽ ghi lại một thông tin mô tả cho lô trạng thái đó.

            – Bổ sung đường mòn, đường lâm nghiêp.

            – Bổ sung các ký hiệu dạng điểm có liên quan đến ngành lâm nghiệp mà bản đồ địa hình chưa có như: trụ sở Lâm trường hoặc Công ty lâm nghiệp, đội sản xuất lâm nghiệp (nếu có); vườn ươm, bãi gỗ, trạm bảo vệ rừng, chòi canh lửa, trạm nghiên cứu lâm nghiệp…

            9. Gán trữ lượng bình quân và trữ lượng của lô rừng vào lớp bản đồ hiện trạng

a) Gán giá trị trữ lượng bình quân của lô trạng thái

Sử dụng phần mềm Mapinfo để chọn các lô có cùng trạng thái.

Nhập trị số trữ lượng M/ha bình quân của trạng thái đó.

b) Hiệu chỉnh trữ lượng bình quân cho lô trạng thái

Trữ lượng của một lô trạng thái rừng có thể khác so với trữ lượng bình quân của cả trạng thái rừng. Vì vậy, nó sẽ được hiệu chỉnh trong giai đoạn kiểm kê rừng bằng phương pháp xác định nhanh được giới thiệu trong kỹ thuật kiểm kê rừng. 

c) Tính trữ lượng cho lô rừng

Trữ lượng của lô rừng được xác định theo công thức sau:

Mgolo=(mgo/ha)*(dtich/lo), Mtnlo=(mtn/ha)*(dtich/lo)

Trong đó mgolo là trữ lượng gỗ cây đứng của lô, mgo là trữ lượng gỗ bình trên hecta của lô rừng, dtich/lo là diện tích của lô rừng, mtnlo là số cây tre nứa của lô rừng, mtn/ha là số cây tre nứa của lô rừng tính trung bình cho một hecta.

10. Sản phẩm điều tra diện tích rừng và đất lâm nghiệp phục vụ kiểm kê rừng

10.1. Bản đồ hiện trạng rừng và đất chưa có rừng phục vụ kiểm kê rừng

a) Chồng xếp các lớp thông tin về qui hoạch 3 loại rừng và thông tin chủ quản lý lên nền ảnh vệ tinh đã được thể hiện rõ mã hiện trạng rừng cho từng xã. Biên tập bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp cấp xã theo Qui định biên tập bản đồ điều tra, kiểm kê rừng

b) Trường hợp, địa phương không có bản đồ chủ quản lý (bản đồ giao đất lâm nghiệp) thì sử dụng nền ảnh vệ tinh (đã được thể hiện rõ hiện trạng rừng) cho từng xã để tiến hành kiểm kê.

Sau khi đã kiểm tra bổ sung, đánh giá đạt yêu cầu, tiến hành biên tập bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phục vụ kiểm kê rừng, sau đây gọi là bản đồ kiểm kê rừng.

Bản đồ kiểm kê rừng cấp xã tỷ lệ 1/10.000 được biên tập bằng phần mềm MAPINFO với cấu trúc các lớp thông tin theo quy định biên tập bản đồ thành quả kiểm kê rừng.

Bản đồ kiểm kê rừng được in trên nền ảnh vệ tinh kèm bản đồ số tỷ lệ 1/10.000 và danh sách các lô rừng phục vụ kiểm kê rừng từng xã (dạng file dữ liệu) sẽ được giao cho bên chủ dự án phục vụ các công việc tiếp theo của kiểm kê rừng.

10.2. Tài liệu hỗ trợ kiểm kê rừng

Chủ yếu gồm danh sách các lô kiểm kê rừng của chủ rừng nhóm I và nhóm II được thống kê theo xã và từng tiểu khu, khoảnh. Các danh sách được kết xuất ra từ bản đồ hiện trạng rừng trên đó có ranh giới các đơn vị hành chính, ranh giới các chủ rừng, ranh giới trạng thái rừng.

            a) Với chủ rừng nhóm I: Danh sách các lô rừng của từng xã có thông tin về số khoảnh, tiểu khu, lô và tên chủ rừng của từng lô.

            b) Với chủ rừng nhóm II: Thể hiện hiện trạng rừng, loài cây, trữ lượng rừng theo lô.

11. Xử lý tính toán, thống kê diện tích rừng và đất lâm nghiệp phục vụ báo cáo bước đầu kết quả điều tra rừng

11.1. Nguyên tắc chung

–                         Việc tính toán thống kê số liệu hiện trạng rừng sau giai đoạn điều tra rừng chỉ phục vụ cho việc viết báo cáo thuyết minh kết quả bước điều tra rừng để chuẩn bị tài liệu phục vụ bước kiểm kê rừng, chưa phải số liệu hiện trạng chính thức do chưa thực hiện kiểm kê tới từng lô rừng nên vẫn còn sai số trong phạm vi cho phép.

Xem thêm :  Thơ thả thính ngắn hay ❤️️1001 câu thơ thính chất ngầu nhất

–                         Số liệu hiện trạng rừng sẽ tiếp tục được bổ sung chỉnh sửa ở bước kiểm kê rừng nếu trong quá trình kiểm kê phát hiện ở bước điều tra rừng còn có sai sót hoặc chưa đầy đủ chi tiết.

–                         Việc tính toán diện tích, trữ lượng rừng theo đơn vị hành chính và theo chủ quản lý theo các mẫu biểu thống nhất (phần phụ lục – Hướng dẫn điều tra kiểm kê rừng toàn quốc theo quyết định 3183/QĐ/BNN-TCLN). Các biểu này được thống kê bằng phần mềm Quản lý dữ liệu điều tra kiểm kê rừng.

11.2. Thống kê diện tích

            Diện tích các loại trạng thái được tính toán từ kết quả điều tra rừng chỉ phục vụ cho Báo cáo kết quả điều tra rừng nếu chủ dự án kiểm kê rừng yêu cầu.

            Diện tích các loại trạng thái được tính toán sau khi hoàn thành bước kiểm kê rừng mới là thành quả chính thức của Dự án điều tra, kiểm kê rừng.

Diện tích lô phải được tính trực tiếp từ bản đồ hiện trạng rừng và được bình sai theo diện tích tự nhiên.

            – Đơn vị lớn khống chế bình sai đơn vị nhỏ, theo thứ tự: xã bình sai cho tiểu khu trong xã, tiểu khu bình sai cho khoảnh, khoảnh bình sai cho các lô trong khoảnh. Nếu trong tiểu khu không có khoảnh thì cả tiêu khu được coi là một khoảnh.

            – Lấy diện tích tự nhiên của xã theo số liệu mới nhất về diện tích tự nhiên của ngành TNMT – để làm diện tích khống chế.

            – Các biểu thống kê về diện tích theo các cấp hành chính là toàn quốc – tỉnh – huyện – xã theo các mẫu biễu sau:

            (1) Biểu 1A Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dung (Biểu 1A- Phụ lục 01B- Quyết định 3183/QĐ-BNN-TCLN).

            (2) Biểu 2A: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý ( Biểu 2A- Phụ lục 01B- Quyết định 3183/QĐ-BNN-TCLN).

            (3) Biểu 3: Tổng hợp độ che phủ rừng ( Biểu 3- Phụ lục 01B- Quyết định 3183/QĐ-BNN-TCLN).

            (4) Diện tích rừng trồng phân theo loài cây, cấp tuổi ( Biểu 3- Phụ lục 01B- Quyết định 3183/QĐ-BNN-TCLN).

            Các mẫu biểu thống kê diện tích rừng và đất lâm nghiệp xem phần phụ biểu 01A; 01B của văn bản này và trong Hướng dẫn Điều tra kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2012-2015, ban hành kèm theo Quyết điịnh 3183/QĐ-BNN-TCLN ngày 21/12/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


III. ĐIỀU TRA TRỮ LƯỢNG RỪNG

1. Kỹ thuật điều tra trữ lượng rừng theo giá trị bình quân

Điều tra tính toán trữ lượng bình quân/ha của từng trạng thái rừng, được thực hiện:

1.1. Phương pháp rút mẫu

            – Đối với những trạng thái rừng có diện tích ≥ 2000 ha: Áp dụng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên theo từng trạng thái rừng trong tỉnh.

            – Đối với những trạng thái rừng có diện tích < 2000 ha: Áp dụng phương pháp rút mẫu điển hình cho từng trạng thái rừng trong tỉnh.

            Áp dụng phương pháp rút mẫu điển hình theo từng trạng thái rừng (loài cây, cấp tuổi) trên phạm vi toàn tỉnh.

            Chỉ điều tra trữ lượng những trạng thái rừng có trữ lượng được qui định tại Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.2. Tính dung lượng mẫu

1

.2.1. Đối với phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên

Dung lượng mẫu cần thiết cho từng trạng thái rừng được tính toán trên cơ sở biến động của trạng thái rừng đó và sai số ước lượng về trữ lượng cho phép như đã qui định ở trên. Công thức tính dung lượng mẫu như sau:

 =

 (1)

Trong đó:

– Hệ số biến động được tính theo công thức sau:

 =

 (2)

+ S là sai tiêu chuẩn mẫu.

+ : Trị số trữ lượng bình quân/ha hoặc tiết diện ngang bình quân/ha (nếu là rừng gỗ) hoặc là số cây tre nứa bình quân/ha (nếu là rừng tre nứa) của số mẫu rút thăm dò biến động cho trạng thái rừng i.

–  được tính theo công thức sau:

                                         (3)

Trong đó:

            n là số mẫu rút để thăm dò biến động của trạng thái rừng i. Số lượng mẫu tối thiểu để tính biến động là 30 mẫu/trạng thái.

            xi là trữ lượng gỗ bình quân/ha hoặc tiết diện ngang bình quân/ha (nếu là rừng gỗ) hoặc là số cây tre nứa bình quân/ha (nếu là rừng tre nứa) của mẫu thăm dò biến động trạng thái rừng i; (i lấy giá trị từ 1 đến n).

+ Tính sai tiêu chuẩn theo công thức sau:

 

  (4)

 

Trong đó: S là sai tiêu chuẩn mẫu.

 

            Để làm cơ sở tính dung lượng mẫu cần thiết cho trạng thái rừng thì cần phải thăm dò biến động cho trạng thái rừng đó. Chỉ tiêu biến động đưa vào thăm dò có thể là trữ lượng gỗ bình quân/ha hoặc là tiết diện ngang bình quân/ha (nếu là rừng gỗ) hoặc số cây bình quân/ha (nếu là rừng tre nứa).

1.2.2 Đối với phương pháp rút mẫu điển hình

– Đối với rừng tự nhiên: Tỷ lệ đo đếm (dung lượng mẫu) là 0,3% cho trạng thái rừng có diện tích ≤ 100 ha, sau đó diện tích trạng thái rừng cứ tăng thêm từ 1 đến 100 ha thì tỷ lệ rút mẫu giảm đi 0,01%. Ví dụ: Trạng thái rừng A, có diện tích là 101 ha, thì tỷ lệ rút mẫu là 0,29%; Trạng thái B có diện tích là 350 ha, thì tỷ lệ rút mẫu là 0,28%; Trạng thái C có diện tích là 1999 ha, thì tỷ lệ rút mẫu là 0,11%.

– Đối với rừng trồng:

Với những loài cây rừng trồng có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 100 ha thì dung lượng mẫu cho mỗi loài cây và cấp tuổi là 5 ô tiêu chuẩn. Với những loài cây rừng trồng có diện tích trên 100 ha thì dung lượng mẫu cho mỗi loài cây và một cấp tuổi là 10 ô tiêu chuẩn. Các ô tiêu chuẩn cần phân bố tương đối đều ở những tuổi khác nhau và trên các dạng lập địa khác nhau.

1.3. Phương pháp bố trí ô đo đếm ngẫu nhiên

– Vị trí các ô tiêu chuẩn điều tra trữ lượng rừng cho một trạng thái được xác định ngẫu nhiên trên trạng thái rừng đó trong phạm vi toàn tỉnh.

– Tọa độ cụ thể từng ô đo đếm sẽ được xuất trực tiếp từ bản đồ trên máy tính và chuyển vào máy định vị GPS, làm cơ sở cho việc xác định vị trí và điều tra thu thập tại thực địa.

1.4. Hình dạng và kích thước ô đo đếm

Ô tiêu chuẩn điều tra trữ lượng rừng có hình chữ nhật diện tích 1.000 m2, kích thước 33,3m*30m. Trong mỗi ô tiêu chuẩn có 4 ô phụ kích thước 5m*5m ở các góc ô tiêu chuẩn. 

Ô tiêu chuẩn chính dùng để điều tra toàn bộ tầng cây cao ở rừng gỗ có mật độ nhỏ hơn 3000 cây/ha, và để đếm số bụi tre nứa ở rừng tre nứa mọc theo bụi.

Ô tiêu chuẩn phụ ở rừng gỗ dùng để đo đếm cây tái sinh và đo đếm tầng cây cao trong trường mật độ vượt quá 3000 cây/ha. Ô tiêu chuẩn phụ ở rừng tre nứa dùng để đo đếm cây tái sinh, số cây tre nứa trong 1 bụi hoặc số cây tre nứa mọc phân tán. Với rừng hỗn giao gỗ tre nứa, tre nứa gỗ tự nhiên các ô tiêu chuẩn phụ được sử dụng với mục đích của cả hai trường hợp rừng gỗ và rừng tre nứa.

1.5. Điều tra ngoại nghiệp

2.5.1. Chuẩn bị

– Tập huấn biện pháp kỹ thuật kiểm kê trữ lượng.

– Thiết lập nhóm điều tra.

– Bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1:10.000 trên đó có thể hiện vị trí các ô đo đếm.

– Phiếu điều tra thực địa.

– Địa bàn.

– GPS đã được cài đặt toàn bộ tọa độ ô đo đếm.

– Thước dây.

– Thước đo đường kính.

– Dụng cụ đo cao và đo độ dốc.

– Các dụng cụ khác có liên quan.

– Chuẩn bị lương thực, thực phẩm….

            – Như đã nêu ở trên, trước khi triển khai công tác ngoại nghiệp, tọa độ vị trí các ô đo đếm đã được thiết kế trên bản đồ hiện trạng rừng. Từ tọa độ trên bản đồ này, vị trí đặt ô đo đếm sẽ được xác định trên thực địa bằng sử dụng bản đồ nền và máy định vị GPS. Các ô đo đếm đã được nhập tọa độ vào máy định vị GPS sau đó sử dụng chức năng “GoTo” để tiếp cận tâm ô đo đếm.

            Trường hợp không thể tiếp cận được ô đo đếm bằng máy GPS, điều tra viên tìm một chỗ trống ở gần tâm ô, nơi máy GPS có thể nhận được tọa độ với độ chính xác tương đối. Từ điểm qui chiếu này, người điều tra viên tính toán khoảng cách và hướng đến tâm ô đo đếm, sau đó dùng địa bàn và thước dây để tiếp cận tâm ô.

            Trường hợp vị trí ô đo đếm ở thực địa nằm vào nơi có chướng ngại vật, các dòng sông, suối, hồ, đường giao thông…thì được phép dịch chuyển tâm ô đo đếm đến vị trí thuận lợi hơn, nhưng bán kính không được vượt quá 50 m tính từ tâm ô theo thiết kế. Đồng thời ghi tọa độ tâm ô đo đếm mới dịch chuyển vào phiếu đo đếm rừng gỗ.

            – Dựa vào số liệu tính toán diện tích và phân bố của các lô trạng thái rừng cần lập điển hình trong tỉnh, tính số ô đo đếm cần thiết cho toàn trạng thái, sau đó phân bổ số ô đo đếm cho các lô trạng thái rừng và cho từng nhóm điều tra.

            – Nhóm điều tra dùng bản đồ nền hiện trạng rừng kết hợp với máy định vị GPS ra thực địa để tiếp cận lô trạng thái cần điều tra.

– Tại lô trạng thái rừng cần điều tra, người điều tra viên phải đi quan sát để nắm bắt được tình hình chung về các nhân tố điều tra như trữ lượng, mật độ, chất lượng rừng….của lô, trên cơ sở đó sẽ chọn vị trí đặt ô sao cho tại đó các nhân tố điều tra theo qui định đại diện cho trạng thái rừng đó.

– Dùng máy định vị GPS để xác định tọa độ ô đo đếm và ghi vào phiếu điều tra theo qui định.

            – Đối với ô đo đếm rừng gỗ tự nhiên: Từ vị trí các điểm tọa độ (gọi là tâm ô đo đếm) được xác định ở trên, dùng các công cụ định hướng (địa bàn cầm tay, Suunto…) kết hợp với thước dây, cọc tiêu để xác định ranh giới ô hình chữ nhật, diện tích 1.000 m2; chiều dài ô theo hướng Tây – Đông và chiều rộng ô theo hướng Nam – Bắc. Nếu ỏ trên địa hình dốc quá 10 độ thì chiều dài ô theo hướng đường đồng mức, chiều rộng ô theo hướng vuông góc với đường đồng mức. Các cạnh ô đo đếm không nằm song song với đường đồng mức cần được cải bằng.

Chú ý: Trong trường hợp vị trí ô đo đếm nằm vào nơi địa hình dốc, phức tạp thì được phép dịch chuyển các cạnh ô đo đếm theo hướng sao cho thuận lợi nhất trong quá trình thu thập số liệu.

Tại tâm ô đo đếm phải đóng cọc mốc, mốc làm bằng gỗ, kích thước: Dài 50 cm, đường kính 5 cm (hoặc lấy thân cây ở gần tâm ô làm mốc) trên đó có ghi số hiệu ô đo đếm bằng sơn đỏ. Đường ranh giới các ô đo đếm phải được phát để phân biệt rõ ràng trong và ngoài ô; ở 4 góc các ô đo đếm phải đóng cọc tiêu.

            Tất cả những ô đo đếm đều phải được ghi chép, mô tả đầy đủ những thông tin ở mục I: Mô tả chung (Phiếu 03/ĐĐG, Phiếu 05/KTM – Phụ lục 01A) trước khi tiến hành đo đếm các chỉ tiêu điều tra khác theo qui định.

 

 

 

            • Đối với tầng cây gỗ:

Đo đường kính 1,3 m:

– Cần đo đường kính 1,3 m của tất cả những cây gỗ có đường kính ≥ 6 cm; ghi số hiệu cây đo đếm bằng sơn đỏ hoặc bút phớt không xoá trên thân cây ở vị trí 1,3 m.

– Trong trường hợp rừng ngập mặn và ngập phèn có mật độ cây gỗ lớn hơn 3000 cây/ha cần đo đường kính của tất cả các cây có đường kính 1,3 ≥ 6 cm trong các ô phụ. Riêng đối với rừng Đước, đo đường kính tại vị trí phía trên bộ rễ gọng vó.

– Đơn vị đo là cm, lấy tròn 0.1 cm.

            – Công cụ đo đường kính: thước dây.

            – Qui định đo đếm những cây gỗ nằm trên đường ranh giới ô: Chỉ đo đếm những cây nằm trên đường ranh giới ô ở phía Bắc và ranh giới ô ở phía Đông của ô đo đếm hoặc trên đường ranh giới ô ở phía trên và ở phía phải theo hướng nhìn lên đỉnh dốc.

  • •• Xác định tên loài cây

 

Tất cả những loài cây được đo đường kính 1,3 m đều được xác định tên loài và ghi vào Phiếu đo đếm rừng gỗ. Đối với những loài không biết tên, dùng dao xác định độ cứng của thân cây gỗ để xếp vào một trong các nhóm Sp1, Sp2 và Sp3, trong đó:

 

Sp1: là những loài gỗ cứng (được xếp vào nhóm các loài gỗ tốt);

 

Sp2: là những loài gỗ trung bình (được xếp vào nhóm các loài gỗ trung bình);

 

Sp3: là những loài gỗ mềm (được xếp vào nhóm các loài gỗ tạp);

 

Phương pháp xác định độ cứng thân cây gỗ: Dùng dao phát để vạc vào thân cây gỗ, sau đó xác định độ cứng của thân cây theo phương pháp so sánh (dựa vào kinh nghiệm của điều tra viên) với những loài đã biết tên, biết nhóm gỗ để xếp vào một trong các nhóm tương ứng.

 

  • •• Xác định phẩm chất cây

 

Tất cả những cây gỗ đã đo đường kính đều được xác định phẩm chất cây theo 03 cấp phẩm chất: a,b,c. (không bỏ)

 

* Các tiêu chí để đánh giá phẩm chất cây như sau:

– Cây phẩm chất A: Cây gỗ khỏe mạnh, thân thẳng, đều, tán cân đối, không sâu bệnh hoặc rỗng ruột.

– Cây phẩm chất B: Cây có một số đặc điểm như thân hơi cong, tán lệch, có thể có u bướu hoặc một số khuyết tật nhỏ nhưng vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành; hoặc cây đã trưởng thành, có một số khuyết tật nhỏ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng hoặc lợi dụng gỗ.

– Cây phẩm chất C: Cây phẩm chất C là những cây đã trưởng thành, bị khuyết tật nặng (sâu bệnh, cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn…) hầu như không có khả năng lợi dụng gỗ; hoặc những cây chưa trưởng thành nhưng có nhiều khiếm khuyết (cây cong queo, sâu bệnh, rỗng ruột, cụt ngọn hoặc sinh trưởng không bình thường), khó có khả năng tiếp tục sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành.

•• Đo chiều cao vút ngọn

– Đối với những trạng thái rừng rút mẫu ngẫu nhiên: Đo chiều cao vút ngọn của 05 cây sinh trưởng bình thường ở gần tâm ô đo đếm nhất.

– Đối với những trạng thái rừng rút mẫu điển hình: Đo chiều cao vút ngọn của 05 cây sinh trưởng bình thường có đường kính trung bình trong từng ô đo đếm. Trường hợp trong ô đo đếm không có đủ 05 cây có đường kính trung bình thì được phép chọn cây ở ngoài gần ô đo đếm nhất để đo.

Để có số liệu đường kính bình quân trong ô đo đếm, bắt buộc điều tra viên phải tính đường kính bình quân theo số liệu đo đường kính thực tế theo phương pháp bình quân cộng (không được mục trắc đường kính bình quân).

– Đơn vị đo chiều cao là mét (m), lấy tròn đến 0,5 m.

            – Công cụ đo chiều cao: Thước đo cao Blume leis, Suunto, Vertex, sào đo cao.

• Đối với tầng tre nứa:

 Đo đếm theo qui định ở phần thu thập số liệu trong ô đo đếm rừng tre nứa.

Đối với tre nứa mọc cụm hoặc bụi thì cần đếm số bụi trong ô tiêu chuẩn và số cây trong ba bụi trung bình.

Đối với tre nứa mọc tản, thì điều tra số cây, đường kính và chiều cao trung bình của tre nứa trong từng ô phụ.

  • • Đo đếm cây gỗ tái sinh:

 

            Trong ô phụ có diện tích 25 m2, tất cả những cây gỗ có đường kính < 6 cm đều được xác định tên loài cây tái sinh và phân theo 03 cấp chiều cao: < 01 m, từ 1,1 m – 3 m và > 3 m; Phân theo nguồn gốc (Hạt, chồi) và phân theo cấp phẩm chất (Khỏe, Trung bình và yếu).

 Từ vị trí các điểm tọa độ (gọi là tâm ô đo đếm) được xác định ở trên, thiết lập ô đo đếm hình vuông, diện tích 1000 m2.

Tại tâm ô đo đếm phải đóng cọc mốc, mốc làm bằng gỗ, kích thước: Dài 50 cm, đường kính 5 cm (hoặc lấy thân cây ở gần tâm ô làm mốc) trên đó có ghi số hiệu ô đo đếm bằng sơn đỏ. Đường ranh giới các ô đo đếm phải được phát để phân biệt rõ ràng trong và ngoài ô; ở 4 góc các ô đo đếm phải đóng cọc tiêu. Lập bốn ô phụ tại bốn góc có diện tích 25 m2 đối với rừng tre nứa mọc phân tán.

            Tất cả những ô đo đếm đều phải được ghi chép, mô tả đầy đủ những thông tin ở mục I: Mô tả chung (Phiếu 04/ĐĐN, Phiếu 06/KTN – Phụ lục 01A) trước khi tiến hành đo đếm các chỉ tiêu điều tra khác theo qui định.

            – Xác định tên loài cây tre nứa.

            – Đếm số cây tre nứa có đường kính ≥ 2 cm và phân theo 03 tổ tuổi: Non, Vừa và Già, các trường hợp cụ thể như sau:

            + Đối với tre nứa mọc phân tán: Đếm tất cả những cây tre nứa trong ô.

+ Đối với tre nứa mọc theo bụi: Đếm số bụi trong ô và số cây trong ba bụi trung bình.

– Đo đường kính 1,3 m: Mỗi loài cây, mỗi tổ tuổi (Non, Vừa, Già) chọn một cây có đường kính trung bình để đo. Đường kính 1,3 m tối thiểu được đo đếm từ ≥ 2 cm. Đơn vị đo là cm, lấy tròn 01 cm.

            – Đo chiều cao vút ngọn (đến vị trí ngọn có đường kính 01 cm) của những cây đã chọn để đo đường kính. Đơn vị đo là mét (m), lấy tròn 0,5 m.

Các cây đo chiều cao ở rừng gỗ cũng như rừng tre nứa đều phải được đánh dấu bằng sơn đỏ (dấu cộng) trên thân cây ở vị trí 1,3 m để thuận tiện cho công tác kiếm tra, giám sát khi cần.

            – Qui định đo đếm những bụi tre nứa nằm trên đường ranh giới ô: Chỉ đo đếm những bụi nằm trên đường ranh giới ô ở phía Bắc và ranh giới ô ở phía Đông của ô đo đếm tre nứa (hay ranh giới ô ở phía trước và ở phía phải nếu lấy tâm ô đo đếm làm chuẩn)..

+ Tổ tuổi I (non): Những cây từ 1-2 năm tuổi, phát triển tương đối đầy đủ cành lá, thân màu xanh thẫm, có lông, chưa có địa y. Trong thân chứa nhiều nước, thân mềm thịt màu trắng, mo nang còn tồn tại trên thân.

+ Tổ tuổi II (vừa): là những cây từ 2-3 năm tuổi đối với Nứa, Vầu, Lồ ô; Từ 3-4 năm tuổi đối với Luồng, Diễn, Tre. Trên thân không còn mo, cành nhánh phát triển sum xuê, cành nhánh tập trung ở ngọn cây. Thân và cành chính đã già biểu hiện ở màu xanh sẫm pha lẫn màu nâu vàng, xuất hiện địa y loang lổ, có thể có cành phụ cấp 2.

+ Tổ tuổi III (già): Những cây trên 3 năm tuổi với Nứa, Vầu, Lồ ô; Trên 5 năm tuổi đối với Luồng, Diễn, Tre. Đặc điểm lá có màu xanh nhạt, thân có màu xanh hơi vàng, hoặc loang lổ trắng xám do địa y phát triển mạnh (70-80%), nền xanh của thân gần như biến mất. Ở tổ tuổi này bắt đầu xuất hiện quá trình mục hóa, ngã đổ.

            Thiết lập ô đo đếm hình chữ nhật kích thước 1000 m2 và các ô phụ như với rừng gỗ tự nhiên.

Tại tâm ô đo đếm phải đóng cọc mốc, mốc làm bằng gỗ, kích thước: Dài 50 cm, đường kính 5 cm (hoặc lấy thân cây ở gần tâm ô làm mốc) trên đó có ghi số hiệu ô đo đếm bằng sơn đỏ.

Tất cả những ô đo đếm đều phải được ghi chép, mô tả đầy đủ những thông tin ở mục I: Mô tả chung (Phiếu 03/ĐĐG, Phiếu 05/KTM – Phụ lục 01A) trước khi tiến hành đo đếm các chỉ tiêu điều tra khác theo qui định.

            – Xác định tên loài cây trồng, cấp tuổi.

            – Đo đường kính 1,3 m của tất những cây có đường kính ≥ 6 cm.

            – Tất cả những cây được đo đường kính đều phải đánh 01 dấu ngang bằng sơn đỏ trên thân cây ở vị trí 1,3 m.

            – Xác định phẩm chất cây theo 03 cấp như đã nêu ở trên.

            – Đo chiều cao vút ngọn: Chọn 03 cây có đường kính trung bình và sinh trưởng bình thường trong mỗi ô đo đếm để đo chiều cao vút ngọn. Đơn vị đo là mét (m), lấy tròn 0,2 m. Kết quả đo đếm ghi vào Phiếu 03/ĐĐG: Đo đếm rừng gỗ.

– Trong trường hợp mật độ cây trồng vượt quá 3000 cây/ha việc điều tra chỉ tiến hành điều tra trong các ô phụ. Riêng chiều cao vút ngọn được điều tra như với trường hợp mật độ nhỏ hơn 3000 cây/ha.

1

.5.6. Bổ sung và hoàn chỉnh số liệu thu thập ngoại nghiệp

– Sau khi các nhóm hoàn thành thu thập số liệu các ô đo đếm theo thiết kế, chủ nhiệm công trình phải tập hợp những ô đo đếm theo từng trạng thái rừng để tính toán lại xem dung lượng mẫu cho mỗi trạng thái rừng đã đảm bảo sai số cho phép theo yêu cầu chưa. Nếu trạng thái rừng nào chưa đạt sai số theo qui định thì phải đo bổ sung dung lượng mẫu.

Việc bố trí bổ sung các ô đo đếm cho đủ dung lượng mẫu cần thiết theo từng trạng thái rừng sẽ được thực hiện trên nền bản đồ hiện trạng rừng đã được hiệu chỉnh từ kết quả điều tra thực địa. Các ô đo đếm bổ sung cũng được bố trí ngẫu nhiên trong các lô trạng thái rừng. Nên ưu tiên bổ sung ô đo đếm vào những lô trạng thái mà ở đó số ô đo đếm phân bổ lần đầu còn ít so với tỷ lệ diện tích của lô trạng thái đó.

            – Tất cả những số liệu thu thập ngoại nghiệp đều phải được kiểm tra kỹ về thủ tục, về số lượng và chất lượng trước khi rút quân khỏi hiện trường.       

 

1.6. Tính toán các chỉ tiêu bình quân về trữ lượng rừng cấp tỉnh

1

.6.1. Trữ lượng gỗ rừng tự nhiên

Tập hợp các ô đo đếm theo từng trạng thái rừng trong toàn tỉnh để tính toán các chỉ tiêu bình quân sau đây:

– Tính toán trữ lượng gỗ bình quân/ha của từng ô tiêu chuẩn theo công thức:

M = 10

,1

 

(5)

            Trong đó: n là số cây trên ô tiêu chuẩn, Gi là tiết diện ngang của cây thứ I tính qua đường kính D1.3 có đơn vị là m2/ha, Hi là chiều cao vút ngọn của cây thứ I, F là hình số chung của cây rừng thuộc trạng thái rừng.

– Tính toán trữ lượng gỗ bình quân/ha của từng trạng thái rừng theo công thức:

M =

(6)

 

           

 =

(7)

Trong đó:

là tổng tiết diện ngang của các cây gỗ đo đếm của trạng thái rừng i.

là tổng diện tích đo đếm của trạng thái rừng i và được tính theo công thức sau:

Sđđi = Ni x sôđđ              (8)

Trong đó:

là tổng số ô đo đếm của trạng thái rừng i;

sôđđ là diện tích một ô đo đếm.

** Đối với các trạng thái rừng rút mẫu ngẫu nhiên:

Tập hợp số liệu đo đường kính và chiều cao vút ngọn của tất cả những cây đo cao của từng trạng thái rừng để vẽ đường cong chiều cao và xác định phương trình liên hệ của chiều cao với đường kính của từng trạng thái rừng.

Xác định đường kính bình quân của trạng thái rừng theo công thức sau.

 = sqrt (
)               (9)

Trong đó:

             là tiết diện ngang bình quân của một cây của trạng thái rừng i.

Gđđi là tổng tiết diện ngang của tất cả cây gỗ đo đếm của trạng thái rừng i.

            Nđđi là tổng số cây đo đường kính của trạng thái rừng i.

            Chiều cao vút ngọn trung bình  của trạng thái rừng i được xác định theo giá trị của đường kính bình quân và phương trình liên hệ của chiều cao với đường kính của trạng thái rừng.

** Đối với các trạng thái rừng rút mẫu điển hình:

Chiều cao vút ngọn bình quân của trạng thái rừng được tính theo phương pháp bình quân cộng của tất cả những cây đã đo chiều cao của trạng thái rừng đó. Đơn vị tính là mét (m), lấy tròn 0,1 m.

1

.6.2. Trữ lượng gỗ rừng trồng

– Xác định trữ lượng gỗ bình quân một hecta của các ô tiêu chuẩn bằng công thức

Mi/ha  Gi/ha x Hibq x F

(10)

   Trong đó:

 

Mi/ha: Trữ lượng gỗ bình quân trên hecta ở ô tiêu chuẩn thứ i; lấy tròn 01 m3.

Gi/ha là tiết diện ngang bình quân/ha ở ô tiêu chuẩn thứ I, đơn vị tính là m2; lấy 03 số thập phân.

Hibq là chiều cao vút ngọn bình quân của ô tiêu chuẩn thứ i; lấy tròn 0,1 m.

F là hình số thân cây tại vị trí 1,3 m, lấy bằng 0,5.

– Sử dụng kết quả điều tra trữ lượng ở các ô tiêu chuẩn rừng trồng để xây dựng các phương trình liên hệ giữa trữ lượng bình quân với tuổi và dạng lập địa cho từng loài cây trồng, hay trạng  thái rừng trồng.

1.6.3. Trữ lượng tre, nứa

– Đối với rừng tre nứa, trữ lượng được biểu thị bằng chỉ tiêu về số cây N/ha phân biệt theo từng loài cây và được tính theo công thức sau:

  

(11)

Trong đó:

/ha: Trữ lượng bình quân rừng tre nứa/ha của trạng thái rừng i. Đơn vị tính là nghìn cây, lấy 03 số thập phân. Ví dụ: Trạng thái rừng Lồ ô có trữ lượng bình quân 4,321 nghìn cây/ha.

Tổng số cây tre nứa đếm được trong tất cả các bụi đo đếm của trạng thái rừng i.

Nb là tổng số bụi đếm được trong các ô tiêu chuẩn của trạng thái rừng i.

:  là tổng số bụi đã đếm số cây của trạng thái rừng i.

Tổng số ô đo đếm tre nứa của trạng thái rừng i.

1.7. Tính toán nội nghiệp và xây dựng thành quả điều tra trữ lượng rừng

Trữ lượng gỗ của lô rừng được tính theo công thức sau:

 Milô = Mit/ha x Silô   (12)

Trong đó:

            + Milô là trữ lượng của lô rừng mang trạng thái i; vê tròn 01 m3.

            + Mit là trữ lượng bình quân/ha của trạng thái rừng i cấp tỉnh;

            + Silô là diện tích lô rừng mang trạng thái i.

Trữ lượng lô rừng được tính theo công thức sau:

Nilô = Nit/ha x Silô  (13)

Trong đó:

            + Nilô là trữ lượng lô rừng mang trạng thái i; vê tròn 100 cây. (Ví dụ: Lô x có diện tích là 15,21 ha, trữ lượng bình quân 4,321 cây/ha thì trữ lượng của lô x = 65,7 nghìn cây).

            + Nit /ha là số cây bình quân/ha của trạng thái rừng i cấp tỉnh.

+ Silô là diện tích của lô rừng mang trạng thái i.

            Trên cơ sở kết quả tính trữ lượng cho từng lô rừng nêu trên, tổng hợp trữ lượng rừng theo các cấp hành chính xã, huyện, tỉnh. Số liệu tổng hợp trữ lượng rừng ở bước điều tra trữ lượng này chỉ phục vụ cho viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra hiện trạng rừng.

            Số liệu cuối cùng về trữ lượng rừng sẽ được thực hiện sau khi kết thúc bước kiểm kê rừng và sẽ được thống kê theo mẫu biểu qui định tại Phụ lục số 01B kèm theo Quyết định số 3183/QĐ-BNN-TCLN ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT.

Tính toán một số chỉ tiêu về cây tái sinh đối với các trạng thái rừng gỗ tự nhiên:

– Tập hợp các ô dạng bản tái sinh theo từng trạng thái rừng.

– Tính toán thống kê mật độ cây tái sinh/ha theo thành phần loài cây, theo cấp chiều cao, tỷ lệ % số cây theo cấp chiều cao cho từng trạng thái rừng.

 =

(14)

Trong đó:

: Số cây tái sinh bình quân/ha của trạng thái rừng i;

Tổng số cây tái sinh trong tất cả các ô dạng bản của trạng thái rừng i;

Tổng diện tích tất cả các ô dạng bản của trạng thái rừng i.

(Số liệu tính toán tái sinh chỉ phục vụ cho viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra hiện trạng rừng)

           

1

.7. 3. Tổng hợp xây dựng các biểu thành quả

Tổng hợp, xây dựng các biểu thành quả theo qui định ở mục 1.7.5 dưới đây.

           

1

.7.4. Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra diện tích, trữ lượng rừng

           

1

.7.5. Thành quả điều tra trữ lượng rừng

Thành quả của bước điều tra trữ lượng gồm các biểu sau:

– Biểu 1/MBqT: Các chỉ tiêu bình quân về trữ lượng rừng toàn tỉnh.

– Biểu 2/MBqX: Các chỉ tiêu bình quân về trữ lượng rừng cho từng xã.

– Phiếu 01/LOK1: Danh sách các lô rừng phục vụ kiểm kê (dùng cho chủ rừng nhóm I).

– Phiếu 02/LOK2: Danh sách các lô rừng phục vụ kiểm kê (dùng cho chủ rừng nhóm II).

 

Mỗi tỉnh đều viết báo cáo thuyết minh về “Kết quả điều tra xây dựng bản đồ hiện trạng và tính toán trữ lượng rừng”. Báo cáo bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

            (1). Đánh giá điều kiện cơ bản

            – Điều kiện tự nhiên

            – Điều kiện dân sinh – kinh tế – xã hội

           

            (2). Tình hình tổ chức thực hiện và phương pháp tiến hành

            – Tài liệu và công cụ sử dụng.

            + Công tác thu thập số liệu; Đánh giá chất lượng ảnh vệ tinh đưa vào giải đoán; Những vấn đề tồn tại và hướng giải quyết

            + Công tác chuẩn hoá số liệu, những vấn đề còn tồn tại và hướng giải quyết.

            + Công tác xây dựng ô mẫu

            + Công tác nội nghiệp; trình tự và các tham số sử dụng phân tích và giải đoán ảnh.

            + Công tác ngoại nghiệp

            + Những phần mềm được sử dụng trong quá trình xây dựng bản đồ hiện trạng rừng

            + Thiết bị kỹ thuật

            – Các bước giải đoán ảnh vệ tinh

            – Lấy mẫu giải đoán trong phòng; kiểm tra, biên tập bản đồ bản đồ giải đoán.

            – Các bước điều tra khoanh vẽ bổ sung ngoại nghiệp

            – Các bước điều tra trữ lượng

            – Sự phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh

            (3) Phân tích kết quả điều tra

            – Kết quả giải đoán, xây dựng bản đồ

            – Kết quả điều tra khoanh vẽ bổ sung ngoại nghiệp

            – Kết quả điều tra trữ lượng rừng

            – Đánh giá chung

            + Hiện trạng diện tích, trữ lượng các loại đất loại rừng;

            + Đánh giá tình hình biến động rừng, đất lâm nghiệp và phân tích các nguyên nhân;

            + Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch bảo vệ phát triển rừng;

            + Kiến nghị các biện pháp tăng cường quản lý bảo vệ và phát triển rừng;

            (4) Tồn tại, kiến nghị và kết luận

2. Kỹ thuật điều tra trữ lượng rừng theo giá trị phổ

2.1. Xây dựng khoá giải đoán trữ lượng

Khoá ảnh phục vụ điều tra trữ lượng cho từng lô rừng từ giá trị phổ là phương trình liên hệ giữa trữ lượng với các chỉ tiêu phản xạ phổ được xây dựng cho từng cảnh ảnh. Phương pháp xây dựng khoá giải đoán trữ lượng như sau.

a) Thiết lập ô tiêu chuẩn

Thiết lập tuyến điều tra: Chọn một hoặc một số tuyến điều tra đi qua tất cả các trạng thái rừng có trên cảnh ảnh.

– Chọn vị trí lập ô tiêu chuẩn: Trên tuyến điều tra chọn các vị trí thiết lập ô tiêu chuẩn sao cho mỗi ô tiêu chuẩn nằm trên một trạng thái rừng đồng nhất, cách ranh giới với những trạng thái khác ít nhất 50 m.  Tọa độ vị trí các ô tiêu chuẩn được thiết kế trước trên bản đồ hiện trạng rừng. Từ tọa độ trên bản đồ này, vị trí đặt ô đo đếm sẽ được xác định trên thực địa bằng sử dụng bản đồ nền và máy định vị GPS. Trường hợp vị trí ô đo đếm ở thực địa nằm vào nơi có chướng ngại vật, các dòng sông, suối, hồ, đường giao thông…thì được phép dịch chuyển tâm ô đo đếm đến vị trí thuận lợi hơn, nhưng bán kính không được vượt quá 100 m tính từ tâm ô theo thiết kế.

Tại tâm ô tiêu chuẩn phải đóng cọc mốc bằng gỗ, kích thước: Dài 50 cm, đường kính 5 cm (hoặc lấy thân cây ở gần tâm ô làm mốc) trên đó có ghi số hiệu ô đo đếm bằng sơn đỏ. Đường ranh giới các ô đo đếm phải được phát hoặc chăng dây để phân biệt rõ ràng trong và ngoài ô; ở 4 góc các ô đo đếm phải đóng cọc tiêu.

– Phân bố của các ô mẫu: Các ô mẫu cần được phân bố tương đối đều theo miền biến thiên về trữ lượng của từng trạng thái rừng hay từng loài cây.

– Số lượng ô mẫu: Trên mỗi cảnh ảnh SPOT5, số lượng ô mẫu dùng để xác định trữ lượng rừng cho một trạng thái rừng hoặc một loài cây trồng tối thiểu là 20 mẫu.

– Kích thước ô tiêu chuẩn: 30 m x 33 m. Trong trường hợp độ  dốc thấp dưới 10 độ thì cạnh dài dọc theo  hướng Bắc – Nam. Khi độ dốc trên 10 độ thì cạnh dài dọc theo hướng đường đồng mức.  Trong mỗi ô tiêu chuẩn có 4 ô phụ kích thước 5m*5m ở các góc ô tiêu chuẩn.

Ô tiêu chuẩn chính dùng để điều tra toàn bộ tầng cây cao ở rừng gỗ có mật độ nhỏ hơn 3000 cây/ha, và để đếm số bụi tre nứa ở rừng tre nứa mọc theo bụi.

Ô tiêu chuẩn phụ ở rừng gỗ dùng để đo đếm cây tái sinh và đo đếm tầng cây cao trong trường mật độ vượt quá 3000 cây/ha. Ô tiêu chuẩn phụ ở rừng tre nứa dùng để đo đếm cây tái sinh, số cây tre nứa trong 1 bụi hoặc số cây tre nứa mọc phân tán. Với rừng hỗn giao gỗ tre nứa, tre nứa gỗ tự nhiên các ô tiêu chuẩn phụ được sử dụng với mục đích của cả hai trường hợp rừng gỗ và rừng tre nứa.

b) Điều tra ô tiêu chuẩn

Tất cả những ô đo đếm đều phải được ghi chép, mô tả đầy đủ những thông tin ở mục I: Mô tả chung (Phiếu 03/ĐĐG, Phiếu 05/KTM – Phụ lục 01A) trước khi tiến hành đo đếm các chỉ tiêu điều tra khác theo qui định.

(

c)  Tính trữ lượng rừng gỗ ở ô tiêu chuẩn

Trữ lượng rừng bình quân trên hecta (M) của mỗi ô tiêu chuẩn được xác định theo công thức sau:

M = 10,1, trong đó: n là số cây trên ô tiêu chuẩn, Gi là tiết diện ngang của cây thứ I tính qua đường kính D1.3 có đơn vị là m2/ha, Hi là chiều cao vút ngọn của cây thứ I, F là hình số chung của cây rừng thuộc trạng thái rừng.

d

) Bổ sung và hoàn chỉnh điều tra mẫu xây dựng khoá ảnh

– Sau khi các nhóm hoàn thành thu thập số liệu các ô đo đếm theo thiết kế, chủ nhiệm công trình phải tập hợp những ô đo đếm theo từng trạng thái rừng để tính toán lại xem dung lượng mẫu đã đạt yêu cầu chưa. Nếu trạng thái rừng nào chưa đạt dung lượng mẫu,  hoặc chưa phân bố tương đối đều trong  chưa .

– Tất cả những số liệu thu thập ngoại nghiệp đều phải được kiểm tra kỹ về thủ tục, về số lượng và chất lượng trước khi rút quân khỏi hiện trường.

– Tạo ảnh tổ hợp màu giả độ phân giải 2,5 m từ 3 kênh đa phổ và kênh toàn sắc của mỗi cảnh ảnh SPOT5.

– Khoanh vi các diện tích đồng nhất trên ảnh tổ hợp màu giả bằng phương pháp phân loại không kiểm định. Sử dụng chức năng tự động của phần mềm eCognition để khoanh các diện tích đồng nhất trên ảnh thành những lô trạng thái có kích thước nhỏ, hay còn gọi là lô phụ bằng cách chọn những giá trị thích hợp của “Scale parametTer”. Kết xuất thành tệp bản đồ gồm ranh giới các lô trạng thái rừng kích thước nhỏ cùng với các thông tin về giá trị trung bình, sai tiêu chuẩn từng kênh phổ và độ sáng chung.

– Hiệu chỉnh giá trị các kênh phổ và xác định các chỉ số bổ sung cho mỗi lô trạng thái rừng kích thước nhỏ. 

Giá trị các kênh phổ được hiệu chỉnh theo độ dốc và hướng đốc bằng những phương pháp khác nhau của kỹ thuật giải đoán ảnh. Sau đó căn cứ vào giá trị các kênh phổ đã được hiệu chỉnh để xác định thêm các chỉ số thường có liên hệ chặt với đặc điểm lớp phủ thực vật:

+ Chỉ số thực vật:  NDVI = (NIR – RED)/(NIR+RED),  trong đó: NIR là kênh cận hồng ngoại, RED là kênh đỏ của ảnh.

+ Chỉ số tỷ số thực vật: RVI = NIR/RED

+ Tổng giá trị cấp độ xám: TRRI = (DN1+DN2….+DNn)/(n*255), trong đó DN1, DN2…DNn là  Giá trị cấp độ xám của từng kênh của ảnh vệ tinh.

+ Chỉ số thực vật sai khác: DVI =NIR – RED

+ Chỉ số màu xanh thực vật: GVI =1.6225NIR – 2.2978RED + 11.0656

+ Chỉ số lớp thực vật tăng cường: EVI= 2.5* (NIR-RED)/(NIR+6*RED-7.5*BLUE+1)

+ Giá trị phổ các kênh ảnh gốc: K1; K2; K3; K4…

+ Sai tiêu chuẩn của từng kênh ảnh: Std_k1; Std_k2….

+ Chỉ số phân mùa của thực vật:  SD=(|NDVI1-NDVI2|)/(NDVI1+NDVI2)

Trong đó NDVI1 và NDVI2 là chỉ số thực vật xác định được vào các thời kỳ đầu và cuối mùa sinh trưởng của thực vật ở địa phương.

– Xây dựng phương trình tính trữ lượng rừng – hay khoá giải đoán trữ lượng rừng.

Sử dụng phương pháp thống kê đa biến để xây dựng phương trình tương quan giữa trữ lượng rừng ở các ô tiêu chuẩn với đặc điểm phản xạ phổ đã hiệu chỉnh của các lô trạng thái chứa các ô tiêu chuẩn. Phương trình tương quan giữa trữ lượng và đặc điểm phản xạ phổ của các lô nhỏ được sử dụng làm khoá ảnh xác định trữ lượng rừng.

Trong trường hợp các phương trình tương quan có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.6 cần khoanh lại các lô trạng thái rừng nhỏ hơn để tăng tính đồng nhất trong từng lô rừng. Việc khoanh lại sẽ tiếp tục cho đến khi hệ số tương quan lớn hơn 0.6.  

– Kiểm tra thực địa để hiệu chỉnh khoá giải đoán trữ lượng

Kiểm tra kết quả xác định trữ lượng rừng ở 200 điểm trên những trạng thái rừng phổ biến của cảnh ảnh. Phân tích sai lệch giữa trữ lượng tính  từ giá trị phổ với trữ lượng thực tế ở những trạng thái rừng khác nhau để xác định hệ số hiệu chỉnh cho khoá giải đoán và tiến hành giải đoán lại.

2.3.  Xác định trữ lượng bình quân cho một lô rừng (Mtblo)

– Tính trữ lượng rừng cho các lô trạng thái rừng nhỏ (lô phụ): Sử dụng khoá giải đoán trữ lượng để tính trữ lượng theo các giá trị phổ cho từng lô trạng thái rừng đã phân chia bằng phần mềm eCognition.

– Ghép các trạng thái rừng nhỏ thành những lô trạng thái rừng lớn: Các lô trạng thái rừng nhỏ được khoanh vẽ bằng phần mềm eCognition được ghép lại theo cấp trữ lượng và trạng thái rưng. 

– Tính trữ lượng cho mỗi lô chính: Trữ lượng bình quân trên hecta của mỗi lô trạng thái chính được xác định qua trữ lượng của các lô phụ chứa trong nó theo phương pháp trung bình trọng số diện tích.

– Hiệu chỉnh khoá giải đoán trữ lượng lần cuối

Trong quá trình kiểm kê rừng, trữ lượng bình quân của từng lô rừng sẽ được kiểm tra và hiệu chỉnh bởi chủ rừng nhóm I và nhóm II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự sai lệch giữa trữ lượng xác định từ ảnh lần thứ nhất với trữ lượng thực tế qua kiểm tra và hiệu chỉnh bởi các chủ rừng để chỉnh sửa khoá xác định trữ lượng rừng.

– Xác định trữ lượng rừng từ khoá giải đoán đã hiệu chỉnh lần cuối

Sử dụng khoá giải đoán trữ lượng đã được hiệu chỉnh lần cuối để xác định trữ lượng rừng lần thứ 2 cho các lô phụ và lô chính.

(Thực hiện tương tự tại (Trang 34) mục 2.6.3. Trữ lượng tre, nứa)

2.4.  Xác định tổng trữ lượng cho một lô rừng

Tổng trữ lượng của một lô rừng được xác định bằng công thức sau.

Mlo = Mtblo * dtlo

Trong đó Mtblo là trữ lượng bình quân của một lô rừng có đơn vị tính là m3/ha, dtlo là diện tích của lô rừng tính theo hecta.

Độ chính xác cần thiết đối với xác định trữ lượng rừng trong điều tra kiểm kê rừng tại (Phụ lục 02 tại Quyết định số 3183/QĐ-BNN-TCLN ngày 21/12/2012) Hướng dẫn kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu Điều tra, kiểm kê rừng.

1.4.2. 

Trữ lượng lô rừng được tính theo công thức sau:

Nilô = Nit/ha x Silô

Trong đó:

            + Nilô là trữ lượng lô rừng mang trạng thái i; vê tròn 100 cây.

            + Nit /ha là số cây bình quân/ha của trạng thái rừng i cấp tỉnh.

            + Silô là diện tích của lô rừng mang trạng thái i.

2.5. Tổng hợp trữ lượng rừng

Trên cơ sở kết quả tính trữ lượng cho từng lô rừng nêu trên, tổng hợp trữ lượng rừng theo các cấp hành chính xã, huyện, tỉnh. Số liệu tổng hợp trữ lượng rừng ở bước điều tra trữ lượng này chỉ phục vụ cho viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra hiện trạng rừng.

Số liệu cuối cùng về trữ lượng rừng sẽ được thực hiện sau khi kết thúc bước kiểm kê rừng và sẽ được thống kê theo mẫu biểu qui định tại Phụ lục số 01B kèm theo Quyết định số 3183/QĐ-BNN-TCLN ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT.

2.6. Tính toán tái sinh

(Thực hiện tương tự tại (Trang 35) mục 1

.7.2

)

1.7. Tổng hợp xây dựng các biểu thành quả

            (Thực hiện tương tự tại (Trang 36) mục 1

.7. 3

)

1.8. Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra diện tích, trữ lượng rừng

            (Thực hiện tương tự tại (Trang 36) mục 1

.7.4

)

1.9. Thành quả điều tra trữ lượng rừng

            IV.  XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỖ TRỢ KIỂM KÊ RỪNG

            1. Biên tập bản đồ hiện trạng phục vụ kiểm kê rừng đối với chủ rừng nhóm I và chủ rừng nhóm II

a) Chồng xếp các lớp thông tin về quy hoạch 3 loại rừng, chủ rừng và hiện trạng rừng lên nền ảnh vệ tinh cho từng xã.

 b) Trường hợp, địa phương không có bản đồ giao đất lâm nghiệp thì sử dụng nền ảnh vệ tinh đã được thể hiện rõ hiện trạng rừng cho từng xã để tiến hành kiểm kê.

            2. Xây dựng tài liệu phục vụ kiểm kê rừng

Gồm danh sách các lô kiểm kê rừng của chủ rừng nhóm I và nhóm II được thống kê theo xã và từng tiểu khu và khoảnh. Các danh sách được kết xuất từ bản đồ hiện trạng rừng có các thông tin về đơn vị hành chính, chủ rừng, trạng thái rừng.

a) Với chủ rừng nhóm I, danh sách các lô rừng của từng xã có thông tin về số khoảnh, tiểu khu, lô và tên chủ rừng của từng lô.

b) Với chủ rừng nhóm II, thể hiện hiện trạng rừng, loài cây, diện tích, trữ lượng rừng, tiểu khu, khoảnh, lô.

Sản phẩm chủ yếu bàn giao phục vụ kiểm kê rừng bao gồm: bản đồ kiểm kê rừng in trên nền ảnh vệ tinh và bản đồ số tỷ lệ 1/10.000 và danh sách các lô rừng phục vụ kiểm kê rừng từng xã.

            V. XÁC NHẬN VÀ BÀN GIAO THÀNH QUẢ

            1. Thành quả điều tra hiện trạng rừng

            Sản phẩm chủ yếu bước điều tra rừng bàn giao phục vụ kiểm kê rừng bao gồm bản đồ và danh sách các lô rừng.

            1.1. Sản phẩm điều tra rừng phục vụ kiểm kê rừng của chủ rừng nhóm I

+ Bản đồ hiện trạng phục vụ kiểm kê rừng in trên nền ảnh vệ tinh và bản đồ số tỷ lệ 1/10.000  trên đó có các thông tin về đơn vị hành chính, đơn vị quản lý rừng, các lô trạng thái rừng, lô kiểm kê rừng, tên trạng thái rừng, tên chủ rừng, diện tích, trữ lượng bình quân trên hecta, trữ lượng lô rừng.

+ Danh sách các lô rừng của từng xã có thông tin về số tiểu khu, khoảnh, lô, tên trạng thái rừng, diện tích, trữ lượng rừng và tên chủ rừng (nếu có).

            1.2. Sản phẩm điều tra rừng phục vụ kiểm kê rừng của chủ rừng nhóm II

+ Bản đồ hiện trạng phục vụ kiểm kê rừng số tỷ lệ 1/10.000  trên đó có các thông tin về đơn vị hành chính, đơn vị quản lý rừng, các lô trạng thái rừng, lô kiểm kê rừng, tên trạng thái rừng, tên chủ rừng, diện tích, trữ lượng bình quân trên hecta, trữ lượng lô rừng của từng lô chính và lô phụ.

+ Danh sách các lô rừng của chủ rừng nhóm II có thông tin về trạng thái rừng, loài cây, trữ lượng rừng theo lô chính và lô phụ.

            1.3. Các sản phẩm trung gian của điều tra kiểm kê rừng

Sản phẩm trung gian của điều tra kiểm kê rừng gồm các tư liệu ảnh, bản đồ, bảng biểu, phiếu điều tra v.v…và các báo cáo kết quả điều tra rừng.

            2. Bàn giao thành quả

            Người đứng đầu đơn vị thực hiện có trách nhiệm ký tên, đóng dấu vào bản đồ hiện trạng rừng, các biểu thành quả và báo cáo thuyết minh trước khi bàn giao cho tỉnh.

            Chủ dự án kiểm kê rừng cấp tỉnh mà trực tiếp là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp nhận thành quả (bản đồ, bảng biểu, báo cáo thuyết minh) của địa phương mình từ đơn vị tư vấn thực hiện.

            VI. HỖ TRỢ KỸ THUẬT KIỂM KÊ

1. Hỗ trợ kỹ thuật kiểm kê: Bản đồ, sử dụng ảnh vệ tinh, phân loại rừng, xác định trữ lượng rừng v.v…

2. Hỗ trợ nhập thông tin vào phần mềm quản lý dữ liệu điều tra kiểm kê rừng.

3. Tham gia kiểm tra chỉ đạo và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm kiểm kê rừng

            VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

            1. Xây dựng phương án thực hiện

            Các đơn vị trước khi tiến hành giải đoán ảnh SPOT5 cần xây dựng phương án thực hiện, gồm:

–         Lập kế hoạch tập huấn, triển khai, kiểm tra nghiệm thu;

–         Chuẩn bị bản đồ nền của tỉnh và các phiếu, biểu phục vụ cho nội, ngoại nghiệp;

–         Gửi công văn thông báo với địa phương (cụ thể là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng rừng từ ảnh vệ tinh SPOT5 và điều tra diện tích, trữ lượng rừng.

            2. Phối hợp thực hiện

            – Các đơn vị được giao nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm chính trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng rừng từ ảnh vệ tinh SPOT5. Tuy nhiên, các đơn vị cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (trực tiếp là Chi cục Kiểm Lâm và Chi cục Lâm nghiệp). Những nội dung phối hợp, gồm:

            + Cung cấp các tài liệu liên quan phục vụ cho giải đoán ảnh, như các loại bản đồ và số liệu về đơn vị hành chính, quy hoạch lâm nghiệp, giao đất lâm nghiệp, dự án đầu tư lâm nghiệp, hồ sơ thiết kế sản xuất: trồng rừng, khai thác v.v… 

            + Tham gia quá trình điều tra rừng, kiểm tra đánh giá bản đồ hiện trạng rừng và kết quả tính toán trữ lượng;

            – Các nội dung có sự tham gia của đại diện chuyên ngành tỉnh, cần lập biên bản nêu rõ địa điểm, thời gian thực hiện, thành phần tham gia, những vấn đề bàn bạc đã thống nhất hoặc còn tranh luận, ý kiến bảo lưu,…. Những văn bản làm việc phải được đại diện của mỗi bên thống nhất ký xác nhận, đây là tài liệu để giải trình khi bàn giao thành quả cho tỉnh.

            – Giữa đơn vị thực hiện và lực lượng phối hợp địa phương cần thảo luận, lập kế hoạch chi tiết và phân công rõ ràng.

_____________________________

 


VIII. PHẦN PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01A: Mẫu biểu điều tra diện tích và trữ lượng rừng

Phiếu 01/MKA: PHIẾU MÔ MẪU KHOÁ ẢNH VỆ TINH SPOT5

Mẫu khoá ảnh số:

 

Ngày điều tra:

 

Vị trí:

 

Người ĐT:

 

Hướng phơi:

 

Toạ độ:

 

Tỉnh:

 

Toạ độ X:

 

Huyện:

 

Toạ độ Y:

 

Xã:

 

Độ cao:

 

Tiểu khu

 

Hệ toạ độ:

 

 

 

Mô tả thực địa

Mô tả ảnh vệ tinh

Trạng thái

Hiện tại / lúc thu ảnh SPOT 

Số hiệu cảnh ảnh:

 

Tiết diện ngang ở 5 điểm bitterlich

G1

G1

G1

G1

G1

GTB

 

 

 

 

 

 

Chiều cao 5 cây TB ở 5 điểm bitterlich

 H1

 H1

 H1

 H1

 H1

HTB

Thời gian thu nhận ảnh:

 

 

 

 

 

 

Trữ lượng bình quân

 

Độ tàn che TB:

 

Loài ưu thế

 

Ảnh thực địa

Ảnh vệ tinh

Hướng chụp:

Toạ độ điểm đứng chụp

X: Y:

Khoảng cách chụp:

Tên tệp ảnh

 

 

 

 

 

 

Ngày …. Tháng …..Năm….

 Người điều tra…………………….


rừng chiều – Lê Anh Dũng [Official Audio]


Rừng Chiều Lê Anh Dũng [Official Audio] Rừng chiều nghe lao xao tiếng lá non gọi gió
Tổng Hợp Nhạc Trữ Tình Quê Hương: https://goo.gl/3Lzr5j
Những Ca Khúc Hay Nhất: https://goo.gl/h3ZdQX
Nhạc Trữ Tình Hay Nhất Chọn Lọc: https://goo.gl/bsI3xR
Album Nhạc Trữ Tình Quê Hương: https://goo.gl/jQFvZ4
Album Lê Anh Dũng Chọn Lọc: https://goo.gl/A5nEEh
▶ Theo dõi kênh Lê Anh Dũng https://goo.gl/oEUQev
▶ Fanpage Ca sĩ Lê Anh Dũng https://www.facebook.com/LeAnhDungOfficial

Sáng tác: Vũ Thành
Lời bài hát/Lyrics:
Rừng chiều nghe lao xao tiếng lá non gọi gió
Tôi đứng giữa ngàn xanh mà say trong hương rừng
Từ làng quê xa xôi tôi đến đây với rừng xanh
Rừng ơi có nghe nhịp rung lòng tôi.
Và đời lên mênh mông trong tiếng ca, tiếng ca rừng xanh
Niềm vui hát theo từng búp chồi non.
Ngạt ngào hương hoa bay, tia nắng vương cành lá
Ôi bức tranh màu xanh mà tôi yêu từ ngày nào.
Một màu xanh bao la theo bước chân người đi
Vi vút đây hàng thông, kìa lao xao rừng bạch đàn
Từng hàng cây thân thương những tháng năm đã cùng tôi
Trải bao gió sương buồn vui rừng ơi
Rừng chiều nay mênh mông nghe gió reo khúc nhạc êm đềm
Khúc ca cây rừng ngân vang trong lòng tôi.
Một màu xanh bao la theo bước chân người đi
Vi vút đây hàng thông, kìa lao xao rừng bạch đàn
Từng hàng cây thân thương những tháng năm đã cùng tôi
Trải bao gió sương buồn vui rừng ơi
Rừng chiều nay mênh mông nghe gió reo khúc nhạc êm đềm
Khúc ca cây rừng ngân vang trong lòng tôi
Rừng chiều nay mênh mông nghe gió reo khúc nhạc êm đềm
Khúc ca cây rừng ngân vang trong lòng tôi.

► Copyright © 2016 BH Media Corp

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button