Tổng Hợp

Nhím cảnh bao nhiêu tiền? Có bắn lông không? Nuôi thế nào?

Nhím cảnh chính là một trong những loài thú cưng đang được nhiều người yêu thích và nuôi dưỡng hiện nay. Và nếu như bạn đang quan tâm tới loài nhím cảnh và muốn biết thêm về Nhím cảnh bao nhiêu tiền? hay cách nuôi Nhím cảnh như thế nào? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu một cách chi tiết qua bài viết sau đây nhé.

1. Giới thiệu về loài Nhím cảnh

Nhím cảnh là một loài nhím có thân hình khá nhỏ bé và rất đáng yêu, chúng được biết đến với tên tiếng Anh là Hedgehogs. Hiện nay, loài Nhím cảnh này rất dễ thuần hoá, dễ nuôi mà không chiếm quá nhiều diện tích ngôi nhà của bạn. Do đó, loài nhím này đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các bạn trẻ tại các thành phố lớn hiện nay.

Nhím cảnh thuộc họ Erinaceidae và thuộc bộ gặm nhấm. Chúng có tổ tiên khá gần gũi với loài chuột chù và có nguồn gốc từ lâu đời. Hiện nay, kể cả nhím hay nhím cảnh đều đang được phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

Giới thiệu về loài Nhím cảnh

1.1. Đặc điểm ngoại hình của loài Nhím cảnh

Nhím cảnh có một ngoại hình rất nhỏ bé, nhỏ hơn rất nhiều so với các loại nhím thịt thông thường. Một con Nhím cảnh khi trưởng thành có kích thước từ 7-10cm và nặng từ 500g-1.5kg, chúng có thể nằm cuộn tròn trong lòng bàn tay của bạn. Tuy nhiên, những con to thường khám hiếm và ít người nuôi, bởi họ thích sự đáng yêu và dễ thương của những con nhím nhỏ.

Loài Nhím cảnh có khá nhiều màu sắc khác nhau, có thể là màu trắng, màu chấm tiêu, màu đen… Tuy nhiên hình dáng của chúng thì thường khá giống nhau và đặc biệt là rất dễ thương, bạn chỉ muốn ôm và nựng chúng ngay lập tức.

1.2. Tính cách của loài Nhím cảnh

Nhím cảnh được xem là một loài thú cưng rất dễ tính, dễ gần gũi và hòa đồng với chủ của chúng. Chỉ cần bạn âu yếm và vuốt ve thì chúng sẽ chơi với bạn cả ngày. Ngoài ra, loài Nhím cảnh cũng rất thân thiện với tất cả các loài thú cưng khác trong nhà. Tuy nhiên, khi bạn chuyển nhà hay đổi chủ thì chúng thường khá căng thẳng và lo lắng trong thời gian đầu. Tuy nhiên, bạn chỉ cần chăm sóc và chơi với chúng thường xuyên thì chúng sẽ thoải mái và hoà đồng như ban đầu.

Ngoài ra trong môi trường nuôi nhốt, được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách thì loài Nhím cảnh có tuổi thọ khá cao, chúng có thể sống được từ 4-6 năm.

1.3. Nhím cảnh sinh sản như thế nào?

Là một loài thú cưng có kích thước khá nhỏ, thế nên nếu như bạn không để ý thì rất khó để phát hiện ra chúng đã mang thai hay chưa. Do đó, nhiều người thường chỉ biết đến chúng mang khi mà chúng đã sắp đẻ. Thông thường, một con nhím cảnh cái bước vào thời kỳ sinh sản khi chúng được khoảng 2 tháng tuổi. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, cũng giúp cơ thể chúng phát triển hoàn thiện thì thường người ta sẽ cho chúng sinh sản khi đạt từ 6-8 tháng tuổi. Để đảm bảo mọi cơ quan sinh sản, sức khoẻ của chúng được đạt được trạng thái tốt nhất khi sinh sản.

Mỗi lần sinh sản, con Nhím cảnh cái sẻ đẻ từ 3-5 con non, số lượng con non ở mỗi con mẹ không giống nhau, có con đẻ nhiều con đẻ ít. Con non sẽ được bố mẹ chăm sóc đến khi trưởng thành và sau khoảng 40-50 ngày thì con mẹ có thể sinh sản trở lại.

Nhím cảnh sinh sản như thế nào?

1.4. Nhím cảnh có bắn lông không?

Tuy là loài thú nuôi làm cảnh, tuy nhiên loài Nhím cảnh vẫn có những chiếc gai khá cứng và nhọn. Nếu như bạn không biết cách bắt chúng thì những cây lông nhọn trên lưng chúng sẽ làm bạn bị thương. Tuy nhiên, loài Nhím cảnh thường không có khả năng bắn lông ra để tự vệ. Bởi trong môi trường nuôi nhốt, chúng đã được thuần hoá và nuôi dưỡng từ nhỏ, chúng thân thiện và hoà đồng, cũng như không có tác động từ kẻ thù như ngoài tự nhiên nên chúng dần mất đi khả năng bắn lông để tự vệ.

Đọc thêm: Con dúi là con gì?

2. Nhím cảnh giá bao nhiêu tiền 1 con?

Hiện nay, có rất nhiều loại Nhím cảnh khác nhau như: Nhím cảnh Pintos, Socola, Cam, Muối tiêu hay Nhím cảnh trắng… Mỗi loại sẽ có một giá thành khác nhau, thế nhưng hiện nay ở Việt Nam số lượng nhím cảnh khá lớn, nên chi phí cũng khá rẻ cho mỗi con. Và không còn có tình trạng hét hơn 2 triệu cho một con Nhím cảnh như những báo mạng đã và đang đưa tin.

Bởi hiện nay, chỉ cần bỏ ra từ khoảng 150.000 – 500.000 vnđ là bạn đã sở hữu một chú Nhím cảnh đáng yêu rồi. Ngoài ra, có một số con sẽ có giá mắc hơn một xíu nếu có kích thước lớn, khỏe mạnh và có màu sắc khá đặc biệt hơn đôi chút, có thể là do biến đổi gen, bạch tạng…

Tuy nhiên, với mức giá sàn khả rẻ, chỉ hơn 150.000vnđ/em thì bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn cho mình một em Nhím cảnh phù hợp.

3. Cách nuôi loài Nhím cảnh thế nào hiệu quả nhất?

Khi nuôi Nhím cảnh, bạn cần phải có một số kiến thức nhất định về loài vật này, để giúp chúng phát triển ổn định và có thể sinh sản bình thường. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn một số kinh nghiệm trong quá trình nuôi loài Nhím cảnh.

3.1. Chuồng nhím

Nhím cảnh có kích thước khá nhỏ, do đó chuồng nuôi cũng không cần có diện tích quá lớn. Bạn có thể sử dụng một thùng carton nhỏ hoặc một cái thùng kính vừa là được. Sau đó, bạn nên bỏ vào trong đó một lớp mụn gỗ để chúng nằm êm hơn. Đặc biệt là chuồng Nhím cảnh phải thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào và nên trang bị thêm các vòi nước và thức ăn. Hoặc bạn có thể cho chúng ăn uống mỗi ngày để giúp chuồng sạch hơn.

3.2. Nhiệt độ trong chuồng

Nhiệt độ thích hợp nhất để giúp loài Nhím cảnh phát triển và sinh hoạt ổn định là từ 21 – 27 độ C. Và theo nghiên cứu thì nhiệt độ lý tưởng nhất cho loài Nhím cảnh là 25 độ C. Do đó, bạn cần phải có biện pháp duy trì nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi cho Nhím cảnh trong những ngày hè nắng nóng hoặc ngày đông lạnh giá. Giúp chúng phát triển và sinh sản ổn định.

3.3. Thức ăn cho Nhím cảnh là gì?

Hiện nay, khi nuôi Nhím cảnh bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn dành riêng cho nhím kiểng có bán tại các cửa hàng thú cưng. Hoặc bạn có thể cho chúng ăn thức ăn cho mèo cũng được, bởi đây là loại thức ăn rất phù hợp với hai loại thú cưng này. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung cho loài Nhím cảnh các loại thức ăn tươi như côn trùng, thịt động vật nhỏ, trứng chim… để giúp chúng có thêm năng lượng, khoáng chất, canxi để phát triển tốt hơn.

3.4. Chăm sóc Nhím cảnh thế nào?

Để giúp quá trình Nhím cảnh phát triển và sinh sản ổn định, thì việc chăm sóc của bạn là điều vô cùng quan trọng. Đó đó, bạn cần lưu ý tới những vấn đề này, cụ thể:

+ Bạn cần dọn vệ sinh và khử khuẩn cho chuồng nuôi ít nhất là 1 tuần 1 lần, giúp chuồng nhím sạch sẽ và thông thoáng hơn.
+ Bạn nên cho Nhím cảnh ăn thường xuyên, đúng thời gian và nên thay đổi thức ăn dể giúp chúng không bị nhàm chán.
+ Nên cho chúng ra khỏi chuồng chơi khi có điều kiện, nên vuốt ve chúng để chúng trở nên thân thiết hơn.
+ Nhím cảnh không cần phải tắm nước nên bạn có thể tiết kiệm được một khoản công sức ở vấn đề này.

Chăm sóc Nhím cảnh thế nào?

3.5. Phòng bệnh cho Nhím cảnh

Hiện nay, loài Nhím cảnh có rất ít loại bệnh có thể ảnh hưởng tới khả năng phát triển của chúng. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc của bạn. Bởi nếu bạn không dọn vệ sinh cho chuồng sạch sẽ, rất dễ khiến các loại vi khuẩn bám vào lông, khiến chúng gặp phải tình trạng rụng lông. Ngoài ra, đối với nhím sơ sinh, bạn cần phải vệ sinh tay thật sạch sẽ khi cho chúng ăn, tránh tình trạng tay bẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nhím, gây các bệnh về tiêu hóa, khiến cho bị tiêu chảy, suy giảm sức khoẻ và chết.

Như vậy, trên đây Trại Chó Mèo đã chia sẻ đến các bạn những lông tin đến loài Nhím cảnh hiện nay. Cũng như giúp các bạn giải đáp chính xác thắc mắc Nhím cảnh giá bao nhiêu tiền? Hay cách chăm sóc, nuôi dưỡng loài Nhím cảnh hiệu quả ra sao? Nếu còn thắc mắc hay có góp ý về loài Nhím cảnh, bạn có thể để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 0 / 5. Tổng lượt vote: 0

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Xem Thêm :   CHĂM SÓC MAI VÀNG THÁNG 8 AL-2019

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Đánh giá chi tiết về một số dòng xe Bentley và giá xe Bentley hiện nay

Related Articles

Back to top button