Tổng Hợp

Cách phân biệt hổ mang chúa và ổ mang bành thường (sự khác nhau)

2020-03-06 12:51 PM

Tất cả các bệnh nhân bị rắn hổ cắn, hoặc nghi ngờ rắn hổ cắn, phải được vào viện, tại khoa cấp cứu có máy thở, và có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu

Hổ mang bành (Naja atra, Chinese cobra): gặp ở miền Bắc, khi cổ bạnh, sau gáy có hoa văn hình kính có 2 gọng.

Hổ đất (Naja kaouthia, Cobra): gặp ở cả 2 miền, kính có một mắt kính dạng vòng tròn.

Hổ mèo (Naja siamensis, Cobra): gặp ở miền Nam, kính hình chữ “V”, hoặc hình mặt mèo.

Khi rắn tấn công có cổ bạnh rộng theo chiều ngang và phát ra âm thanh đặc trưng.

Rắn hổ mang cắn là một cấp cứu. Tất cả các bệnh nhân bị rắn hổ cắn hoặc nghi ngờ rắn hổ cắn phải được vào viện và theo dõi sát tại khoa cấp cứu có máy thở và có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.

Chẩn đoán xác định

Hỏi bệnh

Bệnh nhân bị rắn cắn, rắn với các đặc điểm nêu trên. Yêu cầu người nhà mang rắn tới (cẩn thận có thể bị rắn cắn), hoặc chụp ảnh gáy của rắn khi bạnh cổ.

Triệu chứng

Bảng. Các triệu chứng khi bị rắn cắn

Chẩn đoán phân biệt

Rắn hổ chúa cắn: rắn hổ chúa to, dài khoảng trên 2,5m, cổ bạnh không rộng nhưng kéo dài theo chiều thẳng đứng. Thường kèm theo liệt cơ, sưng nề nhưng không có hoại tử.

Xem thêm :  Tinh thần lạc quan là gì? tại sao nên có tinh thần lạc quan?

Rắn lục cắn: đầu rắn to so với thân, hình tam giác, con ngươi rắn hình elip dựng đứng, gây rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu và chảy máu, không liệt.

Rắn thường cắn: vết cẳn có nhiều răng xếp thành 1 hay 2 vòng cung, bệnh nhân ngứa nhiều xung quanh vết cắn.

Chuột cắn: vết răng cắn sâu, có thể có sưng nề, nhiễm trùng, không có hoại tử.

Rết cắn: vết cắn nông, đau, sưng nề ít, không hoại tử.

Xét nghiệm giúp chẩn đoán, đánh giá, theo dõi

Công thức máu.

Ure, glucose, creatinin, điện giải, CK, AST, ALT.

Đông máu cơ bản.

Điện tim.

Xét nghiệm khác tùy theo tình trạng bệnh nhân.

Điều trị

Cấp cứu tại chỗ: nặn hút, chích rạch, rửa vết cắn dưới vòi nước sạch.

Đặt nội khí quản, thở máy nếu có liệt cơ gây ho khạc kém hoặc liệt cơ hô hấp.

Truyền dịch nhiều chống suy thận cấp do tiêu cơ vân.

Chống phù nề, chống đau.

Huyết thanh kháng nọc đặc hiệu cho từng loại (tiêm tĩnh mạch và tiêm tại chỗ). Chú ý đề phòng sốc phản vệ (nếu có, tiêm adrenalin).

Thận nhân tạo, lọc máu liên tục, tùy theo mức độ nếu bệnh nhân suy thận cấp do tiêu cơ vân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc nhiễm trùng nhiễm độc nặng.

Chăm sóc vết thương, chống nhiễm trùng:

+ Rửa vết thương, sát trùng (Betadine, oxy già), cắt lọc tổ chức hoại tử, trích rạch dẫn lưu mủ, rạch màng cơ nếu áp lực khoang tăng gây chèn ép, thiếu máu cục bộ.

Xem thêm :  Tin nhắn ngày mới – Mỗi ngày một tin nhắn yêu thương

+ Chống uốn ván, kháng sinh (clindamicin, gentamycin).

Phòng bệnh

Rắn hổ có thể chủ động tấn công người nhưng trên thực tế, phần lớn các trường hợp bị rắn cắn là do con người chủ động bắt rẳn hoặc trêu rắn (vô tình hoặc cố ý làm cho rắn cảm thấy bị đe doạ). Trong lao động để tránh được hoàn toàn không bị rắn cắn là rất khó. Các biện pháp sau có thể giúp giảm nguy cơ bị rắn cắn:

Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp. Biết về thời gian trong năm, trong ngày và kiểu thời tiết nào rắn thường hoạt động nhất.

Đặc biệt cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch và thời gian ban đêm.

Cố gắng đi ủng, giầy cao cổ và quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối, đi ở khu vực nhiều cây cỏ, đầm lầy.

Dùng đèn khi đi ban đêm.

Càng tránh xa rắn thì càng tốt: không biểu diễn rắn, không cầm, không đe doạ rắn. Không bẫy rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín.

Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất.

Không để trẻ em chơi gần khu vực có rắn.

Không cầm, trêu rắn đã chết hoặc giống như đã chết.

Tránh ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đổ nát, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật của gia đình.

Xem thêm :  7 cách ủ tóc tại nhà rẻ nhưng chất lượng không hề ‘bèo’ giúp bạn ‘hô biến’ tóc mọc nhanh và dày mượt

Thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không, nếu có thể thì tránh các kiểu cấu trúc nhà tạo điều kiện thuận lợi cho rắn ở (như nhà mái tranh, tường xây bằng rơm, bùn với nhiều hang, hốc hoặc vết nứt, nền nhà nhiều vết nứt).


Phân Biệt Các Loại Hổ Mang Ở Việt Nam | Cobra in Viet Nam


phanbietranhomang ranhomang ranhomangchua
Chủ đề nói về cách phân biệt các loại rắn Hổ mang của Việt Nam.
Thường mọi người nghĩ chỉ có một loại rắn Hổ mang duy nhất nhưng trên thực tế ở Việt Nam có tới 3 loại rắn Hổ mang, để phân biệt nhanh 3 loại rắn này mời mọi người theo dõi nội dung.
►Đăng ký kênh: https://www.youtube.com/channel/UCDfHmXVWsSWSpKGtYwC58fg
►Facebook: https://www.facebook.com/phamminhhieu.ispace/

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button