Kỹ Năng Sống

Tân nhạc vn – ca khúc vượt thời gian – “nửa hồn thương đau”, “người đi qua đời tôi”, “đôi mắt người sơn tây”, “ly rượu mừng”, “đón xuân”, “mộng dưới hoa”, “xóm đêm”, “đêm cuối cùng”, “hội trùng dương”

 

A Christmas Memory

Truman Capote Wikipedia

Tưởng tượng ra một buổi sáng tháng 11. Buổi sáng của mùa đông vừa đến của hơn hai mươi năm trước. Một phòng bếp sáng lên giữa muôn trùng những ngôi nhà cũ kĩ trong vùng quê. Cái bếp đun lớn màu đen là phần quan trọng nhất; ngoài ra còn có chiếc bàn tròn và một ống sưởi với hai ghế xích đu đặt phía đối diện. Chỉ mới vừa hôm nay chiếc lò sưởi rống những tiếng đầu tiên cho mùa vụ mới.

Người đàn bà tóc trắng trơ trụi lúc đó đang đứng bên cửa sổ. Bà đi giày tennis và khoác áo len xám đã hỏng phom bên ngoài chiếc váy calico mùa hè. Bà nhỏ nhắn và nhanh nhẹn, như một con gà mái bantam (một giống gà lùn trong đó con đực rất hiếu chiến, oxford dic); nhưng, do bệnh ốm suốt thời trẻ mà đôi vai bà còng xuống một cách đáng thương. Gương mặt bà khá đặc biệt, kiểu mặt của Lincoln, trông khù khoằm, sậm màu nắng và gió; nhưng cũng mong manh, những gờ xương mịn nhỏ, còn đôi mắt bà màu rượu vang và rụt rè. “Ôi trời,” bà kêu lên, hơi thở làm mờ tấm chắn cửa, “cái thời tiết  bánh nướng quả!”

Người bà đang nói cho nghe là tôi. Tôi bảy tuổi; bà thì độ trên sáu chục gì đó, chúng tôi là anh chị em họ, kiểu như khá xa xôi, và bọn tôi sống chung- chẳng nhớ rõ là từ bao giờ. Có những người khác nữa cũng sống trong nhà, những người họ hàng khác; và mặc dù họ có quyền lực bao trùm, thường xuyên khiến bọn tôi phải khóc, thì chúng tôi vẫn không, sau tất cả, quá để tâm về họ. Chúng tôi là bạn tốt của người kia. Bà gọi tôi là Buddy, nhằm tưởng nhớ đến một cậu bạn thân ngày trước. Cậu Buddy nọ đã chết vào những năm 1880, khi bà còn bé. Bà vẫn là một cô bé.

“Tớ đã biết trước khi dậy khỏi giường,” bà nói, rời xa cái cửa sổ với một ý định nhảy nhót trong mắt. “Tiếng chuông nhà thờ nghe thật rành rọt lạnh lùng. Và chẳng con chim nào cất tiếng; bọn chúng đã rời đến một xứ ấm áp hơn, phải dĩ nhiên phải thế. Ôi, Buddy, dừng ngấu nghiến bánh quy và mang xe đua của tụi mình lại đây. Giúp tớ tìm cái mũ. Còn những ba mươi cái bánh phải nướng.”

Lúc nào cũng vậy: một buổi sáng đến trong tháng 11, và bạn của tôi, hình như chỉ riêng ý nghĩ một mùa Giáng Sinh sắp bắt đầu là đủ khiến trí tưởng tượng trong bà tươi mới và trái tim rực cháy trở lại, sẽ luôn tuyên bố: “Ôi thời tiết bánh nướng quả! Lái xe đua lại đây. Giúp tớ tìm chiếc mũ.”

Đã tìm thấy cái mũ, một cái mũ rơm rộng vành riềm nổi bằng hoa hồng nhung đã bạc màu: nó đã từng thuộc sở hữu của một người bà con thời thượng. Cùng nhau, bọn tôi lái chiếc xe đua, cái xe đồ chơi cà tàng tội nghiệp, rời khỏi vườn để vào một rừng hồ đào nhỏ. Cái xe là của tôi; nó là, nó đã được mua tặng tôi nhân dịp tôi ra đời. Nó được bện từ sợi dẻo, đã hơi bung tróc, và bánh xe thì lung lay như chân gã say. Nhưng nó là một thứ đáng tin cậy; những mùa xuân, bọn tôi thường lái xe vào rừng và chất đầy lên nó những hoa, cỏ, dương xỉ dại để dành cho chiếc cổng chào; mùa hè, chúng tôi nhồi nhét những vật dụng picnic cùng cần câu cá vào xe rồi lăn nó xuống bờ kênh; mùa đông cái xe cũng có chức năng riêng: làm xe thồ  củi từ vườn vào bếp; làm giường ấm cho Queenie, con chuột trắng đốm cam đã sống sót sau hai cú đớp ngặt nghèo của rắn đuôi chuông. Giờ thì Queenie của chúng tôi đang phi nước kiệu sau xe.

Ba tiếng sau bọn tôi trở lại bếp để cất bớt đống vỏ quả hồ đào rụng đang choán hết chỗ trên xe. Lưng bọn tôi đau nhừ chỉ vì thu nhặt chúng: tìm chúng mới khó khăn làm sao (phần thu hoạch chính đang được lắc rụng khỏi cây và đem bán bởi các chủ vườn, chẳng phải bọn tôi) giữa lá rụng, sương giá và cỏ dại. Caarackle! Những tiếng lạo xạo, như tiếng một tràng sấm nhỏ vang lên khi chiếc chảo lật úp, và một ụn thịt ngọt ngào bóng mượt màu nâu ngà dựng lên giữa cái bát thủy tinh màu sữa. Queenie xin được nếm, và lúc bấy lại lần nữa bạn tôi tự tố cáo mình chỉ là đứa trẻ, trong khi nhắc đi nhắc lại rằng chúng tôi đang làm hư bản thân. “Chúng ta không được phép, Buddy. Nếu mà bắt đầu, là sẽ không dừng lại được. Và điều này xác tín như nó là. Về ba mươi cái bánh ấy.” Cái bếp tối đi. Màn đêm khiến cửa sổ biến thành chiếc gương: bóng chúng tôi lẫn trong vầng trăng đang lên trong khi cả hai tất bật làm việc bên lò sưởi, trong ánh lửa. Rốt cuộc, khi trăng đã lên cao, chúng tôi quăng cái vỏ hồ đào cuối vào ngọn lửa, và trong một tiếng thở dài khoan khoái, ngắm nó bắt lửa. Chiếc xe trống trơn, còn cái bát thì đầy ắp.

Chúng tôi ăn bữa tối (bánh quy lạnh, thịt hun khói, mứt nho đen) và bàn về ngày mai. Ngày mai công việc tôi yêu thích nhất sẽ bắt đầu: thu mua. Anh đào và thanh yên, gừng và vani và dứa Hawaii đóng hộp, vỏ cây và nho khô và trái óc chó và whiskey và trời ơi bao nhiêu là bột mì, bơ, bao nhiêu trứng, mắm, muối: tại sao không chứ, chúng tôi sẽ cần một chú ngựa non để kéo cái xe về nhà.

Nhưng trước khi vụ mua bán được thực hiện, vấn đề là cần có tiền. Chẳng ai trong chúng tôi có cả. Ngoại trừ ít xu lẻ mà những người trong nhà thỉnh thoảng cung cấp (một hào đã là cả gia tài); và những gì chúng tôi tự kiếm được từ nhiều hoạt động khác nhau: mua nguồn rau củ hạ giá, bán những xô nho đen tự hái, những hộp mứt tự làm và thạch táo và đào phơi khô, tết cổng hoa cho đám ma và đám cưới. Một lần bọn tôi thắng giải 79, năm đô la, trong một cuộc thi đá banh địa phương. Không phải nhờ biết điều ngu ngốc gì về bóng đá. Chỉ là cả hai luôn nhào vào bất cứ cuộc thi nào được nghe: hi vọng của chúng tôi lên đến cực điểm với giải thưởng lớn năm mươi ngàn đô, chỉ cần đặt tên cho một nhãn hiệu cà phê mới (bọn tôi gợi ý họ cái tên “A.M”; và, sau một vài do dự, bởi bạn tôi nghĩ điều này vẻ như phạm thánh, slogan là “A.M! Amen!”). Thành thật mà nói, thương vụ có lãi duy nhất của bọn tôi là Nhà hát Dị và Vui chúng tôi cất ở kho chứa củi cách đây hai mùa hè. Vui là một cái máy chiếu đôi( loại máy chiếu trộn hai hình ảnh để tạo ra hiệu ứng thứ ba hoặc mờ chồng ảnh nọ sang ảnh kia, theo oxford dic) phóng ra những slide ảnh Washington và New York do một người bà con từng đi du lịch ở hai nơi đó cho mượn (bà ấy đã nổi điên khi khám phá ra lí do bọn tôi mượn nó); Dị là một con gà mái già ba-chân đã bị một trong số mấy con gà trống của chúng tôi đạp. Tất cả mọi người quanh vùng đều muốn ngắm con mái già ấy: chúng tôi đòi đến những đồng nickel, bọn trẻ thì hai cent. Và tích lũy được 20 đô ngon lành trước khi rạp hát phải đóng cửa vì sự ra đi mãi mãi của ngôi sao chủ lực.

Nhưng vẫn còn một cách, cách khác mà chúng tôi làm mỗi năm để tích lũy cho Giáng Sinh, quỹ Bánh Quả. Chỗ tiền ấy bọn tôi giấu trong chiếc ví cũ bên dưới chiếc bảng lung lay bên dưới cánh cửa bên dưới cái bô bên dưới giường của bạn tôi. Cái ví hiếm khi rời khỏi vị trí an toàn ấy ngoại trừ lúc đem đi gửi tiết kiệm hoặc, việc vẫn thường xảy ra mỗi thứ Bảy, một khoản thanh toán; thứ Bảy tôi được phép có 10 cent để đến xem triển lãm tranh. Bạn tôi chẳng bao giờ đến triển lãm, bởi vì bà không bao giờ có ý định: “Thà tớ nghe cậu kể chuyện, Buddy ạ. Như thế tớ tưởng tượng được nhiều hơn. Mặt khác, một người ở tuổi tớ sẽ chẳng ai thèm ngó nhìn lâu. Khi Chúa đến, hãy để tớ được trông ngài thật rõ.” Ngoài việc không bao giờ xem phim, bà còn không bao giờ: ăn ở nhà hàng, đi đâu xa quá năm dặm khỏi nhà, gửi và nhận điện tín, đọc cái gì đấy ngoại trừ truyện cười và Kinh Thánh, trang điểm, chửi thề, đơm đặt điều xấu cho người khác, cố tình nói dối, để mặc một con chó đang đói tiếp tục bị đói. Đây là vài điều bà đã làm, và luôn nguyện làm: giết con rắn đuôi chuông to nhất từng thấy ở vùng này bằng cuốc (mười sáu nhát), hít thuốc (lén), lèo lái chú chim ruồi (chỉ thử xem cho vui) cho đến khi nó thăng bằng trên ngón tay bà, kể chuyện ma (cả hai chúng tôi đều tin có ma) để rồi nổi da gà lên giữa tháng Bảy, nói chuyện một mình, đi dạo dưới mưa, trồng những cây lê Nhật Bản đẹp nhất vùng, biết những phương thuốc Ấn Độ cổ đủ thể loại, thậm chí cả công thức xóa mụn cơm thần diệu.

Xem thêm :  Soạn bài bến quê (chi tiết)>

Bây giờ, khi đã kết thúc bữa tối, chúng tôi nghỉ trong căn phòng cách xa khu nhà, ở đó bạn tôi ngủ trên chiếc giường kim loại trông như mớ sắt vụn được sơn phết màu hoa hồng, màu yêu thích của bà. Lẳng lặng, đắm chìm trong khoái lạc của một âm mưu đại thành, bọn tôi lấy chiếc ví dài từ chỗ bí mật và  trải ruột nó ra trên cái giường sắt vụn. Những tờ Đô giấy, gấp chặt xin xít và xanh như chồi non tháng Năm. Năm chục đồng cent ảm đạm, nặng ngang hòn mắt một tử thi nam. Những đồng hào đáng yêu, những đồng xu sinh động nhất bọn, chỉ chúng phát ra âm leng keng thứ thiệt. Những đồng kền(nickel) và 25 xu, mòn êm như đá cuội dưới lạch nước. Nhưng hầu hết trong bộ sưu tập là những đồng xu bốc-mùi-cay-đắng rơi vãi lung tung. Mùa hè năm ngoái những người trong nhà đã giao hẹn sẽ trả một xu cho mỗi hai nhăm con côn trùng chúng tôi giết được. Ôi, một tháng Tám khốc liệt chém giết: biết bao côn trùng đã theo nhau lên Trời! Phải chúng tôi chẳng tự hào gì về vụ đó. Và, khi đang ngồi mà đếm đống xu, chúng tôi cảm tưởng như mình trở lại hồi ấy đang phân loại xác côn trùng. Chẳng đứa nào trong chúng tôi có đầu óc toán học; chúng tôi đếm chậm rãi, thế mà vẫn quên, lại phải đếm lại. Theo tính toán của cô bạn, chúng tôi có tất cả 12.73 Đô la. Còn như tôi đếm thì tròn 13 Đô. “Tớ hi vọng cậu nhầm, Buddy. Bọn mình không thể làm được gì với mười ba. Mấy cái bánh sẽ hỏng. Hoặc ai đó phải xuống mồ. Tại sao ư, tớ không muốn rời gường bắt đầu ngày mới với mười ba.” Đó là sự thực: bà luôn tiêu hết ngày mười ba trên giường. Cho nên, để an toàn, bọn tôi chọn lấy một xu rồi ném nó ra cửa sổ.

Về những nguyên liệu sẽ có trong bánh quả của chúng tôi thì, whiskey là đắt nhất, và cũng khó tìm nhất: bởi Luật Bang cấm bán. Nhưng mọi người đều biết có thể mua một chai ở chỗ ông Haha Jones. Và ngày hôm sau, khi đã kết thúc lịch trình mua sắm buồn tẻ, hai đứa tìm đến địa điểm kinh doanh của ông Haha, một quán cà phê vũ trường và cá chiên “đồi bại”( a “sinful”fish-fry) (trích nguyên văn từ dùng của bà con làng xóm) nằm ven sông. Chúng tôi từng đến đó trước đây, cũng vì chuyện vặt vãnh tương tự; nhưng mấy năm trước bọn tôi mua từ vợ ông Haha, một phụ nữ Ấn Độ thiếu i-ốt tóc tẩy xấc xược và chào hàng như ru ngủ. Thật lòng, bọn tôi chẳng thèm để mắt đến chồng cô ta, bởi nghe nói ông ấy cũng là người Ấn Độ. Người đàn ông khổng lồ và vết sẹo chạy ngang gò má. Họ gọi ông là Haha vì ông quá ủ dột, người đàn ông này không biết cười bao giờ. Khi  đến gần quán cà phê (một chòi gỗ lớn treo nhì nhằng những dây đèn tóc trần truồng chóe lóe đồng bóng từ trong ra ngoài nằm chênh vênh bên bờ sông đầy bùn dưới bóng những cái cây mà thân và rễ mắc đầy rêu trôi dạt trông như sương xám) bước chân chúng tôi chậm lại. Queenie thì dừng nhảy cỡn và nép bên chúng tôi. Người ta đã giết quán ông Haha. Cắt nát thành mảnh. Một cú phủ đầu. Vụ việc sẽ ra tòa vào tháng tới. Hiển nhiên mọi thứ diễn ra trong đêm khi ánh đèn màu phết lên nó lớp vỏ cuồng điên và Victrolah than khóc(Naturally these goings-on happen at night when the colored lights cast crazy patterns and the Victrolah wails). Tôi gõ vào cánh cửa, Queenie rít lên, bạn tôi nói, “Bà Haha, thưa bà? Có ai ở nhà không?”

Tiếng chân. Cửa mở. Trái tim chúng tôi bật ngửa. Đó là ông Haha chứ ai! Và vẫn ông người khổng lồ; vẫn có sẹo; vẫn không cười. Mà chẳng phải, ông đang nhìn hai đứa bực dọc bằng đôi mắt hiếng quỷ dữ rồi đề nghị được biết: “Các người muốn gì với Haha?”

Chúng tôi tê liệt trong khoảnh khắc chẳng biết nói gì. Nhưng nhanh chóng bạn tôi tóm được một nửa giọng nói của mình, đáng lẽ phải là một lời thì thầm nếu hoàn hảo: “Nếu được, thưa ông Haha, bọn tôi muốn một quart (0.94 lít) thứ rượu ngon nhất của ông.”

Đôi mắt ông ta càng hiếng thêm. Tin nổi không chứ? Haha đang cười! Cười ra tiếng hẳn hoi. “Ai trong hai người là ma men hả?”

“Là để làm bánh quả, ông Haha ạ. Việc bếp núc kia.”

Câu nói làm ông Haha sực tỉnh. Ông cau mày. “Không lí gì lại lãng phí whiskey ngon như vậy.” Tuy thế ông vẫn rút vào bóng tối trong quán và hai giây sau xuất hiện trở lại, mang theo một chai chất lỏng màu vàng hoa cúc. Ông chứng minh cho chúng tôi thấy thứ đó tỏa sáng dưới ánh mặt trời thế nào rồi nói: “Hai đô.”

Chúng tôi trả ông bằng những đồng nickel, đồng hào và đồng xu. Bỗng nhiên, khi đang xủng xoẻng những đồng xu trong tay như lắc mớ xúc xắc, gương mặt ông giãn ra. “Bảo này,” ông đề nghị, rót chỗ tiền trở lại cái ví dài, “thay vào đó chỉ cần gửi tôi một cái bánh quả thôi.”

“Chà,” bạn tôi cảm thán trên đường về nhà, “Người đàn ông ấy thật dễ thương. Chúng mình sẽ bỏ thêm một cốc nho khô vào bánh của ông ấy.”

Cái bếp màu đen, bập bùng bởi củi và than, tỏa sáng như quả bí ngô thắp nến. Máy đánh trứng xoay tròn, những chiếc thìa đảo quanh các bát đựng bơ và đường, mùi vani làm ngọt không khí, gừng điểm thêm vị đậm đà; mùi hương của tan chảy đến gai mũi thấm vào gian bếp, lan ra khắp nhà, đến với thế gian qua ống khói đang phun. Trong vòng bốn ngày mọi việc đã xong xuôi. Ba mươi mốt cái bánh, thấm đẫm whiskey, phơi trên những bậu cửa sổ và các ngăn đựng.

Chúng dành cho ai?

Những người bạn. Không hẳn chỉ là bạn hàng xóm thông thường: thật ra, phần lớn số bánh để dành tặng những người chúng tôi gặp có khi chỉ một lần, dù không phải tất cả. Những ai đã từng huých vào trí tưởng tượng chúng tôi. Ví dụ như tổng thống Roosevelt. Ví dụ như Reverend và Bà J.C. Lucey, nhà truyền giáo Baptist cho đến Borneo người đã đến giảng ở đây mùa đông năm ngoái. Hoặc là cậu bé mài dao thường đi qua thôn xóm hai lần một năm. Hoặc Abner Packer, tài xế xe buýt chuyến sáu giờ đến từ Mobile, người thường vẫy tay với chúng tôi mỗi ngày khi lướt qua con đường trong làn bụi như mây. Hoặc đôi trẻ Wiston, cặp đôi California tình cờ hỏng xe ngoài căn nhà rồi dành hàng tiếng thú vị tán gẫu với chúng tôi trước cổng (chàng trai trẻ Wiston đã chụp dùm chúng tôi một bức, bức đầu tiên và duy nhất đến nay). Đó là bởi vì bạn tôi xấu hổ với mọi người chỉ trừ người lạ nên những người lạ đó, và những người quen sơ sơ, có vẻ mới chính là những bạn bè tin cậy nhất? Tôi nghĩ đúng. Hơn nữa, cuốn sổ lưu niệm nhằm cảm-ơn từ Nhà Trắng mà chúng tôi luôn giữ, hết lần này đến lần khác giúp giữ liên lạc với California và Borneo, những tấm bưu thiếp ba xu của người mài dao, khiến chúng tôi cảm thấy liên hệ với thế giới muôn màu muôn vẻ bên ngoài căn bếp, rằng tất cả cùng dưới một vòm trời( make us feel connected to eventful worlds beyond the kitchen with its view of a sky that stops).

Giờ thì những cành trần trụi của tháng 12 đang cọ vào cửa sổ kèn kẹt. Căn bếp trống không, những cái bánh đã lên đường; hôm qua chúng tôi mang cái cuối cùng ra bưu điện, ở đó chiếc ví bị lộn từ trong ra ngoài. Chúng tôi phá sản. Điều này làm tôi phát rầu, nhưng bạn tôi thì vẫn trong tâm trạng ăn mừng, với hai inch whiskey còn lại trong chiếc chai của Haha. Queenie có khoảng một thìa cà phê trong cốc (cô nhỏ thích cà phê phải nồng và có vị rau diếp). Chúng tôi chia nhau hai ly thạch còn lại. Cả hai đều ngạc nhiên thích thú bởi nếm whiskey nguyên chất; vị của nó khiến mặt mũi tụi tôi xoắn lại và rùng mình. Nhưng nhờ đó chính nó chúng tôi bắt đầu hát, hát đồng thời mà mỗi đứa một bài. Tôi không biết mình hát gì, hình như là: đến đây nào, đến đây nào, với trái bóng của gã kiêu ngạo quê nghèo. Nhưng tôi còn có thể nhảy: như thể tôi sinh ra để làm thế, một màn tap dance như xinê. Chiếc bóng tôi nhảy nhót trên tường; giọng chúng tôi làm nứt cả lọ sứ; chúng tôi cười khúc khích: như thể bị những bàn tay vô hình liên tục cù léc. Queenie lăn tròn bằng lưng, móng vuốt cào vào không khí, điều gì như nụ cười vang lên trên cái miệng đen. Bên trong mình, tôi cảm thấy ấm áp và sôi nổi như mấy thanh gỗ mới chẻ( crumbling logs), chẳng còn bận tâm gì như ngọn gió qua khe núi. Bạn tôi nhảy những bước van quanh bếp, vải hem làm nên chiếc calico nghèo nàn nhún giữa những ngón tay bà như thể nó là váy dạ hội: Chỉ em đường về nhà, bà hát, đôi giày tennis dậm sàn nhà chin chít. Hãy chỉ em đường về nhà.

Xem thêm :  Bài thơ tiếng hát sông hương ( tố hữu ) đi cùng năm tháng

Vào: hai người họ hàng. Rất giận dữ. Uy hiếp với đôi mắt trợn trừng, những chiếc lưỡi bỏng rát. Hãy nghe những gì mà họ luôn nói, từ ngữ trút xuống trong một tông giọng bão tố: “Một đứa trẻ lên bảy! Mùi whiskey trong hơi thở nó! Bà mất trí rồi sao? Mớm rượu cho một đứa bảy tuổi! Chắc hẳn bà bị đần! Trên đường đến sa đọa! Có nhớ Bác Kate? Chú Charlie? Anh vợ của Chú Charlie? Đáng xấu hổ! Giờ thì ê chề! Một sự sỉ nhục! Quỳ xuống, cầu nguyện, xin CHúa tha thứ đi!”

Queenie lẩn dưới bếp. Bạn tôi nhìn đăm đăm đôi giày, cằm bà rung rung, bà vén váy lên quay ngoắt chiếc mũi và chạy về phòng mình. Một hồi lâu sau thị trấn đi ngủ và cơ ngơi nhà tôi chìm trong im lặng chỉ trừ tiếng đồng hồ gõ nhịp và tiếng lép bép của ngọn lửa đã mờ, bà chúi mặt khóc trên chiếc gối đã ướt đẫm như khăn tay người góa phụ.

“Đừng khóc,” Tôi nói, khi đang đứng giữa giường bà và lẩy bẩy dù mặc áo ngủ nỉ, cái áo sực nức mùi siro ho từ năm ngoái, “Đừng khóc”, tôi nài, gẩy gẩy ngón chân bà, cù vào bàn chân bà, “Cậu quá già để làm như thế này.”

“Đó là bởi vì,” bà nấc lên, “Tớ quá già. Già và buồn cười.”

“Không buồn cười. Thú vị. Thú vị hơn bất cứ ai. Nghe nè. Nếu cậu không thôi khóc thì ngày mai cậu sẽ mệt, bọn mình không đi lấy cây được đâu.”

Bà xốc lại tinh thần lập tức. Queenie nhảy lên giường (thường thì nó không được phép) để liếm gò má bà. “Tớ biết một chỗ có những cái cây thực sự đẹp, Buddy ạ. Và cả cây nhựa ruồi nữa. Những trái mọng to bằng ngươi mắt cậu. Có một đường tắt trong rừng. Sẽ xa hơn tất cả những chuyến đi trước đây. Papa ngày xưa thường đem cây Noel về cho chúng ta từ đó: ông vác nó trên vai. Đó là chuyện năm mươi năm trước. Chà, giờ thì: tớ sốt ruột mong trời sáng quá.”

Trời sáng. Sương hóa băng sáng lẫy trên đồng cỏ; mặt trời, tròn như trái cam và cam như vầng trăng mùa nóng, thăng bằng ở phía chân trời, đánh bóng lên rừng cây mùa đông màu bạc. Một con gà rừng đang gọi. Một con lợn lòi ngạo ngược (a renegae hog) rên rỉ trong bụi cây. Chẳng mấy chốc, bởi nước chảy xiết và lại sâu đến đầu gối, chúng tôi phải bỏ chiếc xe lại. Queenie khởi sự lội nước đầu tiên, lanh lẹ quạt tứ chi băng ngang dòng chảy đang rên xiết không thôi, đắm mình dưới cái lạnh viêm-phổi của nước. Chúng tôi theo sau, giữ chắc đôi giày và các trang thiết bị(chiếc rìu nhỏ, chiếc túi vải bố) trên đầu. Hơn một dặm: của gai nhọn, đá dăm và dã tường vi bám trên áo quần; của lá thông tàn điểm thêm nấm độc sặc sỡ và lông chim. Đây, kia, trong giây lát những chớp cánh, những tiếng thét thấu hồn nhắc chúng tôi rằng không phải tất cả lũ chim đều đã bay về Nam. Bao giờ cũng thế, con đường mòn duỗi dài qua vũng nắng tươi mát và đường hầm dây leo tối om. Vài thứ cắt ngang: một hạm đội hàng lối xô lệch những cá hồi đốm làm nước sủi bọt quanh bọn tôi, và mấy con ếch to bằng cái đĩa đang tập tành lắc hông; nhóm mấy ông râu rậm đang xây một cái đập. Ở quãng nước xa hơn, Queenie bắt đầu lắc và run. Bạn tôi cũng rùng mình: không phải vì lạnh mà vì phấn khích. Một cánh hoa hồng khô trên chiếc mũ bờm xờm rụng xuống khi bà ngẩng lên và hít hà mùi gỗ thông đậm đặc trong không gian. “Chúng mình gần đến rồi; cậu có ngửi thấy không, Buddy” bà nói, như thể chúng tôi đang tiến ra biển lớn(as though we were approaching an ocean).

Và, quả thật, đó là một thứ cũng kiểu như biển. Một cánh đồng  thơm ngát những cây thông noel và cây nhựa ruồi lá-gai. Quả mọng màu đỏ tỏa sáng như chuông Tàu: những con quạ sà xuống đang gào thét trên đó. Sau khi nốc đầy bao bố thật nhiều cây xanh và quả thắm đủ để trang trí vòng quanh một tá cửa sổ, chúng tôi khởi sự chọn cây. “Nó cần phải,” Bạn tôi đăm chiêu, “cao gấp đôi một cậu bé. Như thế thì thằng lỏi không trộm được ngôi sao.” Thế nên chúng tôi chọn một cái cây cao gấp đôi tôi. Cậu chàng đẹp mã và quả cảm hứng đủ ba mươi cú rìu mới chịu ụp xuống trong một tiếng khóc xé họng. Kéo mạnh một cú kết liễu, rồi chúng tôi bắt đầu chuyến trở về nặng nhọc. Cứ vài lat (thước Anh = 0,914 mét) chúng tôi lại ngừng tranh đấu một lần, ngồi xuống mà rồi thở. Nhưng chúng tôi có sức mạnh như những thợ săn chiến thắng; và vẻ đẹp đẽ của cái cây, mùi hương lành lạnh ấy luôn sốc lại chúng tôi, thúc chúng tôi tiến lên. Nhiều lời khen ngợi hộ tống suốt con đường đỏ bóng hoàng hôn trở về thị trấn; nhưng bạn tôi thì khinh khỉnh và thờ ơ mỗi khi khách qua đường tán tụng món đồ quý đặt nằm trên chiếc xe đồ chơi: Cái cây đẹp quá, ở đâu ra thế? “Xa lắm”, bà ậm ừ cho có. Có lúc một chiếc xe đỗ xịch, bà vợ lười biếng của một ông chủ nhà máy thò ra khỏi cửa kính và than van: “Mình cho đằng ấy hai-đồng, đổi lấy cái cây.” Thường thì bạn tôi rất sợ phải nói không; nhưng trong tình huống này bà dứt khoát lắc đầu: “Một đô cũng không được.” Nhưng bà vợ ông chủ nhà máy vẫn khăng khăng. “Một đô la á, ôi không! Năm mươi cent(1 Đô= 100 cent). Giá cuối đấy. Thôi nào, bà, bà có thể đi lấy một cái khác sau.” Bạn tôi từ chối lịch sự trong câu trả lời: “Tôi ngờ lắm, đâu có hai thứ nào giống nhau in hệt trên đời.”

Đến nhà: Queenie lăn ra cạnh đống lửa và ngủ đến tận hôm sau, nó ngáy to như người.

Cái thân cây được đặt trên khoang gác mái: một hộp đựng giày đầy ắp lông đuôi chồn (lấy từ chiếc áo choàng của một quý bà tọc mạch có lần đã thuê phòng ở đây), những cuộn dây kim tuyến rã rời đã vàng khè vì năm tháng, một ngôi sao bạc, một dây bóng đèn trang trí cụt quẹo như thể bật lên là cháy nổ hàng loạt. Màn trang hoàng thật tuyệt vời, nếu nó được đúng như ý đồ, nhưng trên thực tế thì không được như thế: bạn tôi muốn cái cây phải rực rỡ “như cửa sổ thiên đường” (like a baptist window), tuyết nặng sẽ trắng đẫm khắp các món đồ trang trí. Nhưng bọn tôi không đủ khẳ năng đạt đến đẳng- cấp-huy-hoàng kiểu Nhật với nguyên liệu ba xu. Cho nên chỉ đành làm những gì vẫn thường làm: dành cả ngày trên bàn bếp mà cắt cắt vẽ vẽ dán dán mớ giấy màu. Tôi phác những hình thù còn bạn tôi thì cắt rời ra: bao nhiêu là mèo, và cả cá nữa (chủ yếu vì dễ vẽ), một ít táo, dưa hấu, một vài thiên thần có cánh được thiết kế nhằm tiết kiệm những tờ giấy bạc bọc kẹo Hershey. Bọn tôi dùng ghim mà đính những sản phẩm ấy lên cây; rồi để kết thúc, chúng tôi rắc vải cotton vụn lên lá cành (đã được chuẩn bị từ hồi tháng Tám vì chuyện này). Bạn tôi, đang quan sát tổng thể công trình, như thường lệ vỗ hai tay bà vào nhau. “Giờ thì Buddy cưng à. Trông nó mới ngon mắt chưa kìa!” Queenie lúc bấy đang cố xơi lấy một thiên thần.

Sau khi viền quanh tất cả  cửa sổ (front window) bằng vòng hoa giáng sinh, dự án kế tiếp của chúng tôi là thời thượng hóa những món quà gia đình. Khăn quàng nhiều màu cho các bà, còn các ông thì chanh nhà làm và cam thảo và nước cốt aspirin sẽ hữu hiệu với “các triệu chứng sớm của cơn cảm nắng và đặc biệt sau khi đi săn”. Nhưng bây giờ khi đến lúc làm quà tặng nhau, tôi và bạn tôi chia ra riêng. Tôi muốn mua cho bà một con dao có cán khảm bột trai, một cái đài, cả pound( khoảng 4, 5 lạng) quả cherry bọc sô cô la (Thỉnh thoảng chúng tôi được nếm, và lần nào bà cũng bắt thề: “Tớ sống vì nó, Buddy à, Chúa ơi đúng thế, và chính vì thế này mà tên của Chúa không trở nên vô vọng”). Nhưng thay vào đó, tôi làm một cái diều cho bà. Bạn tôi muốn tặng tôi chiếc xe đạp (Bà đã nói đi nói lại hàng triệu lần: “Giá mà tớ có thể, Buddy. Khá tệ trong đời khi làm gì đó mình không muốn; nhưng thôi cũng chẳng sao, điều làm tớ thực sự điên tiết là không thể mang lại cho ai đó cái mà tớ thực lòng muốn mang lại cho họ( but confound it, what gets my goat is not being able to give somebody something you want them to have). Chỉ trong những ngày này thôi đấy, Buddy. Cậu sẽ được ngồi lên xe mới. Đừng hỏi gì cả. Có khi là tớ ăn cắp, biết đâu đấy”). Thay vào đó, tôi khá chắc là bà đang làm một cái diều- giống như năm ngoái và năm trước nữa: năm trước nữa hai chúng tôi trao đổi súng cao su với nhau. Tôi thì sao cũng ổn. Nhắn riêng với những tay chơi diều tranh giải đã quen tập tành điều khiển cơn gió như những thủy thủ (For we are champion kite fliers who study the wind like sailors); bạn tôi, với tài năng vượt trội hơn cả tôi, có thể thả diều kể cả khi trời chẳng có gió.

Xem thêm :  Top những câu châm ngôn tình yêu hay nhất, ý nghĩa nhất

Buổi chiều lễ Giáng Sinh chúng tôi cùng góp lấy một đồng nickel và đến lò mổ để mua cho Queenie món quà như mọi năm, một miếng xương bò (gnawable) thật ngon. Cục xương, được gói trong một miếng giấy ngộ nghĩnh rồi treo lên cây thông Noel, khá cao gần ngôi sao bạc. Queenie biết nó ở đó. Con bé ngồi xổm trên hai chân sau để ngó lên, mê mệt vì ước ao chiếm hữu: giờ ngủ đến và nó còn chẳng buồn nhúc nhích. Độ phấn khích của nó và tôi thì ngang ngửa nhau. Tôi đá tung cái chăn và xoay tròn gối như thể lúc bấy đang là một đêm hè nực nội. Đâu đó một con gà trống gáy: vớ vẩn, mặt trời vẫn còn ở bên kia thế giới mà.

“Buddy, cậu còn thức chứ!” Đó là bạn tôi, bà gọi ra từ phòng riêng, căn phòng kế bên phòng tôi; rồi tức thì bà đã đứng trước giường tay cầm cây nến. “Ôi, tớ chẳng ngủ được tí tẹo nào,” bà tuyên bố. “Trí tớ nhảy nhót như một con thỏ jack (https://en.wikipedia.org/wiki/Jackrabbit_(disambiguation)). Buddy, cậu nghĩ bà Roosevelt có dùng bánh của tụi mình trong bữa chiều không?” Bọn tôi túm tụm trên giường, bà viết vào tay tôi tớ-yêu-cậu. “Hình như tay cậu nhỏ hơn cơ mà. Tớ nghĩ là tớ không thích thấy cậu lớn lên. Khi cậu lớn rồi, liệu bọn mình có còn là bạn không?” Tôi bảo sẽ luôn luôn. “Nhưng tớ thấy tệ quá, Buddy à. Tớ muốn tặng cậu cái xe tệ. Tớ đã cố bán cái vòng Papa cho. Buddy ạ.” Bà ngập ngừng, dường như xấu hổ- “Tớ làm cho cậu một con diều mới này.” Đến lượt tôi thú nhận là cũng làm một cái diều tặng bà; thế là cả hai cùng cười. Cây nến cháy chỉ còn một mẩu không thể cầm được nữa. Lửa tắt, chỉ còn ánh sao soi sáng, ngoài cửa sổ những ngôi sao xoay tròn như một tiếng ca véo von đang chầm chậm, chầm chậm nhuộm sáng màn đêm trong im lặng( the stars spinning at the window like a visible caroling that slowly, slowly daybreak silences.) Có lẽ bọn tôi đã gà gật được một chút; nhưng hừng đông tới như dội gáo nước lạnh: chúng tôi tỉnh, mắt mở to và ngơ ngác chờ những người khác thức dậy. Thật cẩn thận bạn tôi rót nước trong phòng bếp. Tôi nhảy tap trước cánh cửa chưa mở. Từng người giúp việc xuất hiện, ánh nhìn như định giết cả hai; nhưng hôm nay là Giáng Sinh, nên họ không thể làm thế. Đầu tiên, là một bữa sáng huy hoàng: đủ tất cả những thứ mà bạn có thể tưởng tượng ra- từ bánh rán, thịt sóc rán đến bánh đúc ngô cắt hạt lựu kèm mật ong-đúc-hình-tháp( honey-in-the-comb). Cái thứ ấy khiến cả nhà đùa ầm ngoại trừ bạn tôi và tôi. Thành thực mà nói, bọn tôi quá bực vì mấy món quà được tặng đến nỗi ăn còn chẳng vào.

Chà, tôi thấy thất vọng. Ai mà lại không thế? Với tất, chiếc áo sơ mi đồng phục Chủ Nhật (a Sunday school shirt), vài cái khăn tay, một áo len dài mặc thừa của người khác, và một năm đặt sẵn tạp chí nhà thờ dành cho trẻ em. Ôi mục sư nhỏ bé. Thật điên tiết lên được. Nghiêm túc đấy.

Bạn tôi thì được món hời hơn. Một túi đầy Satsuma (đồ gốm Nhật), đây là món quá tuyệt nhất bà từng được tặng. Bà vô cùng hãnh diễn, tuy nhiên, là vì chiếc khăn len người chị đã lấy chồng đan cho. Nhưng cũng như mọi khi bà nói thích nhất chiếc diều tôi làm. Và nó thực là đep; dù không thể đẹp bằng cái bà làm cho tôi, chiếc diều màu xanh da trời đính đầy sao Good Conduct màu ánh vàng và xanh lá; còn hơn thế, tên tôi được sơn trên thân diều, “Buddy”.

“Buddy, gió nổi kìa.”

Gió đang thổi, nhưng chẳng có gì xảy ra cho đến khi chúng tôi kịp chạy ra đồng cỏ phía dưới nhà nơi Queenie lén mang chôn cục xương (và cũng là nơi mà mùa đông sau đó Queenie được chôn). Ở đó, chìm giữa đám cỏ cao ngang thắt lưng, chúng tôi sổ diều, cảm thấy nó giần giật trong tay qua sợi dây như con cá trời đang bơi vào cơn gió. Thỏa mãn dưới nắng, hai đứa nằm ườn ra cỏ và bày Satsuma ra và ngắm hai cánh diều chao liệng. Chẳng mấy chốc tôi quên béng đôi tất và cái áo len mặc rồi. Tôi mừng có lẽ ngang với việc có thể thắng Giải thưởng năm-chục-ngàn-đô trong cuộc thi đặt tên nhãn hiệu cà phê.

“Chời ôi, tôi thật ngu ngốc!” Bạn tôi khóc, ré lên bất chợt như chuông báo động, như một bà nội trợ nhớ ra mình còn bánh quy trong lò nướng nhưng đã quá muộn. ” “Cậu biết tớ hay nghĩ gì không?” bà hỏi bằng giọng kì bí và cười với điều gì đó phía bên kia tôi. “Tớ luôn nghĩ một thân xác sẽ phải ốm yếu rồi chết rồi mới nhìn thấy Chúa. Tớ tưởng tượng khi ngài đến chắc hẳn cảnh tượng sẽ như nhìn vào một cửa sổ thánh: đẹp đẽ như thủy tinh nhuộm màu được ánh mặt trời rót qua, sáng đến độ cậu không biết mọi thứ đang tối dần. Và thật dễ chịu: khi nghĩ là ánh sáng ấy sẽ xóa nhòa mọi cảm giác quỷ ma. Nhưng tớ cược là nó chẳng bao giờ xảy ra như thế. Tớ cược là vào khoảnh khắc sau cùng thân xác sẽ nhận ra Chúa đã hiển lộ mình lâu rồi. Mọi thứ vẫn luôn như nó là(that things as they are)” -bàn tay bà vẽ một vòng tròn qua những đám mây, con diều và cỏ và Queenie đang vùi đất lên cục xương của nó – “Họ vẫn luôn thấy mọi thứ, như thấy Ngài. Với tớ, tớ có thể rời thế gian cùng với những gì đã thấy hôm nay.”

 

Đó là Giáng Sinh cuối cùng chúng tôi bên nhau.

Cuộc sống thường chia rẽ chúng ta. Mấy Người Hiểu Biết quyết định rằng tôi sẽ thuộc về một trường quân đội. Và theo sau một chuỗi ngày ngục tù kinh hoàng kèn lệnh(And so follow a miserable succession of bugle-blowing prisons), những chuyến hành quân mùa hạ trong những tiếng còi báo động ác nghiệt mỗi sáng. Tôi có một ngôi nhà mới. Nhưng tôi chẳng để tâm. Nhà là nơi bạn tôi đang ở, nơi ấy tôi không bao giờ quay về.

Và ở đó bà vẫn giữ thói quen, tất tả quanh căn bếp. Một mình cùng Queenie. Rồi sau một mình hẳn. (“Buddy yêu quý”, bà viết trong câu chuyện hồn nhiên khó-mà-hiểu của mình, “Hôm qua ngựa của Jim Macy đá Queenie đau điếng. May là cô nhỏ không vật vã quá. Tớ bọc cô nhỏ bằng vải lanh đẹp rồi chở bằng xe đua xuống đồng cỏ nhà Simpson, ở đó đã có những Cục Xương bầu bạn…) Vài cái tháng Chạp sau bà vẫn nướng bánh quả (single-handed); không nhiều lắm nhưng cũng kha khá: và, dĩ nhiên, bà luôn gửi tôi “cái ngon nhất trong mẻ ấy”. Đồng thời bức thư nào bà cũng gửi kèm một hào gói trong giấy toilet: “Đi xem triển lãm tranh rồi viết chuyện kể tớ.” Nhưng dần dà trong những lá thư bà bắt đầu kể nhiều về một người bạn khác, cậu Buddy đã chết từ những năm 80; kể nhiều thật nhiều, bà không còn chỉ nằm lì trên giường trong những ngày mười ba: một buổi sáng tháng Chạp đến, bình minh chớm đông không lá xanh và chim chóc, khi ấy bà chẳng còn có thể đánh thức chính mình được nữa: “Ôi, cái thời tiết bánh quả!”

Khi chuyện xảy ra, tự tôi biết. Tin nhắn gửi đến gãy gọn xác nhận một điều mà những sợi dây vô hình nào đó đã báo từ lâu, hủy hoại trong tôi một phần không thể thay thế, mặc nó rơi như một con diều đứt dây. Cho nên giờ khi đi bộ qua sân trường trong một buổi sáng tháng 12 bình thường, tôi cứ tìm kiếm mãi trên trời. Như thể mong được nhìn thấy, bằng trái tim(rather like hearts), con diều còn lại đang vội vã bay về thiên đường.


Những Giọt Lệ – Hàn Mặc Tử


Những Giọt Lệ trích trong tập Đau Thương ( Thơ Điên ) 1937
Thơ: Hàn Mặc Tử
Diễn ngâm: NSND Vương Hà
Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?
Bao giờ tôi hết được yêu vì,
Bao giờ mặt nhật tan thành máu
Và khối lòng tôi cứng tựa si?
Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa…
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?

© Bản quyền video thuộc về Tiếng Thơ
Mọi đóng góp xin vui lòng để lại bình luận bên dưới video .
Xin chân thành cảm ơn.
Ngâmthơ

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button