Tổng Hợp

Rạn da khi mang thai: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào? Dấu hiệu nhận biết?

Rạn da khi mang thai là một trong những tình trạng rất phổ biến ở các mẹ bầu. Làn da bị rạn sẽ rất khó để trở lại trạng thái ban đầu. Bởi vậy, đây cũng chính là nỗi lo của rất nhiều phụ nữ. Bạn nên tìm hiểu kỹ về tình trạng rạn da khi mang bầu, từ đó có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả, phù hợp.

Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào? Dấu hiệu nhận biết?

Rạn da khi mang thai xảy ra khi cơ thể bạn phát triển nhanh hơn mức làn da của bạn có thể theo kịp. Điều này làm cho các sợi đàn hồi dưới bề mặt da bị đứt gãy, dẫn đến rạn da.

Thông thường, phụ nữ hay bị rạn da bụng khi mang thai. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khác có thể bị rạn ở vùng đùi, mông và bắp tay. Rạn da có thể xuất hiện từ những tháng thứ 3, thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ bầu bị rạn da vào khoảng tháng 6, tháng 7 bởi đây là giai đoạn dễ tăng cân nhanh nhất.

Tình trạng rạn da khi mang thai thường xuất hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ

Một số vị trí rạn da khi mang thai

Các khu vực phổ biến hình thành vết rạn da khi mang thai bao gồm:

Vú: Vú trải qua sự phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mang thai. Sự căng da nhanh chóng này làm xuất hiện một số đường màu bạc mờ ở chân bầu ngực.

Các đường mờ có thể chỉ ở dưới cùng hoặc ở hai bên và trong một số trường hợp là tất cả xung quanh vú. Lưu ý rằng không phải tất cả phụ nữ đều bị rạn da ở ngực.

Chân: Một số phụ nữ có xu hướng tăng cân khiến vùng đùi phát triển và to hơn. Điều này dẫn đến một số vết rạn bên trong đùi, ở mặt sau của chân, gần đầu gối.

Lưng: Rạn da cũng có thể xuất hiện trên lưng. Các vết rạn này có xu hướng xuất hiện thấp, trên cùng của mông của bạn ngay dưới vòng eo của bạn.

Bụng: Đây là phần da thường bị rạn nhiều nhất trong thai kỳ. Khi mang thai, vòng bụng phát triển nhanh và tăng kích thước rất lớn, bởi vậy da thường không kịp đàn hồi và dễ bị rạn. Chị em cần chú ý những vết rạn ở bụng vì nếu không giữ gìn cẩn thận thì những vết rạn này rất khó xử lý.

Rạn da bụng khi mang thai thường rất phổ biến, khó tránh khỏi

Hông: Hông có xu hướng nở ra dần dần khi mang thai, khiến chúng trở thành mục tiêu chính của các vết rạn da. Khi khung xương chậu đầy đặn, phụ nữ có xu hướng tăng cân nhanh chóng, điều này khiến một số vết rạn da mờ bắt đầu xuất hiện trên hông của họ.

Cánh tay trên: Phần da mềm ở cánh tay, phía gần ngực sẽ rất dễ xuất hiện những vết rạn da khi mang thai.

Dấu hiệu và hình ảnh rạn da khi mang thai

Những vết rạn mới hình thành thường có màu đỏ, tím. Sau một thời gian, vết rạn da đỏ trở nên dài hơn và lõm sâu xuống da, chuyển thành màu trắng. Những vết rạn để lâu khi sờ vào thường thấy ráp và sần sùi.

Nhìn những hình ảnh sau đây, chắc chắn nhiều người sẽ phải xót xa. Còn với những bà mẹ, đây lại là minh chứng rõ rệt nhất, đầy tự hào cho một giai đoạn đủ mệt mỏi, khổ sở nhưng hết sức thiêng liêng.

Hình ảnh rạn bụng khi mang thai khiến nhiều người xót xaNhững vết rạn chằng chịt này là minh chứng rõ ràng cho sự hy sinh và những vất vả trong suốt thai kỳ của người mẹNhững vết rạn tím, đỏ lan rộng thế này đâu dễ biến mấtDù ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, nhưng các mẹ bầu cũng khó tránh khỏi tình trạng rạn da khi mang thai

Vậy, làm thế nào để trị rạn da khi mang thai? Chăm sóc da như thế nào cho đúng và tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin tiếp theo đây.

Xem thêm

Rạn nứt da ở tuổi dậy thì: Chỉ cách khắc phục và ngăn ngừa cho các bạn trẻ

Nguyên nhân rạn da khi mang thai

Rạn da thực chất là những vết rách nhỏ trong lớp mô nâng đỡ dưới da của bạn khi nó bị kéo căng đến mức giới hạn trong thai kỳ. Việc nắm rõ những nguyên nhân gây rạn da khi mang thai cũng là một cách giúp cho các mẹ bầu có thể phòng tránh tình trạng này tốt hơn. Một số nguyên nhân gây rạn da khi mang thai có thể kể đến như:

Rạn da bụng khi mang thai do tăng cân quá nhanh

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường có tâm lý thèm ăn, luôn phải nạp vào cơ thể nhiều chất dinh dưỡng hơn so với bình thường để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bầu không tự ý thức được việc cần nạp lượng thức ăn như thế nào trong một ngày là đủ, là hợp lý. Vì vậy, tình trạng thừa cân, tăng cân đột ngột diễn ra ở rất nhiều người.

Tăng cân đột ngột là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng rạn da khi mang thai

Bên cạnh đó, thời gian này, cơ thể các mẹ bầu đang có nhiều thay đổi, luôn mệt mỏi, cảm thấy nặng nề, không thoải mái. Vì vậy, các mẹ thường ít vận động hơn, khiến cho da bị nhão, dễ rạn hơn so với những bà mẹ có cân nặng ổn định, tăng cân từ từ và có chế độ sinh hoạt, tập luyện phù hợp.

Xem thêm :  Hình ảnh cánh đồng lúa đẹp nhất trên quê hương việt nam

Đặc biệt, với vùng da ở bụng, do trực tiếp chịu nhiều tác động ảnh hưởng từ sự phát triển của thai nhi cùng với quá trình tăng cân nên nguy cơ rạn da bụng khi mang thai là rất cao. Các mẹ cần chú ý kỹ vùng da này, tránh để rạn da hình thành và phát triển.

Rạn da khi mang bầu do thiếu hụt collagen cần thiết

Collagen là một loại protein chiếm đến 70% cấu trúc da, thường phân bố ở lớp hạ bì. Collagen có chức năng kết nối các mô trong cơ thể và là một phần rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất. Với vai trò như một chất keo giúp liên kết các tế bào dưới da, collagen sẽ quyết định độ săn chắc và mịn màng của làn da.

Thiếu hụt lượng Collagen cần thiết, gây đứt gãy các mô liên kết tế bào da, dẫn đến rạn da khi mang thai

Tuy nhiên, trong quá trình lão hóa, mỗi năm cơ thể con người lại mất đi từ 1 đến 1,5% lượng collagen tự nhiên. Bởi vậy, khi mang thai, cơ thể không có đủ lượng collagen cần thiết sẽ rất dễ dẫn đến rạn da.

Bị rạn da khi mang thai do di truyền

Việc các mẹ bầu có bị rạn da trong thai kỳ hay không liên quan nhiều đến yếu tố di truyền. Rất có thể, nếu mẹ bạn bị rạn da khi mang thai, bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự và ngược lại. 

Ngoài ra, tình trạng rạn da cũng thường xuất hiện ở những phụ nữ có làn da đàn hồi kém. Bên cạnh đó, những mẹ bầu có làn da khô có nguy cơ bị rạn da khi mang thai cao hơn.

Bị rạn da khi mang thai do thiếu nước

Thiếu nước, mất nước chính là nguyên nhân hàng đầu khiến làn da mất tính đàn hồi, dễ gặp phải tình trạng rạn da khi mang thai. Các tế bào da cũng có thành phần là nước, chiếm tới 9% lượng nước trong cơ thể. Nước giúp cho làn da trở nên mềm mại hơn, không bị khô, các mô liên kết tốt hơn. 

Thiếu nước dẫn đến việc các tế bào da mất độ ẩm, dễ bị khô, đứt gãy

Ngoài ra, nước cũng giúp liên kết các hydro với protein, làm mềm các lớp sừng, tạo độ đàn hồi cho làn da. Nhờ vậy, khi mang thai, da đảm bảo độ đàn hồi và không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi đột ngột của cơ thể. Nếu thiếu nước, độ đàn hồi kém, da khô, bạn càng dễ bị rạn da hơn trong quá trình mang thai.

Bị rạn da khi mang thai do thiếu kẽm

Kẽm là một trong những thành phần rất quan trọng để sản xuất ra collagen và chống lại quá trình oxy hóa. Bởi vậy, việc không bổ sung đủ kẽm cho cơ thể cũng khiến cho collagen không được sản sinh, da dần mất độ đàn hồi và sẽ dễ bị rạn khi mang bầu.

Điều trị rạn da khi mang thai như thế nào?

Điều trị các vết rạn da khi mang thai thường rất khó. Bạn chỉ có thể cải thiện vết rạn khi chúng còn nhỏ và có màu đỏ hoặc hồng. Khi các vết rạn phát triển, sâu hơn và đổi sang màu trắng thì việc khắc phục cũng sẽ khó khăn hơn. 

Trị rạn da khi mang thai bằng các nguyên liệu tự nhiên

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần phải hết sức cẩn thận khi sử dụng bất cứ sản phẩm trị rạn da nào. Để đảm bảo an toàn, hầu hết chị em thường áp dụng một số phương pháp cải thiện rạn da tại nhà đơn giản. Dưới đây là một số cách mà các mẹ bầu thường áp dụng.

Chống rạn da khi mang thai bằng dầu dừa 

Trong dầu dừa có chứa một lượng vitamin E dồi dào, đặc biệt tốt cho da như giúp làm mềm da, chống lão hóa… Dầu dừa có tác dụng ngăn các sợi collagen và elastin bị đứt gãy khi bụng bầu tăng kích thước quá lớn, giúp cho các tế bào da liên kết tốt hơn, từ đó tăng khả năng bảo vệ da, đàn hồi da. Sử dụng dầu dừa bôi lên vết rạn thường xuyên sẽ giúp rạn mờ đi, da mịn màng, mềm mại hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý thực hiện việc thoa dầu dừa thường xuyên để có hiệu quả tốt.

Trị rạn da khi mang thai bằng dầu dừa là cách làm rất phổ biến

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, lấy một lượng dầu dừa vừa đủ, thoa lên vùng da bị rạn.

  • Sau đó, bạn thực hiện một số động tác massage nhẹ nhàng trên những vùng da này khoảng 2 – 3 phút để dầu dừa thẩm thấu vào da.

Dầu olive trị rạn da khi mang thai

Trong dầu olive chứa nhiều vitamin E và vitamin K, rất tốt cho việc cải thiện làn da, đặc biệt là da bị rạn. Các chất này giúp tái tạo các mô và tế bào da, từ đó giúp da đàn hồi tốt cũng như mịn màng, mềm mại hơn.

Cách thực hiện:

  • Mẹ bầu có thể sử dụng dầu olive thoa trực tiếp lên vùng da bị rạn, massage trong khoảng 3 phút rồi lau sạch.

  • Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dầu olive cùng với sữa tươi.

  • Thoa hỗn hợp này lên da, đợi khoảng 15 đến 20 phút và rửa sạch. 

Trị rạn da khi mang thai bằng lòng trắng trứng gà

Từ lâu, lòng trắng trứng gà đã được coi là một loại “thần dược” giúp làm đẹp da. Lòng trắng trứng gà chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin B3, niacinamide… giúp cho da hồi phục, cải thiện kết cấu da và làm mờ các vết rạn.

Xem thêm :  Thông số kỹ thuật xe Exciter 150 mới nhất 2021 theo Yamaha

Rất đơn giản, bạn chỉ cần thoa lòng trắng trứng gà thường xuyên lên vết rạn sẽ giúp phục hồi và tái tạo collagen cho làn da, từ đó cải thiện sắc tố da, khiến da mềm mại, đàn hồi tốt.

Trị rạn da khi mang thai bằng sữa tươi

Sữa tươi có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho da như vitamin A, vitamin D, vitamin B6, Biotin, đạm, Kali… Không chỉ làm mềm, cải thiện sắc tố da, sữa tươi còn giúp nuôi dưỡng, cấp ẩm, giúp phục hồi, tái tạo các mô liên kết dưới da, từ đó cải thiện được tình trạng rạn da.

Trị rạn da khi mang thai bằng sữa tươi rất an toàn và hiệu quả

Bạn chỉ cần dùng sữa tươi massage nhẹ nhàng lên vùng da bị rạn trong khoảng 15 phút sau khi tắm. Áp dụng hàng ngày, vùng da rạn sẽ mờ dần và được cải thiện.

Sử dụng kem chống rạn da cho bà bầu

Bên cạnh việc trị rạn da khi mang thai bằng các nguyên liệu tự nhiên, bà bầu cũng có thể tham khảo lựa chọn một số loại kem bôi chống rạn an toàn như:

Bio Oil: An toàn, lành tính với các thành phần như vitamin E, vitamin A, tinh dầu cúc La Mã… giúp làm ẩm da, cải thiện sắc tố melanin và các mô bị đứt gãy.

Kem chống rạn Trilastin: Gồm nhiều dưỡng chất an toàn như Peptide, protein, collagen… kem thẩm thấu vào da tốt, giúp tăng tính đàn hồi, làm đều màu da, từ đó cải thiện rạn da cả khi mang bầu.

Kem chống rạn da khi mang thai Clarins: Với chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như: quả crowberry, rau má, dầu olive, dầu dừa… kem chống rạn da Clarins rất phù hợp để sử dụng cho các mẹ bầu, giúp cải thiện những vết rạn mới hình thành.

Kem chống rạn da Pigeon: Kem chống rạn da Pigeon có chữa những thành phần đặc biệt, giúp dưỡng ẩm và bổ sung collagen cho da như: Cocoa Butter, vitamin E, elastin, collagen… Đặc biệt, những thành phần này đều được kiểm nghiệm và chứng minh an toàn với phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ.

Kem chống rạn Palmer: Giúp cải thiện rạn da khi mang thai rất tốt với chiết xuất rau má, bơ ca cao… giúp dưỡng ẩm, thúc đẩy sản sinh collagen và elastin dưới da.

Mẹ bầu có thể sử dụng thêm các loại kem chống rạn da phù hợp, nhưng cần hết sức lưu ý khi lựa chọn

Ngoài danh sách kem chống rạn da khi mang thai kể trên, các mẹ bầu cũng có thể lựa chọn một số sản phẩm kem chống rạn da khi mang thai dựa trên các yếu tố cần thiết như: Xuất xứ rõ ràng, chứa nhiều vitamin có lợi cho da, phù hợp với loại da và đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai.

Trong quá trình sử dụng, các mẹ bầu cũng nên lưu ý kết hợp với chế độ tập luyện hợp lý, sử dụng đúng liều lượng cần thiết, không massage quá nhiều và đặc biệt phải có sự đồng ý từ các bác sĩ chuyên khoa.

Ngăn ngừa vết rạn da khi mang thai như thế nào?

Những vết rạn da khi mang thai là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn có thể sử dụng một số cách đơn giản sau đây.

Có chế độ ăn uống phù hợp

Việc cân đối chế độ dinh dưỡng khi mang thai sẽ giúp cho mẹ bầu và thai nhi được cung cấp đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể bổ sung thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày những thực phẩm cải thiện tính đàn hồi cho da, từ đó ngăn chặn sự xuất hiện của các vết rạn.

Những thực phẩm mà các mẹ bầu có thể tham khảo gồm:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như dâu tây, quả việt quất và cây cải bó xôi. Chúng giúp bảo vệ các tế bào liên kết dưới da, nuôi dưỡng làn da mẹ bầu khỏe, săn chắc.

  • Thực phẩm giàu vitamin E để như bông cải, bơ, các loại hạt: Giúp bảo vệ màng tế bào da.

  • Thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, cà rốt, xoài, ớt chuông đỏ…: Tốt cho quá trình phục hồi các mô bị tổn thương do rạn da. 

  • Bổ sung thêm vitamin D cho cơ thể qua các thực phẩm như ngũ cốc, lòng đỏ trứng, gan bò, sữa tươi. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên thường xuyên tắm nắng sớm, giảm nguy cơ rạn da khi mang thai.

Các mẹ bầu nên chú ý bổ sung đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để phòng ngừa rạn da khi mang thai

  • Các món ăn giàu omega-3 và omega-6 như cá hồi, dầu cá, quả óc chó,… sẽ giúp tế bào da khỏe mạnh, mịn màng hơn, tránh khô nứt.

  • Ngoài ra, việc bổ sung kẽm là rất cần thiết để sản sinh collagen, giúp tế bào da liên kết bền chặt, tránh đứt gãy gây rạn. Các mẹ bầu có thể lựa chọn chocolate đen, ngũ cốc và các loại hạt để giúp bổ sung kẽm cho cơ thể.

Uống nhiều nước để cấp ẩm cho da

Nước là một trong những thành phần quan trọng với cơ thể, đặc biệt là với các mẹ bầu. Không chỉ giúp thanh lọc, bài độc, nước còn giúp da mềm, ẩm, căng mịn, giúp ngừa rạn da khi mang bầu hiệu quả. Các mẹ có thể lưu ý áp dụng cách uống nước như sau:

  • Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

  • Sử dụng trà thảo mộc thay thế nước lọc, giúp thanh lọc cơ thể, mát da, thải độc.

  • Dùng rau, trái cây mọng nước giúp bổ sung thêm vitamin, khoáng chất cho da.

Xem thêm :  Thuyết minh về cái quạt điện lớp 8 ❤️️15 mẫu về chiếc quạt

Tập luyện thường xuyên

Việc tập luyện thường xuyên giúp quá trình tuần hoàn, lưu thông máu tốt. Ngoài ra, việc chăm chỉ tập luyện cũng giúp máu lưu thông tới các tế bào da, nuôi dưỡng da hồng hào, săn chắc và tránh bị rạn. Trong quá trình tập, da sẽ tăng tiết bã nhờn, cung cấp độ ẩm, từ đó hạn chế rạn da.

Tập luyện nhẹ nhàng, thường xuyên giúp các mẹ bầu kiểm soát được cân nặng của mình, hạn chế rạn da

Bạn có thể tham khảo một số bài tập phù hợp cho phụ nữ mang thai như kegel, yoga hoặc một số động tác đơn giản. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý tìm hiểu và lựa chọn các động tác tập nhẹ nhàng, tránh tổn thương vùng chậu, vùng bụng, cơ sẽ gây nguy hiểm đến thai nhi.

Kiểm soát cân nặng suốt thai kỳ

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rạn da chính là việc tăng cân quá mức, đột ngột. Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng trong thai kỳ là điều kiện cần để tránh rạn da khi mang thai. Các mẹ bầu cần tránh ăn quá nhiều, kiểm soát cảm giác thèm ăn theo nguyên tắc ít calo và giàu chất dinh dưỡng.

Theo các chuyên gia, sản phụ nên kiểm soát chặt chế độ ăn uống của mình trong thai kỳ, làm sao để số cân nặng tăng từ 9 – 13kg là đủ. Bên cạnh đó, các mẹ nên tăng cân từ từ để cơ thể kịp làm quen và đảm bảo độ đàn hồi của da, tránh bị rạn.

Mẹ bầu cần chú ý tăng cân từ từ, hợp lý, tránh để xảy ra tình trạng rạn da

Phụ nữ mang thai cần tìm hiểu kỹ về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ qua việc tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa Sản hoặc tham gia các lớp học tiền sản.

Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý cùng những động tác tập luyện phù hợp, mẹ bầu sẽ kiểm soát được tốt cân nặng của mình và hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai xảy ra.

Sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên, tránh dùng các loại hóa chất trên da

Đối với cơ thể nhạy cảm của mẹ bầu, việc sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo an toàn là rất cần thiết. Các bạn nên lựa chọn những loại dầu, sữa tắm, kem dưỡng da có thành phần từ thiên nhiên để cải thiện làn da tốt hơn, giúp làm mềm và dưỡng da hiệu quả. Tránh dùng những sản phẩm có chứa sulfate bởi chúng sẽ khiến da bạn bị khô và giảm độ đàn hồi.

Thường xuyên tẩy tế bào chết cho da

Việc tẩy tế bào chết giúp loại bỏ những lớp sừng trên da, giúp da mềm mại, mịn màng và dễ thẩm thấu dưỡng chất từ các loại kem dưỡng, thảo dược. Bên cạnh đó, việc làm này còn giúp kích thích quá trình lưu thông máu, nuôi dưỡng làn da săn chắc, hạn chế sự hình thành những vết rạn.

Mẹ bầu nên sử dụng các sản phẩm tẩy da chết từ những nguyên liệu thiên nhiên, lành tính, an toàn cho da

Các mẹ bầu có thể tự tẩy da chết trên cơ thể tại nhà bằng cách sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên như bã cà phê, cám gạo, đường trắng, bột trà xanh,… Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên thử một chút ra tay để xem da có bị kích ứng với những thành phần này hay không.

Sử dụng kem chống nắng

Ánh mặt trời gay gắt rất có hại cho da, có thể gây ra một số vấn đề như sạm da, nám da, rạn da. Chính vì vậy, khi mang thai, các mẹ bầu cũng nên chú ý sử dụng những loại kem chống nắng lành tính để bảo vệ da, tránh để các tế bào da bị tổn thương. Đặc biệt, nên chú ý bôi kem vào những vùng da dễ bị rạn như bụng, ngực, đùi,…

Thường xuyên massage

Massage bầu hiện được các mẹ bầu rất ưa chuộng với nhiều lợi ích cho cơ thể và làn da. Việc massage thường xuyên giúp kích thích mạch máu lưu thông, tăng cường thải độc, giảm stress, hạn chế rạn da. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng các dưỡng chất thiên nhiên giúp nuôi dưỡng làn da sẽ tốt hơn khi được kết hợp với các động tác massage. Trong quá trình massage, da sẽ ấm lên, mạch máu kích thích giúp các dưỡng chất thấm sâu hơn vào các tế bào da, tăng cường khả năng liên kết bền vững của các sợi collagen, elastin…

Những động tác massage giúp kích thích máu lưu thông, nuôi dưỡng da từ bên trong, tránh rạn da khi mang thai

Trên đây là những thông tin cần biết về rạn da khi mang thai và một số cách khắc phục cũng như phòng ngừa hiệu quả. Các mẹ bầu cần chú ý chăm sóc làn da thật kỹ trong suốt thai kỳ, đồng thời giữ cho mình chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi điều độ, khoa học để làn da được bảo vệ tốt, tránh tình trạng rạn da gây mất thẩm mỹ trong và sau khi mang thai.


Điều gì khiến bạn dễ bị rạn da khi mang thai


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button