Tổng Hợp

Những hạn chế của nông nghiệp Việt Nam hiện nay:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.08 KB, 33 trang )

nuôi khác. Cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi còn thiếu đa dạng, tồn tại nhiều giống cây

cho hiệu quả và năng suất còn thấp, nhiều giống vật nuôi có chất lượng kém hơn so

với các sản phẩm cùng loại của các nước.

– Năng suất lao động chưa cao, chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năng

cạnh tranh yếu do đó chưa hình thành được các chuỗi giá trị nông sản mạnh và

bền vững. Mặc dù năng suất lao động của ngành nông nghiệp có tăng trong nhiều năm

trở lại đây, tuy nhiên, theo báo cáo khoa học ngành nông nghiệp Việt Nam 2011-2015

(Bộ NN và PTNT) thì năng suất lao động bình quân của ngành nông nghiệp ở nước ta

chỉ bằng 0,16% đến 0,22% so với ngành công nghiệp từ năm 2006 đến nay. Chất

lượng sản xuất thấp cũng là một trong những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Do chất

lượng sản xuất thấp dẫn đến giá trị xuất khẩu không cao, làm giảm thu nhập cũng như

hiệu quả lao động của người nông dân, làm giảm hiệu quả khai thác đất đai và các tài

nguyên khác. Theo thông báo mới nhất của ICO (tổ chức cà phê thế giới) tỷ lệ cà phê

dưới chuẩn CQP của Việt Nam lên đến 75% trong khi Indonesia chỉ ở mức 9%. Đây

cũng là lý do khiến tỷ lệ cà phê của Việt Nam bị loại ở sàn giao dịch Liffe năm 2008

lên tới 60%. Mặc dù là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, cho đến nay, Việt Nam

vẫn chưa xuất khẩu gạo có thương hiệu mạnh, giá gạo của Việt Nam vẫn luôn duy trì ở

mức thấp hơn so với giá gạo tương đương của Thái Lan. Người nông dân phần lớn vẫn

chú trọng nâng cao năng suất hơn là chất lượng sản phẩm. Khi giá lên cao, để đạt được

năng suất tối đa, người trồng cà phê sẵn sàng sử dụng phân hóa học, nước tưới, thuốc

bảo vệ thực vật với mức cao hơn mức khuyến cáo, tiết giảm các loại cây che bóng mát,

hái cà phê quả xanh hoặc hái lẫn quả xanh quả chín để tăng cao sản lượng. Cà phê hái

về ủ đống chờ đủ lượng mới đổ ra phơi trên sân đất gây nên tình trạng cà phê bị ủ,

phơi lâu khô, nhiễm nấm mốc trong khi phơi,… Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối

với các loại cây trồng khác.

– Thị trường thiếu ổn định, còn nhiều yếu tố bất ổn trong quá trình sản xuất,

tiêu thụ đặc biệt là vấn đề giá cả. Bên cạnh những yếu tố rủi ro về thời tiết, mùa vụ,

trong một nền nông nghiệp hàng hóa thì người nông dân lại phải đối mặt nhiều hơn

với các rủi ro về thị trường giá cả, cung cầu cả đầu vào và đầu ra. Do các yếu tố về

cung cầu không ổn định, dẫn đến sự biến động về giá trở nên phức tạp và khó đoán

trước, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người nông dân. Đặc biệt là đối với trường

hợp của Việt Nam, khi các mặt hàng nông sản của chúng ta chưa làm chủ được thị

trường thì sự thụ động về mặt cung cầu càng tăng lên, đồng nghĩa với việc rủi ro về giá

cả càng trở nên nghiêm trọng đối với người nông dân. Sự khó khăn về vốn, sự yếu

kém về kỹ thuật trong các khâu phơi sấy, bảo quản dẫn đến người nông dân không làm

chủ được thời điểm tiêu thụ, buộc phải bán ngay cả vào thời điểm giá thấp. Sự bất ổn

về giá còn có nguyên nhân xuất phát từ chính người nông dân. Khi giá một loại nông

sản tăng lên trong một năm thì ngay mùa vụ sau, người nông dân lại đổ xô đi trồng

hoặc chăn nuôi loại nông sản đó, dẫn đến nguồn cung tăng đột biến, giá thành lập tức

hạ xuống.

Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại trong lĩnh vực

nông nghiệp hiện nay:

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa được thực hiện tốt, thiếu

những chiến lược và giải pháp nhằm quy hoạch ổn định, lâu dài đối với từng cây,

con, sản xuất phần nào còn mang tính phong trào tự phát gây ảnh hưởng tiêu cực

đối với các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước. Ví dụ như đối với cây cà phê,

27

mặc dù Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 150/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy

hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp và thủy sản cả nước đến năm 2015

và tầm nhìn 2020, quy mô cà phê cả nước duy trì từ 450.000 đến 500.000 ha, nhưng

thực tế hiện nay cả nước có khoảng trên 525.000 ha, nhiều diện tích trồng mới không

nằm trong vùng quy hoạch, chủ yếu là trồng trên những nơi không thích hợp với đặc

điểm sinh lý, sinh thái của cây cà phê, do đó không những không đủ bù đắp sản lượng

thiếu hụt của những diện tích ca phê già cỗi mà còn đe dọa trực tiếp đến tính bền vững

của những diện tích cà phê còn lại do môi trường bị hủy hoại. Theo số liệu của ngành

nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, diện tích cà phê ở đây có lúc lên tới 270.000ha, trong đó có

Xem Thêm :   Dendro Nắng Robert Hoa Thơm, Siêng Hoa Cực Dễ Chăm | #MêLanShopping

Xem thêm :  Luyện viết chữ đẹp MIỄN PHÍ cho người lớn

đến hơn một nửa phải tưới bằng nguồn nước ngầm. Tình trạng khai thác nước ngầm

quá mức để phục vụ tưới nước cho cây cà phê, không tuân thủ theo đúng quy trình đã

dẫn đến hiện tượng chẩy tầng, tụt mạch nước ngầm. Theo điều tra, khảo sát của Đoàn

quy hoạch và điều tra tài nguyên nước 704 thì lượng nước ngầm hiện đã sụt xuống từ 3

đến 5m, những địa bàn có nguồn nước ngầm giảm mạnh đều rơi vào các địa phương

đã “cơ bản phá xong rừng”. Ngay cả đối với ngành chế biến nông sản, tuy phát triển

nhanh nhưng chủ yếu là tự phát thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, phân tán,

thiếu liên kết, chưa tiếp cận đầy đủ nhu cầu thị trường để quyết định sản xuất chế biến.

Việc thiếu quy hoạch hợp lý trong sản xuất cũng dẫn đến hoạt động sản xuất

mất cân đối, chạy theo thị trường nhiều hơn là đón trước thị trường, do đó, rủi ro về

giá cả, tiêu thụ đối với người nông dân lại càng tăng lên.

Cũng do thiếu công tác quy hoạch nên quy mô sản xuất manh mún, khó hình

thành các vùng sản xuất tập trung, do đó, việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ

thuật hiện đại cũng trở nên khó khăn hơn.

Điều kiện khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất nông nghiệp vẫn ở mức

thấp. Các biện pháp canh tác, thu hoạch còn nhiều bất cập. Điều kiện phơi sấy, sơ chế,

chế biến và bảo quản còn nhiều hạn chế. Trong quá trình sản xuất vẫn còn nhiều khâu

người nông dân thực hiện một cách thủ công dẫn đến năng suất lao động không cao.

Việc nghiên cứu đưa vào sản xuất các giống cây, con mới cho năng suất chất lượng

cao vẫn còn hạn chế.

Chưa hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản và vật tư nông

nghiệp. Tình trạng tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh trong

nông sản vẫn đang tồn tại phổ biến mà chưa có các biện pháp xử lý. Thiếu các biện

pháp kiểm soát chất lượng dẫn đến chất lượng nông sản bị thả nổi, tỷ lệ sản phẩm có

chất lượng thấp còn rất cao, không được phân loại dẫn tới giá thành sản phẩm thấp và

khó chiếm lĩnh được thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, khi các

hàng rào thuế quan hầu như không còn được áp dụng theo các quy định về bảo hộ

thương mại của WTO, các hàng rào về tiêu chuẩn chất lượng lần lượt được các nước

dựng lên như một biện pháp bảo vệ hữu hiệu sản xuất nông nghiệp trong nước. Việc

chưa hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản hiệu quả vừa gây khó quản lý

và nâng cao chất lượng nông sản trong nước vừa gây thiệt thòi cho ngành nông nghiệp

trong nước do không được áp dụng biện pháp bảo hộ hợp lý.

Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển sản xuất nông

sản quy mô lớn, nhất là ở các vùng miền núi, đặc biệt là giao thông, thủy lợi, thông

tin liên lạc… Vẫn còn 5% số xã chưa có đường ô tô, 28% xã chưa có trạm bưa điện và

17% trụ sở xã chưa có điện thoại, 11% xã chưa có điện và 90% xã chưa có trường phổ

thông, 40% dân sống ở nông thôn chưa có nước sạch sinh hoạt. Ngay cả đối với hệ

28

thống thủy lợi được đầu tư lớn, nhưng hiệu quả sử dụng thấp và quản lý yếu. Cơ sở hạ

tầng tại các vùng nông thôn chậm được xây dựng và nâng cấp gây khó khăn cho sản

xuất nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nông thôn. Có tới 21% doanh nghiệp

nông thôn cho rằng chất lượng giao thông nông thôn còn rất kém và là vấn đề nghiêm

trọng cản trở phát triển.

Khó khăn về vốn cho phát triển sản xuất. Trong khi đa số hộ nghèo tập trung

ở nông thôn và hầu hết người dân sống ở nông thôn có thu nhập thấp thì vốn cho phát

triển sản xuất là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Do không có vốn, người nông dân

không thể mở rộng sản xuất cũng như không thể đầu tư áp dụng các phương thức sản

xuất tiên tiến, từ đó dẫn tới không thể nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất. Việc

thiếu vốn cũng dẫn tới người nông dân bị thụ động trong quá trình sản xuất và tiêu thụ

sản phẩm, bị thương lái ép giá. Tính tới cuối năm 2008, tổng dư nợ tín dụng nông

nghiệp, nông thôn đạt 248.000 tỷ đồng, tăng 15,1% so với năm 2007 nhưng chỉ chiếm

20% so với tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Người nông dân không tiếp cận được

với nguồn vốn từ khu vực tài chính chính thức do thủ tục vay ngân hàng còn rườm rà

trong khi giá trị khoản vay thấp, dẫn tới chi phí vay cao. Hơn nữa, các yêu cầu cho vay

từ phía các ngân hàng là khá chặt chẽ, thông thường đòi hỏi có tài sản thế chấp (mà

chủ yếu là bất động sản) nên người nông dân không thể vay được do không có tài sản

thế chấp. Do đó, người nông dân thường phải chấp nhận vay từ khu vực phi chính thức

Xem Thêm :   Kéo Dài thân – To lá bằng cách cân bằng bón lá bón gốc – #MelanTV

Xem thêm :  Nước rửa phụ khoa màu xanh gynofar có tốt không, giá tiền

với lãi suất cao hơn là tiếp cận các ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của hệ thống

ngân hàng cũng chưa có một hệ thống đánh giá rủi ro hợp lý để có thể tiến hành các

hoạt động cho vay vi mô, bản thân các ngân hàng cũng không muốn mở rộng cho

người nông dân vay do hoạt động sản xuất của họ mang nhiều yếu tố rủi ro dẫn tới

nguy cơ mất khả năng thanh toán.

Trình độ văn hóa và mặt bằng dân trí ở khu vực nông thôn còn thấp. Đây là

một rào cả đáng lo ngại. Thực tế cho thấy tình trạng đói nghèo đi liền với trình độ dân

trí thấp do đó một phần nguyên nhân hạn chế sản xuất nông nghiệp phát triển xuất phát

từ chính người nông dân, do họ không chịu sử dụng các giống cây trồng vật nuôi mới,

bảo thủ và chậm tiếp cận đối với các phương thức canh tác, chăn nuôi, chậm tiếp nhận

các quy luật cung cầu thị trường dẫn tới sản xuất hàng hóa chất lượng thấp, không phù

hợp với nhu cầu của thị trường.

Mối liên hệ giữa sản xuất và tiêu thụ còn yếu. Gắn liền sản xuất với tiêu thụ

chính là yêu cầu cơ bản của một nền sản xuất hàng hóa. Người nông dân hiện nay hầu

hết vẫn thụ động trong khâu tiêu thụ sản phẩm mà phụ thuộc chủ yếu vào thương lái

dẫn tới thường xuyên bị ép giá. Cũng do không có sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ,

dẫn tới khâu sản xuất không nhận được các tín hiệu về nhu cầu của thị trường mà

thông thường do quá trình tiêu thụ mang lại nên sản xuất không đúng cái thị trường

cần, quá trình tiêu thụ sản phẩm càng trở nên khó khăn hơn. Vấn đề thúc đẩy mối liên

kết “4 nhà” (Nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp và Nhà nước) đã được đặt ra

nhưng chưa đạt được hiệu quả.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn tồn tại nhiều yếu tố vĩ mô gây khó khăn

cho sản xuất nông nghiệp như: sự biến động của kinh tế thế giới dẫn tới cầu tiêu thụ

giảm sút mạnh mẽ, diện tích đất đai cho sản xuất nông nghiệp giảm do quá trình phát

triển công nghiệp và đô thị hóa, thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu,…

Có thể thấy các khó khăn đang tồn tại đối với sản xuất nông nghiệp có mối quan

hệ đan xen, tác động lẫn nhau. Do khả năng tiếp cận vốn khó khăn, không có đủ vốn

29

cho sản xuất, người nông dân không thể mở rộng sản xuất cũng như áp dụng khoa học

kỹ thuật mới trong sản xuất, dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao. Điều này lại đẩy

người nông dân tới chỗ phải chịu thiệt thòi trong tiêu thụ sản phẩm, không thu lại được

tiền đầu tư cũng như không có lợi nhuận sản xuất, từ đó càng trở nên khó khăn hơn về

vốn. Cũng do không có vốn, người nông dân phải bán sản phẩm đi ngay khi thu hoạch.

Do nhiều người bán cùng một lúc dẫn tới nguồn cung tăng đột biến, giá nông sản giảm

và người nông dân dễ bị thương lái ép giá. Những lý do đó tạo thành một vòng quay

luẩn quẩn khiến cho việc giải quyết những khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp hiện

nay trở nên khó hơn và không chỉ nằm trong tay người nông dân.

2.

Một số giải pháp phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay:

-Chính phủ cần sớm xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể đối với các

phân ngành nông nghiệp, đặc biệt là đối với các ngành có ưu thế, tạo ra nhiều giá trị

xuất khẩu như sản xuất gạo, cà phê, cao su, chè, nuôi trồng và chế biến thủy sản,

trên cơ sở đó từng địa phương phải chỉ đạo kiên quyết, không để tồn tại các hiện

tượng phát triển ngoài quy hoạch. Đồng thời Chính phủ cũng cần có các biện pháp

hỗ trợ người nông dân thông qua các ưu đãi về sử dụng đất, tín dụng đầu tư,…

-Xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn. Đặc biệt cần chú trọng đầu tư vào hệ

thống giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch. Bên cạnh việc sử dụng vốn nhà nước

cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn, còn có thể kêu gọi sự tài

trợ từ các tổ chức, dự án quốc tế, đặc biệt là cần huy động sức mạnh từ trong chính

cộng đồng người dân sống ở nông thôn, kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm để

xây dựng và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nông thôn.

-Tăng cường công tác trồng rừng và bảo vệ rừng. Việc duy trì diện tích rừng có ý nghĩa

đặc biệt trong việc bảo tồn các điều kiện thiên nhiên khí hậu và đất đai cho sản xuất

nông nghiệp.

-Đầu tư cho nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật, tăng cường các giải pháp kỹ thuật

cho sản xuất nông nghiệp. Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển

giống cây trồng vật nuôi, phát triển các biện pháp thâm canh, nuôi trồng mới cho

năng suất, chất lượng cao hơn. Đặc biệt hoạt động nghiên cứu phải gắn liền với sản

xuất, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết khoa học và hoạt động sản xuất thực tế.

Xem Thêm :   ?Hết Hàng?MAI VÀNG GIÁ RẺ P106 | Mai Vàng Giảo Thủ Đức – Giá Rẽ Tại Vườn | BsPc

Xem thêm :  TỔNG QUAN CÁC KĨ THUẬT XÁC ĐỊNH ĐIỂM ẢNH CÙNG SẮC MÀU VỚI MÀU DA NGƯỜI

-Tăng cường công tác khuyến nông để có thể đưa giống cây trồng và vật nuôi mới có

năng suất chất lượng cao hơn đi vào sản xuất. Phổ biến các phương pháp canh tác,

chăn nuôi, các biện pháp thu hoạch bảo quản hiện đại, hiệu quả đến người nông dân

để nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp theo

hướng phát triển kinh tế sinh thái VACR để cải thiện đời sống nông dân.

-Nâng cao dân trí cho vùng nông thôn. Phát triển thêm hệ thống trường học, nâng cao

chất lượng trường lớp tại các vùng nông thôn. Đẩy mạnh công tác khuyến nông,

hướng dẫn và đào tạo ngắn hạn cho người nông dân. Tăng cường công tác đào tạo

cho đội ngũ khuyến nông và nâng cao chất lượng hệ thống cán bộ quản lý tại các

vùng nông thôn.

-Đẩy mạnh tạo lập thương hiệu cho hàng hóa nông sản Việt Nam. Đối với các ngành

sản phẩm tạo ra giá trị xuất khẩu cao, đã chiếm lĩnh được vị thế trên thị trường thế

giới, cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì và nâng cao thương hiệu

hàng hóa. Nhà nước và doanh nghiệp cùng phối hợp trong việc quảng bá hình ảnh

nông sản Việt Nam đến người tiêu dùng thế giới, có thể lồng ghép trong các hoạt

30

động quảng bá du lịch. Tăng cường tham gia các sàn giao dịch nông sản quốc tế.

Người nông dân cũng phải tham gia quá tŕnh tạo lập thương hiệu bằng cách tuân thủ

nghiêm ngặt các quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chỉ những sản phẩm có

chất lượng thực sự tốt mới có hình thành thương hiệu và định vị lâu dài trên thị

trường quốc tế. Việc tạo lập thương hiệu cho hàng hóa nông sản cần có sự tham gia

phối hợp của cả người nông dân, doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề và các cơ

quan quản lý Nhà nước.

-Hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy hơn nữa mối liên kết “4

nhà”, đặc biệt là mối liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp. Cần xây dựng các mô

hình tổ chức quản lý từ khâu trồng trọt, chăn nuôi đến khâu thu hoạch, bảo quản,

chế biến và tiêu thụ tạo thành một chu trình khép kín hợp lý, giúp người nông dân

có thể liên minh với doanh nghiệp, sử dụng nhiều biện pháp như ký gửi để có thể

tiêu thụ theo kế hoạch, lưu trữ sản phẩm để bán khi có giá cao.

-Xây dựng và phát triển các sàn giao dịch hàng hóa nông sản tập trung là đầu mối để

người nông dân tiếp cận thị trường cũng như các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn

sản xuất, giảm thiểu các khâu trung gian. Trên cơ sở phát triển của các sàn giao dịch

tập trung còn có thể hình thành thị trường các tài sản phái sinh như hợp đồng giao

sau, tăng cường cơ hội lựa chọn cũng như tính ổn định trong khâu tiêu thụ hàng hóa

cho người nông dân.

-Tạo điều kiện tiếp cho người nông dân tiếp cận vốn thông qua phát triển thị trường tài

chính nông thôn. Xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính nông thôn, phát triển mạng lưới

các tổ chức tài chính cung cấp sản phẩm tín dụng nông nghiệp nông thôn, xây dựng

và phổ biến các tiêu chuẩn đánh giá, thẩm định trong quá trình cấp tín dụng nông

nghiệp, nông thôn từ đó giảm thiểu các yêu cầu, thủ tục cho người nông dân. Phát

triển các sản phẩm tài chính như là chứng chỉ lưu kho, hợp đồng giao sau để cho

phép người nông dân có tài sản thế chấp khi tiếp cận nguồn chính thức. Tăng cường

vốn cho vay nông nghiệp bằng cách huy động nguồn tiền tiết kiệm từ chính khu vực

nông thôn thông qua đa dạng hóa các loại tiền gửi tiết kiệm.

-Nâng cao vai trò của các hiệp hội và của hội nông dân Việt Nam. Các hiệp hội ngành

nghề (hiệp hội cao su, hiệp hội cà phê,…) đóng vai trò quan trọng làm cầu nối giữa

người nông dân với các cơ quan chức năng, phản ánh nhu cầu của người nông dân

đến cơ quan quản lý, đồng thời định hướng người nông dân phát triển theo định

hướng chung của Chính phủ. Hội nông dân cần tăng cường bảo vệ lợi ích cho người

nông dân, và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.

3.

Phát triển thị trường tài chính nông thôn, tạo nguồn vốn cho phát triển nông

nghiệp nông thôn

Từ những nghiên cứu trên cho thấy, những khó khăn đối với phát triển khu vực

nông nghiệp hiện nay có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó, nguồn vốn cho phát

triển nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề quan trọng cần có sự quan tâm giải quyết

nhanh chóng. Việc tháo gỡ nút thắt về vốn còn có thể là đầu mối để giải quyết nhiều

vấn đề khác như: người nông dân chủ động được vốn trong sản xuất kinh doanh nên

họ có thể áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tốt hơn từ đó nâng cao chất lượng

sản phẩm nông sản, đồng thời họ có thể chủ động thời điểm tiêu thụ hàng hóa, tránh

tình trạng “bán lúa non” để trang trải nợ, từ đó giảm thiểu các rủi ro về giá,v.v…

31

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button