Tổng Hợp

Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 

Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Tìm kiếm

Display results as : Số bài Chủ đề

Advanced SearchĐăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Tìm kiếm

 
Inside  Google

Display results as :
Posts  Topics Advanced Search

Display results as :

Keywords

truyện hoang quynh trong phung Saigon không quan chẳng Nguyen chuyen linh sáng Trung luong quốc Nhung nhac ngắn nguyet phải ngam tran quang chất nhất

Latest topics

Thông Báo số 1 về Đại Hội Thế Giới Nguyễn Trãi lần thứ 6
Sat Jul 24, 2021 4:02 am by 

» Trang Tưởng Niệm Giáo sư Bùi Bích Hà
Tue Jul 20, 2021 5:50 pm by 

» Slides Show “Tưởng nhớ cô Bùi Bích Hà (GS Pháp văn NT 1967-1983)
Tue Jul 20, 2021 5:27 pm by 

» Hình ảnh về buổi lễ Tưởng niệm giáo sư Bùi Bích Hà (GS Pháp văn NT 1967-1983)
Tue Jul 20, 2021 5:15 pm by 

» Hình ảnh về buổi lễ Tưởng niệm giáo sư Bùi Bích Hà (GS Pháp văn NT 1967-1983)
Tue Jul 20, 2021 5:05 pm by 

» Tập Truyện Ngắn: Tình yêu (Amour) – Guy de Maupassant (1850-1893)
Sat Feb 20, 2021 11:38 pm by 

» Tập Truyện Ngắn Tình cảm: Đi Bước Nữa
Sun Feb 14, 2021 8:31 pm by 

» Tập Thơ Phùng Quân (2) – PHÙ-TANG MỘT CHUYẾN TRỞ VỀ
Wed Feb 10, 2021 10:57 pm by 

» Tập Truyện Ngắn: Đời đổi thay biết bao lần
Sun Feb 07, 2021 1:20 pm by 

Sat Jul 24, 2021 4:02 am by

Admin

Tue Jul 20, 2021 5:50 pm by

Admin

Tue Jul 20, 2021 5:27 pm by

Admin

Tue Jul 20, 2021 5:15 pm by

Admin

Tue Jul 20, 2021 5:05 pm by

Admin

Sat Feb 20, 2021 11:38 pm by

NTcalman

Sun Feb 14, 2021 8:31 pm by NHViet Wed Feb 10, 2021 10:57 pm by PVChuong Sun Feb 07, 2021 1:20 pm by NHViet

October 2021

MonTueWedThuFriSatSun

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

Calendar

Affiliates

free forum

Affiliates

free forum


Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Thơ

 

  Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”

 

2 posters

Tác giảThông điệpP-C

Khách viếng thăm

Tiêu đề: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”   Sat Jun 16, 2012 4:48 pm

Tiêu đề: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”Sat Jun 16, 2012 4:48 pm

.

Nhà thơ

Phùng Quán và

Bài Thơ “Lời mẹ dặn”


Nhà thơ Phùng Quán (1932–1995)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ "Lời mẹ dặn" Phungq10
Cố nhà thơ Phùng Quán

… Cuộc đời ông là một sâu chuỗi đau đớn từ thể xác tới tâm hồn. Ông bị trù dập, bị khinh bỉ, bị xua đuổi khỏi cuộc sống. Đối với nhà nước ông bị liệt vào thành phần phản động, khó thể dung tha. Đối với thơ văn ông bị tẩy chay không được in ấn. Thế mà ông vẫn kiên cường ưỡn ngực trước mọi thế lực. Một mình, một bài thơ, để rồi trở thành một biểu tượng. Bài thơ tiêu biểu của ông mang tựa “Lời mẹ dặn” nay đã trở thành bất hủ.

Lời mẹ dặn
(1957)

Hình ảnh dùng dao viết văn lên đá mà Phùng Quán đưa ra thật bi tráng, đẹp và gân guốc đến rợn người. Rất nhiều người cảm nhận bài thơ này qua cách nghĩ: Phùng Quán tha thiết đến sự thẳng thắn trong mọi tình huống giữa cuộc đời này. Thế nhưng đối với dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu thì bài thơ mang đậm tính phản kháng, trực tiếp chạm đến một nhân vật mà ai cũng biết, đó là chủ tịch Hồ Chí Minh, ông nhận xét:

Bài Lời Mẹ Dặn nó có một ý nghĩa lớn. Đối với Phùng Quán, với tôi và rất nhiều người bởi vì bài thơ ấy ông viết năm 25 tuổi thôi nhưng anh đã nói những điều đại kỵ đối với miền Bắc trong ấy có bốn câu “Yêu ai cứ bảo là yêu ghét ai cứ bảo là ghét. Dù ai ngon ngọt nuông chiều cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết cũng không nói ghét thành yêu”.

Những câu này trực tiếp nhắm vào Hồ Chí Minh và nhắm vào giáo dục miền Bắc tức là không ai yêu Hồ Chí Minh cả nhưng mà từ nhỏ tới lớn mọi người được dạy là ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng? Cái câu của Phùng Quán bảo “Yêu ai cứ bảo là yêu ghét ai cứ bảo là ghét là câu chạm nọc họ kinh khủng lắm.

Cho nên đến năm 1995 thì họ muốn xoa dịu những người trong Nhân Văn Giai Phẩm, họ hứa in cho mỗi người một tập thơ và 5 triệu tiền nhuận bút thế nhưng họ bảo với Phùng Quán là phải bỏ bài thơ “Lời Mẹ Dặn” ra, Phùng Quán nhất định không chịu và sau khi ông chết họ mới chịu in cho ông tập thơ này.

*** BÀI HÁT: Lời Mẹ Dặn



Thơ Phùng Quán. Nhạc Phạm Duy. Tiếng hát Kim Đa
.

Cố nhà thơ Phùng Quán

  MHMai

Khách viếng thăm

Tiêu đề: Re: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”   Sat Jun 07, 2014 12:51 pm

Tiêu đề: Re: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”Sat Jun 07, 2014 12:51 pm

LỜI MẸ DẶN, TUYÊN NGÔN CỦA NGƯỜI CẦM BÚT

Ngô Minh
 

Phùng Quán năm viết Lời mẹ dặn
Nhân giỗ lần thứ 19 nhà thơ Phùng Quán (1995-2014)   
            
Bài thơ “Chống tham ô lãng phí“ trong Giai phẩm mùa Thu số I (9-1956) của Phùng Quán được những nguời cực đoan thời đó đánh giá là một bài thơ “nói xấu chế độ”, “chống đảng”, là “phản động”. Sau nhiều lần học tập, viết bản tự kiểm điểm, bị “đấu tố” gay gắt, Phùng Quán có nguy cơ bị khai trừ ra khỏi Hội Nhà văn, bị đưa ra khỏi biên chế Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nơi anh đã dấn thân theo Vệ Quốc đoàn từ tuổi thiếu niên, rồi phải đi “lao động cải tạo” nhiều năm. Thực tế gần một năm sau, tức đến năm 1958 những hình thức kỷ luật này mới được thi hành, nhưng lúc đó ai cũng đã biết trước bản án dành cho “bọn nhân văn”. Đối với người miền Nam xa quê hương, thân cô thế cô giữa phố phường Hà Nội như Phùng Quán, nguy cơ bị kỷ luật như thế là rất đáng sợ. Bị coi là “phản động”, ai cũng tìm cách xa lánh, lại bị tách khỏi môi trường lính quen thuộc, xa đồng chí, bạn bè dễ làm người thanh niên trẻ tuổi dễ trở nên hoang mang tuyệt vọng, dễ dẫn đến bệnh tâm thần hoặc tìm đến cái chết.
          
Nhưng Phùng Quán thì không. Anh vẫn sống và sáng tác hay hơn, quyết liệt hơn. Sau khi báo Nhân Văn-Giai phẩm bị đình bản, năm 1957, Nhà nước cho phép Hội Văn nghệ xuất bản tuần báo Văn do nhà văn Nguyễn Công Hoan làm chủ bút với mục đích chấn chỉnh lại tình hình văn nghệ lúc ấy.  Phùng Quán đã xuất hiện trên báo Văn số 21, ra ngày 27-9-1957 với bài thơ Lời mẹ dặn gây xôn xao dư luận. Lập tức bài thơ được nhiều người chép, thuộc như là một tuyên ngôn sống, tuyên ngôn cầm bút của văn nghệ sĩ . Nhưng bài thơ một lần nữa lại làm cho Phùng Quán lâm vào tai tương nặng hơn.
            
Lời mẹ dặn là bài thơ tự sự rất dễ hiểu, dễ thuộc, không có gì mới lạ về cấu trúc, ngôn ngữ thơ,  không có gì là “biểu tượng hai mặt” cả. (“Biểu tượng hai mặt” là cụm từ mà thời đó hay dùng để những tác phẩm văn học “có vấn đề”, thực ra văn chương càng đa nghĩa mới hay). Nhưng Lời mẹ dặn lại chứa đựng một tư tưởng nhân văn cực kỳ lớn lao, thể hiện bản lĩnh cao cường của tác giả trước cuộc đời. Vì thế nó đã trở thành một “kiệt tác” thơ Việt thế kỷ XX.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ kể chuyện tỉ tê rất văn xuôi như không có gì đáng chú ý: “Tôi mồ côi cha  năm hai tuổi/ Mẹ tôi thương tôi không lấy chồng…/ Ngày ấy tôi mới lên năm/ Có lần tôi nói dối mẹ/ Hôm sau tưởng phải ăn đòn/
                                        
Nhưng không mẹ tôi chỉ buồn                                        
Ôm tôi hôn lên mái tóc…                                       
Con ơi… trước khi nhắm mắt                                        
Cha con dặn con suốt đời                                        
Phải làm một người chân thật
            
Đến đây thì tư tưởng bài thơ bắt đầu xuất hiện. “Mẹ ơi chân thật là gì?”- Đúng là câu hỏi rất ngây thơ của một đứa trẻ lên năm, nhưng lại là một câu hỏi lớn, rất khó trả lời đối với không ít người lớn giữa trường đời đen bạc. “Chân thật”, bản tính hồn nhiên của con người đang bị méo mó, mai một, biến dạng dần đi do mọi người phải tìm cách bon chen, nịnh hót, nói dối, lừa lọc để tồn tại hoặc để được vinh thân phì gia. Thậm chí có người đã không chân thật rồi, lại còn ghét những người chân thật. Tục ngữ ta có câu “Nói thật mất lòng”. Đó là thực tế vô cùng trớ trêu của con người. Nhớ lời mẹ dặn, từ nhỏ, người lớn hỏi Phùng Quán:” Bé ơi, bé yêu ai nhất? – Bé yêu những người chân thật. Từ chỗ phải làm người chân thật đến  thái độ “yêu những người chân thật” là đi từ mình đến xã hội rộng lớn.
                                          
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt                                          
Con ơi một người chân thật                                         
Thấy vui muốn cười cứ cười                                         
Thấy buồn muốn khóc là khóc
          
Câu giải thích bước đầu của người mẹ cho con vô cũng dễ hiểu. Thấy vui muốn cười là cười – thấy buồn muốn khóc là khóc. Nhưng đó là một chân lý sâu xa, một phương ngôn sống. Vì con người từ khi lọt lòng mẹ là thế, đó là bản tính tự nhiên không thể khác được. Nhưng chân lý giản đơn ấy làm nhiều người  ngạc nhiên tán thưởng, bởi vì đã từ lâu trong xã hội ta con người luôn sống ngược lại với ý  nghĩ của mình, không dám nói thật ý nghĩ của mình. Có khi vui mà dối lòng không cười được. Khi buồn lại nén lòng mà cười để mong làm vui lòng người khác. Sống dối lòng như thế con người dần dà bị biến thành một kẻ dối trá! Một người dối trá. Trăm người dối trá. Triệu người dối trá. Một xã hội người dối trá!
             
Sau cười khóc hồn nhiên là đến chuyện yêu ghét, một cấp độ cao hơn của thái độ và nhận thức, ứng xử của con người trong cộng đồng:
                                                
Yêu ai cứ bảo là yêu                                                
Ghét ai cứ bảo là ghét.
         
Nhắc đến nhà thơ Phùng Quán là người ta nhớ ngay đến “Yêu ai cứ bảo là yêu – Ghét ai cứ bảo là ghét”. Hai câu đó đã thành biểu tượng tinh thần, ý chí của anh. Yêu ghét rạch ròi là thái độ sống của người quân tử, của kẻ sĩ ở đời. Thái độ dứt khoát thể hiện ở động từ “cứ bảo”. Cứ bảo là nói ngay, nói không cần đắn đo, suy tính.
           
Nhưng sự đời không phải bao giờ cũng “ Yêu ai cứ bảo là yêu – Ghét ai cứ bảo là ghét” được, mà có rất nhiều sức ép buộc con người phải nói khác ý mình đi, dối trá, biến mình thành tôi tớ, “nói theo nói leo” làm lợi cho những người có thế lực có tiền bạc. Vấn đề là anh có đủ dũng khí để yêu là nói yêu, ghét là nói ghét hay không. Đoạn thơ sau đây là một cung bậc cao hơn, có thể gọi là thái độ bất khuất, không chịu luồn cúi của tác giả trước những thế lực cường quyền:
                                                 
Yêu ai cứ bảo là yêu                                                
Ghét ai cứ bảo là ghét                                                 
Dù ai ngon ngọt nuông chiều                                                

Cũng không nói yêu thành ghét                                                 
Dù ai cầm dao doạ giết                                               
Cũng không nói ghét thành yêu
            
Đây là đoạn thơ hay nhất trong bài thơ, đã thành chân lý vĩnh hằng trong lòng người yêu thơ Việt Nam từ 50 năm qua, đọc lên nghe như kinh nguyện. Nói yêu thành ghét- nói ghét thành yêu chính là bản chất của những kẻ cơ hội, tâm địa xấu xa, hèn yếu. Chỉ cần kẻ xấu “ngon ngọt nuông chiều”, hứa hẹn tiền tài địa vị hoặc “cầm dao doạ giết” là ngoan ngoan nói và làm theo chúng. Lịch sử Việt Nam đã có nhiều danh nhân vĩ đại nêu tấm gương trung nghĩa, không khuất phục trước cường quyền như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Quốc Toản, Cao Bá Quát, Lê Lợi, Trương Định, Vua Hàm Nghi v.v.. cùng hàng ngàn chiến sĩ kiên trung trong các nhà tù hay trên các pháp trường của thực dân đế quốc trong hai cuộc kháng chiến…Chỉ mấy câu thơ của Lý Thường Kiệt trước quân nhà Tống phương Bắc cách đây gần 1000 năm thôi, cũng đủ nói lên ý chí chí đó của người quân tử nước Nam: Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư / Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm / Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư . Ngược lại, nhiều việc nói theo người cầm quyền, làm theo ý đồ ngoại bang đã gây ra nhiều thảm hoạ đau thương cho nhân dân, đất nước. Từ chỗ sợ sệt, người ta trở nên hèn nhát. Một thời xứ ta sinh ra không ít “trí thức hèn”, “nhà văn hèn”. Những “Đại nhân hèn” ấy chỉ cần chìa ra trước mặt một ít bổng lộc, một tí chức tước quèn thôi đã không dám mở miệng nói chính kiến của mình, dù biết cấp trên nói sai, làm sai, vẫn ngoan ngoãn vâng lời. Cứ như thế ở xứ ta  đã đào tạo ra nhiều thế hệ “người hèn” ”gọi : dạ, bảo: vâng”, không còn tính độc lập suy nghĩ của người quân tử.
             
Từ chuyện “chân thật”, “khóc cười”, “yêu ghét”, nhà thơ đã đưa người đọc đến bản lĩnh người cầm bút. Đây là mục tiêu cuối cùng mà bài thơ muốn đạt tới:
                                                  
Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi                                                 
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dăn thuở lên năm                                                  
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ                                                  
Người làm xiếc đi trên dây rất khó                                                  
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn                                                   
Đi trọn đời trên con đường chân thật
         
Đoạn thơ này chứng tỏ Phùng Quán nhận thức rất rõ một điều: Vì làm nhà văn chân thật là rất khó, nên đã có không ít nhà văn không đi trọn đời trên con đường chân thật. Trước sức ép của cường quyền, nhiều nhà văn đã cam tâm “bẻ cong ngòi bút”, phục vụ cho những mục đích xấu xa. Ca ngợi cái xấu, đả kích cái tốt. Nhà thơ Xuân Sách đã vẽ rất chính xác chân dung méo mó, khốn khổ của hàng trăm nhà văn Việt Nam một thời qua tập thơ Chân dung nhà văn, vì lý do này lý do khác, đã không đi trọn đời trên con đường chân thật!
             
Còn Phùng Quán thì tuyên chiến với thói nịnh bợ, giả dối:
                                              
Tôi muốn làm nhà thơ chân thật                                            
Chân thật trọn đời                                               
Đường mật công danh không làm ngọt lưỡi tôi                                               
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã                                               
Bút giấy tôi ai cướp giật đi                                             
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
           
Bài thơ lớp lang, đầy triết lý “sống thật, yêu thật, nói thật, viết thật”, thật đến tận cùng. Đoạn kết bài thơ là một tuyên ngôn sống, tuyên ngôn thơ. Mới 25 tuổi đời mà viết như thế là bản lĩnh, tiết tháo lắm lắm. Điều đáng khâm phục hơn là Phùng Quán suốt cuộc đời mình cho đến khi “nằm dài dưới đáy huyệt” đã sống như thế, viết như thế. Năm 1984, gần 30 năm, khi về thăm quê nội Huế, trong tiểu thuyết tình 13 chương bằng thơ “Trăng Hoàng Cung” , Phùng Quán một lần nữa nhắc lại tuyên ngôn này trong bài thơ “Tôi thích viết trên giấy có kẻ dòng” :
                                                    
Là nhà văn                                                   
Tôi yêu tha thiết                                                    
Sự ngay thẳng tột cùng                                                   
Ngay thẳng thuỷ chung                                                  
Của mỗi dòng chữ viết
          

50 năm qua, bài thơ “Lời mẹ dặn” đã trở thành tài sản tâm hồn của bao thế hệ thanh niên Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc. Hồi tôi  sưu tầm tài liệu để biên soạn cuốn “ Nhớ Phùng Quán”(NXB Trẻ, 2002), nhạc sỹ Phạm Duy ở nước ngoài đã gửi bản nhạc phổ bài thơ Lời mẹ dặn của Phùng Quán in trong tập “Tập nhạc Phạm Duy”(NXB Hồng Lĩnh USA, 1994) về cho nhà văn Nguyễn Đắc Xuân, nhờ chuyển cho chị Vũ Thị Bội Trâm với lời đề tặng “Kính tặng gia đình Phùng Quán”. Tôi đã coppy một bản để in vào sách,  Nhưng bài hát này không nằm trong quy định các bài hát của Phạm Duy được hát của Bộ Văn hoá thông tin lúc đó, nên thôi. Mới đây, Trung tâm Văn hoá doanh nhân và Nhà xuất bản giáo dục đã tổ chức bình chọn 100 bài thơ Việt hay nhất thế kỷ XX. Tuy việc bình chọn thiếu chuẩn mực, có nhiều ý kiến không đồng tình với cách chọn và nhiều tác giả thơ, nhiều bài thơ được chọn không xứng đáng là thơ hay, chứ chưa nói “hay nhất thế kỷ”. Nhà thơ Bằng Việt cho rằng chỉ 50% bài thơ là hay, còn nhà thơ Trần Mạnh Hảo thì nói” đó là tập thơ” 30 bài thơ hay và 70 bài thơ dở của thế kỷ XX”. Nhưng việc chọn bài thơ Lời mẹ dặn của Phùng Quán là một trong những “bài thơ Việt hay nhất thế kỷ XX”, theo tôi là hoàn toàn chính xác.
           
Thế nhưng, khi bài thơ ra đời, đã có nhiều nhà phê bình cho là bài thơ “mang biểu tượng hai mặt”, với ý đồ xấu. Ô hay, văn chương càng đa nghĩa càng hay, sao chỉ mới “hai mặt” đã kêu.  Trong bài “Vạch thêm những hoạt động đen tối của một số kẻ cầm đầu trong nhóm Nhân văn-Giai phẩm” của Từ Bích Hoàng in trên Văn nghệ Quân đội số 5 (5/1958) có đoạn:” Phùng Quán làm bài thơ Lời mẹ dặn, Trần Dần, Văn Cao kéo Quán đi khao chả cá. Văn Cao khen:” Phùng Quán viết khá, không đánh vào hiện tượng mà đả thẳng vào bản chất. Những sáng tác kiểu hai mặt như thế nhan nhản ra đời…”. Có tờ báo lớn còn in hẳn bài thơ “Lời mẹ dăn – Thật hay không?” ký tên Trúc Chi dài 112 câu, chửi bới, nhiếc móc thậm tệ tác giả Lời mẹ dặn. Xin trích mấy đoạn ngắn:
                                      
Nó ghét chỗ thầy hiền bạn tốt                          
Nó yêu nơi gái điếm cao bồi                                     
Ghét những người đáng yêu của thiên hạ                                    
Yêu những người đáng ghét của muôn người,                                       
Quen học thói gà đồng mèo mả                                        
Hoá ra thân chó mái chim mồi                                       
…                                     
Theo lẽ thường: thì sét đánh không ngã                                       
Chắc trên đầu có cột thu lôi                                      
Nếm đường mật lưỡi không biết ngọt                                    
Chắc ăn tham vị giác hỏng rồi                                       
Nghề bút giấy đã làm không trọn                                     
Dùng dao khắc đá cũng xoàng thôi!…
         
Tác giả bài thơ “Lời mẹ dặn – Thật hay không?” dùng lời lẽ côn đồ, hàng tôm hàng cá,  nhưng lại không hiểu những ý nghĩa, triết lý nhân văn cao sâu của những ý thơ Phùng Quán. Phùng Quán viết rằng yêu ai, ghét ai phải nói cho thật lòng, sống cho thật lòng. Nhưng Trúc Chi lại thuyết phải nên yêu ai, nên ghét ai. Hay những câu thơ Đường mật công danh không làm ngọt lưỡi tôi / Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã / Bút giấy tôi ai cướp giật đi / Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá là hình ảnh biểu tượng, nghĩa bóng, Trúc Chi lại hiểu theo nghĩa tục, nên lên giọng mỉa mai. Vì thế bài thơ Lời mẹ dặn, cùng với bài Chống tham ô lãng phí là hai bài thơ làm cho tác giả của nó trở thành một tên trong bộ “bộ tứ” nhân văn giai phẩm, bị “đánh” tơi bời, phải “30 năm cá chịu, văn chui, rượu nợ”
            
Sinh thời, nhà văn Phùng Quán kể với tôi rằng, khi đọc bài thơ Lời mẹ dặn – Thật hay không? trên đăng trên một báo lớn, anh  vừa buồn cười và tức giận. Anh quyết tâm tìm cho ra Trúc Chi là ai để “đối thoại trực tiếp” cho ra lẽ. Vì không thể hiểu nội dung bài thơ Lời mẹ dặn một cách thô thiển như thế được. Ở Hải Phòng có nhà văn Trúc Chi quê Phú Yên, nhỏ hơn Phùng Quán ba tuổi, là nhà văn miền Nam tập kết.Trúc Chi rất thân với Phùng Quán. Nhiều anh em bạn bè cho rằng, có thể Trúc Chi đã “phản bạn” để “xưng công”(!?). Phùng Quán buồn lắm. Anh quyết định cầm tờ báo Nhân Dân có in bài thơ “Lời mẹ dăn – Thật hay không?” nhảy tàu hoả xuống Hải Phòng tìm đến nhà Trúc Chi. Gặp nhau, nhà văn Trúc Chi rất mừng rỡ, nhưng khi Phùng Quán cho xem tờ báo thì Trúc Chi ngớ ra: ”Lời mẹ dặn là bài thơ rất hay, mình thuộc lòng. Mình là người đàng hoàng, làm sao lại có thể viết bài thơ chửi bới tệ hại đối với cậu như thế được!”.
           
Mãi đến năm 1989, có người gửi cho Phùng Quán tập thơ “Một đôi vần” của ông quan lớn Hoàng Văn Hoan, do Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc Việt Bắc ấn hành, trong đó có bài thơ “ Lời mẹ dặn – Thật hay không?”. Nhà văn Xuân Đài, bạn chí thân của anh Phùng Quán trong suốt 30 năm bị biếm của đời anh, hiện đang sống và viết ở Tp HCM xác nhận việc này là chính xác. Nhưng khi đó thì Hoàng Văn Hoan đã “tị nạn chính trị” tại Trung Quốc (rồi sau này chết chôn ở bên đó).
             
Mỗi bài thơ đều có số phận của nó. Lời mẹ dặn, là một tuyệt tác thơ của dân tộc, dù bị chửi bới, vùi dập, nó vẫn sống mãi với thời gian, sống mãi trong lòng người yêu thơ. Yêu ai cứ bảo là yêu. Ghét ai cứ bảo là ghét. Dù ai cầm dao doạ giết… Cũng không nói ghét thành yêu… Giấy bút tôi ai cướp giật đi / Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

Năm 2010, xây dựng lăng mộ anh chị Phùng Quán – Bội Trâm, chúng tôi đã khắc trích đoạn bài thơ Lời mẹ dặn lên đá granit nặng tám người khênh, đặt trước mộ như lời nguyền của nhà thơ!

  tranvu

Khách viếng thăm

Tiêu đề: Re: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”   Thu Jul 17, 2014 1:01 pm

Tiêu đề: Re: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”Thu Jul 17, 2014 1:01 pm

Phùng Quán: “Tuổi thơ dữ dội” và những ước mơ cao đẹp

Phùng Quán sinh năm 1932, tại Huế và mất năm 1995, tại Hà Nội. Ông là một nhà văn, nhà thơ Việt Nam bất khuất , bắt đầu viết trong khoảng thời gian của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Ông là một người khá kỳ lạ. Vào Vệ Quốc Đoàn mới bắt đầu học chữ. Nhưng thơ thì hình như đã sẵn có từ trong máu thịt của ông.
Nhà thơ Phùng Quán là một khuôn mặt lớn trong giai đoạn văn học thật ngắn ngủi mà nhóm Nhân Văn đã gióng lên. Ông còn là một kiện tướng không biết mệt mỏi trong việc gìn giữ nhân cách của người cầm bút, trong một thể chế chính trị mà ở đó người cầm bút, chỉ là một công cụ không hơn không kém.
Ông nổi danh với bài thơ “Lời Mẹ Dặn”, đăng trong Nhân Văn Giai Phẩm Mùa Thu Tập 11 tháng 10, 1956. Đây là một bài thơ không chỉ phản ảnh tâm trạng của chính Phùng Quán, mà hầu như của những người làm văn nghệ và không có lương.
Phùng Quán bị đuổi khỏi Hội Nhà Văn Việt Nam .Ông phải làm đủ các nghề tay chân để sống. Có khi ông đi câu cá chui, vì không đóng tiền lệ phí cho chính quyền.
Phùng Quán viết văn theo lối hiện thực xã hội và được gọi là “Triệu Tử Long” trong nhóm đối lập.

Thơ của ông được coi là những trái “bom nguyên tử”. Phùng Quán không đòi hỏi gì hơn là diệt trừ những cái xấu trong xã hội, yêu cầu nhà văn phải trung thành với tâm hồn và đừng viết những gì mình thấy không đúng. Đó là ý tứ mà ông gởi gấm trong tác phẩm “Lời Mẹ Dặn” – Yêu ai cứ bảo là yêu; Ghét ai cứ bảo là ghét.
Bài thơ này đã nói lên phần nào tâm trạng trước, trong, cách sống giả dối.

Ông bị lôi đi chỉnh huấn và phải viết bài thú tội. Trong bản thú tội đó, nhà văn trẻ tuổi này đã viết là sau khi nhóm Nhân Văn Giai Phẩm bị giải tán thì suốt ngày ông chỉ chơi với một con bú dù. Được hỏi tại sao, ông trả lời: “Chơi với người chán lắm rồi, thành phải chơi với bú dù.”
Nhìn lại hơn nửa thế kỷ trước, nhà thơ Phùng Quán đã bất chấp an nguy của bản thân để gióng lên bản tuyên ngôn cho sự thật.

Lời Mẹ dặn

Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
– Con ơi! trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.

– Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ.

Từ đấy người lớn hỏi tôi:
– Bé ơi, Bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
– Bé yêu những người chân thật.
Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ
Nhưng không ! những lời dặn đó
In vào trí óc của tôi
Như trang giấy trắng tuyệt vờị
In lên vết son đỏ chóị

Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.

Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ

Tôi muốn làm nhà văn chân thật,
Chân thật trọn đời
Đường mật công danh
Không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

Phùng Quán (1956)

Bài thơ kết thúc bằng thái độ hiên ngang của người cầm bút đích thực.

Năm 2007, năm mươi năm sau bài thơ “Lời Mẹ dặn”, nhà thơ Phùng Quán được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Giải thưởng này chính là sự tôn vinh của đất nước, của nhân dân đối với phẩm chất chiến sĩ – thi sĩ trung thực yêu tự do .Dũng cảm chiến đấu cho tự do mà Phùng Quán là đại diện tiêu biểu. Giải thưởng này chứng tỏ hùng hồn sức mạnh tất thắng của lòng trung thực và lý tưởng nhân văn của ông.



Hai ngày nữa là ngày giỗ lần thứ 15 của ông (22/1/1995 – 22/1/2010)

Sinh thời Phùng Quán khao khát được trở về quê hương. Ông luôn mơ ước sở hữu một chiếc đò nhỏ, để trong những ngày cuối đời câu cá uống rượu đọc thơ dọc sông Hương. Phùng Quán cũng nhiều lần bày tỏ nguyện vọng được cùng vợ về yên nghỉ trên đất mẹ Thanh Thủy Thượng.
Hai người con của ông là Phùng Đỗ Quyên, Phùng Quân sau này thường hỏi: “Mẹ yêu cha vì cha đẹp trai hay vì cha làm thơ hay?”
Phùng Quán thời trẻ cao lớn, đẹp trai thật, nhưng chị lại trả lời con: “Có lẽ mẹ yêu bố vì yêu thơ. Thơ bố hợp với cái tạng của mẹ: Yêu ai cứ bảo rằng yêu / Ghét ai cứ bảo rằng ghét / Dù ai cầm dao dọa giết / Cũng không nói ghét thành yêu…”

Trong xã hội giới trẻ hiện nay, đạo đức truyền thống đang xuống cấp, nhất là những đức tính như ”lòng trung thực” cần phục hồi . Nên chăng bài thơ này đưa vào sách giáo khoa?

Chị Bội Trâm yêu anh lúc mà cuộc đời anh Quán cơ cực đau khổ nhất. Anh là “phần tử Nhân văn Giai phẩm”, dù có tác phẩm Vượt Côn Đảo tiếng tăm lừng lẫy, có lúc được Ban Thống nhất Trung ương mời đến ký đến 3000 cuốn để chuyển vào tặng đồng bào miền Nam, vẫn vị đuổi khỏi quân đội, khai trừ khỏi Hội Nhà văn.

Phùng Quán sinh tháng 1-1932 tại làng Thanh Thủy Thượng, nay là phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. 14 tuổi, từ cậu bé chăn trâu Phùng Quán tham gia Vệ Quốc Đoàn, làm liên lạc, trinh sát thuộc Trung đoàn Trần Cao Vân.
Lẽ thường, về già người ta mới nghĩ đến chuyện viết di chúc, nhưng mới 18 tuổi Phùng Quán đã viết những vần thơ di chúc.
Trước giờ xuất kích đánh một trận lớn, Phùng Quán viết bài Di chúc chiến sĩ với lời đề từ “thay Quyết tâm thư trận công đồn diệt viện ở Phò Trạch – Thừa Thiên Huế”.

Nếu tôi chết đi, xin các đồng chí đừng đưa tôi đi đâu cả
Hãy chôn tôi nơi chính tôi đã ngã!
Nếu mộ tôi là vị trí tốt để đánh mìn
Xin các đồng chí đừng do dự gì tất cả
Hãy đào mộ tôi lên
Quẳng hài cốt tôi đi
Và thay vào đó cho tôi một trăm cân thuốc nổ.

Sau này, bên bờ hồ Tây, trong một hoàn cảnh oái oăm, với nghị lực và lòng can đảm của người chiến sĩ, Phùng Quán ngồi viết bản di chúc thứ hai của đời mình, để tự minh oan cho mình. Bản di chúc dài tám trăm trang Phùng Quán đã viết trong mười tám năm. Đó là bộ tiểu thuyết ba tập Tuổi thơ dữ dội.



Ông còn có một bài thơ di chúc khác: bài Huyệt. “Giữa nghiệt ngã trần gian”, khi “trái tim thơ thấm mệt”, Phùng Quán tuyên bố: Tôi sẽ đào nấm huyệt /Cạnh mồ cha mẹ tôi /Tôi sẽ lăn xuống đó /Thế là xong một đời /Đàn mối của quê hương /Sẽ thay phu đào huyệt /Bao nghiệt ngã trần gian /Chỉ dăm ngày là hết /Căn hộ mới đáy huyệt /Rượu đất tôi uống tràn…

Ông là người nặng nghĩa với quê hương. Sau ngày đất nước hoà bình thống nhất; cũng là sau nhiều chục năm thăng trầm, lận đận Phùng Quán trở về làng Thanh Thủy Thượng. Bà con, bạn bè, dân làng tụ tập lại thăm Phùng Quán, nghe Phùng Quán đọc thơ.

Phùng Quán xúc động bật khóc, sụp xuống đất lạy tạ đất làng ba lạy rồi đứng lên đọc những câu thơ ứng tác thần kỳ. Đó là bài Tạ: Sau cuộc trường chinh ba mươi năm /Quì rạp xuống đất làng /Con tạ /Con tạ đất làng quê /Thấm đẫm bao máu anh hùng đã khuất /Không ngọn cỏ nào không long lanh nước mắt /Không lá cây nào không mặn chát gian lao…

Xem Thêm :   [TOÁN 3 hd] LUYỆN TẬP TRANG 148

Xem thêm :  Top 5 thương hiệu giày local brand ở Việt Nam bạn đã biết ?

Ngày mồng 9-1-2011, gia tộc họ Phùng, con cái và bạn bè, độc giả ái mộ đưa di hài nhà thơ Phùng Quán và nhà giáo Vũ Bội Trâm trở về mãi mãi với đất làng Thanh Thuỷ Thượng.

Phùng Quán luôn là một nhà văn cốt cách nghĩa khí, một chiến sĩ Vệ quốc đoàn cương trực, quyết liệt, một thi sĩ tài hoa ngất ngưỡng và một nhân cách cao cả. Dù đời ông có quá nhiều tai ương, đau khổ, 30 năm bị “treo bút”. Nhưng ông vẫn giữ vững bản lĩnh một nhà văn chiến sĩ: “Ngay thẳng tột cùng /sự ngay thẳng thuỷ chung /của mỗi dòng chữ viết “. Phùng Quán đã để lại hàng chục tác phẩm được nhiều thế hệ bạn đọc mến mộ, được tái bản hàng chục lần đó là quyển: Tuổi thơ dữ dội và Trăng hoàng cung.

Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ "Lời mẹ dặn" DEMHC

Trăng Hoàng Cung

– Em nán ngồi lại với tôi
Một phút nữa thôi…
– Ừ, hay xin em hai phút…
Ôi, trăng Hoàng Cung đêm nay đẹp đến não lòng!

Tôi sắp phải từ giã ngai vàng
Từ giã Hoàng Cung
Giã từ mộng tưởng
Giã từ em…
Phảng phất hương hoàng lan
Từ Tử Cấm Thành hoang tàn đổ nát
Tôi sắp phải trở lại cuộc đời cay cực
Qua cửa chính Ngọ Môn…
Ôi, có lẽ nào
Tất cả những gì đêm nay là có thật?…
Em với mái tóc đen dày che nửa mặt
Hồ sen như gấm trải quanh Hoàng Cung
Điện Thái Hoà
Cung Trường Sanh
Tàng Thư Lâu… Hiển Lâm Các
Sân Đại Triều mênh mông trăng…

Ôi, có lẽ nào
Tất cả những gì đêm nay là có thật?…

Không…
Tôi không tin…
Tất cả là do trăng bày đặt
Trăng thương tôi
Một đời lao lực
Một đời cay cực
Một đời thơ…
Vỗ về tôi
Như trẻ nhỏ
Trăng ru…
Như bà ngoại
Trăng dắt tôi vào cổ tích
Cô Tấm với nàng Bạch Tuyết
Hằng Nga ngủ trong rừng
Con yêu râu xanh…

Tôi biết
Trăng là một nhà bày đặt thiên tài
Lều tranh bày đặt thành cung điện
Vườn hoang thành vườn Thượng Uyển
Vũng nước tù bày đặt thành hồ sen…

Nhưng tôi không biết
Từ chất liệu gì mà Trăng bày đặt ra em?…

… Một vùng tóc như một vùng biển tối
Vừng mắt em thăm thẳm tia nhìn
Những ngón tay ngón chân có mùi hoa dại
Cái cổ trần như rong dưới đáy sông Hương…
Giọng em nói
Tiếng em cười
Và nỗi buồn phảng phất trên làn môi…
Từ chất liệu gì mà Trăng bày đặt?…

Trăng hoàng cung đêm nay ơi!
Trăng nhân hậu
Trăng thiên tài…
Cảm ơn Trăng thương tôi mà bày đặt
Nhưng cái tuổi tin vào cổ tích
Tôi đã qua rồi…

(Trích Trăng Hoàng Cung-Phùng Quán)

Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ "Lời mẹ dặn" 44326_154654067880230_142504255761878_486048_3143261_n

Tôi rất thích những bài thơ ông , nhưng trong cuộc sống xã hội ngày càng văn minh hiện nay. Thiết nghỉ thích là một chuyện ,hâm mộ là một chuyện ,viết được là một chuyện ,lời hứa, lời nói là một chuyện .Thế cho nên mong các bạn thông cảm cho lối sống giới trẻ bây giờ .Vì , ngay chính bản thân tôi đây đã thuộc lòng câu này chưa . Xin thưa là chưa ?vì mỗi lần mon men muốn chạm đến ,lại nghỉ : thời gian còn dài lắm từ từ vậy. Giờ tóc đã bạc ,xin xấu hổ nói rằng : Tôi chẳng nhớ tí nào, thỉnh thoảng lại lôi bài thơ cũ trong ngăn kéo ra đọc, đọc rồi lại quên. Thôi vậy, đành ngậm ngùi tự an ủi mình… Sẽ luôn nuôi sống lý tưởng của mình ở kiếp sau!

Chữ Tâm trong con người ngày càng xa suối nguồn Chân Tánh, thiếu chia sẻ, thiếu đời sống tâm linh,văn hóa ,đầy rẫy bạo lực ,nạn bạo hành ở trường học và trong gia đình. Dù rằng cuộc sống văn minh hơn, tiến bộ hơn, đầy đủ nhu cầu vật chất hơn v.v… Nhưng lại thiếu tấm lòng chân thực hơn. 

Lê Ngọc Quang

  vanle

Khách viếng thăm

Tiêu đề: Re: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”   Tue Aug 12, 2014 8:12 am

Tiêu đề: Re: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”Tue Aug 12, 2014 8:12 am

Phùng Quán – Vịn vào thơ mà đứng dậy

Nguyễn Mạnh Trinh

Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ "Lời mẹ dặn" 70070280-81337sm

Phùng Quán, một khuôn mẫu đời trong một xã hội nhiều biến động. Thuở nhỏ, trải qua “Tuổi Thơ Dữ Dội”, viết “ Vượt Côn Đảo” Tham gia nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, tiếp theo là chuỗi ngày trưởng thành gian nan, mà ông thường tự kể “ba mươi năm, cá trộm, rượu chịu, văn chui”. Bị cấm viết mà vẫn nặng nghiệp cầm bút, viết bằng hàng chục bút hiệu, viết để mà cố gắng sống còn. Cái đòn thù cơm áo mà Đảng và những tay lãnh đạo văn nghệ tuy độc hại nhưng không làm sờn lòng. Làm thơ, viết văn, như một cách thế trả nợ đời. Và, lúc nào, cũng thẳng lưng:

“Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã”

Những lúc buồn nản, hoặc tâm tư bị nhiều xáo trộn của đời sống, tôi lại nghĩ đến câu thơ Phùng Quán:

“Có những phút ngã lòng.
Tôi vịn câu thơ và đứng dậy”

Không biết ngôn ngữ thi ca có chất an thần hay không, nhưng lúc ấy, tôi thấy làm thơ hay đọc thơ, đã làm tôi thoải mái khá nhiều. Thơ như một phương thức buông xả, để thấy mọi chuyện trên đời sẽ nhỏ bé biết bao so với cái không gian bao la thăm thẳm của thơ và tâm hồn sẽ nhẹ nhàng triệt tiêu đi cái sức ngàn cân đè nặng. Cứ thử tưởng tượng, con người sẽ bị bào mòn đến rã rời từ thể xác đến tinh thần biết bao nhiêu với nhịp sống quay cuồng ào ào đến chóng mặt hiện nay. Một tuần, bắt đầu một ngày thứ hai rồi chấm dứt một ngày cuối tuần, vụt qua chớp mắt. Thấm thoát mà hơn hai mươi năm ở xứ người, ngoảnh lại chỉ là một thoáng. Thơ, với tôi, là khuôn trời biếc, cho cánh diều bay lên tận trời xanh. Thơ, là cơn gió mát mùa hạ từ ngoài khơi thổi về mang theo hương vị của muối biển và rong rêu xa lạ. Có những khi ngã lòng, có lẽ tôi cũng phải vịn vào những vần lục bát, những câu bảy chữ, tám chữ thật? Bởi, nếu không có thơ, cuộc sống tôi vô vị xiết bao.!..

Yêu thơ, cũng có nhiều người rất yêu, nhưng có khi, chỉ là thái độ của người “cưỡi ngựa thưởng hoa” mà thôi. Yêu thơ, để sống chết với thơ như Phùng Quán khá hiếm. Những câu thơ, viết ra với tâm trạng cực kỳ chân thành với chính mình, không ngờ là mầm mống cho những tai họa khôn nguôi cho một cuộc đời. Tôi nghĩ đến câu nói của Tố Hữu khi nói về đứa cháu của mình “Quán nó dại và tôi cũng dại” lúc bị mất hết quyền hành và nghĩ lại về những việc làm đã qua. Vì thơ, mà Phùng Quán bị biết bao nhiêu đòn thù giáng xuống của một chế độ độc đoán không thích những người có lòng trung thực.

Thực ra, tôi đọc Phùng Quán không nhiều. Tiểu thuyết “Vượt Côn Đảo” tôi chưa được đọc. Chỉ có vài bài viết trên tạp chí Sông Hương và Cửa Việt, nhưng làm tôi xúc động, như bài viết về Nguyễn Hữu Đang hay kể lại cuộc xông đất đầu năm với Tố Hữu. Cũng như những bài thơ của Nhân Văn Giai Phẩm thuở nào.

Gần đây, tôi đọc “Trăng Hoàng Cung”, một cuốn sách kỳ lạ trong một tâm trạng cũng khá kỳ lạ. Cuốn sách được in ở hải ngoại như một cách thổ lộ tâm sự của người trong nước. Một cuốn sách mỏng nhưng chất chứa nhiều nỗi niềm của một người chịu nhiều dông bão của cuộc sống.

Tôi nghĩ một cách chủ quan, tác giả đã viết với tâm đắc của mình. Ông không để ý đến thể loại. Gọi là tùy bút cũng được, mà thơ văn xuôi cũng không sai. Nhưng rõ rệt một điều, những trang sách đẫm chất thơ và là những cảm nhận khá sâu sắc và chân thành về nghệ thuật. Nhân vật, dù chỉ là thi sĩ và nàng thơ, cũng chỉ là những biểu tượng. Có khi, thi sĩ không phải là Phùng Quán, mà là một khuôn dáng của tổng hợp giữa tưởng tượng và hiện thực. Và có thể không có thực trên cõi đời này. Còn nàng thơ, có phảng phất bóng dáng của một tôn nữ miền sông Hương núi Ngự. Biết đâu, chỉ là biểu tượng của ý nghĩ tạo hình thành.

Phùng Quán là người đã viết những câu thơ, của một thời Nhân Văn Giai Phẩm, với tâm huyết dồn lên đầu ngọn bút:

“yêu ai cứ bảo là yêu
ghét ai cứ bảo là ghét
dù ai ngon ngọt nuông chiều
cũng không nói yêu thành ghét
dù ai cầm dao dọa giết
cũng không nói ghét thành yêu”

Hoặc, với phong cách của một chiến sĩ, như lời khai từ của “Trăng Hoàng Cung”:

“Hai mươi mốt tuổi, tôi, người lính chiến bước thẳng vào làng Văn với cuốn tiểu thuyết đầu tay kể chuyện những người vượt ngục thất bại. Ngay sau đó tôi được coi là nhà văn. Nhưng với tôi thơ là tất cả. Thơ là mạng sống là lý lịch đời tôi.. tôi dương thơ như ngày nào ngoài mặt trận dương lưỡi lê đánh giáp lá cà với thói dối trá, đạo đức giả, tệ nạn quan liêu, lãng phí, bòn rút, ăn cắp của công- tuy ngày đó mới manh nha, nhưng tôi đã dự cảm sẽ là hiểm họa to lớn đang rình phục nhân dân tôi”

Thơ ông viết ra, đã phải trả giá đắt cho cuộc sống mình. Ba mươi năm của tuổi trẻ thanh xuân sẽ tươi đẹp xiết bao , nhưng vì án văn tự mà ngược lại thành dẫy đầy những cơn ác mộng. Toàn là vùi dập đầy ải và dồn đến ngõ đường cùng của kiếp sống. Người cầm bút mà bị bắt buộc bẻ bút, sinh kế gia đình bị bao vây khiến có lúc ông đã phẫn nộ thốt lên ông sống được là nhờ văn chui, rượu chịu, cá trộm… Văn chui bởi vì viết ra ký tên thật không chỗ nào dám đăng, phải mượn tên người khác để có chút nhuận bút còm cầm hơi. Rượu chịu, uống để thay cho những cay đắng của cuộc đời, uống dù chẳng đủ tiền mua. Cá trộm, ở những ao hồ chung quanh thành phố Hà Nội, phải luôn luôn coi chừng những con mắt rình mò của các “ông” công an. Sinh kế cùng cực đến thế mà thơ vẫn bay bổng, ăm ắp trong hồn. Thơ như chứa thành lẫm, thành kho, miên man bất tận. Những nguồn suối, cội sông thi ca dường muốn hội tụ về biển mẹ bao la.

Nhưng cũng có lúc, thơ không làm được nữa. Thơ dù lao động khổ nhọc vẫn không thành hình. Thi sĩ phải lên rừng đào mạch thơ giữa thiên nhiên. Sống khổ hạnh, mọi vật dụng giản đơn thô sơ như người tiền sử ông quyết đi tìm lại chính cuộc sống mình. Bên cạnh suối Linh Nham ồn ào tiếng nói của thiên nhiên nhưng vắng bặt âm thanh con người, ông một mình một bóng sống và tìm kiếm. Tự đào một huyệt đá cho mình, nguyện nếu không tìm được thơ sẽ chôn mình ở đó. Trong ba năm, chỉ làm được một bài thơ duy nhất.

“Tôi phải lên rừng
hái lá khổ sâm
tự mình cất lấy ly rượu uống
Ôi rượu khổ sâm đắng lắm!
Đắng đến tận cùng nỗi đắng thế gian
Bạn hữu thân thiết ơi!
Xin đừng trách cứ tôi
Sao trong thơ tôi cứ lẫn nhiều vị đắng
Chỉ vì
Tôi vừa ngâm ngợi câu thơ
Vừa cạn chén rượu đời
Cất bằng lá khổ sâm”

Chàng thi sĩ trở về lại xứ Huế để bắt đầu một cuộc tình. Tình yêu có hai mặt. Bên ngoài là vẻ hào nhoáng lãng mạn, nhưng bên trong là nỗi đau thăm thẳm của đời thường. Thực tế là cuộc tình của anh chàng Trương Chi và nàng công chúa Mỵ Nương ngày xưa. Dù chàng thi sĩ làm thơ nhưng cũng không mang cái nét nghệ sĩ để làm nàng xiêu lòng.

Với thi sĩ ,bút đòi mực, mực đòi giấy, giấy đòi thơ, chàng vẫn một mực chân thành với chính ý nghĩ mình:

“với nhiều người giấy không kẻ dòng dễ viết đẹp
nhưng với tôi
Không có gì đẹp hơn
Viết ngay viết thẳng

Là nhà văn
Tôi yêu tha thiết
Sự ngay thẳng tột cùng
Ngay thẳng thủy chung
Của mỗi dòng chữ viết…

Làm gì có cuộc tình đẹp giữa hai người cách biệt như thế. Dù bao nhiêu ghẻ lạnh, dù bao nhiêu đuổi xua, những bài thơ là chứng từ của cuộc tình đơn phương lãng mạn. Phùng Quán làm thơ như chàng nghệ sĩ đánh cá ngày xưa mượn tiếng hát để ngỏ thật lòng mình. Nhưng rốt cuộc chỉ là ảo ảnh tan loãng vào đáy cốc.Thiên đường chỉ là tưởng tượng. Trăng hoàng cung, như một biểu tượng. Rồi cũng tan loãng hư vô.vầng trăng mà chàng thi sĩ tôn thờ đã bị lấm bẩn.Không còn của riêng chàng, mà đã qua tay nhiều kẻ. Trăng không còn trong huyền thoại và chàng thi sĩ khóc:

“tôi khóc niềm tin yêu nát tan
tôi khóc ngai vàng mộng tưởng
tôi khóc Trăng Hoàng Cung bị lấm bẩn
tôi khóc không biết lấy gì để gột sạch Trăng”

Tôi nghĩ Phùng Quán không chủ tâm kể một chuyện tình. Mà đó chỉ là một cái cớ. Chẳng lẽ ông viết lại một chuyện tình như Trương Chi – Mỵ Nương sao? Ông muốn ví von gì với những bài thơ viết không phải với dụng ý tỏ tình? Những câu thơ như muốn bầy tỏ một ý hướng nào khác hơn mà thi sĩ muốn bầy tỏ. Không hiểu tôi có nghĩ xa hơn những dòng chữ viết không?

“trên vực thẳm vô cùng của hạnh phúc
Tôi bỗng thấy mình đang đứng quá cheo leo”

Trăng hoàng Cung có những nét đẹp trong sự mâu thuẫn. Những câu thơ rất thực, của một chiến sĩ kiên cường. Nhưng cũng có những điều lãng mạn của một người nghệ sĩ biết yêu, dám yêu và sống chết với yêu. Hình như, Phùng Quán có ý định viết một trường thi thì phải ? Trăng Hoàng Cung có rất nhiều câu thơ tâm đắc của một đời người cầm bút. Biểu tượng vầng trăng của Tử Cấm Thành với người đẹp sông Hương kiêu sa có liên hệ gì với thi ca, với quãng đường nhọc nhằn sáng tạo. Hạnh phúc, có khi là sợi khói mơ hồ, rồi sẽ tan loãng khi nắng mặt trời lên.Hạnh phúc, có lẽ nào chỉ trong mộng ảo và chẳng có ơ đời thường?

Cho nên tôi cũng chẳng bận tâm khi gọi cuốn sách này là thơ, tiểu thuyết hay tùy bút. Ngôn ngữ đâu cần tách bạch như thế. Tôi chỉ biết mình đang lạc lối trong một không gian thời gian đầy ắp chất thơ. Và , những ấn tượng mạnh mẽ nhất vẫn là thái độ chân thực với mình, với người của một nghệ sĩ. Không phải “Trăng Hoàng Cung” chỉ có hai nhân vật thi sĩ và nàng thơ. Mà còn có chúng ta, những nhân vật của trường thi cuộc đời đang chia sẻ nỗi niềm với một người luôn băn khoăn tìm cái đẹp vô cùng miên viễn của nghệ thuật sáng tạo.

.

 

NTcalman

Posts

:

614

Join date

:

13/03/2012

Tiêu đề: Re: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”   Sun Mar 13, 2016 5:42 pm

Tiêu đề: Re: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”Sun Mar 13, 2016 5:42 pm

Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ "Lời mẹ dặn" 20666196_images1239791_phungquan

Bà Mẹ Nuôi Của Phùng Quán

Xuân Ðài –

Bà Mùi không ngạc nhiên khi nhận được giấy triệu tập của công an xã Quảng An. Bà biết tỏng là chuyện liên quan đến người con nuôi sinh sống với bà đã hơn tháng nay. Đứng ngay giữa trụ sở uỷ ban xã, bà lão điềm tĩnh nói với những nhân viên đang ngồi rải rác sau các bàn làm việc:
– Chú nào là trưởng công an xã đứng dậy gặp tôi. Tôi là Nguyễn Thị Mùi, cư ngụ xóm Nghi Tàm, mẹ liệt sĩ thời chống Pháp đây!
Những người đang ngồi ở các bàn việc đều đứng cả dậy, ngơ ngác nhìn bà. Một anh vừa rít xong điếu thuốc lào, vội vàng bước lại, nắm lấy tay bà  xởi lởi nói: “Bà là bà Trưởng Giơi, cả làng này ai còn lạ gì hoàn cảnh của bà, tính tình bà, mà bà phải to tiếng giới thiệu. Giấy triệu tập đâu bà đưa cho con. Con là trưởng công an xã, bà không biết con, chứ con thì rành bà lắm.”

Thực ra, bà Mùi không lạ gì anh công an vẫn đến thậm thà thậm thụt với đứa cháu gái bà làm công an xóm, nhưng bà cứ tỉnh bơ, coi như không quen biết, đó là cách ứng xử của các bà lão quen buôn bán từ nhỏ ở ngoài chợ khi cần đối mặt ăn thua đủ với “đối phương.” Bà hắng giọng: “Tôi suốt ngày chường mặt ngồi trên bờ đê bán thuốc lá lẻ cho người lớn, bán kẹo gừng, kẹo lạc, ngô rang… cho trẻ con. Anh là con nít mới lớn, chắc đã từng ăn quà vặt ở hàng tôi, không khéo còn nợ tiền bà lão này cũng nên.”
Anh công an cũng không lạ gì cách nói dân dã của người quê mình, nhất là những người nửa quê, nửa tỉnh như bà Trưởng Giơi. Với các bà, các cụ, khôn nhất là biết đối đáp nhẹ nhàng nhưng cũng phải thưa chuyện rành mạch, nếu cần phải biết nói như quát để họ không lấn lướt, khinh rẻ mình. Anh nhẹ nhàng kéo ghế mời bà ngồi:
–  Con năm nay cũng gần bốn mươi rồi, chỉ thua anh Trưởng nhà bà bốn năm tuổi là cùng, lúc nhỏ con với anh Trưởng là bạn đánh bi ve, câu cá trộm, đá bóng… quần nát các vườn tược làng mình đấy bà ạ! Thời trẻ con, con chẳng bao giờ mua quà của bà vì quà bà bán toàn bọc bụi với cát bờ đê Yên Phụ. Ăn vào kinh lắm, có đứa ăn quà của bà mà… ho lao đấy!
– Tôi nghèo nên mới phải bày mẹt trên bờ đê, chứ giàu có như cha mẹ các anh, các chị, mới có tiền mua sạp trong chợ, nắng mưa không đến mặt, sướng một đời. Sướng ai chẳng muốn, nghèo thì phải biết phận mình. Đứa nào ăn quà của tôi rồi mắc bệnh lao anh chỉ mặt cho biết. Đừng có mà ăn nói hồ đồ.
–  Thôi bà ơi, con không đấu khẩu lại bà đâu. Con vẫn nhớ hai câu ca dao bà thường đọc: “Đi buôn từ thuở mười hai, trên đời em chẳng yêu ai hơn tiền.”
–  Ấy là thuận mồm tôi đọc vậy, chứ tôi không phải là hạng người coi tiền bạc hơn tình nghĩa như quan lại thời xưa với lại cán bộ thời nay… ở cái làng này đâu. Thời nào cũng thế, quan nha các loại đều ham tiền, hám gái.

Anh công an biết nếu cứ bị cuốn hút vào cuộc đối đáp với bà, từ chỗ chửi xéo, bà không ngại gì mà không chuyển sang chửi vỗ vào mặt. Bà dám lấy những chuyện dân làng đồn đại về tham ô, trai gái của các nhân viên ủy ban ra mà tế! Anh liền nghiêm mặt, nói thẳng vào vấn đề bằng câu hỏi:
–  Bà có biết hôm nay ủy ban mời bà lên có việc gì không?
Bà Trưởng Giơi đứng lên, đủng đỉnh đi ra cửa nhổ toẹt miếng trầu đương nhai, rồi ngồi thụp xuống lấy gấu quần lau vội quết trầu dính hai bên mép. Đứng lên quay vào, vừa đi vừa nói, dằn giọng từng tiếng một:
– Tôi làm sao biết được công an xã gọi lên về việc gì. Việc thì không biết, chỉ biết sợ. Nói cho cùng, con dân xã này, ai mà dám lờn mặt với ủy ban. Có việc gì anh cứ huỵch tẹt ra, không việc gì phải ỡm ờ.
– Gớm, có gì đâu mà bà nặng lời thế. Con xin nói lý do triệu tập bà hôm nay. Bà có biết anh con nuôi của bà là hạng người nào không?
Bà Mùi đốp chát ngay:
– Anh đừng có xách mé, gọi người ta là hạng này hạng nọ. Anh ấy là bộ đội cụ Hồ, đánh Đông, dẹp Bắc quần nhau với cả Tây ở Điện Biên Phủ cơ đấy!
– Ngày xưa anh ấy là bộ đội, chúng con biết, nhưng bây giờ anh ta là phần tử phản động chống Đảng chính phủ.
– Anh nói lạ nhẩy, phản động người ta bắt bỏ tù Hỏa Lò, chứ ai cho nhởn nhơ như vậy. Anh có bỏ thói “vu oan giá họa, gắp lửa bỏ tay người” thì bảo.
Anh công an trừng mắt:
– Đây là trụ sở ủy ban chứ không phải ngoài đường ngoài chợ để bà nói năng lăng loàn. Con nói cho bà biết, nó là thằng phản động chưa đến mức phải cho đi tù, vì là bộ đội phục viên nên Đảng chính phủ khoan hồng, bà không biết ngọn nguồn về nó, mới rước nó về làm con nuôi. Bà là mẹ liệt sĩ, chính quyền phải có trách nhiệm với gia đình mới gọi bà lên thông báo cho mà biết. Bà ngồi im để con nói bà nghe, nghe xong đầu đuôi, thích cãi, bà hẵng cãi, không ai cấm bà.
Anh công an xã sực nhớ đến câu của ông tuyên huấn thành ủy dạy hôm nọ liền nhắc lại: “Không ai cấm bà tự do ngôn luận, tự do tư tưởng. Nước ta là nước dân chủ. Bà là công dân nước này, bà có quyền tất cả. Nhưng trước hết bà phải tôn trọng người cai quản việc xóm việc làng, việc dân việc nước đã! Chính phủ lo công việc cho toàn dân, chúng tôi ở cấp xã thì lo đời sống cho dân xã, nhất là đời sống chính trị. Chúng tôi biết bà sai mười mươi, không nói cho bà biết để sửa chữa, ngày bà càng sai hơn. Cái sai loang nhanh như dầu hỏa vương vãi trên giấy trắng, bà biết chứ!”

Bà Mùi không quen lý luận dông dài. Bà là người của đường phố, chỉ quen ăn tạp nói ngay, liền cắt ngang lời anh công an.
– Dưng mà anh con nuôi của tôi làm phản động như thế nào mới được chứ? Nếu là phản động thật, ngay tối nay tôi đuổi ra khỏi nhà, không chịu đi, tôi cầm hai cẳng quẳng xuống Hồ Tây cho cá nó rỉa. Già thì già nhưng lão còn khỏe lắm.
– Bà cứ bình tĩnh, tôi nói bà nghe đầu đuôi xuôi ngược: Anh ta là thằng Phùng Quán, tụ tập với một số thằng nhà văn nữa ra báo tuyên truyền chống Đảng chính phủ. Tờ báo đó có tên là “Nhân văn Giai phẩm” và “Mùa xuân mùa thu… giai nhân gì đó” (anh công an xã không nhớ nổi tên tạp chí “Giai phẩm mùa Xuân”, Giai phẩm mùa Thu”).
Bà Mùi vẫn lớn tiếng:
– Thế cái thằng con nuôi tôi nó viết cái gì anh đọc cho tôi nghe, để tôi thấy nó phản động đến cỡ nào, tôi còn biết đường xử với nó, tội nặng xử nặng, tội nhẹ xử nhẹ. Tờ báo nhân nhân… gì đó anh vừa nói, anh đưa cho tôi xin một tờ, hai ba tờ càng tốt.
– Bà đừng có hoạnh họe, tôi đâu có biết anh ta viết gì. Cấp trên phổ biến anh ta là phản động chẳng lẽ là sai, tôi phổ biến cho bà để bà biết mà cảnh giác, không thì làm phúc phải tội. Còn tờ báo của bọn phản động đã tịch thu hết rồi giao cho ông thần hỏa xử lý. Bà đừng lòe tôi mang báo về đọc. Cả làng này từ đứa trẻ đến người già, ai mà không biết bà mù chữ! Gớm, lại còn hách xì nhằng xin báo mang về nhà đọc!
– Tôi mù chữ là tại đế quốc phong kiến, anh không căm thù đế quốc sài lang mà lại còn to mồm xỉ vả tôi. Tôi sẽ lên huyện trình ông chủ tịch để ông ấy xử anh. Tôi không đọc được báo đã có con cháu nó đọc cho nghe. Tính tôi cái gì cũng phải “bắt tận tay xoay tận mặt” chứ không quen thói hồ đồ, cả tin.
– Bà đừng có già mồm. Đưa ông huyện, ông tỉnh dọa tôi. Nói thật, cả làng này ai cũng biết thơ ca hò vè của bà cũng rất chi là chống đối chế độ –  anh công an trừng mắt trấn áp bà lão – Tôi đọc bốn câu lục bát này bà lắng nghe nhá:
Việt Nam dân chủ cộng hòa
Quần áo bán trước cửa nhà bán sau
Có ăn cơm thì xin ăn rau
Đừng có ăn thịt mà đau dạ dày
Có phải bốn câu của bà không?
–  Ừ, của tôi chứ còn của ai vào đó. Đây  không thèm chối nhá!
Rồi bà Mùi thút thít, chậm rãi kể lể rời rạc từng tiếng một: “Giời ơi, khổ cho cái thân tôi, có mụn con trai độc nhất thì nó chết trận chết mạc để cho thân tôi long đong lận đận, ngần này tuổi đầu còn phải ngồi đầu đường đầu chợ bán quà vặt dỗ trẻ con kiếm miếng ăn.”
Đang khóc sụt sịt, bà bỗng rống lên:
“Con ơi là con ơi, con bỏ mẹ con đi, mẹ ốm đau, trái nắng giở giời không ai chăm sóc như nhà các ông, các bà ủy ban con đàn cháu đống vừa hắt hơi sổ mũi đã có người chạy đi mua thuốc, đưa đi bệnh viện. Mẹ đói mẹ nghèo không nơi nương tựa, phải cắt bớt vườn tược bán tống bán tháo, mẹ còn đau ruột đau gan khi phải xách quần, xách áo cũ của mẹ của con, đem ra chợ trời bán rẻ như cho để lấy tiền đong gạo. Con ơi là con ơi, bán thứ gì thì bán chớ bộ quần áo kaki với cái mũ calô vệ quốc đoàn của con thì mẹ không bao giờ bán. Thấy thằng Quán hiền lành, siêng năng lại là bộ đội phục viên, nó thua con bốn tuổi, nó nhận con là anh, hôm giỗ con vừa rồi không có nó thì mẹ không biết xoay sở ra làm sao! Ới con ơi là con ơi! Thằng nó nhận mẹ là mẹ nuôi chỉ ở đậu chứ không ăn nhờ, nó cũng có sổ gạo, tem phiếu đầy đủ mà lại là tiêu chuẩn cán bộ như ai, thế mà hôm nay công an lại bắt mẹ đuổi nó đi, làm điều ác nhân ác đức. Đến nước này mai mốt mẹ phải bán nhà, bị gậy lên phố ăn mày. Ôi, trời cao đất dày, con ơi là con ơi! Sao con bỏ mẹ con đi để bây giờ người ta lộng quyền hành hạ mẹ, con ơi!”

Anh công an xô ghế đứng lên bước vội về phía góc nhà nơi có cái điếu cày. Mấy ông mấy bà ủy ban cũng đứng dậy ngán ngẫm bước ra ngoài thở hít khí trời. Bà Mùi bỗng im bặt. Khóc và kể lể mà không ai thèm nghe thì khóc làm gì cho phí nước mắt, khan họng.
Lúc sau xem chừng bà Trưởng Giơi đã nguôi, không kể lể con cà con kê nữa, thôi lấy nước mắt và người con liệt sĩ ra làm “vũ khí”, anh công an quay vào:
– Ừ thì túng thiếu bà phải bán vườn tược, quần áo. Cứ cho điều ấy là có thật đi. Mai mốt bà lại bán nhà, ừ, cứ cho là như vậy, không sao cả. Vậy căn cớ gì trong thơ bà lại vận “Việt Nam dân chủ cộng hòa” vào?
Bà Mùi tỉnh bơ:
– Là cho nó có vần “Nhà” thì phải “Hòa” cho có vần có điệu.
– Có vần có điệu, hay là giọng điệu phản động, đúng là mẹ nào con nấy.
Anh đừng xưng xưng vụ vụ. Thằng Quán mới về nhà tôi hơn tháng nơi, mấy câu lục bát, lục nồi đó tôi nói từ đời tám hoánh.

*
            
Bà Mùi kể lại chuyện diễn ra trên ủy ban cho Phùng Quán nghe. Quán hỏi bà:
– Người ta có hỏi mẹ về chuyện trình báo hộ khẩu không?
– Người ta hỏi làm gì, họ biết tỏng ra rồi là nhà mình có trình báo đầy đủ. Trước khi người ta gọi mẹ lên ủy ban, họ đã đi hỏi xóm hỏi làng, dò la từ đứa trẻ con. Việc gì người ta cũng biết rõ mười mươi đầu cua tai nheo cả đấy.
– Thế người ta có hỏi gì về nhà con thứ bảy chủ nhật về đây chơi với mẹ con mình không. Con nghĩ từ nay vợ con ở lại tối thứ bảy ta cũng nên trình báo,  mẹ ạ!
– Anh chẳng phải cẩn thận đến mức đó, vợ chồng ăn ở với nhau là lẽ thường tình. Ngủ có một tối, ở có một ngày, không việc gì phải bẩm báo cả. Vợ anh là cô giáo cấp ba chứ có phải hạng đầu đường xó chợ đâu. Làng này là làng “tôn sư trọng đạo,” anh cứ tin ở tôi. Ấy là tôi nói vậy, còn anh muốn trình báo thì tùy…

Phùng Quán ngồi thừ ra. Ngẫm thân phận mình, thân phận bè bạn, thân phận nhân dân… sao mà cay đắng quá.
– Con nghĩ không việc gì mà mẹ phải làm ầm lên, nước mắt ngắn, nước mắt dài với cán bộ ủy ban.
Cụ Trưởng Giơi chậc lưỡi:
– Tôi phải bù lu bù loa lâu như thế cho họ kiềng cái mặt tôi ra. Tôi già rồi, thân cô thế cô, không làm vậy để cho chúng nó bắt nạt à. Bắt nạt một lần, được thể chúng nó lấn tới bắt nạt liền tù tì là mình thua. Hôm trước ngồi trong bếp nấu cơm, nghe lỏm anh đọc cái truyện gì ấy cho vợ anh nghe. Tôi cũng thích cái đoạn thằng bé người quê anh, mới mười ba mười bốn tuổi mà khôn đáo để. Cái thằng bé hoạt động trong đội thiếu niên gì đó, bị Tây bắt bỏ tù, tra tấn. Tây đánh một nó la mười. Tây đánh mười nó la trăm. Tây vừa vung roi chưa kịp đánh, nó đã la làng. Tôi thích cái câu văn của anh “người ta mạnh đòn, mình phải mạnh miệng.” Ấy đấy, thằng bé ấy nó cũng giống tính tôi đấy. Hay là tính tôi giống tính nó cũng được. Mình ít chữ thì phải mạnh miệng cho chúng nó kệch mình ra.
Phùng Quán suýt phì cười:
– Đó là chuyện giữa Tây với ta, chứ ủy ban là ta, mẹ là ta, việc gì phải làm như thế!
Bà Trưởng Giơi cả cười:
– Đúng anh là cái ngữ suốt ngày ru rú ở nhà, công danh hai chữ lờ đờ, bế con cho vợ để nhờ miếng ăn nên chẳng biết cái gì sất. Anh cứ ra chợ mà xem mấy bà bán hàng rong đối chọi với mấy ông quản lý thị  trường. Quản lý thị trường vừa mới đặt nhẹ tay vào đôi quang gánh là các bà ấy giật ra ngay, xông tới xô cho quản lý thị trường ngã dúi ngã dụi. Thế là anh quản lý thị trường đứng dậy phủi bụi, lầu bầu mấy câu rồi cắp đít bỏ đi. Bà hàng rong nào mà dại dột thưa bẩm tử tế là nó rút sổ ra ghi biên lai phạt liền. Anh thấy chưa, ra với đời là phải biết làm bà chằng, nặc nô, chứ hiền lành chỉ có thiệt. Ấy là tôi nói vậy. Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Xem Thêm :   Các bước lập kế hoạch marketing bán hàng hiệu quả

Xem thêm :  Học phí trung tâm nhật ngữ đông du 2021 -

Nói đến đó bà cụ xách rổ rau đi ra hồ Tây. Phùng Quán quá rành rẽ tính nết của cụ, nói chuyện bao giờ cũng phải vận lục bát. Có khi lục bát mở đầu câu chuyện. Nói dăm ba câu phải trái lại vận dụng ca dao hò vè. Kết thúc câu chuyện bao giờ cũng bằng câu lục bát răn dạy việc đời. Cấm có câu nào cụ nói trật… chủ đề.
Mỗi lần có bè bạn đến chơi, Quán thường đưa quyển sổ ghi chép ra đọc cho nghe những câu vè, những câu nói lối, những câu ca dao… mà mẹ nuôi của anh hay đưa ra vận dụng vào các câu chuyện, thường là rất đúng chỗ, rất hợp cảnh, hợp người của diễn biến sự việc. Phùng Quán bảo: mẹ nuôi của tao là nhà sưu tập, nhà sáng tác vĩ đại, một đại diện cho các tác giả văn học dân gian Việt Nam. Mà đúng, cụ Trưởng Giơi thường nhặt những câu tục ngữ, ca dao ở ngoài chợ, ngoài đường. Nhặt để chơi, để nhớ, để vận dụng vào các câu chuyện giữa bà con lối xóm, giữa bà con họ hàng, giữa hai mẹ con với nhau. Ai thích thì thuộc, chứ trong thâm tâm cụ không có ý phổ biến những câu này. Phần lớn những câu đó là do cụ sáng tác tức thì, cụ vận không bao giờ trật.

Như hôm nọ, anh chàng Xuân Lê đến chơi. Cụ biết anh ta vừa vợ đi ngoại tình, vui chuyện, cụ trao đổi dăm câu điều hơn lẽ thiệt, khuyên bảo chàng Lê đừng buồn vì cái sự đời diễn ra như thế. Kết thúc câu chuyện cụ đọc ngay:
Khi xưa ngọc ở tay ta
Vì ta chểnh mảng ngọc sa tay người
Ai ơi được ngọc chớ cười
Ta nuôi không tốt để người khác nuôi. 

Xuân Lê bảo với Phùng Quán: “Nhà này có hai nhà thơ, nhà thơ quốc doanh là cậu, nhà thơ dân gian là cụ, quốc doanh nhất định thua dân gian. Cái gì văn học thành văn tránh né, không dám đả động đến thì dân gian làm ngay:
Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe
Mỗi người làm việc bằng ba
Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân.

Hay là:
Thanh tra, thanh lý, thanh gì
ứ có phong bì là nó thanh kiu.

Xuân Lê nói là nói cho vui, cứ đọc kỹ những sáng tác của Phùng Quán, từ tác phẩm đầu tay “Vượt Côn Đảo,” “Cuộc đời một đôi dép cao su”… ít nhiều le lói chất dân gian trong văn học thành văn, cho đến tác phẩm ở tuổi ba mươi như “Nước ta có một người mù” (nhà xuất bản Thanh niên định in nhưng khi phát hiện tác giả là Phùng Quán chứ không phải như tên ký ngoài bìa nên đình chỉ).

Sau khi Phùng Quán được giải tỏa, lấy lại cái tên cúng cơm của mình thì nhà xuất bản cho biết đã làm thất lạc bản thảo, quyển này dày hơn năm trăm trang. Cho đến “Dũng sĩ chép còm” và “Tuổi thơ dữ dội” thì chất dân gian được Phùng Quán khai thác tài tình, tỉ mỉ nhất. Cuốn sách về đội thiếu niên trinh sát thành phố Huế năm 1946 trở thành một cuốn sách không thể thiếu trong mọi gia đình. Trong bộ tiểu thuyết ba tập dày hơn một nghìn trang, Phùng Quán đã cặm cụi, cân nhắc từng chữ, từng dòng trong ngôi lều giữa đảo Nghi Tàm lồng lộng gió hồ Tây. Tôi nghĩ, những ngày tuổi nhỏ chăn trâu cắt cỏ ở vùng quê Thừa Thiên, những ngày lang bạt kỳ hồ khắp miền Bắc, chất dân gian đã thấm vào máu thịt anh, lại được bà mẹ nuôi tiếp sức, vun đắp làm cho những trang văn xuôi của Phùng Quán thấm đẫm chất trữ tình, dân dã…

Hơn một lần, bên chén rượu, thường là trải chiếu bày ra dưới đất, Quán tâm sự:
– Các cậu thấy đấy, tớ chưa viết được trang nào về lối sống của người giàu, cũng như tình yêu nảy nở trong các cặp trai gái con nhà quý phái. Tớ không có vốn sống về cái này, lắm lúc muốn viết đành chịu thua. Thôi thì cái gì mình biết mình hẵng viết, may ra các cậu đọc còn cho là được. Cuộc sống trong trang sách của tớ là cuộc sống của những người cùng khổ, tình yêu nam nữ cũng là tình yêu của tầng lớp họ, nho nhoe viết về tầng lớp trí thức là tớ thất bại liền!
Sau ngày  Phùng Quán qua đời, 22 tháng 1 năm 1995, bạn bè, đồng chí viết về Phùng Quán khá nhiều, các bài viết đăng ở hầu hết các báo Trung ương, địa phương, trong Nam, ngoài Bắc, cộng lại chắc không dưới một nghìn trang. Tất cả những dòng viết tràn đầy lòng cảm phục tài năng, nhân cách của Phùng Quán, tràn đầy niềm thương cảm một đời văn, một đời thơ và một đời vật lộn với miếng cơm manh áo. Tuy nhiên, một ngàn trang sách vẫn không vượt qua được sáu chữ của nhân dân khắc họa chân dung anh: cá trộm, rượu chịu, văn chui! Và hai câu lục bát tổng kết về sự nghiệp văn chương của anh rất hóm của bà mẹ nuôi xóm Nghi Tàm:

Công danh hai chữ lờ đờ
Bế con cho vợ để nhờ miếng ăn!

Trích “Ký Sự Phùng Quán”



.

  PVChuong

Admin

Posts

:

673

Join date

:

25/04/2012

Tiêu đề: Re: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”   Sun Sep 23, 2018 7:50 pm

Tiêu đề: Re: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”Sun Sep 23, 2018 7:50 pm

.

Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ "Lời mẹ dặn" PQuan

PHÙNG QUÁN VÀ VỤ ÁN LỜI MẸ DẶN

Ngô Minh

“Lời mẹ dặn” và “Lời mẹ dặn – Thật hay không?”

Bài thơ “Chống tham ô lãng phí” trong Giai phẩm mùa Thu tập II (9-1956) của Phùng Quán được những nguời cực đoan thời đó đánh giá là một bài thơ “nói xấu chế độ”. Sau nhiều lần học tập viết bản tự kiểm điểm bị “đấu tố” Phùng Quán có nguy cơ bị khai trừ ra khỏi Hội Nhà văn bị đưa ra khỏi biên chế Tạp chí Văn nghệ Quân đội nơi anh đã dấn thân theo Vệ Quốc đoàn từ tuổi thiếu niên rồi phải đi “lao động cải tạo” nhiều năm. Thực tế gần một năm sau tức đến năm 1958 những hình thức kỷ luật này mới được thi hành nhưng lúc đó ai cũng đã biết trước. Đối với người miền Nam xa quê hương thân cô thế cô giữa phố phường Hà Nội như Phùng Quán nguy cơ bị kỷ luật như thế là rất đáng sợ. Bị coi là “phản động” ai cũng tìm cách xa lánh lại bị tách khỏi môi trường lính quen thuộc xa đồng chí bạn bè dễ làm người trẻ tuổi trở nên hoang mang tuyệt vọng dẫn đến bệnh tâm thần hoặc tìm đến cái chết. Nhưng Phùng Quán thì không! Anh vẫn sống và sáng tác hay hơn quyết liệt hơn. Sau khi các báo Nhân văn Giai phẩm bị đình bản năm 1957 nhà nước cho phép Hội Văn nghệ xuất bản tuần báo Văn do nhà văn Nguyễn Công Hoan làm chủ bút với mục đích chấn chỉnh lại tình hình văn nghệ. Phùng Quán đã xuất hiện trên báo Văn số 21 ra ngày 27-9-1957 với bài thơ “Lời mẹ dặn” gây xôn xao dư luận. Lập tức bài thơ được nhiều người chép thuộc như là một tuyên ngôn sống tuyên ngôn cầm bút của trí thức văn nghệ sĩ.

“Lời mẹ dặn” là bài thơ tự sự rất dễ hiểu dễ thuộc không có gì mới lạ về cấu trúc ngôn ngữ thơ nhưng lại chứa đựng một tư tưởng nhân văn cực kỳ lớn lao thể hiện bản lĩnh cao cường của tác giả trước cuộc đời. Vì thế nó đã trở thành một kiệt tác thơ Việt thế kỷ XX. Mở đầu bài thơ nhà thơ kể chuyện tỉ tê rất văn xuôi như không có gì đáng chú ý: “Tôi mồ côi cha năm hai tuổi/ Mẹ tôi thương tôi không lấy chồng…/ Ngày ấy tôi mới lên năm/ Có lần tôi nói dối mẹ/ Hôm sau tưởng phải ăn đòn / Nhưng không mẹ tôi chỉ buồn/ Ôm tôi hôn lên mái tóc…”

Con ơi… trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật

Đến đây thì tư tưởng bài thơ bắt đầu xuất hiện. “Mẹ ơi chân thật là gì?” – Đúng là câu hỏi rất ngây thơ của một đứa trẻ lên năm nhưng lại là một câu hỏi lớn rất khó trả lời đối với không ít người lớn giữa trường đời. “Chân thật” bản tính hồn nhiên của con người đang bị méo mó mai một biến dạng dần đi do mọi người phải tìm cách bon chen nịnh hót nói dối để tồn tại hoặc để được vinh thân. Thậm chí có người đã không chân thật rồi lại còn ghét những người chân thật. Tục ngữ ta có câu “Nói thật mất lòng”. Đó là thực tế vô cùng trớ trêu của con người. Nhớ lời mẹ dặn từ nhỏ người lớn hỏi Phùng Quán: “Bé ơi bé yêu ai nhất?/ Bé yêu những người chân thật.” Từ chỗ phải làm người chân thật đến thái độ “yêu những người chân thật” là đi từ mình đến xã hội.

Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc

Câu giải thích bước đầu của người mẹ cho con vô cũng dễ hiểu. Thấy vui muốn cười là cười – thấy buồn muốn khóc là khóc. Vì con người từ khi lọt lòng mẹ là thế đó là bản tính tự nhiên không thể khác được. Nhưng chân lý giản đơn ấy làm nhiều người ngạc nhiên tán thưởng bởi vì đã từ lâu con người luôn sống ngược lại với ý nghĩ của mình không dám nói thật ý nghĩ của mình. Có khi vui mà dối lòng không cười được. Khi buồn lại nén lòng mà cười để vui lòng người khác. Sống dối lòng như thế con người dần dà bị biến thành một kẻ dối trá!

Sau cười khóc hồn nhiên là đến chuyện yêu ghét một cấp độ cao hơn của thái độ và nhận thức ứng xử của con người trong xã hội:

Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét

Nhắc đến nhà thơ Phùng Quán là người ta nhớ ngay đến “Yêu ai cứ bảo là yêu – Ghét ai cứ bảo là ghét…”. Yêu ghét rạch ròi là thái độ sống của người quân tử của kẻ sĩ ở đời. Thái độ dứt khoát thể hiện ở động từ “cứ bảo”. Cứ bảo là nói ngay nói không cần đắn đo suy tính.

Nhưng sự đời không phải bao giờ cũng “Yêu ai cứ bảo là yêu – Ghét ai cứ bảo là ghét” được mà có rất nhiều sức ép buộc con người phải nói khác ý mình đi dối trá biến mình thành tôi tớ “nói theo nói leo” làm lợi cho những người có thế lực. Vấn đề là anh có đủ dũng khí để yêu là nói yêu ghét là nói ghét hay không! Đoạn thơ sau đây là một cung bậc cao hơn có thể gọi là thái độ bất khuất không chịu luồn cúi của tác giả trước những thế lực cường quyền:

Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao doạ giết
Cũng không nói ghét thành yêu

Đây là đoạn thơ hay nhất trong bài thơ đã thành chân lý vĩnh hằng trong lòng người yêu thơ Việt Nam từ 50 năm qua đọc lên nghe như kinh nguyện. Nói yêu thành ghét – nói ghét thành yêu chính là bản chất của những kẻ cơ hội tâm địa xấu xa hèn yếu. Chỉ cần kẻ xấu “ngon ngọt nuông chiều” hứa hẹn tiền tài địa vị hoặc “cầm dao doạ giết” là ngoan ngoan nói và làm theo chúng. Lịch sử Việt Nam đã có nhiều danh liệt nêu tấm gương trung nghĩa không khuất phục trước cường quyền như Bà Trưng Bà Triệu Trần Quốc Toản Cao Bá Quát Lê Lợi Trương Định Vua Hàm Nghi v.v… cùng hàng ngàn chiến sĩ kiên trung trong các nhà tù hay trên các pháp trường của thực dân đế quốc trong hai cuộc kháng chiến. Chỉ mấy câu thơ của Lý Thường Kiệt trước quân nhà Tống phương Bắc cách đây gần 1000 năm thôi cũng đủ nói lên ý chí chí đó của người quân tử nước Nam: Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư / Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm / Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Ngược lại nhiều việc nói theo người cầm quyền làm theo ý đồ ngoại bang đã gây ra những thảm hoạ đau thương cho nhân dân đất nước. Từ chỗ sợ sệt người ta trở nên hèn nhát. Một thời xứ ta sinh ra không ít “trí thức hèn” “nhà văn hèn”. Những “Đại nhân hèn” ấy không dám mở miệng nói chính kiến của mình dù biết cấp trên sai vẫn ngoan ngoãn vâng lời đã đào tạo ra nhiều thế hệ “người hèn” “gọi: dạ bảo: vâng” không có tính độc lập suy nghĩ

Từ chuyện “chân thật” “khóc cười” “yêu ghét” nhà thơ đã đưa người đọc đến bản lĩnh người cầm bút. Đây là mục tiêu cuối cùng mà bài thơ muốn đạt tới:

Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ
Người làm xiếc đi trên dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật

Đoạn thơ này chứng tỏ Phùng Quán nhận thức rất rõ một điều: Vì làm nhà văn chân thật là rất khó nên đã có không ít nhà văn không đi trọn đời trên con đường chân thật. Trước sức ép của cường quyền nhiều nhà văn đã cam tâm “bẻ cong ngòi bút” phục vụ cho những mục đích xấu xa. Ca ngợi cái xấu đả kích cái tốt. Tập thơ Chân dung của Xuân Sách vẽ rất rõ chân dung méo mó khốn khổ của hàng trăm nhà văn Việt Nam một thời vì lý do này lý do khác đã không đi trọn đời trên con đường chân thật!

Còn Phùng Quán thì tuyên chiến với thói nịnh bợ giả dối:

Tôi muốn làm nhà thơ chân thật
Chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

Bài thơ lớp lang đẩy triết lý “sống thật yêu thật nói thật viết thật” đến tận cùng. Đoạn kết bài thơ là một tuyên ngôn sống tuyên ngôn thơ. Mới 25 tuổi đời mà viết như thế là bản lĩnh tiết tháo lắm lắm. Điều đáng khâm phục hơn là Phùng Quán suốt cuộc đời mình cho đến khi “nằm dài dưới đáy huyệt” đã sống như thế viết như thế. Năm 1984 gần 30 năm khi về thăm quê nội Huế Phùng Quán tâm sự: Ba mươi năm tôi bị dìm trong bùn-nhơ-lăng-nhục / Nhưng cuối cùng/ Quê hương đã nhận ra/ Trái–tim–thơ–trong-sạch / Và gương-mặt-Thơ-bi-thiết của tôi… (Thơ Phùng Quán NXB Văn học 2003). Trong tiểu thuyết tình 13 chương bằng thơ Trăng Hoàng Cung viết ở Huế Phùng Quán một lần nữa nhắc lại tuyên ngôn này trong bài thơ “Tôi thích viết trên giấy có kẻ dòng”:

Là nhà văn
Tôi yêu tha thiết
Sự ngay thẳng tột cùng
Ngay thẳng thuỷ chung
Của mỗi dòng chữ viết

50 năm qua bài thơ “Lời mẹ dặn” đã trở thành tài sản tâm hồn của bao thế hệ thanh niên Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc. Hồi tôi sưu tầm tài liệu để biên soạn cuốn Nhớ Phùng Quán (2002) nhạc sĩ Phạm Duy ở nước ngoài đã gửi bản nhạc phổ bài thơ “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán in trong tập “Tập nhạc Phạm Duy” (NXB Hồng Lĩnh USA 1994) về cho nhà văn Nguyễn Đắc Xuân nhờ chuyển cho chị Vũ Thị Bội Trâm với lời đề tặng “Kính tặng gia đình Phùng Quán”. Tôi đã copy một bản để in vào sách nhưng bài hát này không nằm trong quy định các bài hát của Phạm Duy được Bộ Văn hoá Thông tin lúc đó cho phép phổ biến nên thôi. Mới đây Trung tâm Văn hoá doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo dục đã tổ chức bình chọn 100 bài thơ Việt hay nhất thế kỷ XX. Tuy việc bình chọn thiếu chuẩn mực có nhiều ý kiến không đồng tình với cách chọn và nhiều tác giả thơ nhiều bài thơ được chọn không xứng đáng là thơ hay chứ chưa nói “hay nhất thế kỷ”. Nhà thơ Bằng Việt cho rằng chỉ 50% bài thơ là hay còn nhà thơ Trần Mạnh Hảo thì nói đó là tập thơ “30 bài thơ hay và 70 bài thơ dở nhất thế kỷ XX” (theo talawas). Nhưng việc chọn bài thơ “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán là một trong những “bài thơ Việt hay nhất thế kỷ XX” theo tôi là hoàn toàn chính xác.

Thế nhưng khi bài thơ ra đời đã có nhiều nhà phê bình cho là bài thơ “mang biểu tượng hai mặt” với ý đồ xấu. Ô hay văn chương càng đa nghĩa càng hay sao chỉ mới “hai mặt” đã kêu. Trong bài “Vạch thêm những hoạt động đen tối của một số kẻ cầm đầu trong nhóm Nhân văn-Giai phẩm” của Từ Bích Hoàng in trên Văn nghệ Quân đội số 5 (5/1958) có đoạn: “Phùng Quán làm bài thơ ‘Lời mẹ dặn’ Trần Dần Văn Cao kéo Quán đi khao chả cá. Văn Cao khen: ‘Phùng Quán viết khá không đánh vào hiện tượng mà đả thẳng vào bản chất. Những sáng tác kiểu hai mặt như thế nhan nhản ra đời…”. Có tờ báo lớn còn in hẳn bài thơ “Lời mẹ dặn – Thật hay không?” ký tên Trúc Chi dài 112 câu chửi bới nhiếc móc thậm tệ tác giả “Lời mẹ dặn”. Xin trích mấy đoạn ngắn:

… Nó ghét chỗ thầy hiền bạn tốt
Nó yêu nơi gái điếm cao bồi
Ghét những người đáng yêu của thiên hạ
Yêu những người đáng ghét của muôn người
Quen học thói gà đồng mèo mả
Hoá ra thân chó mái chim mồi

Theo lẽ thường: thì sét đánh không ngã
Chắc trên đầu có cột thu lôi
Nếm đường mật lưỡi không biết ngọt
Chắc ăn tham vị giác hỏng rồi
Nghề bút giấy đã làm không trọn
Dùng dao khắc đá cũng xoàng thôi!…

Tác giả bài thơ “Lời mẹ dặn – Thật hay không?” dùng lời lẽ côn đồ hàng tôm hàng cá nhưng lại không hiểu những ý nghĩa triết lý nhân văn cao sâu của những ý thơ Phùng Quán. Phùng Quán viết rằng yêu ai ghét ai phải nói cho thật lòng sống cho thật lòng. Nhưng Trúc Chi lại thuyết phải yêu ai nên ghét ai. Hay những câu thơ Đường mật công danh không làm ngọt lưỡi tôi / Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã / Bút giấy tôi ai cướp giật đi / Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá là hình ảnh biểu tượng nghĩa bóng Trúc Chi lại hiểu theo nghĩa tục nên lên giọng mỉa mai. Vì thế bài thơ “Lời mẹ dặn” cùng với bài “Chống tham ô lãng phí” là hai bài thơ làm cho tác giả của nó trở thành một cái tên trong bộ “bộ tứ” của Nhân văn-Giai phẩm bị “đánh” tơi bời phải “30 năm cá chịu văn chui rượu nợ”.

Sinh thời Phùng Quán kể với tôi rằng khi đọc bài thơ ký tên Trúc Chi kia đăng trên báo Nhân dân anh vừa buồn cười vừa tức giận. Anh quyết tâm tìm cho ra Trúc Chi để “đối thoại trực tiếp” cho ra lẽ. Ở Hải Phòng có nhà văn miền Nam tập kết tên là Trúc Chi rất thân với Phùng Quán. Nhiều anh em bạn bè cho rằng có thể Trúc Chi đã “phản bạn” để “xưng công” (?). Phùng Quán buồn lắm. Anh quyết định cầm tờ báo có in bài thơ “Lời mẹ dăn- Thật hay không?” nhảy tàu hoả xuống Hải Phòng tìm đến nhà Trúc Chi. Gặp nhau nhà văn Trúc Chi rất mừng rỡ nhưng khi Phùng Quán cho xem tờ báo thì Trúc Chi ngớ ra: “‘Lời mẹ dặn’ là bài thơ rất hay mình thuộc lòng. Mình là người đàng hoàng làm sao lại có thể viết bài thơ chửi bới tệ hại đối với cậu như thế được!”. Mãi đến năm 1989 có người gửi cho Phùng Quán tập thơ Một đôi vần của ông quan lớn Hoàng Văn Hoan do NXB Văn hoá Dân tộc Việt Bắc ấn hành trong đó có bài thơ “Lời mẹ dặn – Thật hay không?” nói trên. Nhà văn Xuân Đài bạn chí thân của Phùng Quán trong suốt 30 năm bị biếm của đời anh hiện đang sống và viết ở Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận việc này là chính xác. Nhưng khi đó thì Hoàng Văn Hoan đã “tị nạn chính trị” tại Trung Quốc.

Mỗi bài thơ đều có số phận của nó. “Lời mẹ dặn” là một tuyệt tác thơ của dân tộc dù bị chửi bới vùi dập nó vẫn sống mãi với thời gian sống mãi trong lòng người yêu thơ. Yêu ai cứ bảo là yêu. Ghét ai cứ bảo là ghét. Dù ai cầm dao doạ giết… Cũng không nói ghét thành yêu…

Huế 4-2007

Phỏng vấn: Phùng Quán năm 1992 tại Hà Nội



.

  PVChuong

Admin

Posts

:

673

Join date

:

25/04/2012

Tiêu đề: Re: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”   Tue Oct 02, 2018 12:00 pm

Tiêu đề: Re: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”Tue Oct 02, 2018 12:00 pm

.

Nhà thơ Phùng Quán

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-01-22

Tháng 1 là sinh nhật của nhà thơ Phùng Quán và ngày 21 tháng 1 cũng là ngày giỗ của ông.

Vợ chồng nhà thơ Phùng Quán cùng nữ sĩ Ngân Giang (phải) chụp chung với dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu (ngồi giữa) tại Hà Nội, mồng 3 tháng 1, 1995. Hơn hai tuần sau, Phùng Quán từ trần.
Photo Nguyễn Hữu Hiệu

Trong chương trình VHNT hôm nay Mặc Lâm xin ghi lại đôi điều về nhà thơ bất khuất và cứng cỏi này như một nén nhang tưởng niệm ông, một nhà thơ không hề biết cúi đầu cho dù đời sống đớn đau, bị trù dập liên tục trong nhiều chục năm trời sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm.

Phùng Quán sinh tháng 1 năm 1932, tại xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Năm 1945, ông tham gia Vệ quốc quân, sau đó ông tham gia Thiếu sinh quân Liên khu IV, đoàn Văn công Liên khu IV.

Đầu năm 1954, ông làm việc tại Cơ quan sinh hoạt Văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt nam.

Tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1955. Không lâu sau đó, Phùng Quán tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Khi phong trào này bị đàn áp Phùng Quán bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi.

Cho tới trước thời gian đổi mới không một tác phẩm nào của Phùng Quán được xuất bản. Mãi tới năm 1988, cuốn tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” của ông mới được xuất bản và nhận giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam hai năm sau đó.

Phùng Quán không nổi tiếng từ các tác phẩm văn xuôi mà các bài thơ ông sáng tác trước đó mới thật sự đưa ông lên đỉnh vinh quang của sự nghiệp cầm bút. Thơ ông khắc khoải một niềm đau của người trí thức trước những nhố nhăng của chế độ. Từ tham nhũng tiền bạc đến tham nhũng vị trí quyền lực. Từ ăn cắp, đến giết người nhằm củng cố chiếc ghế và quyền uy. Phùng Quán lên tiếng mạnh mẽ bằng những lời thơ đầy huyết lệ.

Thơ Phùng Quán không làm dáng. Ông viết trực diện, khoét sâu, đập mạnh, và vỗ mặt những vấn đề xã hội đang rên xiết. Ông tuyên chiến với hệ thống văn tự nhà nước khi người cầm cương văn hóa hèn nhát lại cố hết sức thúc ép người khác hèn theo. Sự kiện Nhân Văn Giai Phẩm làm ông nổi tiếng và cũng làm ông kiệt sức. Có điều là, sức càng yếu ông làm thơ càng mạnh. Hình như thơ là liều thuốc duy nhất nuôi dưỡng ông trong cái không khí đậm đặc khủng hoảng niềm tin trong giới văn nghệ sĩ miền Bắc. Phùng Quán viết những bài thơ hoen đẫm mồ hôi của cật lực và mặn chát nước mắt uất ức của kẻ sĩ Bắc Hà.

Tôi Khóc

Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ "Lời mẹ dặn" Phungquan200
Nhà thơ Phùng Quán năm 1954. Photo courtesy of ngominhblog.wordpress.com. Photo: RFA

Thơ Phùng Quán nếu được đọc trong không khí yên ắng của một ban mai êm đềm sẽ bật ra nhiều điều mà khi ồn ào người đọc khó nhận ra. Những mượt mà thi ca ẩn dấu phía sau cái trần trụi khô khốc của ngôn ngữ. Đôi khi Phùng Quán tin tưởng một cách thực thà vào người nữ. Một cách nào đó, ông ôm ấp niềm tin cuối cùng vào người mà ông gọi là “em” người xứng đáng được ông cậy trông vẫn chỉ là “em”, tiếng em muôn thuở của thi ca:

Tôi ngã nhào trước ngõ nhà em
Ngã chúi mặt…
Miệng môi tôi đầy cát!
Nhưng tôi không buồn rửa mặt
Tôi muốn đi thẳng vào nhà em
Như bao nhiêu lần khác
Ngồi xuống và tôi đọc câu thơ
Câu đầu tiên
Cũng là câu cuối cùng
Tôi đã bị dối lừa…

Ông tái tê thú nhận mình bị lừa trong cái đêm trăng xanh xao đầy thơ mà ông được nàng thủ thỉ như một bức tranh thời Phục Hưng. Đẹp mờ ảo trong bối cảnh hoàng cung mộng mị. Phùng Quán viết về một sự lừa mị điếng người đến khi quay lại với thực tế thì ông phát hiện ra rằng việc lừa dối này xảy ra hàng ngày trên cái hoàng cung mà ông trọng vọng thiết tha.

… Em dắt tôi đi
Trên con đường lát những phiến trăng xanh
Ôi những phiến trăng có mùi hoa sứ
Em nói với tôi
Đây là con đường Trung lộ
Xưa chỉ có vua đi
Và đêm nay anh đi…
Trong khoảnh khắc ấy
Tôi bỗng thèm tự sát
Để vĩnh viễn
Thành Thơ
Thành Đá
Thành Trăng

Ôi, còn có nỗi thống khổ nào hơn
Tình cờ tôi chợt hiểu
Một tháng có nhiều đêm trăng
Và thời buổi ngày nay
Vào Hoàng Cung là chuyện quá dễ dàng
Cả con bò con heo cũng đi trên Trung lộ…
Những gì em nói với tôi hôm đó
Em đã nói với nhiều người…
Ôi, những câu thơ này nó vượt quá sức tôi
Tôi không thể cất lên được thành lời
Nếu miệng môi tôi không đầy cát
Nhưng tôi vẫn không vào nhà em
Tôi quay về
Tôi khóc
Tôi khóc niềm tin yêu nát tan
Tôi khóc ngai vàng mộng tưởng
Tôi khóc Trăng-Hoàng-Cung bị lấm bẩn
Tôi khóc không biết lấy gì để gột sạch Trăng…

Bài thơ có tên “Tôi Khóc” trong thi tập “Trăng Hoàng Cung” mà chúng ta vừa nghe không mang phong cách của Phùng Quán. Bài thơ này biệt lập hẳn những gì mà người đọc thơ ông nhiều năm biết đến. Những giọt nước mắt của Phùng Quán sao mà thơ ngây đến vậy, nó khiến người đọc thơ ông cảm hoài và xao xuyến với ông trong nỗi mất mát niềm tin, niềm tin của một thi nhân yêu đến đớn đau cái đẹp nay đã thành cổ tích.

Thế nhưng Phùng Quán không phải lúc nào cũng dễ khóc như thế! Ông chỉ khóc khi cái đẹp bị đánh cắp, còn những cái khác mà ông bị cướp thì ông phản ứng lại khác hơn nhiều.

Cuộc đời ông là một sâu chuỗi đau đớn từ thể xác tới tâm hồn. Ông bị trù dập, bị khinh bỉ, bị xua đuổi khỏi cuộc sống. Đối với nhà nước ông bị liệt vào thành phần phản động, khó thể dung tha. Đối với thơ văn ông bị tẩy chay không được in ấn. Thế mà ông vẫn kiên cường ưỡn ngực trước mọi thế lực. Một mình, một bài thơ, để rồi trở thành một biểu tượng. Bài thơ tiêu biểu của ông mang tựa “Lời mẹ dặn” nay đã trở thành bất hủ.

Lời mẹ dặn

Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
– Con ơi
trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.
– Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.

Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
… …
Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

    Những câu này trực tiếp nhắm vào Hồ Chí Minh và nhắm vào giáo dục miền Bắc tức là không ai yêu Hồ Chí Minh cả nhưng mà từ nhỏ tới lớn mọi người được dạy là ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng?
    (Dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu)

Hình ảnh dùng dao viết văn lên đá mà Phùng Quán đưa ra thật bi tráng, đẹp và gân guốc đến rợn người.

Rất nhiều người cảm nhận bài thơ này qua cách nghĩ: Phùng Quán tha thiết đến sự thẳng thắn trong mọi tình huống giữa cuộc đời này. Thế nhưng đối với dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu thì bài thơ mang đậm tính phản kháng, trực tiếp chạm đến một nhân vật mà ai cũng biết, đó là chủ tịch Hồ Chí Minh, ông nhận xét:

“Bài Lời Mẹ Dặn nó có một ý nghĩa lớn. Đối với Phùng Quán, với tôi và rất nhiều người bởi vì bài thơ ấy ông viết năm 25 tuổi thôi nhưng anh đã nói những điều đại kỵ đối với miền Bắc trong ấy có bốn câu “Yêu ai cứ bảo là yêu ghét ai cứ bảo là ghét. Dù ai ngon ngọt nuông chiều cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết cũng không nói ghét thành yêu”.

Những câu này trực tiếp nhắm vào Hồ Chí Minh và nhắm vào giáo dục miền Bắc tức là không ai yêu Hồ Chí Minh cả nhưng mà từ nhỏ tới lớn mọi người được dạy là ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng? Cái câu của Phùng Quán bảo “Yêu ai cứ bảo là yêu ghét ai cứ bảo là ghét là câu chạm nọc họ kinh khủng lắm.

Xem Thêm :   Khách hàng đổ xô vô cửa hàng xem xe vì quá đẹp ở Nguyễn Thị Tú quận Bình Tân Sài Gòn gọi 0937.692981

Xem thêm :  Mách Bạn 2 Cách Vẽ Mũi Tên Trong Cad Đẹp Mắt Nhất, Lệnh Vẽ Mũi Tên Trong Autocad

Cho nên đến năm 1995 thì họ muốn xoa dịu những người trong Nhân Văn Giai Phẩm, họ hứa in cho mỗi người một tập thơ và 5 triệu tiền nhuận bút thế nhưng họ bảo với Phùng Quán là phải bỏ bài thơ “Lời Mẹ Dặn” ra, Phùng Quán nhất định không chịu và sau khi ông chết họ mới chịu in cho ông tập thơ này.”

Bài thơ mang tên “Tôi chỉ viết trên giấy có kẻ giòng” là một tuyệt tác khác của ông. Khái niệm ngay thẳng được ông áp dụng trên từng trang giấy. Thẳng và sạch trước khi nói đến chuyện viết từng con chữ xuống trang giấy trắng tinh. Giấy kẻ giòng là một cách nói nhưng ông thuyết phục được người đọc về thái độ nghiêm cẩn gìn giữ những điều mà ông cho là chân lý đối với một nhà văn, nhất là nhà văn trong thời đại đầy hàng giả, chỉ sống còn khi biết tâng bốc và cúi đầu.

Tôi chỉ viết trên giấy có kẻ giòng

Là nhà văn
Tôi đã viết suốt ba mươi năm
Là chiến sĩ
Tôi là xạ thủ cấp kiện tướng trung đoàn
Tôi có thể viết như bắn
Trên giấy không kẻ giòng
Nhưng tôi vẫn viết trên giấy có kẻ giòng
Như cái thưở vỡ lòng tập viết
Với nhiều người
Giấy không kẻ giòng dễ viết đẹp
Nhưng với tôi
Không có gì đẹp hơn
Viết ngay và viết thẳng.
Là nhà văn
Tôi yêu tha thiết
Sự ngay thẳng tột cùng
Ngay thẳng thủy chung
Của mỗi giòng chữ viết.
Nhưng là nhà văn và xạ thủ
Tôi biết
Khó vô cùng bắn trăm phát trúng cả trăm
Và càng khó hơn
Viết trọn một đời văn
Giòng đầu thẳng ngay như giòng cuối
Khi bàn tay đã đuối
Khi tấm lòng đã mỏi
Khi con mắt bớt trong
Khi dũng khí đã nguội

Phùng Quán cũng nổi tiếng với bài “Chống tham ô lãng phí” bài thơ được đọc lại vào đầu năm 2011 sao mà cứ tưởng tác giả vừa mới sáng tác hôm qua!

Chống tham ô lãng phí

Tôi đã đi qua
Những xóm làng chiến tranh vừa chấm dứt
Tôi đã gặp
Những bà mẹ quấn giẻ rách
Da đen như củi cháy giữa rừng
Kéo dây thép gai tay máu ròng ròng
Bới đồn giặc, trồng ngô trỉa lúa…

Như công nhân
Tôi quyết đúc thơ thành đạn
Bắn vào tim những kẻ làm càn
Vào lũ người tiêu máu của dân
Như tiêu giấy bạc giả!
Các đồng chí ơi
Tôi không nói quá
Về Nam Định mà xem
“Đài xem lễ” họ cao hứng dựng lên
Nửa chừng bỏ dở
Mười một triệu đồng dầm mưa giãi gió
Mồ hôi máu đỏ mốc rêu
Những con chó sói quan liêu
Nhe răng cắn rứt thịt da cách mạng!
Nghe gió mùa đông thâu đêm suốt sáng
Nhớ “Đài xem lễ” tôi xót bao nhiêu
Đất nước đêm nay không đếm hết người nghèo
Thiếu cơm thiếu áo

Dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu nguyên trưởng ban tu thư Đại học Vạn Hạnh đã có duyên với nhà thơ Phùng Quán từ trước năm 1975 khi những tác phẩm dịch từ tác giả Boris Pasternak của ông được in ra và Phùng Quán biết đến từ khi còn ở miền Bắc. Sau đó Phùng Quán vào Nam tìm ông nhưng ông đã sang Mỹ. Năm 1992 và 1995 hai người gặp nhau tại Hà Nội do thư từ liên lạc. Dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu kể lần gặp mặt sau cùng này:

“Ngày mùng 9 tháng 1 năm 1995, cái ngày tôi đi hôm trước đó tức là ngày mùng 8 tháng 1 tôi có làm photo copy những bài thơ mới của Phùng Quán. Khi đi qua đường thì anh ấy dừng lại giữa đường và anh ấy nhìn xuống Hồ Tây thố lộ với tôi một điều mà tôi rất kinh hoàng, tuy nhiên ngược lại cũng rất là mừng khi anh ấy mất.

Điều anh nói như thế này: Anh ấy có một thằng con tên là Phùng Quân nó nghiện ngập và dính líu vào một vụ án mạng. Công an họ bắt và ngay trước Tết thì họ thả ra cho nó ăn Tết nhưng họ gọi Phùng Quán lên giao, Ông cục trưởng công an là tướng Phạm Chuyên gặp Phùng Quán và nói rằng sau khi con của Phùng Quán về nhà ăn Tết sẽ gặp lại nhà thơ sau Tết và mong rằng lúc đó nhà thơ và công an sẽ nói chung một tiếng nói! Phùng Quán lúc ấy rất lo âu nói với tôi rằng làm thế nào một nhà thơ lại có cùng tiếng nói với công an được?

Sau khi tôi đi có mấy ngày thì Phùng Quán mất, ngày 21 tháng 1 năm 1995 anh ấy mất. Mặc dù rất là buồn nhưng tôi cũng rất mừng vì anh ấy thoát nạn đối phó với công an.”

Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ "Lời mẹ dặn" Langmophungquan250
Lăng mộ vợ chồng nhà thơ Phùng Quán. Photo courtesy of ngominhblog.wordpress.com. Photo: RFA

Ngày giỗ của Phùng Quán năm nay chắc ông và người vợ hiền mang tên Vũ Bội Trâm sẽ không còn lạnh lẽo như trước. Bạn hữu và những người yêu mến nhà thơ đã vận động gây quỹ xây một lăng mộ khang trang tại khu nghĩa trang Ngoại Viên Hưng, phía Tây Thủy Dương cách Huế 6 km về phía nam ở vị trí rất thơ mộng.

Có gần 300 văn nghệ sĩ, trí thức và những người Việt ngưỡng mộ Phùng Quán ở Việt Nam, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ba Lan, Úc, Thụy Sĩ , Canada… đã nhiệt tình đóng góp cho việc xây dựng ngôi mộ này cho hai vợ chồng ông. Nhà thơ Ngô Minh là người đứng ra đảm trách việc xây mộ và cải tang. Trưa ngày 9-1-2011, di hài nhà thơ Phùng Quán và bà Vũ Thị Bội Trâm trở về với đất làng Thanh Thủy Thượng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế như lời di chúc năm nào của ông: Tôi sẽ đào nấm huyệt/Cạnh mồ cha mẹ tôi.

Sau bao nhiêu thăng trầm, cuối cùng thì nhà thơ cũng đã yên nghỉ. Ông không còn cơ hội để “yêu ai cứ bảo là yêu” như khi còn trẻ, bây giờ có chăng ông sẽ cười móm mém với trên đầu là gió, bên cạnh là thơ và hơn hết ông có một ý trung nhân theo tận chốn suối vàng…
.

  PVChuong

Admin

Posts

:

673

Join date

:

25/04/2012

Tiêu đề: Re: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”   Sun Oct 14, 2018 6:30 am

Tiêu đề: Re: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”Sun Oct 14, 2018 6:30 am

.

NHỮNG LÁ THƯ CUỐI CÙNG CỦA NHÀ THƠ PHÙNG QUÁN
Nguyễn Công Khanh

Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ "Lời mẹ dặn" Chandung-phungquan-content
Nhà văn & Nhà Thơ Phùng Quán

 Năm 1994, vì một bài viết của Phùng Quán “Cuối Năm Phùng Quán Tìm Thăm Nguyễn Hữu Đang”, chúng tôi cũng có ý định đi tìm người ấy, một người mà chúng tôi tưởng như các nhân vật trong những truyện kiếm hiệp truyền kỳ.

 Người đó đã bị tai họa sau vụ Nhân Văn, 15 năm biệt giam, đến đó là chỉ để chờ chết, khó có thể trở về được. Sau đó là 20 năm quản thúc. Nhưng Nguyễn Hữu Đang đã không chết, đã không bị hủy hoại, đã lấy cóc nhái, rắn rết mà ăn như thuốc tễ trường sinh, lưng đeo lục lạc như lão Ngoan Đồng, và bình tĩnh tìm một chỗ trũng, dưới lũy tre đầu xóm, nếu có chết thì cố bò ra đó để khỏi làm phiền hàng xóm. Nhưng cái chết đã không đến. Tôi tưởng như ngày nào Lệnh Hồ Xung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung bị giam dưới đáy hồ sâu vừa mới thoát lên khỏi mặt đất để còn nhìn được thấy ánh mặt trời.

 Một sự tình cờ, chính Phùng Quán lại là người chở cụ Đang về nhà, để chúng tôi gặp cả hai người. Trong dịp này chúng tôi cũng gặp được cả thi sĩ Hòang Cầm trong cùng nhóm Nhân Văn. Cả ba người sau này đều có liên lạc thư từ với chúng tôi về những chuyện văn thơ và cuộc đời của họ. Về cụ Đang, sau khi sưu tầm trong một số sách bằng Anh ngữ và Pháp ngữ viết về lịch sử Việt Nam trong những năm 1945, tôi đã gửi cho cụ một bản sao tấm hình lễ đài tuyên ngôn độc lập mùng 2 tháng 9 và một số trang có nhắc đến tên cụ. Theo như lời kể, tôi tin là cụ có mặt trong tấm hình đó, vì lúc đó cụ là Bộ trưởng Thanh Niên và người được Hồ Chí Minh giao cho việc dựng lễ đài. Chuyện của họ như những điều không tưởng trong một chế độ hà khắc ở bên kia lằn vĩ tuyến một thời.

 Phùng Quán cư ngụ ngay trong khuôn viên trường Trung học Chu Văn An, vì vợ ông là bà Vũ thị Bội-Trâm, một giáo sư dạy văn của trường, nay đã hồi hưu. Căn nhà rộng thoáng mát , ngay cạnh Hồ Tây, có một bể non bộ lớn, bên cạnh rải rác những chậu lan bằng sứ men xanh. Ông lại cất thêm một căn lầu bằng gỗ để tiếp các bạn văn, uống rượu ngâm thơ, mà ông đặt tên là “Chòi Ngắm Sóng”. Khác với nhiều người làm văn nghệ trong nước, Phùng Quán lúc đó có một đời sống tương đối thoải mái, vì theo lời nhà thơ Hoàng Cầm, trong thời gian ít năm trước đó, Phùng Quán đã được phục hồi, và do đó có thêm lợi tức do bản quyền các văn phẩm của ông.

 Không hiểu trong những lần gặp gỡ có gì quyến luyến mà Phùng Quán cứ muốn nhận chúng tôi là em. Phần tôi năm đó đã 60 tuổi, trong đời chưa có ai nhận mình như thế và chưa bao giờ muốn nhận làm em ai, Nhưng từ sau khi gặp, chúng tôi lúc nào cũng cảm thấy gần gũi thân thiết với Phùng Quán như người anh em ruột thịt. Sau này, đọc lại lá thư đầu tiên đề, chúng tôi mới hiểu được phần nào tâm trạng của Phùng Quán:

 “Hai em cho anh được gọi như vậy, vì anh thấy vui và hạnh phúc khi nghĩ rằng ở xa nửa vòng trái đất, mình cũng có người mà mình có thể coi như anh em ruột thịt. Và thỉnh thoảng lại nhắc nhở, thương nhớ nhau, nghĩ về nhau… Anh chỉ có một mình. Bao nhiêu năm nay, anh vẫn tiếc sao ngày xưa mẹ không cố gắng đẻ thêm cho mình mấy đứa em gái em trai. Chắc cụ cũng định cố gắng, nhưng cụ ông mất sớm, lúc đó mẹ anh mới ngoài hai mươi tuổi, mà không hiểu sao cụ nhất định không đi bước nữa… Nỗi buồn tiếc này luôn luôn ám ảnh anh, từ lúc thiếu thời:

 Ngày tôi lên đường cứu nước, cứu nhà
 Tôi chẳng được như bao nhiêu anh em đồng chí
 Có mẹ gấp áo quần, em gái nắm cơm…
 Có cha cầm tay dặn dò: Con cố gắng…
 Có người yêu đưa tiễn một quãng đường
 Tiễn đưa tôi
 Chỉ có sóng nước sông Hương dềnh cao chạm bờ cỏ
 Và trăng hạ huyền như một lưỡi gươm cong
 Trăng – Sóng thương tôi đưa một quãng đường…

 *

 Buổi sáng cuối cùng ở Hà-nội, Phùng Quán hẹn chúng tôi đến nghe thơ và thâu băng luôn thể. Trong hơn hai tiếng đồng hồ, Phùng Quán kể chuyện và đọc gần hai chục bài thơ mà nhiều bài chúng tôi chưa bao giờ được biết. Phùng Quán lại tặng tôi thêm một chiếc áo chàm xanh, lúc đem ra mặc, sờ vào trong túi vẫn còn những sợi thuốc lá vụn. Cuốn băng này, sau chúng tôi đặt tên là: “Bên Sóng Hồ Tây, Phùng Quán Kể Lại Một Đời Thơ”. Phải được nghe Phùng Quán đọc thơ mới thấy thấm, cái giọng nửa Huế, nửa Hà-nội, rưng rưng, bi hùng, bão táp ấy vẫn còn mê hoặc chúng tôi suốt bao nhiêu ngày sau khi rời Hà-nội cho đến tận bây giờ. Chưa có ai đọc thơ, đọc chứ không phải ngâm, hay đến thế!
 
Nhìn vào số lượng tác phẩm thì có lẽ Phùng Quán là một nhà văn vì trong 40 năm, ông đã viết đến hơn 50 tác phẩm, mà số ấn hành thường là bốn chục hay sáu chục ngàn cuốn mỗi lần, và một số truyện ngắn dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Lý do là ông đã bị đưa đi lao động cải tạo 15 năm vì hai bài thơ chống đối chế độ. Sau đó bị cấm viết, thấy tên Phùng Quán là không ai dám in và đăng tải, nên ông đã phải “viết văn chui”. Trước đó, năm 22 tuổi, ông đã nổi danh vối cuốn tiểu thuyết “Vượt Côn Đảo”, được giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1955. Cuốn này đã được tái bản đến lần thứ năm, đem lại cho ông một số tiền nhuận bút khá lớn, có thể mua được 70 cây vàng lúc đó. Sau này, bộ truyện “Tuổi Thơ Dữ Dội”, gần như một tự truyện kể lại cuộc tham gia kháng chiến chống Pháp dành độc lập từ khi ông là một lính trinh sát 13 tuổi. Cuốn này cũng được giải thưởng văn học Thiếu Nhi Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1989 và đã được quay thành phim ảnh dài 155 phút và lại được Bộ Văn Hóa tặng giải thưởng phim hay nhất năm 1990. Cuốn truyện này gần ngàn trang, chỉ là một phần tư của một trường thiên mà ông thường gọi là “Chiến Tranh và Hòa Bình” của ông. Trường thiên này ông đã hoàn tất trong 15 năm, ngay khi còn bị khai trừ, nhưng phần lớn đã bị mối xông. Sau đó, ông đã khởi sự viết lại, nhưng chắc đã không đủ thời giờ. Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch tại Nga, Trung Quốc..vv.. Ngoài ra, nhiều truyện ngắn của ông, dù dưới bút hiệu khác nhau, cũng được nhiều giải thưởng trong cũng như ngoài nước, trong đó tập truyện “Như Con Cò Vàng Trong Cổ Tích” được giải nhất của Moscow năm 1970 dưới tên Vũ Quang Khải.

 Nhưng với Phùng Quán, Thơ mới chính là sứ mạng mà Thượng Đế đã giao phó cho ông: “Thơ là mạng sống, là lý lịch đời tôi”, và dù: “…Một đời lao lực, một đời cơcực… một đời thơ…”. Thơ đã mang họa không ít cho ông, nhưng ông vẫn tin tưởng vào sức mạnh của thơ: “Có những phút ngã lòng, tôi vịn câu thơ mà đứng dậy”. Một câu thơ tâm niệm của ông.

 Hầu hết những người ở miền Nam như chúng ta chỉ biết đến Phùng Quán qua hai bài thơ, “Chống Tham Ô Lãng Phí” và bài “Lời Mẹ Dặn”.

 Nhưng phải nhìn vào cả cuộc đời và sự nghiệp của Phùng Quán mới thấy ông là một con người khác thường hơn nhiều. Phùng Quán là một nhà văn, một nhà thơ của những kẻ khốn cùng, của những kẻ bị bất công, của cây cỏ, của đồng đội, của những người bạn trong lúc thế cô. Suốt cả cuộc đời, ông hành xử như một người hiệp sĩ đã được trao cho thanh gươm báu để xông pha cứu khốn phò nguy.

 Tối hôm đó, chúng tôi đáp chuyến tầu tốc hành Bắc-Nam để đi Saigon, thay vì đi bằng máy bay. Chuyến tầu sẽ đưa chúng tôi đi qua những vùng đất nước chưa đi qua, và để đi lại những quãng đường mà chúng tôi đã đi để hoàn thành một cuộc hành trình từ trước đến nay vẫn còn bỏ dở. Non sông muôn đời vẫn gấm hoa, dù có qua những cuộc phế hưng, hưng phế. Đêm hôm đó nằm trong toa tầu, hình ảnh của Phùng Quán lúc nào cũng đậm trong trí chúng tôi. Cái hình ảnh ngang tàng, nhưng lại hiền hòa trong chiếc áo chàm, chòm râu bạc bay phất phơ trong gió in hình trên nền trời chiều, bên Hồ Tây mênh mông sóng nước.

 Trong những ngày tháng cuối cùng trong đời, cái thời gian mà trong một lần nói chuyện qua điện thoai, Phùng Quán vẫn cười cợt như không: “Anh đang cụng ly với Tử Thần”. Ông có trao đổi với chúng tôi mấy lá thư, lá cuối cùng ông viết bẩy ngày trước khi mất. Chúng tôi có đem ra đọc lại, ngoài những đoạn về tâm sự, Phùng Quán viết cả đến quan niệm về thơ, về sứ mạng mà ông nhận lãnh, về nhân sinh quan của cuộc đời và những điều ước muốn trước khi nhắm mắt. Chúng tôi thấy những lá thư đó, có những phần chúng tôi muốn đem chia sẻ với những người đã từng mến mộ và muốn tìm hiểu thêm về Phùng Quán.

 Phùng Quán sinh vào tháng 1 năm 1932 tại xã Thùy Dương, thành phố Huế. Ông mất ngày 22 tháng 1 năm 1995 tại Hà-nội, có khoảng 800 người đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Chúng tôi chợt nghĩ đến bài thơ mà ông đã tặng Hoàng Cầm, người anh kết nghĩa, trong đó có câu:

 Ngày mai anh nhắm mắt
 Đi sau linh cửu anh
 Ngòai bạn hữu và gia đình
 Có cả con sông Đuống!

 Sông Đuống mặc đại tang
 Khóc bên bồi bên lở
 Sóng vỗ bờ nức nở
 Ngàn đời chịu tang anh…

 Phùng Quán đã sống một quãng đời dài bên cạnh Hồ Tây, chúng tôi tin rằng Hồ Tây cũng sẽ dậy “Sóng vỗ bờ nức nở, ngàn đời chịu tang anh”. Chúng tôi cũng tin rằng ngay cả núi Ba Vì sừng sững, mờ sương trước mặt, cũng đang nhỏ lệ để thương tiếc một người bạn đồng ẩm, vì đã có lần Phùng Quán đã từng nhắn nhủ với Ba Vì:
 Thôi bác cứ ngồi yên ở đó
 Còn tôi cứ tĩnh tọa ở đây
 Tôi thì làm thơ, bác làm núi
 Nhớ nhau, tưới rượu xuống Hồ Tây

Phùng Quán nằm xuống, người hiệp sĩ đã để lại một “Thanh gươm Thơ báu” cho đời.

 Hồ Tây sáng sớm lạnh, đầy sương mù. Ngày 5/11/94

… Anh ngồi bên cửa sổ nhìn ra Hồ Tây đầy sương mù, và cạnh anh là anh Đang đang ngủ say, đắp chiếc chăn hồ cừu vợ chồng em gửi tặng. Anh bỗng nhớ câu thơ của Nguyễn Du “Gió lạnh cả thế gian thổi thốc vào một người đơn độc”. Với tấm lòng và công trình của hai em và cháu đã ngăn bớt làn gió lạnh đó…Cụ Đang hết lời khen ngợi cái chăn đắp ấm mà nhẹ, nó không đè nặng lên ngực như chăn bông.

 Ở đây các nhà thơ đều phải bỏ tiền ra in thơ. Mà họ có giầu gì cho cam. Phải dành dụm từng đồng, bớt xén tiền ăn của cả nhà, có khi đến mấy năm mới in được tập thơ. Mà in rồi chỉ đem đi tặng cũng đủ hết hơi. Thì ra trên thế gian này, thơ văn sinh ra để làm vất vả cho con người. Nhưng anh sắp tránh được cái quy luật vất vả đó, Hội Nhà Văn bao cấp in cho anh một tập thơ khoảng 200 trang. Nghĩa là mình không phải mất tiền. Để đền bù lại phần nào họ đã làm khổ mình trong 30 năm. Anh cười ngất. Tưởng là bở. Những một tập thơ để đền bù cho 30 năm thì kể cái giá cũng hơi quá…

 Rất cám ơn hai em đã đọc hết “Tuổi Thơ Dữ Dội” của anh và cả “Trăng Hoàng Cung”. Nói cho đúng ra, anh mới chỉ viết sơ sơ. Sợ độc giả chịu không thấu, nếu viết hết sự thật, thì cả Remarque cũng phải lè lưỡi. Sách anh vốn viết cho con nít đọc, mà trở thành cuốn sách của người già. Mấy ông già cùng thế hệ với anh họ ham đọc cuốn đó lắm. Anh sẽ in tặng hai vợ chồng phim “Tuổi Thơ Dữ Dội”, 2 tập, dài 155 phút, đã được quay màn ảnh rộng. Hôm chiếu ở cổ thành Quảng Trị, năm 1990, cả ngàn người ngồi xem khóc như trong một đám tang lớn, làm anh phát hoảng. Kể với các em như vậy, để nói rằng sách không bịa đặt chút nào hết. Lượm và Mừng, hai nhân vật trong đó chính là một phần đời anh. Anh cũng đang định viết tiếp. Thật ra là viết lại, vì cách đây 15 năm anh đã viết xong cả 4 tập “Chiến Tranh và Hòa Bình” của anh, mà “Tuổi Thơ Dữ Dội” là phần 1. Anh để tất cả vào cái hóm gỗ, hồi anh ở Nghi Tàm. Mối đã xông mất 3 phần. Phần 1 là mối chưa kịp xông, nên còn. Hôm đó anh đã khóc như con nít, vì tiếc cái công trình anh đã làm trong 15 năm.

 Anh gửi kèm theo đây hai bài thơ của Tào Mạt, bậc danh bút của Việt Nam và là tác giả chèo lớn với bộ ba “Bài Ca Giữ Nước”. Tào Mạt hơn anh 1 tuổi, đã mất cách đây một năm.

 Cho anh được gửi lời thăm bạn hữu bên đó và rất mong có ngày hội ngộ. Anh hi vọng ngày đó anh còn đủ sức làm đầu bếp để đãi hai em và cháu Th. A. một tiệc cá Tây Hồ.


 Hồ Tây, ngày 29/12/94

 Anh xin thông báo tình hình sức khỏe hiện nay. Chứng bệnh Xơ gan, cổ trướng (Tên bệnh mà nghe như tên minh tinh điện ảnh Đài Loan). Hiện nay anh rất đep trai. Một lão trượng râu tóc bạc trắng, mang cái bụng sắp đến ngày khai hoa mãn nguyệt. Hàng ngày anh vẫn nhúc nhắc đi lại, sửa sang hoa cỏ, mỗi bữa cũng nuốt được lưng cháo, lưng cơm hoăc lưng sữa. Nhất là vẫn còn đọc được thơ (Tuy lực thơ có sút kém). Và viết được văn. Ngồi viết bị tức bụng thì anh nằm viết. Bởi vậy văn anh bây giờ toàn câu văn chỉ thiên. Rất mong hai em và các cháu yên tâm. Nghe tin anh ốm, bạn bè đến thăm đông như hội: “Phùng Quán mà cũng ốm kia à?”. Xưa nay, các bạn đặt anh vào hàng lim, thép, trời vật không chết. Nếu phải chết thì các bạn sẽ được chứng kiến cái chết của người Chiến sĩ-Nghệ sĩ, “Trông chết cười ngạo nghễ!”. Nhờ ốm mà anh được biết Hà-nội mình nhan nhản Hoa Đà, Biển thước, Tuệ Tĩnh, Lãn Ông… Anh hi vọng khỏi bệnh…

Hai em khuyên anh bỏ rượu, nhưng rượu nó bỏ anh, vì từ khi anh bệnh, rượu thấy anh mất phong độ cuả bậc ẩm giả.

 Thư hai em anh chưa nhận được, chắc chỉ đến trễ, không mất đâu. Cuộc đời vui quá không buồn được!

 Hồ Tây, sáng 5/1/1995

 Nhìn chữ anh viết chắc hai em cũng thấy anh chưa đến nỗi nào. Anh vẫn đi lại, tiếp khách, cười đùa, đọc thơ với cái bụng A Di Đà. Cơm, cháo, sưã uống rải rác trong ngày. Bác sĩ gan nổi tiếng vẫn thường xuyên chăm sóc anh. Nhờ em chuyển lời cảm tạ các bạn và thầy thuốc bên đó. Tình của các em sẽ góp phần giúp anh khỏi bệnh. Anh là nhà thơ của dân đen, của những ngưòi móc cống, quét rác… Trong đám này có rất nhiều lang vườn. Họ đòi được chữa trị cho anh. Họ mang tới những rễ cây đào trên các đỉnh núi đá tai mèo, và các thứ lá hái bên các đầm nước mặn. Anh cho sắc lên uống tất, vừa uống vừa cười: “Tôi chơi luôn cả Thiên Đường lẫn Địa ngục!”. Anh nói với họ: “Nếu không may tôi phải giã từ cuộc sống, thì điều hạnh phúc là thi thể tôi được các bàn tay hôi mùi nước cống, mùi phân rác, mùi thuốc nổ, bồng bỏ vào căn hộ bằng gỗ tạp”.

 Nhiều bạn thơ, trí thức trách cứ anh: “Nhà Phùng Quán có nhiều tạp khách!”. Họ đâu biết, chính vì những tạp khách đó mà anh trở thành nhà thơ. Hai em ạ, anh không đươc Thượng Đế ban cho ân sủng tìm thơ trong sự tinh khiết, đầy mầu sắc và hương thơm, giữa các vì sao và bầu trời…

 Thượng Đế nghiêm khắc nói với anh: “Ngươi phải úp mặt xuống cống rãnh cuộc đời, trên các ao máu chiến trận không bao giờ khô cạn, trong khói đắng nghẹt của thuốc nổ… mà tìm lấy thơ”. Và anh đã phải thực hiện lời nguyền của Thượng Đế, từ lúc tuổi thơ cho đến nay, chương cuối cùng của cuộc đời anh… Anh Hoàng Cầm đến thăm anh luôn, có khi mang theo cả thầy lang, con trai của Yến Lan, tác giả “Ông Gìa Bến Mi Lăng”.

 Nếu chết, anh sẽ hóa thành một cây cỏ dại, cùng cỏ cây xanh tốt đất này…
….

 Hồ Tây sớm sương mù ngày 13/1/95

 Anh phải thông báo ngay là anh vẫn đang nằm ở nhà, vừa cười vừa nốc cạn ca đầy, cốc vơi các thứ dược liệu cỏ cây trị bệnh như thần! Anh hi vọng sẽ khỏi. Cỏ cây của cả đất nước lẽ nào không cứu nổi một nhà thơ?

 Thư trước anh nhắc chuyện “Thơ và cống rãnh” là cốt để hai em biết thêm một khía cạnh về quan niệm thi ca của anh mà anh thường phát biểu để chống lại quan niệm “Con chim ngứa cổ hót chơi”. Với anh thì lời khen tặng sang trọng về thi ca là của nhà văn Dan Hich nói về Andersen: “Ông ta là người có khả năng kỳ diệu. Bất kỳ cống rãnh nào cũng mò thấy ngọc trai!”. Còn về bệnh thì anh tin sẽ lành, nếu anh vượt qua năm Tuất.

… Hiện nay anh đang bị một cú “Nốc ao”, và trọng tài đang đếm đến 6. Hai em cứ ở lại bên đó ăn cái Tết thật vui với các cháu. Thế là ở bên này anh khỏe…..

 *
 Ngay sau khi Phùng Quán mất, chúng tôi có gửi thư về nhắc bà Phùng Quán cố giữ gìn các kỷ vật trong Chòi Ngắm Sóng, các tác phẩm và thâu thập các bài viết rải rác để làm một “Thư Viện Phùng Quán”. Chúng tôi đã gửi lại những lá thư mà Phùng Quán viết cho chúng tôi, đó là bút tích cuối cùng của ông. Cũng theo lời bà ngay cả cuốn băng mà chúng tôi có mấy tháng trước cũng là cuốn băng thơ độc nhất thu được những lời thơ của ông, chúng tôi cũng đã gửi về để bà giữ trong Chòi Ngắm Sóng.

 Những lần về thăm Việt Nam sau này, chúng tôi đều gặp cụ Đang, thi sĩ Hòang Cầm và bà Bội Trâm. Mỗi lần gặp lại, mỗi lần chia tay là mỗi lần tưởng như không bao giờ gặp lại. Cụ Đang đã mất và thi sĩ Hòang Cầm cũng đã mất. Cả hai đều được đông người mến mộ đưa tiễn.

 Lần cuối, chúng tôi gặp lại bà Bội Trâm vào dịp Tết Canh Dần năm 2009, và cô con gái từ Lào trở về thăm mẹ. Bà cư ngụ tại một cao ốc trong vùng Bưởi, ngọai ô thành phố Hà nội. Chòi Ngắm Sóng đã bị thành phố giải tỏa, không còn nữa, nhưng trong căn hộ mới vẫn còn những di vật của Phùng Quán. Trước khi chia tay, bà đã thu ghém một số sách mới xuất bản viết về Phùng Quán tặng chúng tôi. Hơn năm sau, chúng tôi được tin bà qua đời. Theo ước nguyện, phần mộ của Phùng Quán và bà Bội Trâm được cô con gái của ông bà di chuyển về quê của ông là xã Thùy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, cách thành phố Huế 6 Km về phía nam.

 *

 Phùng Quán đã được đưa về quê đúng như ý nguyện. Những người tổ chức di quan lại cũng đã hòan thành bổn phận đưa hai ông bà đến nơi có cuộc đời sau an bình hơn, không như những lời di chúc lúc cuối cuộc đời nghiệt ngã trong văn thơ của ông. Ngôi mộ được xây trên một vùng đất đẹp, được gọi tên là “Lăng Mộ Nhà Thơ Phùng Quán Nhà Giáo Vũ Thị Bội Trâm”. Đúng như một cái lăng nhỏ.

 Trong đời của Phùng Quán đã để lại nhiều bài di chúc, bài nào cũng dữ dội. Bài “Di Chúc Chiến Sĩ”, viết năm 1952, lúc còn là lính của tiểu đòan Trần Cao Vân trước khi công đồn. Bài thơ có những câu:

 Nếu tôi chết
 Xin đừng đưa tôi đi đâu hết cả
 Hãy chôn tôi nơi chính tôi đã ngã!
 … quanh mộ tôi
 Xin đừng trồng bạch đàn, liễu biếc hay thùy dương

 Nếu phần mộ tôi là vị trí tốt để đánh mìn
 Xin đừng do dự gì tất cả
 Hãy đào mộ tôi lên!
 Quẳng hài cốt tôi đi!
 Và thay vào đó cho tôi một trăm cân thuốc nổ!

 Xin đừng đưa tôi đi đâu hết cả
 Hãy chôn tôi nơi chính tôi đã ngã!

 Người chiến sĩ qua cuộc trường chinh dành “độc lập, tự do, hạnh phúc” đã không chết, nhưng đã bị phản bội và bị vùi dập khi nói lên quyền tự do của người cầm bút và chống lại tham nhũng. Những tai họa mà cường quyền giáng xuống quãng đời dài của ông đã khiến ông viết ra những câu thơ trong bài “Huyệt“, như một lời di chúc phẫn nộ, tuyệt vọng đến cùng cực:

 Tôi sẽ đào nấm huyệt
 Cạnh mồ cha mẹ tôi
 Tôi sẽ lăn xuống đó
 Thế là xong một đời!
 
 Đàn mối của quê hương
 Sẽ thay phu đào huyệt
 Bao nghiệt ngã trần gian
 Chỉ dăm ngày vùi hết!

 Căn mộ mới đáy huyệt
 Rượu đất tôi uống tràn
 Cụng ly cùng dòi bọ
 Mừng trắng nợ trần gian!

Sau cùng, ít ngày trước khi mất ông đã viết trong một bức thư gửi cho chúng tôi: “Nếu không may tôi phải giã từ cuộc sống, thì điều hạnh phúc là thi thể tôi được các bàn tay hôi mùi nước cống, mùi phân rác, mùi thuốc nổ, bồng bỏ vào căn hộ bằng gỗ tạp”.

Chòi Ngắm Sóng không còn nữa, căn hộ của bà Bội Trâm vùng Bưởi không chắc có còn không. Không hiểu những di vật trong chòi Ngắm Sóng, những tác phẩm văn thơ của Phùng Quán nay ở nơi đâu! Thư viện Phùng Quán có được thực hiện ở Hà nội hay ở xã Thùy Dương không? Như ở các nước họ vẫn làm cho các danh nhân văn thi sĩ của họ.

Có hai điều thật là ý nghĩa mà những người tổ chức đã thực hiện được là bên mộ của hai ông bà, một đọan trong bài thơ để đời của Phùng Quán “Lời Mẹ Dặn” đã được khắc lên một bia đá lớn:

 Yêu ai cứ bảo là yêu
 Ghét ai cứ bảo là ghét
 Dù ai ngon ngọt nuông chiều
 Cũng không nói yêu thành ghét
 Và dù ai cầm dao dọa giết
 Cũng không nói ghét thành yêu
 Tôi muốn làm nhà văn chân thật
 Chân thật chọn đời
 Đường mật công danh không làm
 ngọt được lưỡi tôi
 Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
 Bút giấy tôi ai cướp giật đi
 Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá

Và một Học Bổng Phùng Quán được thành lập và sẽ tồn tại mãi hàng năm dành cho học sinh tại xã Thùy Dương. Mong rằng những học sinh đọat giải này, nếu có noi theo gương, noi theo cái tinh thần của Phùng Quán, sẽ không bị vùi dập và sống một cuộc đời oan nghiệt như ông.

Nguyễn Công Khanh

Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ "Lời mẹ dặn" Langmophungquan250
Lăng mộ vợ chồng nhà thơ Phùng Quán. Photo courtesy of ngominhblog.wordpress.com. Photo: RFA
.

  Sponsored content

Tiêu đề: Re: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”   

Tiêu đề: Re: Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”

   

Nhà thơ Phùng Quán và Bài Thơ “Lời mẹ dặn”

 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:

Bạn không có quyền trả lời bài viết

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Thơ Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Thơ

Chuyển đến:  

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button