Tổng Hợp

Ngành kế toán kiểm toán là gì? ngành kế toán kiểm toán hiện có thừa nhân lực?

Ngành kế toán kiểm toán là gì? Ngành kế toán kiểm toán hiện có thừa nhân lực?

1. Ngành kế toán – kiểm toán là gì?

  • Kế toán

Là ngành thực hiện quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong các tổ chức. Kế toán được sử dụng không chỉ trong các doanh nghiệp mà còn trong các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức chính phủ và nhiều tổ chức khác.

Kiểm toán

Là quá trình kiểm tra và xác nhận độ chính xác, tính trung thực của những số liệu trên, từ đó bao quát được hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. 

Nói chung, bộ phận kiểm toán – kế toán là công cụ đắc lực để quản lý kinh tế của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế nhà nước.

2. Tại sao ngành kế toán – kiểm toán luôn “hot”?

◼️

Do nhu cầu không ngừng tăng lên

Hiện nay ở Việt Nam đã có hơn 100 công ty cung cấp các dịch vụ kế toán – kiểm toán. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và các cuộc cách mạng về công nghiệp, nhu cầu về các dịch vụ tài chính như kế toán hay kiểm toán đang không ngừng tăng cao. Cuộc cách mạng 4.0 có thể đã làm giảm nhu cầu nhân lực ở một số ngành, nhưng với ngành kế – kiểm thì không.

Do tính chất đặc thù 

Tương tự các ngành Y hay Luật, ngành kế toán – kiểm toán cũng đòi hỏi những kiến thức đặc thù và chuyên sâu. Các kế toán viên – kiểm toán viên phải được đào tạo vô cùng bài bản và cần có những phẩm chất cần thiết. Cùng với số lượng các công ty cũng như nhu cầu về nguồn nhân lực không ngừng tăng lên, sẽ khá dễ dàng cho các tân cử nhân ngành kế toán – kiểm toán tìm được một công việc đúng với chuyên ngành và kiến thức họ được đào tạo ở trường đại học. 

Do chất lượng đào tạo nhân lực cao

Môi trường làm việc tại các công ty kiểm toán hàng đầu như Big 4 (Ernst & Young, Delloite, PWC, KPMG) hay thậm chí các công ty “Non-big” như Grant Thornton, Nexia, Crowe Howarth… là vô cùng khắt khe. Nhưng đổi lại, bạn sẽ được trang bị một khối kiến thức chuyên môn đồ sộ từ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, bao gồm rất nhiều những kỹ năng cá nhân giá trị như kỹ năng thuyết trình, đàm phán, tin học, lãnh đạo v.v… Thêm vào đó cũng là các cơ hội được tiếp cận với những phương pháp và công nghệ hàng đầu thế giới.

Do có nhiều cơ hội

Các bạn sinh viên mới theo học ngành kế toán – kiểm toán thường sẽ mường tượng ra công việc của mình sau khi ra trường là kế toán viên hoặc kiểm toán viên tại một đơn vị nào đó. Tuy nhiên, kế toán – kiểm toán là một trong những ngành đem lại sự đa dạng nhất về lựa chọn nghề nghiệp cho các bạn. Ngoài công việc kế toán, các bạn còn có thể lựa chọn các hướng đi như: Kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ, kiểm soát viên, tư vấn kinh doanh, thuế, tư vấn về gian lận, quản trị rủi ro,.v.v… 

Do tạo ra bước đệm trong công việc

Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, môi trường Big 4 cũng như các công ty kế toán – kiểm toán hàng đầu khác đều là bước đệm  lý tưởng cho một sự nghiệp thành công sau này. Cử nhân ngành Kế toán – Kiểm toán sau khi tích luỹ một số năm kinh nghiệm nhất định tại các công ty kiểm toán hàng đầu có thể chuyển sang các vị trí liên quan đến Kế toán – Kiểm toán ở các công ty, doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn được các công ty, tập đoàn hàng đầu chào đón. 

Ngành kế toán kiểm toán là gì? Ngành kế toán kiểm toán hiện có thừa nhân lực?

3. Ngành kế toán – kiểm toán học gì?

Sinh viên theo học ngành kế toán – kiểm toán sẽ được đào tạo các kỹ năng sau:

:

Sinh viên có thể làm tốt nghiệp vụ chuyên môn ở các loại hình doanh nghiệp, thực hiện tốt công tác kế toán, công việc của một trợ lý kiểm toán viên.

:

Sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức có thể giao tiếp và xử lý các nghiệp vụ văn phòng bằng tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế, thành thạo tiếng Anh chuyên ngành.

:

Làm việc được trong môi trường công nghệ thông tin, xử lý nghiệp vụ trên máy tính và phần mềm chuyên dụng.

:

Sinh viên sẽ có kỹ năng làm việc theo nhóm, làm việc độc lập, khả năng giao tiếp và có kỹ năng thuyết trình, có khả năng tự nghiên cứu để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế công tác cũng như tự học, tự rèn luyện để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn.

4. Ai nên học ngành kế toán – kiểm toán?

4.1. Cẩn trọng, tỉ mỉ

Kế toán – kiểm toán là một ngành nghề thường xuyên phải làm việc với các con số. Đặc biệt, những con số này đều mang tính pháp lý, liên quan đến pháp luật. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự cẩn thận và tỉ mỉ cao vì đôi khi chỉ vì một sai sót cũng có thể khiến công ty của bạn gặp rắc rối.

4.2. Trung thực, trách nhiệm

Bạn cần phải giữ được thái độ trung thực vì trách nhiệm đặt lên bạn là rất lớn và công việc của bạn sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc ra quyết định của những người liên quan.

4.3. Khả năng tổ chức và làm việc dưới áp lực

Bên cạnh đó, khối lượng công việc của ngành kế toán – kiểm toán là cực kỳ lớn, đặc biệt trong giai đoạn cuối kỳ lập báo cáo tài chính. Đôi khi, bạn sẽ phải làm việc ngày đêm để hoàn thành đúng deadline. Vì vậy, bạn cần có khả năng chịu áp lực tốt để có thể cân bằng được công việc với cuộc sống cá nhân.


5. Cơ hội việc làm ngành kế toán – kiểm toán

Cơ hội làm việc của sinh viên theo ngành kế toán – kiểm toán không quá bị bó hẹp. Nếu có ý định lựa chọn ngành này, bạn có thể cân nhắc các công việc sau:

 Giám đốc tài chính

Công việc của một giám đốc tài chính bao gồm:

– Quản lý: Các giám đốc tài chính đóng vai trò này sẽ cần tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực về báo cáo tài chính và kiểm soát các yêu cầu khác. Nhiệm vụ chính của nhóm này chính là bảo toàn khối tài sản của công ty thông qua việc kiểm soát và quản lý rủi ro.

– Điều hành: Sử dụng các mô hình tài chính hợp lý đối với từng công ty và doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của nhóm này chính là nâng độ hiệu quả và mức độ dịch vụ và chịu trách nhiệm cân bằng chi phí sao cho hợp lý và linh hoạt.

– Chiến lược: Nhiệm vụ chính của giám đốc tài chính nhóm này chính là vạch ra các hướng đi tương lai cho công ty giúp nâng hiệu suất kinh doanh, bên cạnh đó cũng cung cấp cho các quản lý cấp cao các kế hoạch tài chính giúp đột phá gia tăng lợi nhuận.

– Xúc tác: Giám đốc tài chính nhóm này sẽ giúp công ty, doanh nghiệp có thể hòa hợp với đối tác trong chiến lược kinh doanh.

Chuyên viên phân tích tài chính

Công việc của một chuyên viên phân tích tài chính bao gồm:

– Tổng hợp và phân tích các thông tin tài chính, phân tích xu hướng và đưa ra các dự báo, thu thập các bảng thống kê, báo cáo kinh doanh, báo cáo kế toán và đưa ra các báo cáo nhằm tư vấn tài chính và đầu tư cho ban giám đốc, khách hàng và đồng nghiệp.

– Cân nhắc tính khả thi để đạt được lợi nhuận và chuẩn bị kế hoạch dựa trên báo cáo phân tích tài chính. Ví dụ, một nhà phân tích của ngân hàng đầu tư có thể đánh giá sức hút của cổ phiếu nào đó cho các công ty môi giới chứng khoán để từ đó họ tư vấn cho khách hàng. Tại ngân hàng, các nhà phân tích phải xem xét khả năng trả nợ của các công ty trước khi quyết định cho vay tiền.

Chuyên viên kế toán

Công việc của một kế toán viên bao gồm:

  • Thực hiện ghi chép các hoạt động tài chính, kiểm tra sổ sách kế toán

  • Lập chứng từ về tất cả các hoạt động tài chính liên quan

  • Xử lý các dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp lên cho ban lãnh đạo

  • Phân tích tình hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo

Kiểm toán nhà nước

Công việc của một kiểm toán nhà nước bao gồm:

– Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

– Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi có đề nghị của hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội, thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của kiểm toán nhà nước.

– Trình ý kiến của Kiểm toán nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

6. Học kế toán – kiểm toán trường nào?

6.1. Đại học Ngoại thương

Trường Đại học Ngoại thương là một trong số ít các trường Đại học đào tạo ngành kế toán – kiểm toán nổi tiếng ở Việt Nam. Học trường Ngoại thương, bạn không chỉ được đào tạo một cách bài bản mà bạn còn được làm quen với các công việc Kế toán – Kiểm toán tại các doanh nghiệp nên được rất nhiều doanh nghiệp liên kết để tuyển dụng.

6.2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Cử nhân, thạc sĩ ngành kế toán – kiểm toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân thường có cơ hội việc làm cao, ngay cả sinh viên vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường. Do đó, lựa chọn học ngành Kế toán – Kiểm toán của Đại học Kinh tế Quốc dân là một sự đầu cơ khá khôn ngoan.

6.3. Đại học Kinh tế TP.HCM

Đại học Kinh tế TPHCM là một lựa chọn hấp dẫn cho những bạn học sinh lớp 12 và các bậc phụ huynh có con đang muốn thi vào ngành Kế toán – Kiểm toán. Trường luôn cam kết, đảm bảo chất lượng dạy học nên được nhiều doanh nghiệp, công ty liên kết. Vì thế, khi bạn học ở trường Đại học Kinh tế TPHCM và nhất là học ngành Kế toán – Kiểm toán, cơ hội xin việc làm của bạn vào các công ty lớn là rất lớn.

6.4. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 

Trường Đại học Ngân hàng TPHCM cũng là một trường Đại học đào tạo ngành kế toán – kiểm toán có uy tín, được nhiều người nể trọng. Sinh viên ở trường này sẽ được đào tạo bài bản về lý thuyết cũng như kỹ năng thực tế để sau khi ra trường sẽ dễ dàng đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp.

JobsGO


ngành kiểm toán | Áp lực ra sao và Thu nhập khủng cở nào?


Cùng chứng tớ review ngành kiểm toán nhé. khách mời hôm nay sẽ là Huyền đến từ Đại học Kinh Tế tp.HCM. Huyền đã tốt nghiệp và đi làm vị trí kiểm toán một thời gian, tin rằng sẽ có những chia sẻ thú vị cho các bạn. Sub kênh để xem được các video review ngành học khác nhé !
► Nội dung bao gồm:
Các môn học quan trọng của chuyên ngành
Những công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp đi kèm với mức thu nhập tham khảo.
Tính chất công việc và môi trường làm việc.
► XEM VIDEO THEO CHỦ ĐỀ:
► LÀM SAO ĐỂ ĐẶT CÂU HỎI?
Bạn có thể đặt câu hỏi bằng cách Comment bên dưới video này. Nếu không nhận được câu trả lời, có thể YouTube đã giữ lại comment của bạn do nghi ngờ Spam. Bạn vui lòng gửi lại câu hỏi lên trang cá nhân của mình https://www.facebook.com/queanh1995a/​​ để nhận được câu trả lời sớm nhất. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho mình!!!
► Face book :
https://www.facebook.com/queanh1995a/

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Cách viết chữ hoa sáng tạo theo phong cách calligraphy. mẫu chữ hoa sáng tạo đẹp nhất. workbook thực hành chữ hoa sáng tạo.

Related Articles

Back to top button