Tổng Hợp

Nhân cách là gì? các loại nhân cách con người

Nhân cách là một hiện tượng hiện diện ngay xung quanh chúng ta hàng ngày nhưng lại là một vấn đề vô cùng phức tạp và khó lý giải. Trong thời đại phát triển hiện nay, khi mà một phần giới trẻ đang có nhần lớn những biểu hiện của việc suy thoái nhân cách thì hiểu rõ về nhân cách con người lại trở nên có ý nghĩa rất nhiều đến sự giáo dụ.

Vậy để giúp độc giả hiểu hơn về Nhân cách con người là gì? Chúng tôi xin gửi tới độc giả thông tin bổ ích thông qua bài phân tích dưới đây.

Nhân cách con người là gì?

Nhân cách là khái niệm chỉ bao hàm phần xã hội, tâm lí của cá nhân, đó là một con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các quan hệ người – người, của hoạt động có ý thức và giao lưu.

Đó là câu trả lời Theo thuyết phân tâm của S.Frued, thuyết siêu phẳng và bù trừ của A.Adler về nhân cách con người là gì còn các nhà tâm lí học theo quan đểm của Mác –xít đều cho rằng khái niệm nhân cách phải là một phạm trù xã hội chứ không thể thuần tâm lí. Cụ thể Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò nhất định.

A.G.Goovaliôp lại cho rằng Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lí đang quy định những hình thức hoạt động và những hành vi có ý nghĩa xã hội.

Mặc dù có các định nghĩa khác nhau liên quan đến giải thích nhân cách con người là gì? nhưng có thể nhận thấy các nhà tâm lí học Mác – xít đề thống nhất với nhau ở quan điểm: “Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.”

Đặc điểm của nhân cách con người?

Từ những định nghĩa của nhân cách ta có thể thấy nhân cách mang các đặc điểm:

Tính thống nhất:

Nhân cách có sự thống nhất giữa việc nói và việc làm, giữ ý thức và hành động, giữa đức và tài..

Tính ổn định:

Nhân cách con người là quá trình hình thành từ từ khó hình thành cũng như khó mất đi, nhân cách là tổ hợp các thuộc tính ổn định, tiềm tàng của cá nhân.

Tính giao lưu:

Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với những cá nhân khác. Thông qua quan hệ giao tiếp với người khác, con người gia nhập các quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội; được đánh giá, được nhìn nhận theo quan hệ xã hội. Điều quan trọng là thông qua giao tiếp, con người còn đóng góp các giá trị nhân cách của mình cho người khác, và cho xã hội.

Nhân cách hình thành khi nào?

Hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình dài theo tiến trình sống của con người. Nhân cách là cả một quá trình dài được hình thành sơ khai, phát triển mạnh mẽ theo tiến trình sống của con người.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhân cách không phải tự nhiên sinh ra.Đồng thời, nhân cách không xuất hiện đồng loạt, bắt buộc trên bất cứ đối tượng nào theo độ tuổi, vóc dáng bên ngoài. Đặc biệt là nhân cách giữa mỗi người là không giống nhau.

Có thể nói nhân cách được hình thành và phát triển qua quá trình học tập tích lũy những kiến thức và kinh nghiệm. Con người càng học tập trau dồi được nhiều kiến thức và vận dụng tối đa những kiến thức bản thân học được thì sẽ đạt đến mức độ nhân cách cao hơn.

Tuy nhiên cũng không có ít trường hợp con người có học thức uyên thâm, hiểu biết sâu rộng nhưng nhân cách lại rất thấp. Có những người  không có điều kiện học hỏi nhiều kiến thức nhưng qua quá trình sống tự tìm tòi tiếp thu mà nhân cách của họ ngày càng được nâng cao.

Nhân cách thể hiện qua những khía cạnh nào?

Nhân cách không chỉ biểu lộ thái độ, cách cư xử của một người đối với một người khác. Nhân cách là hệ thống tổng quát những phẩm giá thể hiện giá trị của một người giữa những mối quan hệ người – người, cá nhân – tập thể – xã hội – môi trường tự nhiên… Nhân cách là quá trình đánh giá phẩm chất của một người xuyên sốt từ quá khứ, hiện tại đến tương lai.

Từ đó ta có thể hiểu: Nhân cách hình thành qua thái độ, ứng xử giữa người với người, con người với xã hội và con người với môi trường

Giáo dục ảnh hưởng quan trọng đến nhân cách con người

– Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân cách của cá nhân

Giáo dục tác động đến qua trình phát triển nhân cách thông qua việc:  Xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, cấp học, trường học và từng hoạt động giáo dục cụ thể. Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục, phù hợp với nội dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể.Tổ chức các hoạt động, giao lưu. Đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức gíao dục…

Giáo dục phải đi trước, đón đầu sự phát triển. Muốn đi trước, đón đầu sự phát triển, giáo dục căn cứ trên những dự báo về gia tốc phát triển của xã hội, thiết kế nên mô hình nhân cách của con người thời đại với hệ thống định hướng giá trị tương ứng.

– Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình phát triển nhân cách

Các yếu tố bẩm sinh – di truyền, môi trường và hoạt động các nhân đều có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ở những mức độ khác nhau, yếu tố giáo dục lại có thể tác động đến các yếu tố này để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển nhân cách.

Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những gen của con người có trong chương trình gen được phát triển. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ được di truyền cấu tạo cột sống, bàn tay và thanh quản … thông qua quá trình giáo dục thì trẻ có thể đi thẳng đứng bằng hai chân, biết sử dụng công cụ hay phát triển ngôn ngữ…Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận động cơ thể. Giáo dục phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để phát huy năng khiếu thành năng lực của mỗi cá nhân.

Giáo dục cũng đồng thời khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế những khó khăn của người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách thông qua các biện pháp phục hồi chức năng hoặc hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ.

Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường của con người, khắc phục được sự mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn.

Giáo dục còn làm thay đổi tính chất của môi trường xã hội nhỏ như gia đình, nhà trường và các nhóm bạn bè, khu phố…, để các môi trường nhỏ tạo nên những tác động lành mạnh,  tích cực đến sự phát triển nhân cách con người.

Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng kinh tế – xã hội, chức năng chính trị – xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa của giáo dục.

Thông qua sân chơi ở các nhà văn hóa, câu lạc bộ tại địa phương giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh nhằm phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân; xây dựng những động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia hoạt động, giao tiếp đồng thời hướng dẫn  cá nhân lựa chọn các hoạt động và giao tiếp phù hợp với khả năng của bản thân. Bên cạnh đó, công tác giáo dục xây dựng nên mối quan hệ giữa thầy trò và bạn bè với nhau đồng giúp cho trẻ tham gia vào các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển nhân cách.

Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân. Trình độ, khả năng tự giáo dục của cá nhân phần lớn bắt nguồn từ sự định hướng của giáo dục. Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp con người hình thành khả năng tự giáo dục, đề kháng trước những tác động tiêu cực của xã hội để phát triển nhân cách mạnh mẽ.

Người có nhân cách tốt phải là người như thế nào?

Người có nhân cách tốt phải là người nhận được cảm tình, lòng tin, sự tôn trọng và hợp tác của người khác, vì vậy họ có nhiều bạn đồng hành tốt trong cuộc đời. Ngược lại, người thiếu nhân cách là người thiếu những kĩ năng sống thiết  yếu, dễ gặp thất bại.

Có thể nói, nhân cách đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời của một con người. Chính vì thế nên em xin chọn đề tài: “Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển của nhân cách. Liên hệ thực tiễn. ” để có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về nhân cách của con người, đồng thời qua đó định hướng được cho mình một hướng đi đúng trong việc rèn luyện nhân cách cá nhân


Ở Đời Dù Mất Tất Cả Cũng Đừng Đánh Rơi Nhân Cách Làm Người


Ở Đời Dù Mất Tất Cả Cũng Đừng Đánh Rơi Nhân Cách Làm Người
Cảm ơn vì đã ủng hộ cho Tu vi so menh/ Triết Lý Á Đông
Donate Paypal: paypal.me/SanoTeam
Donate Ngân hàng BIDV: 43110000998267 chi nhánh Bắc Giang
Đăng ký kênh Tu vi so menh: https://goo.gl/il3xKm để theo dõi những video về tử vi số mệnh của cuộc đời.
Fanpage: https://www.facebook.com/SHOPPHONGTHUYTVSM/
Group: https://www.facebook.com/groups/469055787211067/
Blogger: https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=747640408442061676
Các bạn có thể xem rất nhiều video hay khác của kênh Tử vi số mệnh:
14 Nguyên tắc giúp bạn bớt ngu đi: https://www.youtube.com/watch?v=ToKlTh50qaA\u0026t=341s
2 Chữ đáng sợ nhất đời người:
https://www.youtube.com/watch?v=celzbbffmqU\u0026t=16s
100 Lời dạy của cổ nhân xưa giúp bạn thay đổi cuộc sống:
https://www.youtube.com/watch?v=T030WCukkkM\u0026t=2141s
Cổ nhân dạy: Có 3 điều không thể nói 3 việc không thể làm và 3 loại người không được kết giao:
https://www.youtube.com/watch?v=t0BWzgUCzGM\u0026t=3s
Bài học vô giá của Cổ Nhân Xưa có thể làm THAY ĐỔI VẬN MỆNH hàng vạn con người:
https://www.youtube.com/watch?v=py2QaXA4E\u0026t=1859s
Video có thể có sử dụng nội dung chứa bản quyền dựa trên luật sử dụng hợp lý Fair use (https://www.youtube.com/yt/copyright/vi/fairuse.html)
Long Road Ahead của Kevin MacLeod được cấp phép theo giấy phép Creative Commons Attribution (https://creativecommons.org/licenses/by/4.0/)
Nguồn: http://incompetech.com/music/royaltyfree/index.html?isrc=USUAN1100588
Mọi vấn đề về vi phạm chính sách hoặc nguyên tắc cộng đồng liên hệ với chúng tôi qua Gmail: Doilinhtrang@gmail.com
tuvisomenh trietlyadong

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Hướng Dẫn Cách Làm Cần Câu Trong Minecraft Hiệu Quả, Cách Câu Cá Trong Game Minecraft Hiệu Quả

Related Articles

Back to top button