Kỹ Năng Sống

Văn mẫu lớp 12: phân tích khung cảnh ra trận trong bài thơ việt bắc (8 mẫu)

Bạn đang xem: Văn mẫu lớp 12: phân tích khung cảnh ra trận trong bài thơ việt bắc (8 mẫu) Tại Website chongthamvietnam.vn

Văn mẫu lớp 12: Phân tích khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc gồm 8 bài văn mẫu, giúp cho các bạn củng cố lại kiến thức Ngữ văn lớp 12, cũng như chuẩn bị một hành trang thật tốt để bước vào các kỳ thi quan trọng.

Không chỉ bộc lộ được nỗi nhớ của người chiến sĩ với vùng đất Việt Bắc, mà nhà thơ Tố Hữu còn miêu tả thành công hình ảnh những chiến sĩ ra trận để chiến đấu với giặc ngoại xâm và bảo vệ tổ quốc.

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài Việt Bắc – Mẫu 1

Bức tranh “Việt Bắc ra quân” đã được Tố Hữu miêu tả thật là hoành tráng, với hào khí ngất trời của những con người mới xuất quân mà như đã cầm chắc chiến thắng trong tay.

Hai câu đầu là nét tả khái quát. Tác giả tả con đường ra trận nhưng là để nói lên khí thế dũng mãnh của những người ra trận.

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Tưởng như mặt đất cũng đang chuyển động dưới bàn chân những người chiến sĩ trong mọi cuộc ra quân vĩ đại từ khắp các ngả đường của căn cứ địa cách mạng.

Hai câu 3, 4 là hình ảnh “quân đi” rất đẹp. Đẹp trong đội ngũ “điệp điệp trùng trùng” như một sức mạnh vô tận. đẹp trong “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” gợi nhớ hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu. Cái ánh sao ở đây vừa như gần gũi thân quen với mũ nan của anh, lại như rực sáng lý tưởng trên đầu mũi súng người lính. Một hình ảnh thơ vừa hiện thực, vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.

Hai câu 5, 6 là hình ảnh những đoàn dân công phục vụ tiền tuyến:

Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ban ngày là của địch nhưng ban đêm là của ta. Hình ảnh những đoàn dân công đỏ đuốc đi trong đêm là đúng với hiện thực. Nhưng với ánh đuốc đỏ rực ấy cùng với “muôn tàn lửa hay” thì lại lãng mạn biết bao. Có khác gì một hội hoa đăng! Còn “bước chân nát đá” là bước chân của những con người đạp bằng mọi chông gai để đi tới. Lấy ý từ câu ca dao “trông cho chân cứng đá mềm”, Tố Hữu đã sáng tạo nên một hình ảnh thơ vừa quen thuộc vừa mới lạ để ngợi ca sức mạnh của những con người chiến thắng.

Hai câu cuối là hình ảnh những đoàn xe ra trận mà đèn pha bật sáng quét sạch màn sương đêm dày thăm thẳm của núi rừng Việt Bắc. Rất hiện thực mà cũng rất lãng mạn. Đằng sau cái nghĩa thực, câu thơ còn mang nghĩa bóng – nghĩa tượng trưng – trong một hình ảnh lạc quan phơi phới.

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Ngày mai đã lên từ trong đêm dày thăm thẳm nhờ đèn pha bật sáng, nhờ sức con người tỏa sáng. Bởi họ đã cầm chắc chiến thắng trong tay ngay từ khi mới xuất quân. Câu thơ để lại nhiều dư vị, dư vang về một cảnh ra quân hoành tráng, đầy hào khí.

Chỉ 8 câu thơ, Tố Hữu đã dựng lên bức tranh “Việt Bắc ra quân” thật đẹp. Bức tranh không chỉ làm sống dậy những ngày tháng hào hùng của quân dân ta trên căn cứ địa thần thánh mà còn đem đến cho ta niềm tin yêu quê hương cách mạng anh hùng. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc.

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài Việt Bắc – Mẫu 2

Bài thơ “Việt Bắc” không chỉ là khúc hùng ca hoành tráng về những người anh hùng dân tộc mà còn là bản tình ca sâu sắc, mặn nồng giữa đồng bào chiến khu với cán bộ cách mạng. Đồng thời, đó cũng là bản tổng kết lịch sử kéo dài suốt 15 năm cách mạng mà tiêu biểu là bức tranh “Việt Bắc ra quân”:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Bao trùm đoạn thơ là nỗi nhớ với tất cả niềm tự hào, nhớ những con đường chiến dịch, những đoàn quân, dân công,… Qua đó, tác giả ngợi ca sức sống mãnh liệt của đất nước, con người Việt Nam trong máu lửa chiến tranh

Từ những thắng lợi bước đầu Phủ Thông, đèo Giang, sông Lô, Cao Lạng, quân ta đánh lên dành tự tin ở thế chủ động:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Hình ảnh thơ “Đêm đêm rầm rập như là đất rung” đã diễn tả sự trưởng thành, lớn mạnh nhanh chóng vượt bậc và khí thế ra trận hào hùng, ngất trời tráng khí của bộ đội ta. Nhớ ngày nào, trong lễ xuất quân của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chỉ vỏn vẹn 34 đồng chí. Vậy mà chỉ qua mấy năm kháng chiến, quân đội của ta đã phát triển cả về lực và thế với bao sư đoàn, quân đoàn tinh nhuệ, thiện chiến. Ngày cũng như đêm, đoàn quân ấy ra trận như vũ bão. Hình ảnh thơ “ánh sao đầu súng” vừa đậm chất hiện thực vừa dạt dào cảm hứng lãng mạn. Nơi đầu súng của người lính cụ hồ luôn người sáng ánh sao lấp lánh, cộng hưởng với ánh sao của lí tưởng Cách mạng hòa bình, niềm tin chiến thắng.

Cùng ra trận với những đoàn quân chủ lực còn có lực lượng dân công phục vụ tiền tuyến:

Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

Hình ảnh “dân công đỏ đuốc từng đoàn” thật đúng với hiện thực. Từng đoàn, từng đoàn dân công với bó đuốc trên tay rực cháy hối hả nối nhau ra trận. “Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” là hình ảnh cường điệu, phóng đại, đậm chất lãng mạn bật lên sức mạnh phi thường của lực lượng dân công trên tiền tuyến. Đó không chỉ là biểu tượng cho sức mạnh của đoàn dân công mà còn là biểu tượng cho sức mạnh của toàn dân tộc. Hình ảnh rực rỡ, âm hưởng câu thơ rộn rã niềm vui.

Hai câu cuối là hình ảnh đèn pha xuyên màn đêm đen thăm thẳm ở rừng Việt Bắc:

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Những câu thơ “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày / Đèn pha bật sáng như ngày mai” lên mang lại cảm nhận về niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai chiến thắng của dân tộc. Ánh đèn pha của ô tô kéo pháo soi sáng màn đêm dày đặc, soi đường cho các chiến sĩ nhưng đồng thời nó cũng mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Ánh sáng ấy sẽ xuyên thủng màn đêm đen để hướng tới tương lai tươi sáng, tương lai hòa bình của dân tộc

Chỉ với 8 câu thơ, Tố hữu đã tái hiện lại chân thực, hào hùng khí thế ra trận của quân và dân ta. Toàn quân ra trận với tốc độ khẩn trương, lực lượng hùng hậu, với ý chí chiến đấu quyết tâm giành lại hòa bình cho dân tộc. Có thể nói, đây là một đoạn thơ hay và đẹp trong “Việt Bắc.

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài Việt Bắc – Mẫu 3

Tố Hữu được đánh giá là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Ông để lại một sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú, giàu giá trị và một phong cách nghệ thuật độc đáo mang tính trữ tình sâu sắc, đậm đà, tính dân tộc. Tiêu biểu cho những tìm tòi, sáng tạo không ngừng của nhà thơ là bài thơ Việt Bắc. Việt Bắc không chỉ là khúc ca ân tình mà còn là bản tổng kết 15 năm cách mạng. Bên cạnh những đoạn trữ tình ngọt ngào, ta lại gặp những khúc ca hùng ca đầy khí thế chiến thắng của quân dân ta mà tiêu biểu là bức tranh “Việt Bắc ra quân” hào hùng.

“Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.

Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10 năm 1954 ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, các cơ quan Trung ương Đảng và chính phủ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu để về xuôi. Bài thơ được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó.

Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt đầy xúc động, bâng khuâng. Tố Hữu đã vận dụng thành công thể thơ lục bát, sử dụng cặp đại từ nhân xưng là mình với ta, lối đối đáp quen thuộc trong ca dao, giọng thơ tâm tình ngọt ngào mở ra bao nỗi niềm nhớ thương, bác bỏ niệm thời kháng chiến oai hùng. Qua đó, nghĩa tình gắn bó thắm thiết thủy chung của những người kháng chiến với nhân dân, với Việt Bắc, với đất nước bộc lộ một cách thấm thía và cảm động.

Có thể nói, tinh hoa của tác phẩm lắng đọng trong mười hai câu thơ diễn tả nỗi nhớ của người về xuôi với cảnh Việt Bắc hùng tráng trong kháng chiến. Và có lẽ, đẹp nhất trong nỗi nhớ Việt Bắc là ấn tượng không phải về những con đường kháng chiến.

“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”

Với hình ảnh đầu tiên ra bắt gặp: “Những đường Việt Bắc của ta”. Tiếng gọi “của ta” rất dứt khoát của quân và dân ta với tinh thần làm chủ đất nước. Nối tiếp là hình ảnh “đêm đêm rầm rập như là đất rung”. Với từ láy “đêm đêm” và “rầm rập” kết hợp với nghệ thuật so sánh “như là đất rung”, vừa hiện thực, vừa cường điệu, đã cho ta thấy đất như rung chuyển dưới bàn chân của những người chiến sĩ. Đây là hình ảnh hào hùng là âm vang của cuộc kháng chiến của dân tộc mà không có thế lực nào ngăn cản được.

Tiếp mạch hào hùng là đoàn quân vô cùng hùng hậu:

“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”

Hình ảnh “quân đi” rất đẹp. Đẹp trong đội ngũ “điệp điệp trùng trùng” như một sức mạnh vô tận. Hai từ láy “trùng trùng điệp điệp” đã ghi lại ấn tượng về cuộc hành quân không ngừng nghỉ của một đoàn quân đông đào như trải dài khắp rừng Việt Bắc. Hình ảnh hoán dụ “ánh sao đầu súng” “mũ nạn” vừa tả thực vừa gợi ra một vẻ đẹp thơ mộng về đoàn quân kháng chiến. Hình ảnh “ánh sao đầu súng” ánh sao đến phản chiếu vào nòng súng thép, ánh sao của bầu trời Việt Bắc, ánh sao của lý tưởng cách mạng. Một hình ảnh thơ vừa hiện thực, vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.

Tiếp đến hình ảnh những người dân công phục vụ kháng chiến cũng được Tố Hữu tô đậm:

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Ước chân nát đá muôn tàn lửa bay”

Trong chiến tranh nhân dân ta lấy ngày làm đêm, lấy đêm làm ngày. Bởi thế giữa đêm Việt Bắc ra quân, cảnh những đoàn quân đi ta còn thấy hình ảnh “Dân công đỏ đuốc từng đoàn” họ cũng như những người lính hăng hái ra trận, hăng hái lên đường. giữa cảnh hào hùng ấy, hình ảnh “muôn tàn lửa bay” ra từ những bó đuốc đỏ làm cho con đường ra trận thêm lung linh và huyền ảo. Với cách nói cường điệu “bước chân nát đá” diễn tả sức mạnh và lòng quyết tâm từ hàng vạn con người, họ sẵn sàng đạp bằng mọi chông gai để đi tới chiến thắng. Đây là một sự sáng tạo của Tố Hữu khi ông đã lấy ý tưởng của câu ca dao “trông cho chân cứng đá mềm – Đời yên biển lặng mới yên tấm lòng”. Điều đó đã tạo nên một hình ảnh vừa quen thuộc, vừa mới lạ nhằm ca ngợi sức mạnh của con người Việt Nam. Ý thơ mang tầm vóc sử thi.

Hai câu tiếp là hình ảnh những đoàn xe cơ giới, xe tăng, xe tải chở lính chở vũ khí và lương thực góp phần làm cho không khí những con đường kháng chiến thêm phấn chấn

“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

Đây là hình ảnh vừa thực nhưng cũng rất lãng mạn bỏ ra đằng sau cái nghĩa thực của cuộc hành quân xé rừng vượt núi, xuyên qua sương dày đêm thăm thẳm và hình ảnh của ngày mai lạc quan phơi phới “Đèn bật sáng như ngày mai lên”. Tác giả đã sử dụng rất thành công biện pháp so sánh, phóng đại “đèn pha” được ví như mặt trời mọc, như ngày mai đến từ trong đêm thăm thẳm nhờ có đèn bật sáng. Nhờ có sức mạnh của con người cộng với lý tưởng cao đẹp. Thể hiện khí thế sôi nổi, hào hùng bộc lộ trọn niềm vui sướng, tin tưởng tuyệt đối vào ngày mai chiến thắng

“Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”

Niềm tin tưởng đã được khẳng định, niềm vui của tác giả của nhân dân Việt Bắc trước tin thắng trận trên khắp mọi miền đất nước dồn dập bay về. Hay các địa danh được liệt kê: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên,… Mỗi địa danh đều ghi dấu những chiến công, niềm tự hào của dân tộc, cùng với những địa danh ấy là điệp từ “vui” kèm với các giới từ “tin vui chiến thắng” “vui về – vui từ – vui lên” gợi tả những chiến thắng giòn giã,dồn dập như tiếng reo mừng cất lên trong lòng hàng triệu con người từ Bắc chí Nam.

Đoạn thơ 12 cây diễn tả khí thế hào dùng sục sôi của Việt Bắc. Qua đó, đoạn thơ bộc lộ niềm tự hào sâu sắc của dân tộc ta. Đoạn thơ có âm điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ, sử dụng nhiều hình ảnh phóng đại, là đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.

Tóm lại, bức tranh Việt Bắc ra trận là một khúc ca hùng tráng, vang dội đến tận bây giờ. là một học sinh, tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được sống trong thời bình, vô cùng biết ơn các chiến sĩ đã ngã xuống, giành lại độc lập cho quê hương, nước nhà.

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài Việt Bắc – Mẫu 4

Nguyễn Đình Thi từng nói, đại ý, trọn đời, Tố Hữu là nhà thơ và làm thơ về cách mạng, và thơ Tố Hữu luôn thiết tha, dịu dàng với quê hương đất nước và con người của đất nước quê hương. Ngày Tố Hữu ra đi, Nguyễn Đình Thi từng nói vậy, và ta cảm thấy thật xúc động, tự hào vì điều đó. Ngay cả trong những vần thơ nói về khí thế ra trận, miêu tả cảnh hùng hồn, hào hùng của dân tộc, ta vẫn luôn cảm thấy chút dịu dàng rất Huế anh gửi gắm vào người Việt Nam mình. Và thật đặc biệt khi ta tìm ra điều đó, được viết trong khổ thơ đặc tả khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc.

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Với từ “những” diễn tả thật nhiều đoàn quân trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau trên giải đường Việt Bắc, một không khí ra trận tựa như có thể làm rung chuyển tất cả, khí thế hào hùng, mạnh mẽ, một tâm thế của người chủ động, làm chủ đất nước. Từ láy “đêm đêm” thể hiện một hành trình lặp đi lặp lại, liên tiếp trong nhiều ngày, những bước chân “rầm rập” của nhiều người gợi thanh, chỉ hàng triệu bàn chân bước đi. Tố Hữu sử dụng biện pháp so sánh “như là đất rung” khẳng định khí thế quật cường, mạnh mẽ, sôi động của lực lượng kháng chiến của ta lúc bấy giờ.

Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Khí thế càng được thể hiện rõ nét hơn, từ “điệp trùng” được tách ra thành “điệp điệp” “trùng trùng” thể hiện một số lượng rất lớn đoàn dân công đang lũ lượt tiến quân ra trận. Chiến đấu nào chẳng có hy sinh, đọc đến đây ta có chút ngậm ngùi, họ biết khi ra đi có thể khó có ngày trở về, chính tinh thần đồng lòng đồng tâm của họ khiến ta càng thêm xúc động, tự hào. Hình ảnh hoán dụ “ánh sao đầu mũ” thật giống với hình ảnh “đầu súng trăng treo” của Chính Hữu. Một hình ảnh lãng mạn, tráng lệ, tuyệt đẹp. Đó là những người chiến sĩ giải phóng quân đang ngày đêm ra trận, hình ảnh họ không chỉ kiêu hùng, mà còn thật lãng mạn. “Ánh sao đầu súng” sóng đôi cùng “bạn cùng mũ nan” có thể là mũ của những người dân công hỏa tuyến, họ đang sát cánh cùng nhau ra trận, những hình ảnh này đặt cạnh nhau đột nhiên ta thấy thật nên thơ. Càng tô điểm thêm khối sức mạnh vĩ đại của toàn dân tộc.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

Vẫn là những đoàn dân công đang nối nhau ra trận, những bước đi của họ gắn với những bó đuốc đỏ thắm. Đây là những hình ảnh tả thực, đẹp và tráng lệ, từ đỏ đuốc được đảo trật tự từ, từ đó nhấn mạnh tới màu đỏ, ánh lửa rực hồng ở bó đuốc. Và có lẽ đó chính là biểu tượng của nhiệt huyết tinh thần, của khí thế sôi sục như máu chảy trong tim, và ý chí quyết tâm của tất cả mọi người, và chính nó khiến cho những bước chân của họ càng trở nên mạnh mẽ, dường như có thể làm “nát đá” trên những chặng đường khác nhau.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Những lần hành quân không tránh được những khó khăn nối tiếp khó khăn, đó là những đêm khuya vắng lặng, u tối và bao trùm bởi sương giá của rừng già. Nhưng nhờ sự đồng lòng của mọi lực lượng kháng chiến, nên Tố Hữu đã sử dụng hình ảnh biểu tượng “đèn pha bật sáng” như ẩn dụ cho hy vọng quyết tâm và đó sẽ là điều để thắp lên ngọn lửa chiến thắng cho dân tộc ta, để “ngày mai lên” sẽ là một ngày huy hoàng và trọn vẹn nhất.

Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên việt bắc, đèo De, núi Hồng.

Trăm miền, không phải một miền, để chỉ chiến thắng sẽ là niềm vui lớn đến với toàn dân tộc. Điệp từ vui, cùng cụm từ “vui về” “vui từ” “vui lên” chỉ một niềm vui tự hào lớn, ta có cảm giác như niềm vui sẽ nhân lên từng nơi một, và lan tỏa khắp mọi nơi, là điều quý giá ta đã gặt hái được trong những ngày cả nước hành quân đồng lòng ra trận, cùng với đó là sự kết hợp với các địa danh trên khắp cả nước, nhằm khẳng định lại một lần nữa kết quả chiến thắng của dân tộc ta, niềm vui sẽ lan tỏa đến khắp mọi nơi trên mọi miền tổ quốc.

Ơi kháng chiến! mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường

Dường như Tố Hữu và Nguyễn Đình Thi đã gặp gỡ trong suy nghĩ này, tất cả những hy sinh đấu tranh, tựa như một ngọn lửa lớn. Và chính ý chí quyết tâm ấy sẽ là kim chỉ nang soi rọi trong tương lai, cổ vũ động viên nhân dân ta tiếp tục cố gắng giành thắng lợi trên mọi miền.

Khổ thơ Việt Bắc ra trận thể hiện tinh thần ý chí và đặc tả khung cảnh ra trận hào hùng của nhân dân ta. Tố Hữu đã dùng lời thơ mình để tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc. Khí thế ấy là một niềm hi vọng lớn, giúp ta tiếp tục cố gắng đấu tranh giành độc lập trong tương lai. Cảm ơn Tố Hữu vì điều đó, cảm ơn người đã giữ lửa tinh thần cho dân tộc Việt Nam, để thế hệ sau tiếp tục giữ vững tinh thần của thế hệ cha anh thuở trước.

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài Việt Bắc – Mẫu 5

Ngay từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp sắp đi vào giai đoạn quyết liệt mà đỉnh cao là cuộc Cách mạng tháng Tám lịch sử, Tố Hữu được coi là điển hình của một tuổi trẻ không ngại gian khổ hi sinh, hăng hái dấn thân vào sự nghiệp giải phóng đất nước bằng cả con tim sục sôi và cả sinh mệnh của đời mình.

Tố Hữu được đánh giá là lá cờ đầu của nền văn học Việt Nam, ông để lại một sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú, giàu giá trị và một phong cách nghệ thuật độc đáo mang tính trữ tình chính trị sâu sắc, đậm đà tính dân tộc. Việt Bắc là bản tổng kết một chặng đường lịch sử gian lao và anh dũng của cuộc kháng chiến chống Pháp suốt 15 năm. Bên cạnh những đoạn thơ trữ tình ngọt ngào sâu lắng, ta lại gặp những khúc ca hùng ca đầy khí thế chiến thắng của quân ta mà tiêu biểu là bức tranh “Việt Bắc ra quân” hào hùng.

Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Bốn câu thơ đầu tiên tác giả miêu tả con đường Việt Bắc đồng thời nói lên khí thế anh dũng của những người ra trận:

Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Những con đường Việt Bắc cụ thể, cũng là những nẻo đường cách mạng của dân tộc đã đến ngày rộng trải thênh thang. Con đường là hình ảnh quen thuộc trong thơ Tố Hữu biểu trưng về đường cách mạng. Khí thế hào hùng được thể hiện qua hàng loạt các phụ âm rung, các từ láy như “đêm đêm”, “rầm rập”, “điệp điệp”, “trùng trùng”. Đoạn thơ gợi được không gian rộng lớn “những đường Việt Bắc” và thời gian đằng đẵng ” đêm đêm” của cuộc kháng chiến vĩ đại, trường kì. Với từ “rầm rập” đặc sắc ấy, cuộc ra trận của quân ta bỗng trở thành một cuộc duyệt binh, diễu binh hùng tráng. Khí thế xung trận được cảm nhận bằng âm thanh “rầm rập” – từ láy tượng thanh này không chỉ diễn đạt được tiếng động mạnh của bước chân mà còn giúp người đọc hình dung được nhịp độ khẩn trương, gấp gáp của một số lượng người đông đảo cùng hành quân về một hướng. Tất cả tạo thành một sức mạnh tổng hợp làm rung chuyển cả mặt đất. Hình ảnh thơ mang đậm màu sắc thần thoại. Trên con đường ấy dường như cả nước cùng ra trận. Tất cả đã khắc họa đoàn quân đông đảo bước đi mạnh mẽ như những đợt sóng dâng trào, đợt này nối tiếp đợt kia tưởng chừng kéo dài đến vô tận.

Tuy trang bị vật chất còn thiếu thốn nhưng đoàn quân “điệp điệp trùng trùng” chính là hình ảnh tượng trưng cho sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta trong cuộc kháng chiến. Hình ảnh tươi sáng ấy kết hợp với hình ảnh chiếc mũ nan giản dị tạo vẻ đẹp bình dị mà cao cả, bình thường mà vĩ đại. Trong những đêm dài hành quân chiến đấu ấy, ở đầu mũi súng của người lính ngời ngời ánh sao, đó là ánh sao sáng hiện thực trong đêm tối cũng là một hình ảnh ẩn dụ ánh sao của lí tưởng chỉ đường dẫn lối cho người chiến sĩ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ độc lập, tự do cho tổ quốc. Hình ảnh gợi liên tưởng tới hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong Đồng chí của Chính Hữu. Nếu ánh trăng trong Đồng chí là hình ảnh tượng trưng cho khát vọng hòa bình thì ánh sao ở bài này là biểu tượng của lí tưởng, của niềm lạc quan chiến thắng trong tâm hồn người ra trận.

Khí thế mạnh mẽ của quân đội nhân dân được tác giả khắc họa bằng lối nói thậm xưng, phóng đại:

Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay

Những bó đuốc rực soi rọi đường đã làm sáng bừng lên hình ảnh đoàn quân dân công tiếp lương tải đạn, kiên cường vượt núi cao đèo dốc đảm bảo sức mạnh vật chất cho bộ đội chiến đấu, chiến thắng. Những từ chỉ số nhiều từng đoàn, muôn tàn lửa kết hợp với các động từ đỏ đuốc, bước chân, nát đá, lửa bay ca ngợi lòng nhiệt tình, sự hăng hái, sự đông đảo và sức mạnh khiến thiên nhiên phải khuất phục của những đoàn dân công. Sức mạnh bạt núi san rừng, tinh thần làm việc bất kể đêm ngày của họ khiến cho núi cao cũng phải cúi đầu, đêm tối cũng phải bừng sáng. Thành ngữ có câu “chân cứng đá mềm”, Tố Hữu chuyển thành “Bước chân nát đá”, hình ảnh khẳng định ý chí phi thường, sức mạnh to lớn của nhân dân kháng chiến. Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, nó phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa, vì thế ta nhất định thắng.

Từ những đêm Việt Bắc đó, một cảm hứng lãng mạn bay bổng về tương lai tươi sáng của dân tộc chói lòa qua những câu thơ:

Xem thêm :  Những bài thơ tình buồn khiến bạn rung động rơi nước mắt

Nghìn đêm thăm thẳm sương dài
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Hình ảnh những đoàn xe ra trận mà đèn pha bật sáng quét sạch màn sương đêm dày thăm thẳm của núi rừng Việt Bắc. Rất hiện thực mà cũng rất lãng mạn. Ánh sáng ấy sẽ xuyên thủng màn đêm đen để hướng tới tương lai tươi sáng, tương lai hòa bình của dân tộc. Tác giả đã sử dụng rất thành công biện pháp so sánh, phóng đại “đèn pha” được ví như mặt trời mọc, như ngày mai đến từ trong đêm thăm thẳm nhờ có đèn bật sáng. Nhờ có sức mạnh của con người cộng với lý tưởng cao đẹp. Thể hiện khí thế sôi nổi, hào hùng bộc lộ trọn niềm vui sướng, tin tưởng tuyệt đối vào ngày mai chiến thắng.

Đoạn thơ trên như một dấu gạch nối, nếu không có những ngày tháng chiến đấu đầy gian khổ mà hào hùng với tinh thần anh dũng quyết chiến quyết thắng của toàn dân tộc thì ước mơ về ngày mai tươi đẹp ấy không bao giờ trở thành hiện thực. Hơn thế, Tố Hữu còn nói lên niềm mong muốn đền đáp ân nghĩa với những con người thủy chung son sắc, hi sinh tất cả cho cách mạng và kháng chiến xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, tươi đẹp. Cuộc sống ngày mai hạnh phúc, ấm no là cái đích hướng tới, là lí tưởng cao đẹp, là một nguồn sức mạnh to lớn của những người kháng chiến. Đoạn thơ có âm điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ, sử dụng nhiều hình ảnh phóng đại, là đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài Việt Bắc – Mẫu 6

Bài thơ Việt Bắc là một trong những đỉnh cao của thơ Tố Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp, thông qua cuộc đối đáp có tính chất tưởng tượng của kẻ ở người đi đầy lưu luyến vấn vương thương nhớ. Bài thơ không chỉ ngợi ca những tình cảm điển hình của con người kháng chiến mà còn làm tái hiện lại một cách chân thực và sinh động bức tranh “Việt Bắc ra trận” rất hùng vĩ qua những vần thơ đầy hào hùng:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Ngay ở câu thơ đầu tiên mở đầu đoạn thơ tác giả đã nêu lên cái nhìn khái quát chung cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Đây là một cuộc chiến tranh sáng ngời chính nghĩa hợp với ý trời lòng dân. Cho nên lực lượng của ta ngày càng trưởng thành lớn mạnh không ngừng. Từ một đội quân trên dưới 30 người xuất phát từ cây đa Tân Trào hôm nào, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, hôm nay chúng ta đã có một đội quân hùng mạnh liên tiếp gặt hái được những chiến công chói lọi: Thu Đông, Sông Lô, Biên Giới… Giờ đây, chúng ta đang chuẩn bị tổng phản công bằng một chiến dịch lịch sử. Chúng ta hoàn toàn làm chủ chiến trường Việt Bắc cả về thế lẫn lực. Cho nên đoàn quân ra trận hôm nay xuất phát từ mọi ngả đường Việt Bắc như những gọng kìm nhằm bao vây quân giặc đang co cụm ở những cứ điểm cuối cùng:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung

“Những đường” chứ không phải “một đường” và Việt Bắc là “của ta”. Câu thơ bình dị mà chất chứa biết bao niềm tự hào về quang cảnh ra trận và khí thế của ta trên chiến thắng.

Câu thơ thứ hai mở ra một bối cảnh khác, đó là ngày kháng chiến chống Pháp, máy bay địch chủ yếu hoạt động ban ngày. Do đó ta phải hành quân đêm “xưa là rừng núi là đêm” (Tố Hữu). Trên các nẻo đường Việt Bắc đêm nối đêm cứ “rầm rập” tiến quân ra trận. Từ láy “rầm rập” là một từ tượng thanh rất gợi cảm. Nó diễn tả bước chân đi đầy khí thế hăng say và sức mạnh áp đảo của một tập thể người đông đúc có đội ngũ chỉnh tề. Với từ “rầm rập” đặc sắc ấy, cuộc ra trận của quân ta bỗng trở thành một cuộc duyệt binh, diễu binh hùng tráng:

Xuân hãy xem cuộc diễn binh hùng vĩ
Ba mươi mốt triệu nhân dân
Tất cả hành quân
Tất cả thành chiến sĩ.

Vì thế mà bước chân của đoàn quân ấy đêm đêm như làm rung chuyển cả mặt đất. Hình ảnh thơ mang đậm màu sắc thần thoại.

Từ cái nhìn chung ở câu một và hai đến đây, tác giả đi vào cái nhìn cụ thể. Nếu câu trên, tác giả tả khí thế ra trận của quân ta qua ấn tượng thính giác, thì các câu sau, tác giả tả bằng thị giác: “Quân đi điệp điệp trùng trùng”. Từ láy “điệp điệp trùng trùng” thật giàu ý nghĩa diễn tả. Nó gợi lên trong ta những đoàn quân ra trận nối dài vô tận và rất hùng vĩ như những dãy núi kế tiếp nhau vậy. Sau này nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đã viết:

Từ nơi em gửi tới nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối trời vô tận

Ở đây ta lại bắt gặp một hình ảnh thơ được viết với bút pháp cường điệu mang đậm màu sắc anh hùng ca. Vì vậy sức mạnh khí thế của đoàn quân ra trận đã được nâng ngang tầm với sức mạnh của thiên nhiên sông núi.

“Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Câu thơ vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa khái quát tượng trưng sâu xa. Trước hết nó diễn tả đoàn quân đi trong đêm, đầu súng lấp lánh ánh sao trời. Nhưng đó cũng là lấp lánh ánh sao lý tưởng.

Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
(Vũ Cao)

Hình ảnh tươi sáng ấy kết hợp với hình ảnh chiếc mũ nan giản dị trang bị còn thiếu thốn của anh bộ đội, tạo cho anh một vẻ đẹp bình dị mà cao cả, bình thường mà vĩ đại. Nhà thơ Chính Hữu cùng đã có câu thơ rất hay “Đầu súng trăng treo”.

Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện. Cho nên trong cuộc tổng phản công hôm nay có đủ mọi binh chủng, tầng lớp ra trận. Tiếp theo những binh đoàn bộ đội, là dân công tiếp tế lương thực, đạn dược. Cùng như những người chiến sĩ rầm rập lên đường, những nam nữ dân công cũng vào trận đầy khí thế và sức mạnh. “Nát đá” được viết theo phép đảo ngữ, từ dùng rất bạo khoẻ vừa gợi lên được những gánh hàng rất nặng vừa nói lên bước chân đầy sức mạnh tiến công của họ. Ngày nào dân ta mơ ước “Trông trời, trông đất, trông mây… trông cho chân cứng đá niềm” thì giờ đây niềm mơ ước ấy đã trở thành hiện thực kì diệu ở chiến trường Điện Biên. “Muôn tàn lửa bay” – một hình ảnh rất đẹp. Đoàn dân công đi dưới ánh đuốc, có “muôn tàn lửa bay”. Đó là lửa của đuốc đang bay, hay có cả ánh từ trái tim của người anh, chị dân công hoả tuyến? Ở hai câu thơ này, tác giả sử dụng được nhiều hình ảnh giàu màu sắc tạo hình vừa chân thực, vừa bay bổng. Đoàn dân công đi vào chiến dịch mà như thể đi trong đêm hội hoa đăng. Thật đẹp đẽ biết bao mà cũng tự hào biết bao về khí thế và niềm vui ra trận của quân ta. Đúng “cách mạng là ngày hội của quần chúng” (Mác).

Hai câu thơ cuối cùng của đoạn thơ cho ta thấy khí thế khẩn trương của cuộc kháng chiến:

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Tiếp theo đoàn dân công là những đoàn xe chở vũ khí đạn dược ra chiến trường. Xe nối đuôi nhau, đèn pha bật sáng trưng như ánh sáng ban ngày. Chi bằng một hình ảnh ấy, Tố Hữu đã diễn tả được cái đông đảo hùng mạnh của lực lượng cơ giới quân ta. Hai câu thơ có hai hình ảnh đối lập: “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày” với “Đèn pha bật sáng như ngày mai lên” đã làm nổi rõ được sự trưởng thành vượt bậc của quân ta và niềm tin tất thắng của những người ra trận. Mới hôm nào, chúng ta phải mai phục, nương náu nơi rừng sâu, núi thẳm hàng ngàn đêm tăm tối gian khổ “thăm thẳm sương dày” để có giờ phút bừng sáng quật khởi đầy niềm tin chói lọi này.

Chi bằng tám câu thơ, Tố Hữu đã khắc hoạ được một bức tranh cả dân tộc ra trận bằng cuộc chiến tranh nhân dân thật hùng tráng. Bức tranh không chỉ làm sống dậy một thời kỳ hào hùng của dân tộc ở căn cứ địa Việt Bắc đang chuẩn bị cho một chiến công “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” mà còn đem lại cho ta niềm tin yêu quê hương cách mạng anh hùng. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất của Việt Bắc.

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài Việt Bắc – Mẫu 7

Bài thơ “Việt Bắc” là một trong những thành công lớn của thơ Tố Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp. Thông qua cuộc đối đáp có tính chất tưởng tượng của kẻ ở người đi đầy lưu luyến, vấn vương thương nhớ trong cuộc chia tay người về miền xuôi kẻ ở miền ngược sau ngày Thủ đô Hà Nội được giải phóng 10 – 10 – 1954, bài thơ không chỉ ngợi ca những tình cảm điển hình của con người kháng chiến mà còn tái hiện một cách chân thực và sinh động bức tranh “Việt Bắc ra trận” rất hùng vĩ qua những vần thơ hào hùng:

“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”.

Ngay ở câu thơ đầu tiên mở đầu đoạn thơ, tác giả đã nêu lên cái nhìn khái quát chung cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Đây là một cuộc chiến tranh sáng ngời chính nghĩa hợp với ý trời lòng dân. Cho nên lực lượng của ta ngày càng trưởng thành lớn mạnh không ngừng. Từ một đội quân chỉ có ba mươi tư người xuất phát từ cây đa Tân Trào hôm nào, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, hôm nay chúng ta đã có một đội quân hùng mạnh liên tiếp gặt hái được những chiến công chói lọi: Thu Đông, Sông Lô, Biên Giới… Giờ đây, chúng ta đang chuẩn bị tổng phản công bằng một chiến dịch lịch sử. Chúng ta hoàn toàn làm chủ chiến trường Việt Bắc cả về thế và lực. Cho nên đoàn quân ra trận hôm nay xuất phát từ mọi ngả đường Việt Bắc như những gọng kìm nhằm bao vây quân giặc đang co cụm ở những cứ điểm cuối cùng:

“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”

“Những đường” chứ không phải “một đường” và Việt Bắc là “của ta”. Câu thơ bình dị mà chất chứa biết bao niềm tự hào về quang cảnh ra trận và khí thế của ta trên chiến trường.

Câu thơ thứ hai mở ra một bối cảnh khác, đó là ngày kháng chiến chống Pháp, máy bay địch chủ yếu hoạt động ban ngày. Do đó ta phải hành quân đêm “xưa là rừng núi là đêm” (Tố Hữu). Trên các nẻo đường Việt Bắc đêm nối đêm cứ “rầm rập” tiến quân ra trận. Từ láy “rầm rập” là một từ tượng thanh rất gợi cảm. Nó diễn tả bước chân đi đầy khí thế hăng say và sức mạnh áp đảo của một tập thể người đông đúc có đội ngũ chỉnh tề. Với từ “rầm rập” đặc sắc ấy, cuộc ra trận của quân ta bỗng trở thành một cuộc duyệt binh, diễu binh hùng tráng:

“Xuân hãy xem! Cuộc diễn binh hùng vĩ
Ba mươi mốt triệu nhân dân
Tất cả hành quân
Tất cả thành chiến sĩ”.

Vì thế mà bước chân của đoàn quân ấy đêm đêm như làm rung chuyển cả mặt đất. Hình ảnh thơ mang đậm màu sắc thần thoại.

Từ cái nhìn chung ở câu một và hai đến đây, tác giả đi vào cái nhìn cụ thể. Nếu câu trên, tác giả tả khí thế ra trận của quân ta qua ấn tượng thính giác, thì các câu sau, tác giả tả bằng thị giác: “Quân đi điệp điệp trùng trùng”. Từ láy từ “điệp điệp trùng trùng” thật giàu ý nghĩa diễn tả. Nó gợi lên trong ta những đoàn quân ra trận nối dài vô tận và rất hùng vĩ như những dãy núi kế tiếp nhau vậy. Sau này nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đã viết:

“Từ nơi em gửi tới nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận”

Ở đây ta lại bắt gặp một hình ảnh thơ được viết với bút pháp cường điệu mang đậm màu sắc anh hùng ca. Vì vậy sức mạnh khí thế của đoàn quân ra trận đã được nâng ngang tầm với sức mạnh của thiên nhiên sông núi

“Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Câu thơ vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa khái quát tượng trưng sâu xa. Trước hết nó diễn tả đoàn quân đi trong đêm, đầu súng lấp lánh ánh sao trời. Nhưng đó cũng là lấp lánh ánh sao lí tưởng:

“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường”

(Vũ Cao)

Hình ảnh tươi sáng ấy kết hợp với hình ảnh chiếc mũ nan giản dị trang bị còn thiếu thốn của anh bộ đội, tạo cho anh một vẻ đẹp bình dị mà cao cả, bình thường mà vĩ đại. Nhà thơ Chính Hữu cũng đã có câu thơ rất hay “Đầu súng trăng treo”.

Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện. Cho nên trong cuộc tổng phản công hôm nay có đủ mọi binh chủng, tầng lớp ra trận. Tiếp theo những binh đoàn bộ đội, là dân công tiếp tế lương thực, đạn dược. Cũng như những người chiến sĩ rầm rập lên đường, những nam nữ dân công cũng vào trận đầy khí thế và sức mạnh:

“Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” “Nát đá” được viết theo phép đảo ngữ, từ dùng rất bạo khoẻ vừa gợi lên được những gánh hàng rất nặng vừa nói lên bước chân đầy sức mạnh tiến công của họ. Ngày nào dân ta mơ ước “trông trời, trông đất, trông mây… trông cho chân cứng đá mềm” thì giờ đây niềm mơ ước ấy đã trở thành hiện thực kỳ diệu ở chiến trường Điện Biên. “Muôn tàn lửa bay” lại là một hình ảnh rất đẹp. Đoàn dân công đi dưới ánh đuốc, có “muôn tàn lửa bay”. Đó là lửa của đuốc đang bay, hay có cả ánh lửa từ trái tim của những anh, chị dân công hoả tuyến? ở hai câu thơ này, tác giả sử dụng được nhiều hình ảnh giàu màu sắc tạo hình vừa chân thực, vừa bay bổng. Đoàn dân công đi vào chiến dịch mà như thể đi trong đêm hội hoa đăng. Thật đẹp đẽ biết bao mà cũng tự hào biết bao về khí thế và niềm vui ra trận của quân ta. Đúng “cách mạng là ngày hội của quần chúng” (Mác)

Hai câu thơ cuối cùng của đoạn thơ cho ta thấy khí thế khẩn trương của cuộc kháng chiến:

“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

Tiếp theo đoàn dân công là những đoàn xe chở vũ khí đạn được ra chiến trường. Xe nối đuôi nhau, đèn pha bật sáng trưng như ánh sáng ban ngày. Chỉ bằng một hình ảnh ấy, Tố Hữu đã diễn tả được cái đông đảo hùng mạnh của lực lượng cơ giới quân ta. Hai câu thơ có hai hình ảnh đối lập: “nghìn đêm thăm thẳm sương dày” với “đèn pha bật sáng như ngày mai lên” đã làm nổi rõ được sự trưởng thành vượt bậc của quân ta và niềm tin tất thắng của những người ra trận. Mới hôm nào, chúng ta phải mai phục, nương náu nơi rừng sâu, núi thẳm hàng ngàn đêm tăm tối gian khổ “thăm thẳm sương dày” để có giờ phút bừng sáng quật khởi đầy niềm tin chói lọi này.

Niềm vui nối tiếp niềm vui, “đèn pha bật sáng” để chiếu rọi hình ảnh nhân dân Việt Nam anh hùng trên vũ đài thế giới với những chiến thắng lẫy lừng:

“Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”

Hàng loạt các địa danh gắn với chiến thắng vang dội được liệt kê liên tiếp: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, Việt Bắc, Đèo De, Núi Hồng,… Nghe trong câu thơ có cái hào sảng, có niềm tự hào của những chiến thắng “trúc chẻ tre bay” Lê Lợi diệt giặc Minh trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi ngày trước:

“Thừa thắng ruổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về
Ninh Kiều máu chảy thành sông tanh hôi vạn dặm
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”.

Chỉ bằng mười hai câu thơ, Tố Hữu đã khắc họa được một bức tranh cả dân tộc ra trận bằng cuộc chiến tranh nhân dân thật hùng tráng. Bức tranh không chỉ làm sống dậy một thời kì hào hùng của dân tộc ở căn cứ địa Việt Bắc đang chuẩn bị cho một chiến công “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” mà còn đem lại cho ta niềm tin yêu quê hương cách mạng anh hùng. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất của “Việt Bắc”.

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài Việt Bắc – Mẫu 8

Nhà văn Tố Hữu, lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam, đã từng chia sẻ: Tôi phải lòng đất nước và nhân dân mình và cũng đã nói nhiều về đất nước và nhân dân mình như người đàn bà mình yêu. Có thể nói, thơ Tố Hữu là bản tình ca về đất nước và con người Việt Nam. Trong số những bản tình ca ấy, ta không thể không nói kể tới “Việt Bắc” – đỉnh cao của Tố Hữu, là tác phẩm xuất sắc trong văn học kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc không chỉ là bản tình ca sâu sắc mặn nồng giữa kẻ ở người đi mà còn là khúc hùng ca về những người anh hùng dân tộc. Bên cạnh những vần thơ trữ tình ngọt ngào, ta còn bắt gặp những vần thơ tràn đầy khí thế chiến thắng của quân và dân ta:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui thắng trận trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

Việt Bắc là một tác phẩm gồm 150 câu thơ lục bát, được viết vào tháng 10/1954 khi Trung ương Đảng và chính phủ, Bác Hồ và cán bộ từ giã “Thủ đô gió ngàn” đề về với “Thủ đô nắng Ba Đình” Bài thơ được chia làm hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến, phấn sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc. Đoạn thơ “Những đường Việt Bắc của ta…Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng” tập trung tái hiện lại không khí hào hùng của cuộc kháng chiến lúc quân và dân ta đang dành được lợi thế.

Trong 8 câu thơ đầu, nhà thơ đã tái hiện lại một cách chân thực hình ảnh đêm Việt Bắc trong mùa chiến dịch:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Câu thơ Những đường Việt Bắc của ta vang lên khỏe khoắn, hùng tráng, chứa chan niềm tự hào kiêu hãnh. Trăng ngả, trăng đường hướng về Việt Bắc, trăm nẻo đường từ Việt Bắc tỏa đi muôn nơi đều là “của ta”: Hai tiếng của ta giản dị mà vô cùng thiêng liêng. Chúng thể hiện rõ ý thức làm chủ của người kháng chiến đất nước mình cũng như niềm tự hào về sự bất khả xâm phạm của vùng căn cứ. Có sống trong những ngày kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ khó khăn, ta mới thấm thía niềm tự hào kiêu hãnh chống Pháp gian khổ khó khăn. Sau bao ngày tháng trong tình thế ngặt nghèo, phải phòng thủ ta đã vươn lên giành thế chủ động trong mọi mặt trận. Những con đường từng bị giặc chiếm đóng nay đã là của ta. Hình ảnh thơ Đêm đêm rầm rập như là đất rừng đặc tả sự lớn mạnh nhanh chóng, vượt bậc và khí thế ra trận hào hứng, ngất trời của đoàn quân và dân ta. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại chọn thời điểm ban đêm. Trong cuộc sống, đêm là lúc yên bình, tĩnh mịch, vạn vật đã chìm vào giấc ngủ say nồng nhưng trong kháng chiến, đêm thường là điểm khởi đầu của những hoạt động, chiến dịch chuẩn bị cho ngày mai thắng lợi. Trong màn đêm bao la bao phủ, trùm khắm, đoàn quân của ta ra trận rầm rập như vũ bão khiến đất rung, trời lờ. Với những từ láy rắn rỏi, hình ảnh so sánh, phóng đại, nhịp thơ đanh, chắc kết hợp với những phụ âm rung, câu thơ bật lên âm hưởng khỏe khoắn hùng tráng góp phần tái hiện sống động cuộc diễu binh hùng vĩ. Có thể nói, tinh thần chiến đấu quả cảm, khí thế ra trận hào hùng của cha ông trong suốt bồn nghìn năm dựng nước, giữ nước đã sống dậy trong ngày tháng ra trận.

Chúng ta từng tự hào trước các tráng sĩ thời Trần mang tinh thần Sát Thát, về nghĩa quân Lam Sơn với sức mạnh Đánh một trận sạch không kình ngạc – Đánh hai trận tan tác chim muông. Và cho đến bây giờ, chúng ta lại càng tự hào về cuộc kháng chiến thần thánh của thời đại cách mạng:

Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan

Các từ tượng thanh và các từ tượng hình như rầm rập, điệp điệp, trùng trùng được sử dụng một cách tài tình, diễn tả chính xác khí thế tự tin, hồ hởi bao trùm cả dòng người đang ra trận với sức mạnh như dòng thác tuôn trào, không gì có thể cản bước nổi quân ta. Hình ảnh thơ ánh sao đầu súng đậm chất lãng mạn. Nơi đầu súng của người lính cụ Hồ người sáng ánh sao lí tưởng cách mạng, hòa bình của niềm tin chiến thắng. Hình ảnh ánh sao đầu súng gợi liên tƣởng đến hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu. Chỉ bằng một hình ảnh thơ, Tố Hữu đã tạc khắc chân dung của đoàn quân chủ lực bình dị mà cao cả.

Cùng ra trận với những đoàn quân chủ lực còn có lực lượng dân công hỏa tuyến hùng hậu. Tuy là bức tranh buổi đêm nhưng vẫn rừng rực ánh sáng – ánh sáng của đuốc đỏ, tàn lửa, đèn pha:

Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm, sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Dân công đỏ đuốc từng đoàn và muôn tàn lửa bay là những hình ảnh huy hoàng, rực rỡ tái hiện không khí ra trận sôi nổi của lực lượng tiến công. Với khát vọng giải phóng đất nước cháy bỏng, những đoàn quân lấy đêm là ngày, từng đoàn, từng đoàn, với bó đuốc rực cháy trên tay hối hả nối nhau ra trận. Với bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay ấy, núi rừng như bừng thức. sự im lặng, tăm tối bỗng bị xé toang bởi ánh sáng đèn pha. Hình ảnh Đèn pha bật sáng như ngày mai lên vừa cực tả ánh sáng chói lòa của đoàn xe cơ giới, vừa nên bật sự trưởng thành lớn mạnh của quân đội ta, đồng thời, nó cũng thể hiện niềm tin vào một ngày mai huy hoàng, sáng chói.

Khúc hùng ca Việt Bắc ra trận được khép lại bằng tiếng reo ca khi toàn thắng về ta:

Tin vui thắng trận trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

Diệp từ “vui” được điệp đi, điệp lại nhiều lần cùng với nhịp thơ ngắn, nhanh mạnh tạo nên âm hưởng hào sảng, hùng tráng. Những cụm vui từ, vui về, vui lên tạo nên không khí phấn chấn, vui tươi, hồ hởi. Từ Việt Bắc, tốc độ của chiến thắng bùng lên, chiến thắng nối tiếp chiến thắng, niềm vui gọi niềm vui. Điểm đáng chú ý trong đoạn thơ là việc liệt kê hàng loạt các địa danh mà không làm mất đi sự hấp dẫn của đoạn thơ. Nếu ở Tây Tiếm, những địa danh của Quang Dũng xuất hiện với niềm thương nỗi nhớ thì Tố Hữu lại gọi tên những địa danh lừng lẫy chiến công mà làm bừng tỉnh lòng người. Có thể nói, đây là điểm độc đáo trong thơ Tố Hữu.

Nhìn chung, đoạn thơ Việt Bắc ra trận là minh chứng tiêu biểu cho phong cách thơ đậm tính sử thi và dạt dào cảm hứng lãng mạn của Tố Hữu. Đọc đoạn thơ, ta thấy như một khúc ca thắng trận của quân dân Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp Khẳng định, ngợi ca, tự hào về quê hưong Việt Bắc ” Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”.

Văn mẫu lớp 12: Phân tích khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc gồm 8 bài văn mẫu, giúp cho các bạn củng cố lại kiến thức Ngữ văn lớp 12, cũng như chuẩn bị một hành trang thật tốt để bước vào các kỳ thi quan trọng.

Xem thêm :  [hơn 500+] stt cà khịa bạn đểu chất như nước cất siêu thấm

Không chỉ bộc lộ được nỗi nhớ của người chiến sĩ với vùng đất Việt Bắc, mà nhà thơ Tố Hữu còn miêu tả thành công hình ảnh những chiến sĩ ra trận để chiến đấu với giặc ngoại xâm và bảo vệ tổ quốc.

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài Việt Bắc – Mẫu 1

Bức tranh “Việt Bắc ra quân” đã được Tố Hữu miêu tả thật là hoành tráng, với hào khí ngất trời của những con người mới xuất quân mà như đã cầm chắc chiến thắng trong tay.

Hai câu đầu là nét tả khái quát. Tác giả tả con đường ra trận nhưng là để nói lên khí thế dũng mãnh của những người ra trận.

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Tưởng như mặt đất cũng đang chuyển động dưới bàn chân những người chiến sĩ trong mọi cuộc ra quân vĩ đại từ khắp các ngả đường của căn cứ địa cách mạng.

Hai câu 3, 4 là hình ảnh “quân đi” rất đẹp. Đẹp trong đội ngũ “điệp điệp trùng trùng” như một sức mạnh vô tận. đẹp trong “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” gợi nhớ hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu. Cái ánh sao ở đây vừa như gần gũi thân quen với mũ nan của anh, lại như rực sáng lý tưởng trên đầu mũi súng người lính. Một hình ảnh thơ vừa hiện thực, vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.

Hai câu 5, 6 là hình ảnh những đoàn dân công phục vụ tiền tuyến:

Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ban ngày là của địch nhưng ban đêm là của ta. Hình ảnh những đoàn dân công đỏ đuốc đi trong đêm là đúng với hiện thực. Nhưng với ánh đuốc đỏ rực ấy cùng với “muôn tàn lửa hay” thì lại lãng mạn biết bao. Có khác gì một hội hoa đăng! Còn “bước chân nát đá” là bước chân của những con người đạp bằng mọi chông gai để đi tới. Lấy ý từ câu ca dao “trông cho chân cứng đá mềm”, Tố Hữu đã sáng tạo nên một hình ảnh thơ vừa quen thuộc vừa mới lạ để ngợi ca sức mạnh của những con người chiến thắng.

Hai câu cuối là hình ảnh những đoàn xe ra trận mà đèn pha bật sáng quét sạch màn sương đêm dày thăm thẳm của núi rừng Việt Bắc. Rất hiện thực mà cũng rất lãng mạn. Đằng sau cái nghĩa thực, câu thơ còn mang nghĩa bóng – nghĩa tượng trưng – trong một hình ảnh lạc quan phơi phới.

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Ngày mai đã lên từ trong đêm dày thăm thẳm nhờ đèn pha bật sáng, nhờ sức con người tỏa sáng. Bởi họ đã cầm chắc chiến thắng trong tay ngay từ khi mới xuất quân. Câu thơ để lại nhiều dư vị, dư vang về một cảnh ra quân hoành tráng, đầy hào khí.

Chỉ 8 câu thơ, Tố Hữu đã dựng lên bức tranh “Việt Bắc ra quân” thật đẹp. Bức tranh không chỉ làm sống dậy những ngày tháng hào hùng của quân dân ta trên căn cứ địa thần thánh mà còn đem đến cho ta niềm tin yêu quê hương cách mạng anh hùng. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc.

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài Việt Bắc – Mẫu 2

Bài thơ “Việt Bắc” không chỉ là khúc hùng ca hoành tráng về những người anh hùng dân tộc mà còn là bản tình ca sâu sắc, mặn nồng giữa đồng bào chiến khu với cán bộ cách mạng. Đồng thời, đó cũng là bản tổng kết lịch sử kéo dài suốt 15 năm cách mạng mà tiêu biểu là bức tranh “Việt Bắc ra quân”:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Bao trùm đoạn thơ là nỗi nhớ với tất cả niềm tự hào, nhớ những con đường chiến dịch, những đoàn quân, dân công,… Qua đó, tác giả ngợi ca sức sống mãnh liệt của đất nước, con người Việt Nam trong máu lửa chiến tranh

Từ những thắng lợi bước đầu Phủ Thông, đèo Giang, sông Lô, Cao Lạng, quân ta đánh lên dành tự tin ở thế chủ động:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Hình ảnh thơ “Đêm đêm rầm rập như là đất rung” đã diễn tả sự trưởng thành, lớn mạnh nhanh chóng vượt bậc và khí thế ra trận hào hùng, ngất trời tráng khí của bộ đội ta. Nhớ ngày nào, trong lễ xuất quân của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chỉ vỏn vẹn 34 đồng chí. Vậy mà chỉ qua mấy năm kháng chiến, quân đội của ta đã phát triển cả về lực và thế với bao sư đoàn, quân đoàn tinh nhuệ, thiện chiến. Ngày cũng như đêm, đoàn quân ấy ra trận như vũ bão. Hình ảnh thơ “ánh sao đầu súng” vừa đậm chất hiện thực vừa dạt dào cảm hứng lãng mạn. Nơi đầu súng của người lính cụ hồ luôn người sáng ánh sao lấp lánh, cộng hưởng với ánh sao của lí tưởng Cách mạng hòa bình, niềm tin chiến thắng.

Cùng ra trận với những đoàn quân chủ lực còn có lực lượng dân công phục vụ tiền tuyến:

Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

Hình ảnh “dân công đỏ đuốc từng đoàn” thật đúng với hiện thực. Từng đoàn, từng đoàn dân công với bó đuốc trên tay rực cháy hối hả nối nhau ra trận. “Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” là hình ảnh cường điệu, phóng đại, đậm chất lãng mạn bật lên sức mạnh phi thường của lực lượng dân công trên tiền tuyến. Đó không chỉ là biểu tượng cho sức mạnh của đoàn dân công mà còn là biểu tượng cho sức mạnh của toàn dân tộc. Hình ảnh rực rỡ, âm hưởng câu thơ rộn rã niềm vui.

Hai câu cuối là hình ảnh đèn pha xuyên màn đêm đen thăm thẳm ở rừng Việt Bắc:

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Những câu thơ “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày / Đèn pha bật sáng như ngày mai” lên mang lại cảm nhận về niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai chiến thắng của dân tộc. Ánh đèn pha của ô tô kéo pháo soi sáng màn đêm dày đặc, soi đường cho các chiến sĩ nhưng đồng thời nó cũng mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Ánh sáng ấy sẽ xuyên thủng màn đêm đen để hướng tới tương lai tươi sáng, tương lai hòa bình của dân tộc

Chỉ với 8 câu thơ, Tố hữu đã tái hiện lại chân thực, hào hùng khí thế ra trận của quân và dân ta. Toàn quân ra trận với tốc độ khẩn trương, lực lượng hùng hậu, với ý chí chiến đấu quyết tâm giành lại hòa bình cho dân tộc. Có thể nói, đây là một đoạn thơ hay và đẹp trong “Việt Bắc.

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài Việt Bắc – Mẫu 3

Tố Hữu được đánh giá là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Ông để lại một sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú, giàu giá trị và một phong cách nghệ thuật độc đáo mang tính trữ tình sâu sắc, đậm đà, tính dân tộc. Tiêu biểu cho những tìm tòi, sáng tạo không ngừng của nhà thơ là bài thơ Việt Bắc. Việt Bắc không chỉ là khúc ca ân tình mà còn là bản tổng kết 15 năm cách mạng. Bên cạnh những đoạn trữ tình ngọt ngào, ta lại gặp những khúc ca hùng ca đầy khí thế chiến thắng của quân dân ta mà tiêu biểu là bức tranh “Việt Bắc ra quân” hào hùng.

“Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.

Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10 năm 1954 ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, các cơ quan Trung ương Đảng và chính phủ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu để về xuôi. Bài thơ được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó.

Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt đầy xúc động, bâng khuâng. Tố Hữu đã vận dụng thành công thể thơ lục bát, sử dụng cặp đại từ nhân xưng là mình với ta, lối đối đáp quen thuộc trong ca dao, giọng thơ tâm tình ngọt ngào mở ra bao nỗi niềm nhớ thương, bác bỏ niệm thời kháng chiến oai hùng. Qua đó, nghĩa tình gắn bó thắm thiết thủy chung của những người kháng chiến với nhân dân, với Việt Bắc, với đất nước bộc lộ một cách thấm thía và cảm động.

Có thể nói, tinh hoa của tác phẩm lắng đọng trong mười hai câu thơ diễn tả nỗi nhớ của người về xuôi với cảnh Việt Bắc hùng tráng trong kháng chiến. Và có lẽ, đẹp nhất trong nỗi nhớ Việt Bắc là ấn tượng không phải về những con đường kháng chiến.

“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”

Với hình ảnh đầu tiên ra bắt gặp: “Những đường Việt Bắc của ta”. Tiếng gọi “của ta” rất dứt khoát của quân và dân ta với tinh thần làm chủ đất nước. Nối tiếp là hình ảnh “đêm đêm rầm rập như là đất rung”. Với từ láy “đêm đêm” và “rầm rập” kết hợp với nghệ thuật so sánh “như là đất rung”, vừa hiện thực, vừa cường điệu, đã cho ta thấy đất như rung chuyển dưới bàn chân của những người chiến sĩ. Đây là hình ảnh hào hùng là âm vang của cuộc kháng chiến của dân tộc mà không có thế lực nào ngăn cản được.

Tiếp mạch hào hùng là đoàn quân vô cùng hùng hậu:

“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”

Hình ảnh “quân đi” rất đẹp. Đẹp trong đội ngũ “điệp điệp trùng trùng” như một sức mạnh vô tận. Hai từ láy “trùng trùng điệp điệp” đã ghi lại ấn tượng về cuộc hành quân không ngừng nghỉ của một đoàn quân đông đào như trải dài khắp rừng Việt Bắc. Hình ảnh hoán dụ “ánh sao đầu súng” “mũ nạn” vừa tả thực vừa gợi ra một vẻ đẹp thơ mộng về đoàn quân kháng chiến. Hình ảnh “ánh sao đầu súng” ánh sao đến phản chiếu vào nòng súng thép, ánh sao của bầu trời Việt Bắc, ánh sao của lý tưởng cách mạng. Một hình ảnh thơ vừa hiện thực, vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.

Tiếp đến hình ảnh những người dân công phục vụ kháng chiến cũng được Tố Hữu tô đậm:

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Ước chân nát đá muôn tàn lửa bay”

Trong chiến tranh nhân dân ta lấy ngày làm đêm, lấy đêm làm ngày. Bởi thế giữa đêm Việt Bắc ra quân, cảnh những đoàn quân đi ta còn thấy hình ảnh “Dân công đỏ đuốc từng đoàn” họ cũng như những người lính hăng hái ra trận, hăng hái lên đường. giữa cảnh hào hùng ấy, hình ảnh “muôn tàn lửa bay” ra từ những bó đuốc đỏ làm cho con đường ra trận thêm lung linh và huyền ảo. Với cách nói cường điệu “bước chân nát đá” diễn tả sức mạnh và lòng quyết tâm từ hàng vạn con người, họ sẵn sàng đạp bằng mọi chông gai để đi tới chiến thắng. Đây là một sự sáng tạo của Tố Hữu khi ông đã lấy ý tưởng của câu ca dao “trông cho chân cứng đá mềm – Đời yên biển lặng mới yên tấm lòng”. Điều đó đã tạo nên một hình ảnh vừa quen thuộc, vừa mới lạ nhằm ca ngợi sức mạnh của con người Việt Nam. Ý thơ mang tầm vóc sử thi.

Hai câu tiếp là hình ảnh những đoàn xe cơ giới, xe tăng, xe tải chở lính chở vũ khí và lương thực góp phần làm cho không khí những con đường kháng chiến thêm phấn chấn

“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

Đây là hình ảnh vừa thực nhưng cũng rất lãng mạn bỏ ra đằng sau cái nghĩa thực của cuộc hành quân xé rừng vượt núi, xuyên qua sương dày đêm thăm thẳm và hình ảnh của ngày mai lạc quan phơi phới “Đèn bật sáng như ngày mai lên”. Tác giả đã sử dụng rất thành công biện pháp so sánh, phóng đại “đèn pha” được ví như mặt trời mọc, như ngày mai đến từ trong đêm thăm thẳm nhờ có đèn bật sáng. Nhờ có sức mạnh của con người cộng với lý tưởng cao đẹp. Thể hiện khí thế sôi nổi, hào hùng bộc lộ trọn niềm vui sướng, tin tưởng tuyệt đối vào ngày mai chiến thắng

“Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”

Niềm tin tưởng đã được khẳng định, niềm vui của tác giả của nhân dân Việt Bắc trước tin thắng trận trên khắp mọi miền đất nước dồn dập bay về. Hay các địa danh được liệt kê: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên,… Mỗi địa danh đều ghi dấu những chiến công, niềm tự hào của dân tộc, cùng với những địa danh ấy là điệp từ “vui” kèm với các giới từ “tin vui chiến thắng” “vui về – vui từ – vui lên” gợi tả những chiến thắng giòn giã,dồn dập như tiếng reo mừng cất lên trong lòng hàng triệu con người từ Bắc chí Nam.

Đoạn thơ 12 cây diễn tả khí thế hào dùng sục sôi của Việt Bắc. Qua đó, đoạn thơ bộc lộ niềm tự hào sâu sắc của dân tộc ta. Đoạn thơ có âm điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ, sử dụng nhiều hình ảnh phóng đại, là đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.

Tóm lại, bức tranh Việt Bắc ra trận là một khúc ca hùng tráng, vang dội đến tận bây giờ. là một học sinh, tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được sống trong thời bình, vô cùng biết ơn các chiến sĩ đã ngã xuống, giành lại độc lập cho quê hương, nước nhà.

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài Việt Bắc – Mẫu 4

Nguyễn Đình Thi từng nói, đại ý, trọn đời, Tố Hữu là nhà thơ và làm thơ về cách mạng, và thơ Tố Hữu luôn thiết tha, dịu dàng với quê hương đất nước và con người của đất nước quê hương. Ngày Tố Hữu ra đi, Nguyễn Đình Thi từng nói vậy, và ta cảm thấy thật xúc động, tự hào vì điều đó. Ngay cả trong những vần thơ nói về khí thế ra trận, miêu tả cảnh hùng hồn, hào hùng của dân tộc, ta vẫn luôn cảm thấy chút dịu dàng rất Huế anh gửi gắm vào người Việt Nam mình. Và thật đặc biệt khi ta tìm ra điều đó, được viết trong khổ thơ đặc tả khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc.

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Với từ “những” diễn tả thật nhiều đoàn quân trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau trên giải đường Việt Bắc, một không khí ra trận tựa như có thể làm rung chuyển tất cả, khí thế hào hùng, mạnh mẽ, một tâm thế của người chủ động, làm chủ đất nước. Từ láy “đêm đêm” thể hiện một hành trình lặp đi lặp lại, liên tiếp trong nhiều ngày, những bước chân “rầm rập” của nhiều người gợi thanh, chỉ hàng triệu bàn chân bước đi. Tố Hữu sử dụng biện pháp so sánh “như là đất rung” khẳng định khí thế quật cường, mạnh mẽ, sôi động của lực lượng kháng chiến của ta lúc bấy giờ.

Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Khí thế càng được thể hiện rõ nét hơn, từ “điệp trùng” được tách ra thành “điệp điệp” “trùng trùng” thể hiện một số lượng rất lớn đoàn dân công đang lũ lượt tiến quân ra trận. Chiến đấu nào chẳng có hy sinh, đọc đến đây ta có chút ngậm ngùi, họ biết khi ra đi có thể khó có ngày trở về, chính tinh thần đồng lòng đồng tâm của họ khiến ta càng thêm xúc động, tự hào. Hình ảnh hoán dụ “ánh sao đầu mũ” thật giống với hình ảnh “đầu súng trăng treo” của Chính Hữu. Một hình ảnh lãng mạn, tráng lệ, tuyệt đẹp. Đó là những người chiến sĩ giải phóng quân đang ngày đêm ra trận, hình ảnh họ không chỉ kiêu hùng, mà còn thật lãng mạn. “Ánh sao đầu súng” sóng đôi cùng “bạn cùng mũ nan” có thể là mũ của những người dân công hỏa tuyến, họ đang sát cánh cùng nhau ra trận, những hình ảnh này đặt cạnh nhau đột nhiên ta thấy thật nên thơ. Càng tô điểm thêm khối sức mạnh vĩ đại của toàn dân tộc.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

Vẫn là những đoàn dân công đang nối nhau ra trận, những bước đi của họ gắn với những bó đuốc đỏ thắm. Đây là những hình ảnh tả thực, đẹp và tráng lệ, từ đỏ đuốc được đảo trật tự từ, từ đó nhấn mạnh tới màu đỏ, ánh lửa rực hồng ở bó đuốc. Và có lẽ đó chính là biểu tượng của nhiệt huyết tinh thần, của khí thế sôi sục như máu chảy trong tim, và ý chí quyết tâm của tất cả mọi người, và chính nó khiến cho những bước chân của họ càng trở nên mạnh mẽ, dường như có thể làm “nát đá” trên những chặng đường khác nhau.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Những lần hành quân không tránh được những khó khăn nối tiếp khó khăn, đó là những đêm khuya vắng lặng, u tối và bao trùm bởi sương giá của rừng già. Nhưng nhờ sự đồng lòng của mọi lực lượng kháng chiến, nên Tố Hữu đã sử dụng hình ảnh biểu tượng “đèn pha bật sáng” như ẩn dụ cho hy vọng quyết tâm và đó sẽ là điều để thắp lên ngọn lửa chiến thắng cho dân tộc ta, để “ngày mai lên” sẽ là một ngày huy hoàng và trọn vẹn nhất.

Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên việt bắc, đèo De, núi Hồng.

Trăm miền, không phải một miền, để chỉ chiến thắng sẽ là niềm vui lớn đến với toàn dân tộc. Điệp từ vui, cùng cụm từ “vui về” “vui từ” “vui lên” chỉ một niềm vui tự hào lớn, ta có cảm giác như niềm vui sẽ nhân lên từng nơi một, và lan tỏa khắp mọi nơi, là điều quý giá ta đã gặt hái được trong những ngày cả nước hành quân đồng lòng ra trận, cùng với đó là sự kết hợp với các địa danh trên khắp cả nước, nhằm khẳng định lại một lần nữa kết quả chiến thắng của dân tộc ta, niềm vui sẽ lan tỏa đến khắp mọi nơi trên mọi miền tổ quốc.

Ơi kháng chiến! mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường

Dường như Tố Hữu và Nguyễn Đình Thi đã gặp gỡ trong suy nghĩ này, tất cả những hy sinh đấu tranh, tựa như một ngọn lửa lớn. Và chính ý chí quyết tâm ấy sẽ là kim chỉ nang soi rọi trong tương lai, cổ vũ động viên nhân dân ta tiếp tục cố gắng giành thắng lợi trên mọi miền.

Khổ thơ Việt Bắc ra trận thể hiện tinh thần ý chí và đặc tả khung cảnh ra trận hào hùng của nhân dân ta. Tố Hữu đã dùng lời thơ mình để tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc. Khí thế ấy là một niềm hi vọng lớn, giúp ta tiếp tục cố gắng đấu tranh giành độc lập trong tương lai. Cảm ơn Tố Hữu vì điều đó, cảm ơn người đã giữ lửa tinh thần cho dân tộc Việt Nam, để thế hệ sau tiếp tục giữ vững tinh thần của thế hệ cha anh thuở trước.

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài Việt Bắc – Mẫu 5

Ngay từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp sắp đi vào giai đoạn quyết liệt mà đỉnh cao là cuộc Cách mạng tháng Tám lịch sử, Tố Hữu được coi là điển hình của một tuổi trẻ không ngại gian khổ hi sinh, hăng hái dấn thân vào sự nghiệp giải phóng đất nước bằng cả con tim sục sôi và cả sinh mệnh của đời mình.

Tố Hữu được đánh giá là lá cờ đầu của nền văn học Việt Nam, ông để lại một sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú, giàu giá trị và một phong cách nghệ thuật độc đáo mang tính trữ tình chính trị sâu sắc, đậm đà tính dân tộc. Việt Bắc là bản tổng kết một chặng đường lịch sử gian lao và anh dũng của cuộc kháng chiến chống Pháp suốt 15 năm. Bên cạnh những đoạn thơ trữ tình ngọt ngào sâu lắng, ta lại gặp những khúc ca hùng ca đầy khí thế chiến thắng của quân ta mà tiêu biểu là bức tranh “Việt Bắc ra quân” hào hùng.

Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Bốn câu thơ đầu tiên tác giả miêu tả con đường Việt Bắc đồng thời nói lên khí thế anh dũng của những người ra trận:

Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Những con đường Việt Bắc cụ thể, cũng là những nẻo đường cách mạng của dân tộc đã đến ngày rộng trải thênh thang. Con đường là hình ảnh quen thuộc trong thơ Tố Hữu biểu trưng về đường cách mạng. Khí thế hào hùng được thể hiện qua hàng loạt các phụ âm rung, các từ láy như “đêm đêm”, “rầm rập”, “điệp điệp”, “trùng trùng”. Đoạn thơ gợi được không gian rộng lớn “những đường Việt Bắc” và thời gian đằng đẵng ” đêm đêm” của cuộc kháng chiến vĩ đại, trường kì. Với từ “rầm rập” đặc sắc ấy, cuộc ra trận của quân ta bỗng trở thành một cuộc duyệt binh, diễu binh hùng tráng. Khí thế xung trận được cảm nhận bằng âm thanh “rầm rập” – từ láy tượng thanh này không chỉ diễn đạt được tiếng động mạnh của bước chân mà còn giúp người đọc hình dung được nhịp độ khẩn trương, gấp gáp của một số lượng người đông đảo cùng hành quân về một hướng. Tất cả tạo thành một sức mạnh tổng hợp làm rung chuyển cả mặt đất. Hình ảnh thơ mang đậm màu sắc thần thoại. Trên con đường ấy dường như cả nước cùng ra trận. Tất cả đã khắc họa đoàn quân đông đảo bước đi mạnh mẽ như những đợt sóng dâng trào, đợt này nối tiếp đợt kia tưởng chừng kéo dài đến vô tận.

Tuy trang bị vật chất còn thiếu thốn nhưng đoàn quân “điệp điệp trùng trùng” chính là hình ảnh tượng trưng cho sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta trong cuộc kháng chiến. Hình ảnh tươi sáng ấy kết hợp với hình ảnh chiếc mũ nan giản dị tạo vẻ đẹp bình dị mà cao cả, bình thường mà vĩ đại. Trong những đêm dài hành quân chiến đấu ấy, ở đầu mũi súng của người lính ngời ngời ánh sao, đó là ánh sao sáng hiện thực trong đêm tối cũng là một hình ảnh ẩn dụ ánh sao của lí tưởng chỉ đường dẫn lối cho người chiến sĩ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ độc lập, tự do cho tổ quốc. Hình ảnh gợi liên tưởng tới hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong Đồng chí của Chính Hữu. Nếu ánh trăng trong Đồng chí là hình ảnh tượng trưng cho khát vọng hòa bình thì ánh sao ở bài này là biểu tượng của lí tưởng, của niềm lạc quan chiến thắng trong tâm hồn người ra trận.

Khí thế mạnh mẽ của quân đội nhân dân được tác giả khắc họa bằng lối nói thậm xưng, phóng đại:

Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay

Những bó đuốc rực soi rọi đường đã làm sáng bừng lên hình ảnh đoàn quân dân công tiếp lương tải đạn, kiên cường vượt núi cao đèo dốc đảm bảo sức mạnh vật chất cho bộ đội chiến đấu, chiến thắng. Những từ chỉ số nhiều từng đoàn, muôn tàn lửa kết hợp với các động từ đỏ đuốc, bước chân, nát đá, lửa bay ca ngợi lòng nhiệt tình, sự hăng hái, sự đông đảo và sức mạnh khiến thiên nhiên phải khuất phục của những đoàn dân công. Sức mạnh bạt núi san rừng, tinh thần làm việc bất kể đêm ngày của họ khiến cho núi cao cũng phải cúi đầu, đêm tối cũng phải bừng sáng. Thành ngữ có câu “chân cứng đá mềm”, Tố Hữu chuyển thành “Bước chân nát đá”, hình ảnh khẳng định ý chí phi thường, sức mạnh to lớn của nhân dân kháng chiến. Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, nó phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa, vì thế ta nhất định thắng.

Từ những đêm Việt Bắc đó, một cảm hứng lãng mạn bay bổng về tương lai tươi sáng của dân tộc chói lòa qua những câu thơ:

Nghìn đêm thăm thẳm sương dài
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Hình ảnh những đoàn xe ra trận mà đèn pha bật sáng quét sạch màn sương đêm dày thăm thẳm của núi rừng Việt Bắc. Rất hiện thực mà cũng rất lãng mạn. Ánh sáng ấy sẽ xuyên thủng màn đêm đen để hướng tới tương lai tươi sáng, tương lai hòa bình của dân tộc. Tác giả đã sử dụng rất thành công biện pháp so sánh, phóng đại “đèn pha” được ví như mặt trời mọc, như ngày mai đến từ trong đêm thăm thẳm nhờ có đèn bật sáng. Nhờ có sức mạnh của con người cộng với lý tưởng cao đẹp. Thể hiện khí thế sôi nổi, hào hùng bộc lộ trọn niềm vui sướng, tin tưởng tuyệt đối vào ngày mai chiến thắng.

Xem thêm :  Chùm thơ về hoa hồng hay, lắng đọng tâm hồn

Đoạn thơ trên như một dấu gạch nối, nếu không có những ngày tháng chiến đấu đầy gian khổ mà hào hùng với tinh thần anh dũng quyết chiến quyết thắng của toàn dân tộc thì ước mơ về ngày mai tươi đẹp ấy không bao giờ trở thành hiện thực. Hơn thế, Tố Hữu còn nói lên niềm mong muốn đền đáp ân nghĩa với những con người thủy chung son sắc, hi sinh tất cả cho cách mạng và kháng chiến xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, tươi đẹp. Cuộc sống ngày mai hạnh phúc, ấm no là cái đích hướng tới, là lí tưởng cao đẹp, là một nguồn sức mạnh to lớn của những người kháng chiến. Đoạn thơ có âm điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ, sử dụng nhiều hình ảnh phóng đại, là đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài Việt Bắc – Mẫu 6

Bài thơ Việt Bắc là một trong những đỉnh cao của thơ Tố Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp, thông qua cuộc đối đáp có tính chất tưởng tượng của kẻ ở người đi đầy lưu luyến vấn vương thương nhớ. Bài thơ không chỉ ngợi ca những tình cảm điển hình của con người kháng chiến mà còn làm tái hiện lại một cách chân thực và sinh động bức tranh “Việt Bắc ra trận” rất hùng vĩ qua những vần thơ đầy hào hùng:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Ngay ở câu thơ đầu tiên mở đầu đoạn thơ tác giả đã nêu lên cái nhìn khái quát chung cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Đây là một cuộc chiến tranh sáng ngời chính nghĩa hợp với ý trời lòng dân. Cho nên lực lượng của ta ngày càng trưởng thành lớn mạnh không ngừng. Từ một đội quân trên dưới 30 người xuất phát từ cây đa Tân Trào hôm nào, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, hôm nay chúng ta đã có một đội quân hùng mạnh liên tiếp gặt hái được những chiến công chói lọi: Thu Đông, Sông Lô, Biên Giới… Giờ đây, chúng ta đang chuẩn bị tổng phản công bằng một chiến dịch lịch sử. Chúng ta hoàn toàn làm chủ chiến trường Việt Bắc cả về thế lẫn lực. Cho nên đoàn quân ra trận hôm nay xuất phát từ mọi ngả đường Việt Bắc như những gọng kìm nhằm bao vây quân giặc đang co cụm ở những cứ điểm cuối cùng:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung

“Những đường” chứ không phải “một đường” và Việt Bắc là “của ta”. Câu thơ bình dị mà chất chứa biết bao niềm tự hào về quang cảnh ra trận và khí thế của ta trên chiến thắng.

Câu thơ thứ hai mở ra một bối cảnh khác, đó là ngày kháng chiến chống Pháp, máy bay địch chủ yếu hoạt động ban ngày. Do đó ta phải hành quân đêm “xưa là rừng núi là đêm” (Tố Hữu). Trên các nẻo đường Việt Bắc đêm nối đêm cứ “rầm rập” tiến quân ra trận. Từ láy “rầm rập” là một từ tượng thanh rất gợi cảm. Nó diễn tả bước chân đi đầy khí thế hăng say và sức mạnh áp đảo của một tập thể người đông đúc có đội ngũ chỉnh tề. Với từ “rầm rập” đặc sắc ấy, cuộc ra trận của quân ta bỗng trở thành một cuộc duyệt binh, diễu binh hùng tráng:

Xuân hãy xem cuộc diễn binh hùng vĩ
Ba mươi mốt triệu nhân dân
Tất cả hành quân
Tất cả thành chiến sĩ.

Vì thế mà bước chân của đoàn quân ấy đêm đêm như làm rung chuyển cả mặt đất. Hình ảnh thơ mang đậm màu sắc thần thoại.

Từ cái nhìn chung ở câu một và hai đến đây, tác giả đi vào cái nhìn cụ thể. Nếu câu trên, tác giả tả khí thế ra trận của quân ta qua ấn tượng thính giác, thì các câu sau, tác giả tả bằng thị giác: “Quân đi điệp điệp trùng trùng”. Từ láy “điệp điệp trùng trùng” thật giàu ý nghĩa diễn tả. Nó gợi lên trong ta những đoàn quân ra trận nối dài vô tận và rất hùng vĩ như những dãy núi kế tiếp nhau vậy. Sau này nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đã viết:

Từ nơi em gửi tới nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối trời vô tận

Ở đây ta lại bắt gặp một hình ảnh thơ được viết với bút pháp cường điệu mang đậm màu sắc anh hùng ca. Vì vậy sức mạnh khí thế của đoàn quân ra trận đã được nâng ngang tầm với sức mạnh của thiên nhiên sông núi.

“Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Câu thơ vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa khái quát tượng trưng sâu xa. Trước hết nó diễn tả đoàn quân đi trong đêm, đầu súng lấp lánh ánh sao trời. Nhưng đó cũng là lấp lánh ánh sao lý tưởng.

Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
(Vũ Cao)

Hình ảnh tươi sáng ấy kết hợp với hình ảnh chiếc mũ nan giản dị trang bị còn thiếu thốn của anh bộ đội, tạo cho anh một vẻ đẹp bình dị mà cao cả, bình thường mà vĩ đại. Nhà thơ Chính Hữu cùng đã có câu thơ rất hay “Đầu súng trăng treo”.

Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện. Cho nên trong cuộc tổng phản công hôm nay có đủ mọi binh chủng, tầng lớp ra trận. Tiếp theo những binh đoàn bộ đội, là dân công tiếp tế lương thực, đạn dược. Cùng như những người chiến sĩ rầm rập lên đường, những nam nữ dân công cũng vào trận đầy khí thế và sức mạnh. “Nát đá” được viết theo phép đảo ngữ, từ dùng rất bạo khoẻ vừa gợi lên được những gánh hàng rất nặng vừa nói lên bước chân đầy sức mạnh tiến công của họ. Ngày nào dân ta mơ ước “Trông trời, trông đất, trông mây… trông cho chân cứng đá niềm” thì giờ đây niềm mơ ước ấy đã trở thành hiện thực kì diệu ở chiến trường Điện Biên. “Muôn tàn lửa bay” – một hình ảnh rất đẹp. Đoàn dân công đi dưới ánh đuốc, có “muôn tàn lửa bay”. Đó là lửa của đuốc đang bay, hay có cả ánh từ trái tim của người anh, chị dân công hoả tuyến? Ở hai câu thơ này, tác giả sử dụng được nhiều hình ảnh giàu màu sắc tạo hình vừa chân thực, vừa bay bổng. Đoàn dân công đi vào chiến dịch mà như thể đi trong đêm hội hoa đăng. Thật đẹp đẽ biết bao mà cũng tự hào biết bao về khí thế và niềm vui ra trận của quân ta. Đúng “cách mạng là ngày hội của quần chúng” (Mác).

Hai câu thơ cuối cùng của đoạn thơ cho ta thấy khí thế khẩn trương của cuộc kháng chiến:

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Tiếp theo đoàn dân công là những đoàn xe chở vũ khí đạn dược ra chiến trường. Xe nối đuôi nhau, đèn pha bật sáng trưng như ánh sáng ban ngày. Chi bằng một hình ảnh ấy, Tố Hữu đã diễn tả được cái đông đảo hùng mạnh của lực lượng cơ giới quân ta. Hai câu thơ có hai hình ảnh đối lập: “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày” với “Đèn pha bật sáng như ngày mai lên” đã làm nổi rõ được sự trưởng thành vượt bậc của quân ta và niềm tin tất thắng của những người ra trận. Mới hôm nào, chúng ta phải mai phục, nương náu nơi rừng sâu, núi thẳm hàng ngàn đêm tăm tối gian khổ “thăm thẳm sương dày” để có giờ phút bừng sáng quật khởi đầy niềm tin chói lọi này.

Chi bằng tám câu thơ, Tố Hữu đã khắc hoạ được một bức tranh cả dân tộc ra trận bằng cuộc chiến tranh nhân dân thật hùng tráng. Bức tranh không chỉ làm sống dậy một thời kỳ hào hùng của dân tộc ở căn cứ địa Việt Bắc đang chuẩn bị cho một chiến công “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” mà còn đem lại cho ta niềm tin yêu quê hương cách mạng anh hùng. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất của Việt Bắc.

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài Việt Bắc – Mẫu 7

Bài thơ “Việt Bắc” là một trong những thành công lớn của thơ Tố Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp. Thông qua cuộc đối đáp có tính chất tưởng tượng của kẻ ở người đi đầy lưu luyến, vấn vương thương nhớ trong cuộc chia tay người về miền xuôi kẻ ở miền ngược sau ngày Thủ đô Hà Nội được giải phóng 10 – 10 – 1954, bài thơ không chỉ ngợi ca những tình cảm điển hình của con người kháng chiến mà còn tái hiện một cách chân thực và sinh động bức tranh “Việt Bắc ra trận” rất hùng vĩ qua những vần thơ hào hùng:

“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”.

Ngay ở câu thơ đầu tiên mở đầu đoạn thơ, tác giả đã nêu lên cái nhìn khái quát chung cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Đây là một cuộc chiến tranh sáng ngời chính nghĩa hợp với ý trời lòng dân. Cho nên lực lượng của ta ngày càng trưởng thành lớn mạnh không ngừng. Từ một đội quân chỉ có ba mươi tư người xuất phát từ cây đa Tân Trào hôm nào, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, hôm nay chúng ta đã có một đội quân hùng mạnh liên tiếp gặt hái được những chiến công chói lọi: Thu Đông, Sông Lô, Biên Giới… Giờ đây, chúng ta đang chuẩn bị tổng phản công bằng một chiến dịch lịch sử. Chúng ta hoàn toàn làm chủ chiến trường Việt Bắc cả về thế và lực. Cho nên đoàn quân ra trận hôm nay xuất phát từ mọi ngả đường Việt Bắc như những gọng kìm nhằm bao vây quân giặc đang co cụm ở những cứ điểm cuối cùng:

“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”

“Những đường” chứ không phải “một đường” và Việt Bắc là “của ta”. Câu thơ bình dị mà chất chứa biết bao niềm tự hào về quang cảnh ra trận và khí thế của ta trên chiến trường.

Câu thơ thứ hai mở ra một bối cảnh khác, đó là ngày kháng chiến chống Pháp, máy bay địch chủ yếu hoạt động ban ngày. Do đó ta phải hành quân đêm “xưa là rừng núi là đêm” (Tố Hữu). Trên các nẻo đường Việt Bắc đêm nối đêm cứ “rầm rập” tiến quân ra trận. Từ láy “rầm rập” là một từ tượng thanh rất gợi cảm. Nó diễn tả bước chân đi đầy khí thế hăng say và sức mạnh áp đảo của một tập thể người đông đúc có đội ngũ chỉnh tề. Với từ “rầm rập” đặc sắc ấy, cuộc ra trận của quân ta bỗng trở thành một cuộc duyệt binh, diễu binh hùng tráng:

“Xuân hãy xem! Cuộc diễn binh hùng vĩ
Ba mươi mốt triệu nhân dân
Tất cả hành quân
Tất cả thành chiến sĩ”.

Vì thế mà bước chân của đoàn quân ấy đêm đêm như làm rung chuyển cả mặt đất. Hình ảnh thơ mang đậm màu sắc thần thoại.

Từ cái nhìn chung ở câu một và hai đến đây, tác giả đi vào cái nhìn cụ thể. Nếu câu trên, tác giả tả khí thế ra trận của quân ta qua ấn tượng thính giác, thì các câu sau, tác giả tả bằng thị giác: “Quân đi điệp điệp trùng trùng”. Từ láy từ “điệp điệp trùng trùng” thật giàu ý nghĩa diễn tả. Nó gợi lên trong ta những đoàn quân ra trận nối dài vô tận và rất hùng vĩ như những dãy núi kế tiếp nhau vậy. Sau này nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đã viết:

“Từ nơi em gửi tới nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận”

Ở đây ta lại bắt gặp một hình ảnh thơ được viết với bút pháp cường điệu mang đậm màu sắc anh hùng ca. Vì vậy sức mạnh khí thế của đoàn quân ra trận đã được nâng ngang tầm với sức mạnh của thiên nhiên sông núi

“Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Câu thơ vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa khái quát tượng trưng sâu xa. Trước hết nó diễn tả đoàn quân đi trong đêm, đầu súng lấp lánh ánh sao trời. Nhưng đó cũng là lấp lánh ánh sao lí tưởng:

“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường”

(Vũ Cao)

Hình ảnh tươi sáng ấy kết hợp với hình ảnh chiếc mũ nan giản dị trang bị còn thiếu thốn của anh bộ đội, tạo cho anh một vẻ đẹp bình dị mà cao cả, bình thường mà vĩ đại. Nhà thơ Chính Hữu cũng đã có câu thơ rất hay “Đầu súng trăng treo”.

Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện. Cho nên trong cuộc tổng phản công hôm nay có đủ mọi binh chủng, tầng lớp ra trận. Tiếp theo những binh đoàn bộ đội, là dân công tiếp tế lương thực, đạn dược. Cũng như những người chiến sĩ rầm rập lên đường, những nam nữ dân công cũng vào trận đầy khí thế và sức mạnh:

“Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” “Nát đá” được viết theo phép đảo ngữ, từ dùng rất bạo khoẻ vừa gợi lên được những gánh hàng rất nặng vừa nói lên bước chân đầy sức mạnh tiến công của họ. Ngày nào dân ta mơ ước “trông trời, trông đất, trông mây… trông cho chân cứng đá mềm” thì giờ đây niềm mơ ước ấy đã trở thành hiện thực kỳ diệu ở chiến trường Điện Biên. “Muôn tàn lửa bay” lại là một hình ảnh rất đẹp. Đoàn dân công đi dưới ánh đuốc, có “muôn tàn lửa bay”. Đó là lửa của đuốc đang bay, hay có cả ánh lửa từ trái tim của những anh, chị dân công hoả tuyến? ở hai câu thơ này, tác giả sử dụng được nhiều hình ảnh giàu màu sắc tạo hình vừa chân thực, vừa bay bổng. Đoàn dân công đi vào chiến dịch mà như thể đi trong đêm hội hoa đăng. Thật đẹp đẽ biết bao mà cũng tự hào biết bao về khí thế và niềm vui ra trận của quân ta. Đúng “cách mạng là ngày hội của quần chúng” (Mác)

Hai câu thơ cuối cùng của đoạn thơ cho ta thấy khí thế khẩn trương của cuộc kháng chiến:

“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

Tiếp theo đoàn dân công là những đoàn xe chở vũ khí đạn được ra chiến trường. Xe nối đuôi nhau, đèn pha bật sáng trưng như ánh sáng ban ngày. Chỉ bằng một hình ảnh ấy, Tố Hữu đã diễn tả được cái đông đảo hùng mạnh của lực lượng cơ giới quân ta. Hai câu thơ có hai hình ảnh đối lập: “nghìn đêm thăm thẳm sương dày” với “đèn pha bật sáng như ngày mai lên” đã làm nổi rõ được sự trưởng thành vượt bậc của quân ta và niềm tin tất thắng của những người ra trận. Mới hôm nào, chúng ta phải mai phục, nương náu nơi rừng sâu, núi thẳm hàng ngàn đêm tăm tối gian khổ “thăm thẳm sương dày” để có giờ phút bừng sáng quật khởi đầy niềm tin chói lọi này.

Niềm vui nối tiếp niềm vui, “đèn pha bật sáng” để chiếu rọi hình ảnh nhân dân Việt Nam anh hùng trên vũ đài thế giới với những chiến thắng lẫy lừng:

“Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”

Hàng loạt các địa danh gắn với chiến thắng vang dội được liệt kê liên tiếp: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, Việt Bắc, Đèo De, Núi Hồng,… Nghe trong câu thơ có cái hào sảng, có niềm tự hào của những chiến thắng “trúc chẻ tre bay” Lê Lợi diệt giặc Minh trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi ngày trước:

“Thừa thắng ruổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về
Ninh Kiều máu chảy thành sông tanh hôi vạn dặm
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”.

Chỉ bằng mười hai câu thơ, Tố Hữu đã khắc họa được một bức tranh cả dân tộc ra trận bằng cuộc chiến tranh nhân dân thật hùng tráng. Bức tranh không chỉ làm sống dậy một thời kì hào hùng của dân tộc ở căn cứ địa Việt Bắc đang chuẩn bị cho một chiến công “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” mà còn đem lại cho ta niềm tin yêu quê hương cách mạng anh hùng. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất của “Việt Bắc”.

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài Việt Bắc – Mẫu 8

Nhà văn Tố Hữu, lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam, đã từng chia sẻ: Tôi phải lòng đất nước và nhân dân mình và cũng đã nói nhiều về đất nước và nhân dân mình như người đàn bà mình yêu. Có thể nói, thơ Tố Hữu là bản tình ca về đất nước và con người Việt Nam. Trong số những bản tình ca ấy, ta không thể không nói kể tới “Việt Bắc” – đỉnh cao của Tố Hữu, là tác phẩm xuất sắc trong văn học kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc không chỉ là bản tình ca sâu sắc mặn nồng giữa kẻ ở người đi mà còn là khúc hùng ca về những người anh hùng dân tộc. Bên cạnh những vần thơ trữ tình ngọt ngào, ta còn bắt gặp những vần thơ tràn đầy khí thế chiến thắng của quân và dân ta:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui thắng trận trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

Việt Bắc là một tác phẩm gồm 150 câu thơ lục bát, được viết vào tháng 10/1954 khi Trung ương Đảng và chính phủ, Bác Hồ và cán bộ từ giã “Thủ đô gió ngàn” đề về với “Thủ đô nắng Ba Đình” Bài thơ được chia làm hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến, phấn sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc. Đoạn thơ “Những đường Việt Bắc của ta…Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng” tập trung tái hiện lại không khí hào hùng của cuộc kháng chiến lúc quân và dân ta đang dành được lợi thế.

Trong 8 câu thơ đầu, nhà thơ đã tái hiện lại một cách chân thực hình ảnh đêm Việt Bắc trong mùa chiến dịch:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Câu thơ Những đường Việt Bắc của ta vang lên khỏe khoắn, hùng tráng, chứa chan niềm tự hào kiêu hãnh. Trăng ngả, trăng đường hướng về Việt Bắc, trăm nẻo đường từ Việt Bắc tỏa đi muôn nơi đều là “của ta”: Hai tiếng của ta giản dị mà vô cùng thiêng liêng. Chúng thể hiện rõ ý thức làm chủ của người kháng chiến đất nước mình cũng như niềm tự hào về sự bất khả xâm phạm của vùng căn cứ. Có sống trong những ngày kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ khó khăn, ta mới thấm thía niềm tự hào kiêu hãnh chống Pháp gian khổ khó khăn. Sau bao ngày tháng trong tình thế ngặt nghèo, phải phòng thủ ta đã vươn lên giành thế chủ động trong mọi mặt trận. Những con đường từng bị giặc chiếm đóng nay đã là của ta. Hình ảnh thơ Đêm đêm rầm rập như là đất rừng đặc tả sự lớn mạnh nhanh chóng, vượt bậc và khí thế ra trận hào hứng, ngất trời của đoàn quân và dân ta. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại chọn thời điểm ban đêm. Trong cuộc sống, đêm là lúc yên bình, tĩnh mịch, vạn vật đã chìm vào giấc ngủ say nồng nhưng trong kháng chiến, đêm thường là điểm khởi đầu của những hoạt động, chiến dịch chuẩn bị cho ngày mai thắng lợi. Trong màn đêm bao la bao phủ, trùm khắm, đoàn quân của ta ra trận rầm rập như vũ bão khiến đất rung, trời lờ. Với những từ láy rắn rỏi, hình ảnh so sánh, phóng đại, nhịp thơ đanh, chắc kết hợp với những phụ âm rung, câu thơ bật lên âm hưởng khỏe khoắn hùng tráng góp phần tái hiện sống động cuộc diễu binh hùng vĩ. Có thể nói, tinh thần chiến đấu quả cảm, khí thế ra trận hào hùng của cha ông trong suốt bồn nghìn năm dựng nước, giữ nước đã sống dậy trong ngày tháng ra trận.

Chúng ta từng tự hào trước các tráng sĩ thời Trần mang tinh thần Sát Thát, về nghĩa quân Lam Sơn với sức mạnh Đánh một trận sạch không kình ngạc – Đánh hai trận tan tác chim muông. Và cho đến bây giờ, chúng ta lại càng tự hào về cuộc kháng chiến thần thánh của thời đại cách mạng:

Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan

Các từ tượng thanh và các từ tượng hình như rầm rập, điệp điệp, trùng trùng được sử dụng một cách tài tình, diễn tả chính xác khí thế tự tin, hồ hởi bao trùm cả dòng người đang ra trận với sức mạnh như dòng thác tuôn trào, không gì có thể cản bước nổi quân ta. Hình ảnh thơ ánh sao đầu súng đậm chất lãng mạn. Nơi đầu súng của người lính cụ Hồ người sáng ánh sao lí tưởng cách mạng, hòa bình của niềm tin chiến thắng. Hình ảnh ánh sao đầu súng gợi liên tƣởng đến hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu. Chỉ bằng một hình ảnh thơ, Tố Hữu đã tạc khắc chân dung của đoàn quân chủ lực bình dị mà cao cả.

Cùng ra trận với những đoàn quân chủ lực còn có lực lượng dân công hỏa tuyến hùng hậu. Tuy là bức tranh buổi đêm nhưng vẫn rừng rực ánh sáng – ánh sáng của đuốc đỏ, tàn lửa, đèn pha:

Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm, sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Dân công đỏ đuốc từng đoàn và muôn tàn lửa bay là những hình ảnh huy hoàng, rực rỡ tái hiện không khí ra trận sôi nổi của lực lượng tiến công. Với khát vọng giải phóng đất nước cháy bỏng, những đoàn quân lấy đêm là ngày, từng đoàn, từng đoàn, với bó đuốc rực cháy trên tay hối hả nối nhau ra trận. Với bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay ấy, núi rừng như bừng thức. sự im lặng, tăm tối bỗng bị xé toang bởi ánh sáng đèn pha. Hình ảnh Đèn pha bật sáng như ngày mai lên vừa cực tả ánh sáng chói lòa của đoàn xe cơ giới, vừa nên bật sự trưởng thành lớn mạnh của quân đội ta, đồng thời, nó cũng thể hiện niềm tin vào một ngày mai huy hoàng, sáng chói.

Khúc hùng ca Việt Bắc ra trận được khép lại bằng tiếng reo ca khi toàn thắng về ta:

Tin vui thắng trận trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

Diệp từ “vui” được điệp đi, điệp lại nhiều lần cùng với nhịp thơ ngắn, nhanh mạnh tạo nên âm hưởng hào sảng, hùng tráng. Những cụm vui từ, vui về, vui lên tạo nên không khí phấn chấn, vui tươi, hồ hởi. Từ Việt Bắc, tốc độ của chiến thắng bùng lên, chiến thắng nối tiếp chiến thắng, niềm vui gọi niềm vui. Điểm đáng chú ý trong đoạn thơ là việc liệt kê hàng loạt các địa danh mà không làm mất đi sự hấp dẫn của đoạn thơ. Nếu ở Tây Tiếm, những địa danh của Quang Dũng xuất hiện với niềm thương nỗi nhớ thì Tố Hữu lại gọi tên những địa danh lừng lẫy chiến công mà làm bừng tỉnh lòng người. Có thể nói, đây là điểm độc đáo trong thơ Tố Hữu.

Nhìn chung, đoạn thơ Việt Bắc ra trận là minh chứng tiêu biểu cho phong cách thơ đậm tính sử thi và dạt dào cảm hứng lãng mạn của Tố Hữu. Đọc đoạn thơ, ta thấy như một khúc ca thắng trận của quân dân Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp Khẳng định, ngợi ca, tự hào về quê hưong Việt Bắc ” Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”.


Ta Ra Trận Hôm Nay – Từ Như Tài | Nhạc Cách Mạng Tuyển Chọn Hay Nhất


Ta Ra Trận Hôm Nay Từ Như Tài | Nhạc Cách Mạng Tuyển Chọn Hay Nhất
Đăng ký theo dõi Từ Như Tài Official tại:
? ĐĂNG KÝ KÊNH : https://bom.to/DOC6iJI6QrFp
?Fanpage Facebook : https://bom.to/IKOQ7QyKNosQ
Ca sĩ Từ Như Tài xuất thân là anh thợ cắt tóc yêu ca hát, không được đào tạo qua trường lớp. May mắn đến với anh trong 2 cuộc thi TÌM KIẾM TÀI NĂNG 2014 lọt vòng Top 10 chung kết năm 2017 đoạt giả Á QUÂN 1 TUYỆT ĐỈNH SONG CA !

Bản quyền thuộc về BH Media Corp.
Vui lòng không đăng tải dưới bất kỳ hình thức nào!!!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button