Tổng Hợp

Tìm hiểu về mô hình nuôi cua đồng thương phẩm hiệu quả cao ở nghệ an

Đối với những người lớn lên ở những miền quê thì cua đồng đã là loại thực phẩm không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, ngày nay loại cua này còn rất được thị trường ưa chuộng, được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Lợi nhuận thu được từ nuôi cua lớn hơn rất nhiều so với những loại cây trồng nông nghiệp khác. Bài viết dưới đây sẽ phổ biến mô hình nuôi cua đồng thương phẩm cho hiệu quả cao của người nông dân. Đây là loài dễ nuôi, phát triển nhanh chóng nên người nuôi không cần lo lắng bị thua lỗ nặng nề. Nếu bạn đang phân vân không biết chăn nuôi loài thủy sản nào thì cua đồng là lựa chọn tốt.

Cua đồng thương phẩm rất được ưa chuộng

Cua đồng (Somanniathelphusa sinensis) là loài cua nước ngọt, món ăn dân dã nhưng bổ dưỡng. Nuôi cua đồng thương phẩm hiện nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhất là giảm áp lực khai thác cua đồng từ tự nhiên.

Cua đồng hay còn gọi với tên khác là điền giải, nằm trong nhóm cua nước ngọt. Và chúng có mặt tại Việt Nam với số lượng khá nhiều. Cái tên cua đồng dùng để chỉ những con cua sống trong môi trường nước ngọt và đồng ruộng. Cua đồng có hầu hết ở các vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, cho đến miền núi. Chúng là động vật sống ở tầng đáy và thích nước sạch, tập tính đào hàng dưới bùn sét hay bùn cát. Nếu môi trường thuận lợi, cua đồng sẽ sinh sản quanh năm, nhiều nhất là vào mùa xuân, hè và thu.

Mô hình nuôi cua đồng ở Nghệ An

Trên diện tích 4 sào đất trồng lúa kém hiệu quả, gia đình ông Nguyễn Văn Phước (khối 6 thị trấn Hưng Nguyên) đã đầu tư kinh phí, xây dựng hệ thống bờ bao để nuôi cua đồng. Sản lượng cua đạt 1,5 tạ/ sào, giá cua thương phẩm cao. Thu nhập gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Cua đồng cho thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lúa

Trên diện tích ruộng thấp trũng, trồng lúa kém hiệu quả, ông Phước đã tìm tòi, học hỏi mô hình nuôi cua đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Phước đã lặn lội đi các nơi để tham quan, học cách nuôi cua đồng. Sau khi tích lũy được “vốn liếng” kiến thức, kỹ thuật, đầu năm 2015, ông mạnh dạn đầu tư gần 50 triệu đồng để cải tạo diện tích ruộng lúa sang nuôi cua đồng thương phẩm.

Thành công sau nhiều lần thất bại

Tuy nhiên, thời gian đầu, cua giống sau khi thả đã bị chết phần lớn. Rút kinh nghiệm, lứa cua tiếp theo, ông tiến hành xử lý ao nuôi trước khi thả giống. Nguồn thức ăn của cua là cám gạo ông tận dụng từ lúa gia đình sản xuất được và cá tạp nhỏ xay nhuyễn.

Ông Phước còn tự sáng tạo đắp các bờ con chạch để cua làm tổ. Đồng thời thả bèo tây xuống ao, tạo nguồn thức ăn và chỗ ẩn nấp, tránh nắng cho cua. Được chăm sóc tốt nên cua lớn rất nhanh, chỉ trong 2 tháng đã cho thu hoạch, tỉa bán dần. Đến nay, mỗi vụ cua, gia đình ông xuất bán khoảng 6 tạ cua thương phẩm. Giá bán giao động từ 80 – 90 nghìn đồng/ kg. Thu nhập ròng đạt 20 triệu đồng.

Kinh nghiệm nuôi cua đồng

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cua đồng trong ao đất, ông Phước cho biết: Cua đồng là vật dễ nuôi, ít xảy ra dịch bệnh, sinh sản và phát triển rất nhanh. Mỗi con cua cái có thể sinh ra hàng trăm con cua nhỏ, nhờ đó cua đồng đạt sản lượng cao. Trước đây, 4 sào lúa của gia đình chỉ đạt 1 – 1,5 tạ/ sào, thu nhập khoảng 5 triệu/ vụ. Thì nay, nuôi cua đồng thu nhập tăng gấp chục lần. Sắp tới tôi sẽ thử nghiệm nuôi cua trong ruộng lúa.

Mô hình cần được nhân rộng ra nhiều địa phương

Nuôi cua đồng vừa đỡ tốn chi phí, thu hoạch được nhiều lần/vụ. Cua đồng là mặt hàng được thị trường ưa chuộng. Thu hoạch đến đâu có thương lái tìm đến tận nhà thu mua đến đó. Đây là hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho bà con nông dân những vùng thấp trũng, sản xuất lúa kém hiệu quả.

Bà Bá Thị Dung – Phó Trưởng Phòng Nông Nghiệp huyện Hưng Nguyên cho biết: Thời gian tới, Phòng Nông nghiệp sẽ tham mưu cho huyện hỗ trợ kinh phí cho mô hình nuôi cua đồng của hộ ông Nguyễn Văn Phước đồng thời triển khai nhân rộng trên địa bàn huyện. Góp phần phát triển kinh tế địa phương.


kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể bạt 0911.047.988


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Sau khi phun môi xăm môi nên ăn gì cho lên màu đẹp

Related Articles

Back to top button