Cây Xanh

Rắn ráo trâu

Bạn đang xem: Rắn ráo trâu Tại Website chongthamvietnam.vn

rắn ráo Trâu còn được gọi là:

  • Rắn Hổ Trâu (miền Bắc)

  • Rắn Hổ Vện (miền Đông Nam Bộ, trừ Tây Ninh)

  • Rắn Long Thừa (Tây Ninh)

  • Rắn Hổ Hèo (Đồng bằng sông Cửu Long)

  • Rắn Gáo Trâu

  • Rắn Giáo Trâu

Rắn Ráo Trâu (tên khoa học Ptyas mucosus) được Sách đỏ Việt Nam xếp vào động vật hoang dã thuộc nhóm II B, hạn chế săn bắt. Rắn Ráo Trâu còn có tên địa phương như: Hổ Trâu (miền Bắc), Hổ Vện (miền Đông Nam Bộ, trừ Tây Ninh gọi là Long Thừa), Hổ Hèo (Đồng bằng sông Cửu Long). Rắn không có đôi răng nanh và nọc độc. Rắn Ráo Trâu phân bổ ở khắp nước, nhưng nhiều nhất là ở Miền Đông Nam Bộ.

Trước năm 1983, ở tỉnh Tây Ninh, rắn Ráo Trâu bò đầy đồng, nông dân chỉ cần đi ven theo bờ đê mà bắt (có con nặng đến 4kg) về nấu cháo, hầm xả ăn. Ngoài ra, rắn Ráo Trâu chỉ bán được cho người mua ngâm rượu rắn (tam xà: Hổ Mang, Mái Gầm, Ráo Trâu hoặc ngủ xà: Hổ Mang, Mái Gầm, Mái Bạch (hoặc rắn Trun), Ráo Trâu, Hổ Ngựa) chở vào TPHCM bán. Lúc đó, giá rắn Ráo Trâu, Hổ Mang chỉ khoảng 30.000đ/kg. Từ năm 1983, người Trung Quốc bắt đầu ăn rắn Ráo Trâu, nhiều lái rắn phía Bắc bay vào các tỉnh miền Đông thu gom rắn Ráo Trâu và nâng giá dần lên cao hơn giá rắn Hổ Mang.

Xem thêm :  Cách trồng & chăn sóc cây vạn niên thanh, ý nghĩa phong thủy

Từ đó, rắn Ráo Trâu không có mặt trong bình rượu nữa, mà thay vào đó là rắn giá bèo như: rắn Nước, rắn Trun, rắn Ráo thường. Rắn Ráo Trâu ở Miền Đông Nam Bộ bị săn bắt gần cạn kiệt sau 20 năm thương lái mua bán sang Trung Quốc. Năm 2003 giá rắn Ráo Trâu lên 700.000đ/kg, gấp 2 lần giá rắn Hổ Mang. Các lái phía Bắc tranh mua rắn Ráo Trâu ở Tây Ninh đã đánh lộn nhau, còn những người bán rắn vì ham lời đã nhét các viên chì vào bụng rắn. Bình quân một con nặng một kg bị nhét vào 300 gram chì, kiếm thêm 210.000đ/con. Lúc đó Lực lượng Kiểm lâm Tây Ninh ra quân bắt thương lái, tịch thu cả tấn rắn, đem thả trên núi Bà Đen.

Rắn Ráo Trâu ở miền Đông Nam bộ ngoài hoang dã chỉ còn 20% so với trước năm 1983, lái rắn phải mua gom từ Campuchia nhưng với số lượng khá ít. Bởi vì, người Campuchia chỉ bắt rắn Ráo Trâu tình cờ gặp khi đi làm rẫy, họ không có thợ bắt rắn chuyên nghiệp bằng điện, bằng lưới vây như người Việt. Trước tình hình đó, một số người bắt rắn ở Tây Ninh có ý tưởng nuôi thuần rắn Ráo Trâu. Có người tình cờ nhốt rắn trong đục và bỏ vào đó con nhái, vài ngày họ sau giở đục ra xem thấy rắn chịu ăn. Anh bèn làm một cái lồng lớn để nhốt cả chục con, không dè tất cả đều tuyệt thực. Anh ta đặt giả thiết rằng, rắn nhốt trong đục tối tăm nên không sợ và dám ăn mồi, thế là anh lấy vải đen trùm kín lồng lại, nhưng rắn vẫn không ăn và chết hết.

Xem thêm :  Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho lợn con, lợn nái, nái hậu bị và lợn thịt – công ty cổ phần dinh dưỡng hải thịnh

Anh mới ngộ ra, lúc đầu nuôi trong lồng sáng, rắn sợ cắn lồng thoát ra ngoài, nên hư hết răng và bị thương mõm, cho nên sau khi được nhốt tối, rắn bớt sợ nhưng không ăn được. Từ đó, anh bắt rắn rừng về nhốt trong bóng tối ngay từ đầu cho rắn ăn, chúng thay da và lớn lên. Rắn nái và rắn đực nhốt chung giao phối với nhau và đẻ 15-20 trứng. Trứng ủ 75 ngày thì nở ra con. Một tuần đầu rắn con không ăn và sau khi lột da thì cho ăn nhái bầu. Người dân Tây Ninh truyền nghề cho nhau để nuôi thuần chủng.

Tóm lại, từ năm 2003, một số người dân ở Tây Ninh đã nuôi sinh sản được rắn Ráo Trâu, trong khi đó đến năm 2007, ở Nghệ An và ở An Giang mới có hai hộ nuôi sinh sản rắn Ráo Trâu. Nhờ vậy, rắn Ráo Trâu mới không những không bị tuyệt chủng, mà cung cấp được món ăn bổ, có tác dụng trị bệnh. Mọi người đã ăn thịt rắn Ráo Trâu đều thừa nhận thịt rất ngọt, thơm, hơn cả Ri Voi, Hổ Hành, Rắn Trun. Thịt rắn Ráo Trâu, trị được phong thấp, bệnh khớp, mồ hôi tay, bổ dương, tráng thận. Các nhà thuốc Đông dược thường xuyên mua rắn Ráo Trâu sấy khô và xay thành bột để làm vị thuốc, trong khi họ không mua bất kỳ loại rắn nào khác. Có người mua rắn Ráo Trâu nấu cháo đậu xanh ăn thay vì dùng Viagra. Có người mua về sấy, xay thành bột (cả xương) pha nước ấm uống để trị bệnh khớp, hoặc bỏ vô cháo cho trẻ em biếng ăn. Người bị mồ hôi tay nấu Ráo Trâu với gừng, không nêm nếm và lấy nước uống, không ăn thịt.

Xem thêm :  Hướng dẫn chi tiết quy trình và kỹ thuật nuôi bò 3b vỗ béo hiệu quả

Share LoaiRan this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…


Cho rắn ráo và rắn hổ trâu ăn


❔ What about this video:
? Please SUBSCRIBE my channel: ? https://goo.gl/WIvmb1
? Thank you for watching my videos ?.
? View more videos: ? https://goo.gl/JCXYxX
? My phone \u0026 Facebook: https://goo.gl/kCDFWF
⚠ Copyright notes: This video was made by me (Please do not copy video clips in any form).

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button